Chính sách khoán 10 và khoán 100 là gì năm 2024

TCCSĐT - Ngày 05-4-1988, Bộ Chính trị khóa VI Đảng cộng sản Việt Nam đã ra Nghị quyết số 10 về: “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”(gọi tắt là Nghị quyết 10). Đây là nghị quyết có sức đột phá mãnh liệt, có tác động lan tỏa tích cực nhiều mặt đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam trong 25 năm qua.

Về lý luận

Nghị quyết 10 đã kế thừa và phát triển lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội trên “mặt trận” nông nghiệp qua các thời kỳ. Đó là các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn từ Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ương khóa IV; Chỉ thị 100-CT/TW, ngày 13-1-1981 về “cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động trong hợp tác xã nông nghiệp” (gọi tắt là Khoán 100); và, quan trọng nhất là những vấn đề lý luận trong đường lối đổi mới toàn diện về kinh tế, trong đó có nông nghiệp được trình bày trong Văn kiện Đại hội VI của Đảng, tháng 12-1986.

Về thực tiễn, trên cơ sở tổng kết những bài học kinh nghiệm từ việc chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông thôn, cũng như kết quả nghiên cứu cải tiến Khoán 100 thành khoán gọn ở các địa phương và cơ sở, năm 1988 Đảng ta đã tổng kết nâng lên thành Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khóa VI.

Nghị quyết 10 đã đề ra các quan điểm cơ bản của đổi mới công tác quản lý nông nghiệp ở nước ta, thể hiện rõ sự đổi mới tư duy lý luận quản lý kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Đó là, quan điểm mới, tư duy lý luận mới về giải phóng sức sản xuất trong nông nghiệp, sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; quan điểm về lợi ích giữa Nhà nước, hợp tác xã và người lao động, cụ thể là nông dân, xã viên; quan điểm về dân chủ và tự chủ trong quản lý nông nghiệp, nhất là quản lý hợp tác xã; quan điểm về vai trò kinh tế nông hộ trong nông nghiệp và nông thôn; quan điểm về mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới làm dịch vụ cho kinh tế hộ; lưu thông phân phối trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn; quan điểm về xóa các chính sách thu mua lương thực, thực phẩm theo nghĩa vụ với giá thấp; đổi mới quản lý các nông, lâm trường quốc doanh…

Nghị quyết 10 khẳng định tư tưởng "giải phóng sức sản xuất" trong các mối quan hệ về lợi ích, nhấn mạnh "quan trọng nhất là bảo đảm lợi ích người lao động". Thực ra, quan điểm này của Đảng đã được nêu ra tại Nghị quyết Trung ương 6, khóa IV, năm 1979 và Chỉ thị 100, là bước đổi mới đầu tiên về tư duy lý luận của Ðảng ta về nông nghiệp, nông thôn, nhưng khi đó còn nêu chung chung.

Chỉ thị 100 về khoán sản phẩm nhìn sâu xa cũng bắt nguồn từ quan điểm lý luận giải phóng sức sản xuất trong nông nghiệp, nhưng mới dừng lại ở chuyển từ khoán công việc sang khoán sản phẩm, từ khoán đội đến khoán nhóm và người lao động trồng lúa là chủ yếu. Khoán 100 chưa phải là mô hình mới về tổ chức sản xuất trong nông nghiệp mà chỉ là cải tiến hình thức khoán để bước đầu giải phóng sức sản xuất, nhất là sức lao động của hộ xã viên trong các hợp tác xã. Dù còn sơ lược nhưng Khoán 100 bước đầu đã khôi phục quyền tự chủ trong sử dụng ruộng đất và lao động nông nghiệp, gắn lao động với đất đai, làm cho người lao động trong các hợp tác xã quan tâm hơn đến kết quả cuối cùng. Do đó Khoán 100 được coi là bước đột phá đầu tiên vào cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp, sản xuất tập thể, vô chủ “cha chung không ai khóc” trong các hợp tác xã nông nghiệp lúc bấy giờ, vì vậy được coi là chìa khóa vàng trong nông nghiệp Việt Nam những năm trước khi có Nghị quyết 10. Nhưng, sau 7 năm thực hiện phương thức Khoán 100, tuy đã “cởi trói” được ở ba khâu gieo cấy, chăm sóc và thu hoạch trong tổng số tám khâu sản xuất trồng trọt ở các hợp tác xã nông nghiệp, tuy nhiên trong thực tế vẫn còn nhiều trói buộc kìm hãm sức sản xuất, ít nhất là ở năm khâu do hợp tác xã đảm nhiệm, cũng như vẫn còn tình trạng dong công, phóng điểm, hợp tác xã tự điều chỉnh mức khoán làm thiệt hại cho hộ lao động nhận khoán. Nhược điểm này đã được khắc phục cơ bản trong Nghị quyết 10 với hình thức khoán sản phẩm đến từng hộ xã viên.

