Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt là gì năm 2024

Giải bài tập 9 trang 29 VBT lịch sử 8: Chủ nghĩa đế quốc Đức có phải là "Chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến" không?

Đề bài

Theo em, chủ nghĩa đế quốc Đức có phải là “Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến” không? Vì sao?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

- Chủ nghĩa đế quốc Đức là “Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.

- Vì:

+ Tính “quân phiệt”: Mặc dù đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, nhưng Đức vẫn là nhà nước chuyên chế dưới sự thống trị của quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền.

+ Tính “hiếu chiến”: Thi hành những chính sách đối nội - đối ngoại phản động, hiếu chiến, như: tích cực chạy đua vũ trang, tăng cường xâm lược thuộc địa, Đức mong muốn phát động một cuộc chiến tranh để phân chia lại thị trường thế giới.

Loigiaihay.com

  • Bài tập 10 trang 30 vở bài tập lịch sử 8 Giải bài tập 10 trang 30 VBT lịch sử 8: Nền kinh tế Mỹ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX có đặc điểm gì nổi bật?
  • Bài tập 11 trang 30 vở bài tập lịch sử 8 Giải bài tập 11 trang 30 VBT lịch sử 8: Nguyên nhân làm cho nền kinh tế Mỹ cuối thế kỉ XIX đầu thế thế XX
  • Bài tập 12 trang 30 vở bài tập lịch sử 8 Giải bài tập 12 trang 30 VBT lịch sử 8: Nét nổi bật của tình hình chính trị, chính sách đối nội - đối ngoại của Mỹ
  • Bài tập 8 trang 29 vở bài tập lịch sử 8 Giải bài tập 8 trang 29 VBT lịch sử 8: Tình hình chính trị và chính sách đối nội, đối ngoại của nước Đức Bài tập 7 trang 29 vở bài tập lịch sử 8

Giải bài tập 7 trang 29 VBT lịch sử 8: Từ khi thống nhất đất nước (18-1-1871) nền kinh tế Đức phát triển mạnh mẽ

Nối cột A với cột B cho đúng với đặc điểm của của các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ.1. Anh 2. Pháp 3. Đức 4. Mĩ a) Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến b) Chủ nghĩa đế quốc thực dân c) Xứ sở của các ông vua công nghiệp d) Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi

Chủ nghĩa đế quốc Pháp là "chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi" vì : Đặc điểm nổi bật của tổ chức độc quyền ở Pháp là sự tập trung ngân hàng đạt mức cao : 5 ngân hàng lớn ở Pa-ri nắm 2/3 tư bản của các ngân hàng trong cả nước. Không giống với Anh, Đức, hầu hết tư bản của Pháp được đầu tư ngay tại châu Âu, dưới hai hình thức chủ yếu : quốc trái (cho các nhà tư bản châu Âu vay) và thị trái (cho các tỉnh châu Âu vay). Pháp xuất khẩu rất ít tư bản sang thuộc địa (khoảng 10%). Năm 1913, tổng số lãi của tư bản xuất khẩu là 2,3 tỉ phrăng. Trong hệ thống kinh tế thế giới, Pháp là một trong những chủ nợ lớn nhất. Vào năm 1914, Pháp có 2 triệu/39 triệu dân sống bằng nghề cho vay lãi.

Chủ nghĩa đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến" vì nước Đức chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống quân phiệt Phổ, đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động, hiếu chiến: để cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang.

Tại sao nhất là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt?

Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản gắn liền với sự phát triển lớn mạnh của nền quân sự cũng như những cuộc chiến tranh chinh phạt của Nhật Bản, và kết thúc với thất bại của quân Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).

Tại sao lại gọi là đế quốc?

Tên gọi. Đế quốc, xét về ngữ nghĩa, là từ Hán Việt có nghĩa là đất nước được cai trị bởi một vị hoàng đế. Đế quốc có cấp bậc cao hơn vương quốc, là đất nước được cai trị bởi một quân vương. Các cấp bậc này nằm trong hệ thống phân chia thứ bậc của chế độ chính trị phong kiến.

Chế độ phong kiến quân phiệt là gì?

Chủ nghĩa quân quốc hay còn gọi là Chủ nghĩa quân phiệt là tư tưởng của một chính phủ rằng nhà nước nên duy trì khả năng quân sự mạnh mẽ và sử dụng để mở rộng lợi ích hoặc giá trị quốc gia.

Quân phiệt có nghĩa là gì?

Quân phiệt (giản thể: 军阀; phồn thể: 軍閥; bính âm: jūn fá) là thế lực của những tướng lĩnh có thể khống chế quân đội, kinh tế và quyền kiểm soát chính trị ở một vùng địa phương trong một quốc gia có chủ quyền nhờ khả năng huy động những đội quân trung thành.