Chương trình đào tạo Tài chính Ngân hàng aof

Tài chính – Ngân hàng là ngành nghề chưa bao giờ hạ nhiệt nhất là đối với những bạn thí sinh đứng trước ngưỡng cửa đại học có định hướng theo học ngành này. Vậy Ngành Tài chính – Ngân hàng học những môn gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi trên, theo dõi ngay.

Chương trình đào tạo Tài chính Ngân hàng aof
Các chương trình đào tạo Ngành Tài chính – Ngân hàng

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo cử nhân Ngành Tài chính – Ngân hàng có phẩm chất chính trị, đạo đức và có kiến thức chuyên môn vững vàng để giải quyết những vấn đề liên quan đến Tài chính – Ngân hàng cho các doanh nghiệp, tổ chức, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao và phục vục cho tiến trình hội nhập kinh tế của đất nước.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo Ngành Tài chính – Ngân hàng ở các trường đại học đào tạo hiện nay đều do Bộ Giáo dục và đào tạo quy định, mang đến cho sinh viên kiến thức nền tảng và chuyên ngành về lĩnh vực ngân hàng, tài chính, tiền tệ và tín dụng… Để giúp thí sinh có thể theo đuổi ngành học này, chúng tôi sẽ tổng hợp chương trình đào tạo và các môn học Ngành Tài chính – Ngân hàng Trường Học viện Ngân hàng:

I. Phần kiến thức giáo dục đại cương (36 tín chỉ)

a. Các học phần bắt buộc

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin I

2

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin II

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

4

Tư tưởng Hồ Chí Minh

5

Tiếng Anh I

6

Tiếng Anh II

7

Toán Cao cấp

8

Lý thuyết xác suất và thống kê toán

9

Mô hình toán

10

Pháp luật đại cương

11

Tin học đại cương

12

Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình

b. Các học phần Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất

1

Giáo dục quốc phòng

2

Giáo dục thể chất

II. Phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (94 tín chỉ)

II.1 Kiến thức cơ sở khối ngành và ngành (63 tín chỉ)

Kiến thức cơ sở khối ngành

a. Các học phần bắt buộc

1

Kinh tế vi mô

2

Kinh tế vĩ mô

3

Pháp luật kinh tế

4

Kinh tế lượng

5

Nguyên lý kế toán

6

Nguyên lý thống kê kinh tế

b. Các học phần tự chọn (Sinh viên chọn 2 trong 5 học phần)

1

Kinh tế quốc tế

2

Kinh tế phát triển

3

Kinh tế công cộng

4

Lịch sử kinh tế quốc dân

5

Lịch sử học thuyết kinh tế

Kiến thức ngành và bổ trợ

a. Các học phần bắt buộc

1

Tài chính học

2

Tiền tệ- ngân hàng

3

Tài chính quốc tế

4

Thị trường chứng khoán

5

Tiếng Anh III

6

Tiếng Anh IV

7

Tài chính doanh nghiệp I

8

Kế toán tài chính I

9

Quản trị doanh nghiệp

10

Phân tích tài chính doanh nghiệp I

b. Các học phần tự chọn

Sinh viên chọn 1 trong 2 học phần

1

Thị trường tiền tệ

2

Ngân hàng trung ương

Sinh viên chọn 2 trong 5 học phần

1

Thuế

2

Kiểm toán căn bản

3

Marketing Ngân hàng

4

Công cụ tài chính phái sinh

5

Pháp luật ngân hàng

II.2. Kiến thức chuyên ngành (21 tín chỉ)

a. Các học phần bắt buộc

1

Tín dụng ngân hàng I

2

Kế toán ngân hàng I

3

Thanh toán quốc tế

4

Quản trị ngân hàng

b. Sinh viên chọn một trong các hướng chuyên sâu:

(1) Quản lý tín dụng

1

Tài trợ dự án

2

Tín dụng ngân hàng II

3

Quản trị rủi ro tín dụng

(2) Quản lý tài chính NHTM

1

Kế toán ngân hàng II

2

Lập và phân tích báo cáo tài chính NHTM

3

Kiểm soát -Kiểm toán nội bộ NHTM

(3) Quản lý và kinh doanh vốn

1

Kinh doanh ngoại hối

2

Quản trị Tài sản-Nợ

3

Phân tích và đầu tư chứng khoán

(4) Tài trợ thương mại

1

Giao dịch thương mại quốc tế

2

Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

3

Tài trợ thương mại quốc tế

II.3. Khoá luận, chuyên đề tốt nghiệp (10 tín chỉ)

1

Khoá luận tốt nghiệp

2

Thực hành phần mềm giao dịch ngân hàng

Học phần bổ sung đối với sinh viên không viết khoá luận

1

Hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam

2

Kỹ năng giao dịch trong kinh doanh ngân hàng

3

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

4

Thực hành phần mềm giao dịch ngân hàng

Theo Học viện Ngân hàng

Với xu hướng hội nhập kinh tế sâu rộng, sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng luôn nằm trong danh sách ứng viên được săn đón sau khi tốt nghiệp. Hiện nay có khá nhiều trường đại học trên cả nước tập trung đào tạo ngành này nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế.  Xem danh sách các trường đào tạo Ngành Tài chính – Ngân hàng theo từng khu vực, giúp sĩ tử dễ dàng chọn lựa.

Thông qua bài viết trên thí sinh đã có câu trả lời về chương trình đào tạo Ngành Tài chính – Ngân hàng và các môn học phải vượt qua trong quá trình theo học đại học. Bên cạnh đó hãy thường xuyên cập nhật thông tin tuyển sinh, điểm chuẩn, cơ hội việc làm của ngành học nhé. Chúc các bạn thành công và đạt kết quả.