Về tư duy tăng quyền làm chủ cho hộ xã viên trong các hợp tác xã, quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết 10 là coi trọng và bảo vệ quyền làm chủ của hộ xã viên, nông trường viên trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất đến phân phối, sử dụng sản phẩm. Trong các hợp tác xã, hộ nông dân được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ có quyền tự chủ về quản lý, sử dụng ruộng đất, lao động và phân phối sản phẩm sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp sản phẩm theo mức khoán sản phẩm với hợp tác xã, còn hợp tác xã chỉ có chức năng làm dịch vụ cho kinh tế hộ bằng các hình thức khác nhau và tự xác định hình thức quản lý, nghĩa là không nhất thiết "năm khâu, ba khâu" như Chỉ thị 100 mà khoán theo định mức, đơn giá, gia đình làm được khâu nào thì cứ tính theo đơn giá mà làm và hưởng. Hợp tác xã cũng tự xác định quy mô sản xuất, tức là xóa bỏ việc chỉ đạo nhất loạt lên hợp tác xã cấp cao, lên quy mô xã to mà một thời cho đó mới là biểu hiện của chủ nghĩa xã hội.

Hộ xã viên có quyền về phân phối và tiêu thụ nông sản do mình làm ra. Quan điểm mới này rất phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của hộ nông dân và góp phần phát triển sản xuất nông sản hàng hóa, lưu thông tự do, xóa bỏ ngăn sông cấm chợ như trước đây, xóa bỏ nghĩa vụ thu mua nông sản, nhất là lương thực với giá thấp.

Trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm, tư tưởng chính sách "thuận mua vừa bán" trong Nghị quyết 10 là xóa kiểu bắt buộc phải bán theo giá nghĩa vụ trước đây làm thua thiệt cho lợi ích của người lao động.

Tiếp sau Nghị quyết 10, Đảng và Nhà nước còn ban hành nhiều chính sách, luật pháp đổi mới quản lý nông nghiệp, như: Nghị quyết Trung ương 6 khóa VI, tháng 3-1989 về bỏ nghĩa vụ thu mua lương thực, thực phẩm theo giá thấp, thực hiện cơ chế một giá, lưu thông lương thực tự do; Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, tháng 6-1993 về đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn; Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trọng tâm là trong nông nghiệp, nông thôn; Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Song, sau 25 năm kể từ khi có Nghị quyết 10, thực tế đã cho thấy một số vấn đề lý luận đã đề cập trong nghị quyết cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đó là:

- Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

- Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn.

- Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, vì vậy, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hòa thuận, dân chủ, có đời sống văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.

Về thực tiễn

Trong 25 năm thực hiện Nghị quyết 10, nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam thực sự có những đổi mới sâu sắc và toàn diện, đời sống vật chất tinh thần của nông dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn có những đổi thay rõ rệt. Những kết quả này là minh chứng rõ ràng về tính đúng đắn và sức sống của Nghị quyết 10.

Năm 1988, sản lượng lương thực cả nước đạt 19,58 triệu tấn, nhưng chỉ 1 năm sau khi có Nghị quyết 10, năm 1989 con số này đã tăng lên 21,58 triệu tấn, năm 1995 đạt 26,14 triệu tấn, năm 2000 đạt 34,53 triệu tấn, năm 2005 - 39,62 triệu tấn, năm 2010 - 44,63 triệu tấn, năm 2012 - gần 48 triệu tấn và năm 2013 ước đạt trên 48,5 triệu tấn.

Thành tựu nổi bật nhất sau 25 năm thực hiện Nghị quyết 10 là sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện và tăng trưởng với tốc độ cao, ổn định, hơn hẳn các thời kỳ trước đó. Từ chỗ hằng năm, Việt Nam phải nhập khẩu trên 2 triệu tấn gạo, nay đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Sản lượng lương thực Việt Nam đã tăng hơn 28 triệu tấn, bình quân mỗi năm tăng trên 4%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng dân số, nhờ đó khối lượng lương thực bình quân nhân khẩu tăng nhanh: từ 307,3 kg (năm 1988) lên 545,4 kg (năm 2012) và năm 2013 ước đạt 547 kg. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã có một số nông sản như cà phê, cao su, chè, hạt điều, hạt tiêu,... có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ hạng cao trên thế giới.

Sản xuất lâm nghiệp, thủy sản đã chuyển biến theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước. Sản xuất thủy sản đạt tốc độ tăng cao nhất trong khu vực nông nghiệp, góp phần quan trọng phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2012 đạt trên 7 tỷ USD so với 2,7 tỷ USD năm 2005. Nhiều vùng sản xuất nông sản hàng hoá xuất khẩu quy mô lớn, chất lượng cao được hình thành.

Nhờ tốc độ tăng trưởng của giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trong 25 năm sau khi có Nghị quyết 10 đều duy trì ở mức 3% - 3,5%/ năm nên dù có năm bị chịu tác động tiêu cực của thiên tai và biến động của thị trường giá cả thế giới, song nông nghiệp vẫn luôn là điểm tựa vững chắc của kinh tế Việt Nam.

Về đổi mới quan hệ sản xuất, sau hơn 25 năm, quan hệ sản xuất trong nông nghiệp đã chuyển mạnh theo hướng phát triển kinh tế hộ tự chủ và trang trại gia đình, phù hợp với yêu cầu giải phóng sức sản xuất và thích ứng với cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp nông nghiệp phát triển theo hướng đa thành phần: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chủ yếu làm chức năng dịch vụ. Ruộng đất được giao cho hộ nông dân, hộ công nhân nông trường sử dụng lâu dài theo Luật Đất đai năm 1993, năm 2003. Kinh tế nông hộ và trang trại gia đình lấy sản xuất hàng hoá làm mục tiêu phát triển mạnh. Các hợp tác xã nông nghiệp đã chuyển sang chức năng làm dịch vụ cho kinh tế hộ theo Luật Hợp tác xã. Trong nông thôn đã có hàng trăm nghìn tổ kinh tế hợp tác được thành lập chủ yếu làm chức năng dịch vụ nông nghiệp.

Đến năm 2012, tỷ lệ xã có điện cả nước đạt trên 99,8%, cơ bản đạt mục tiêu đề ra trong Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, cũng như kế hoạch 5 năm 2006 - 2010. Tỷ lệ thôn có điện đạt gần 96%, chủ yếu là điện lưới quốc gia nên chất lượng điện ổn định hơn các năm trước.

Bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp cả về chiều rộng và chiều sâu. Diện mạo 4 yếu tố cơ bản của kết cấu hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường, trạm trên địa bàn các xã có nhiều khởi sắc.

Giao thông nông thôn đạt nhiều tiến bộ cả về số lượng và chất lượng đường xã, đường liên thôn, đường nội đồng, nhưng ở vùng sâu, vùng núi cao vẫn còn nhiều khó khăn.

Hệ thống trường học ở các cấp trong khu vực nông thôn được xây dựng mới, nâng cấp và cơ bản xoá bỏ trường, lớp tạm. Hệ thống trạm y tế xã phát triển cả về số lượng ở cơ sở lẫn số lượng y bác sỹ có trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất và các trang thiết bị khám chữa bệnh.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và tương đối bền vững, được quốc tế đánh giá cao. Đó chính là những thành tựu, những tiến bộ khẳng định vai trò của Nghị quyết 10 trong phát triển nông nghiệp, nông thôn cần được trân trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được, nông nghiệp, nông thôn và đời sống nông dân Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập.

Thứ nhất, phương thức sản xuất nông nghiệp hàng hóa tuy có tiến bộ ở một số vùng và địa phương nhưng nhìn chung trên phạm vi cả nước vẫn còn nhỏ, lạc hậu. Quy mô ruộng đất sản xuất nông nghiệp manh mún, đơn vị sản xuất trong nông nghiệp chủ yếu là hộ gia đình nông dân, tính chất sản xuất còn phân tán, công cụ sản xuất vẫn còn lạc hậu nhất là vùng núi. Năng suất lao động nông nghiệp và năng suất cây trồng vật nuôi tuy có tăng nhưng chưa đều và chưa vững. Trong sản xuất, chủ yếu lấy mục tiêu tăng sản lượng, chứ chưa quan tâm nhiều đến chất lượng. Công nghệ sau thu hoạch, bảo quản và sơ chế nông sản chậm được cải tiến. Các hoạt động thu gom nông sản để đưa ra thị trường nhiều khi do thương lái thực hiện nên nông dân thường bị ép giá. Sản phẩm nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề thị trường đầu ra.

Thứ hai, kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là giao thông, thủy lợi, cơ sở y tế còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Một số chỉ tiêu quan trọng về xã hội và môi trường nông thôn không đạt được mục tiêu đề ra. Môi trường ở nông thôn ngày càng có nguy cơ bị ô nhiễm.

Tuy nhiên, đây chỉ là những khó khăn tạm thời khó tránh khỏi trong quá trình phát triển đối với một nước có điểm xuất phát thấp, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ và đây cũng là thực tiễn đòi hỏi “bật ra” những tư duy mới đầy sáng tạo, có giá trị cho sự phát triển đất nước như Nghị quyết 10 của Đảng./.

Chính sách khoán 10 và khoản 100 là gì?

Từ thắng lợi của Khoán 100, đồng chí Võ Chí Công được Bộ Chính trị tin cậy giao cho việc soạn thảo để ra Nghị quyết số 10-NQ/TW (tháng 4-1988), thường gọi tắt là Khoán 10. Nông nghiệp Việt Nam sau khi có Khoán 10 được “cởi trói” chính thức, tạo động lực để ngành nông nghiệp phát triển.

Khoan 10 ra đời năm bao nhiêu?

Đến ngày 5/4/1988, Bộ chính trị ra Nghị quyết 10 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp hay còn gọi là khoán 10.

Khoản 100 của ai?

Chỉ thị 100 của Ban Bí thư (tháng 1-1981) về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, thường gọi tắt là Khoán 100 có ý nghĩa lịch sử to lớn, tạo ra bước ngoặt quan trọng trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp, đồng thời cũng là đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta.

Khoán sản phẩm trong nông nghiệp là gì?

1- Đội sản xuất khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động (gọi tắt là khoán sản phẩm) là một hình thức quản lý sản xuất và trả công lao động có gắn trách nhiệm và quyền lợi của người lao động với sản phẩm cuối cùng một cách trực tiếp.