Chương trình khung cao đẳng nghề soạn thảo văn bản

+ Vận dụng được kiến thức kỹ thuật cơ sở vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn nghề Công nghệ ô tô;

+ Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống, cơ cấu trong ô tô;

+ Hiểu được cáhc đọc các bản vẽ kỹ thuật và phương pháp tra cứu các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành ô tô;

+ Giải thích được nội dung các công việc trong quy trình tháo, lắp, kiểm tra, hiệu chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;

+ Trình bày được các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và phương pháp đo kiểm của từng loại chi tiết, hệ thống trong ô tô;

+ Trình bày được nguyên lý hoạt động của các hệ thống điều khiển bằng điện tử, khí nén và thuỷ lực của ô tô hiện đại;

+ Giải thích được các phương pháp chẩn đoán sai hỏng của các cơ cấu và hệ thống trong ô tô;

+ Trình bày được yêu cầu cơ bản và các bước tiến hành khi lập quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;

+ Trình bày được nguyên lý, phương pháp vận hành và phạm vi sử dụng các trang thiết bị trong nghề Công nghệ ô tô;

+ Nêu được các nội dung, ý nghĩa của kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp;

+ Nêu được nội dung và những nguyên lý cơ bản trong công tác quản lý và tổ chức sản xuất.

- Kỹ năng:

+ Lựa chọn đúng và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị tháo, lắp, đo và kiểm tra trong nghề Công nghệ ô tô;

+ Thực hiện công việc tháo, lắp, kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu và các hệ thống cơ bản trong ô tô đúng quy trình kỹ thật và đảm bảo an toàn lao động;

+ Thực hiện được công việc kiểm tra, chẩn đoán và khắc phục các sai hỏng của các hệ thống điều khiển bằng điện tử, khí nén và thuỷ lực trong ô tô;

+ Lập được quy trình kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và an toàn;

+ Lập được kế hoạch sản xuất; tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp;

+ Giao tiếp được bằng tiếng Anh trong công việc; sử dụng máy vi tính tra cứu được các tài liệu chuyên môn và soạn thảo văn bản;

+ Làm được các công việc cơ bản của người thợ nguội, thợ hàn và thợ điện phục vụ cho quá trình sửa chữa ô tô;

+ Có khả năng tiếp thu và chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực ô tô;

+ Đào tạo, bồi dưỡng được về kiến thức, kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp hơn.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Hiểu biết những vấn đề cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ

Chí Minh và Hiến pháp, Pháp luật của nhà nước;

+ Có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động, lao động có kỹ thuật, có

chất lượng và năng suất cao;

+ Tích cực học tập và rèn luyện đạo đức để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Thường xuyên rèn luyện thân thể để có đủ sức khỏe học tập và công tác lâu dài;

+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về công tác quân sự và tham gia quốc phòng.

3. Cơ hội việc làm:

Người lao động kỹ thuật có trình độ Cao đẳng nghề sau khi tốt nghiệp có nhiều cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô, nhà máy lắp ráp, các trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và các cơ sở đào tạo nghề; được phân công làm việc ở các vị trí:

- Thợ sửa chữa tại các xí nghiệp bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;

- Chuyên viên kỹ thuật tại các công ty vận tải ô tô;

- Nhân viên tư vấn dịch vụ tại các đại lý bán hàng và các trung tâm dịch vụ sau bán hàng của các hãng ô tô;

- Công nhân các nhà máy sản xuất phụ tùng và lắp ráp ô tô;

- Giáo viên giảng dạy trong các cơ sở đào tạo nghề.

II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 3 năm

- Thời gian học tập: 110 tuần

- Tổng số tín chỉ: 131 tín chỉ

- Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khoá học: 2870 giờ

- Khối lượng các môn học chung/đại cương: 435 giờ

- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 2435 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 862 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1876 giờ; kiểm tra: 132 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO ; THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH/MĐ/ HP

Tên môn học, mô đun

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/ thảo luận

Kiểm tra

I

Các môn học chung/đại cương

21

435

175

233

27

MH 01

Giáo dục Chính trị

4

75

41

29

5

MH 02

Pháp luật

2

30

18

10

2

MH 03

Giáo dục thể chất

2

60

5

51

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

4

75

36

35

4

MH 05

Tin học

3

75

15

58

2

MH 06

Ngoại ngữ

6

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun chuyên môn ngành, nghề

110

2435

687

1643

105

II.1

Môn học, mô đun cơ sở

26

405

297

82

26

MH 07

Điện kỹ thuật

3

45

42

0

3

MH 08

Vẽ kỹ thuật

3

45

30

12

3

MĐ 09

Thực hành AUTOCAD

2

45

0

43

2

MH 10

Điện tử cơ bản

3

45

42

0

3

MH 11

Cơ ứng dụng

4

60

56

0

4

MH 12

Vật liệu học

3

45

30

12

3

MH 13

Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật

3

45

30

12

3

MH 14

Nhiệt kỹ thuật

3

45

42

0

3

MH 15

An toàn lao động

2

30

25

3

2

II.2

Môn học, mô đun chuyên môn ngành, nghề

84

2030

390

1561

79

MĐ 16

Thực hành Hàn cơ bản

2

45

0

43

2

MD 17

Kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa

4

75

30

40

5

MĐ 18

Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền và bộ phận cố định của động cơ 2

6

150

30

114

6

MĐ 19

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí

4

90

15

71

4

MĐ 20

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát

5

105

30

71

4

MĐ 21

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí

5

105

30

71

4

MĐ 22

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

5

105

30

71

4

MĐ 23

Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện ô tô 2

6

150

30

114

6

MĐ 24

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực

6

150

30

114

6

MĐ 25

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống treo

4

90

15

71

4

MĐ 26

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái

3

60

15

43

2

MĐ 27

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh

5

105

30

71

4

MĐ 28

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phun xăng điện tử

5

105

30

71

4

MD 29

Bảo dưỡng và sửa chữa PAN ô tô

4

90

15

71

4

MĐ 30

Kỹ thuật lái ô tô

4

90

15

71

4

MĐ 31

Kiểm tra và sửa chữa hộp số tự động

4

90

15

71

4

MĐ 32

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

4

90

15

71

4

MĐ 33

Thực tập tại cơ sở sản xuất 2

8

335

15

312

8

Tổng cộng

131

2,870

862

1,876

132

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO :

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

  1. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút

Không quá 60 phút

(40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/sinh viên)

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút

(40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/sinh viên)

- Thực hành nghề

Thực hành bài tập kỹ năng tổng hợp

Không quá 24 giờ

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

2. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Học tập nội quy quy chế và giới thiệu nghề nghiệp cho sinh viên khi mới nhập trường;

- Tổ chức tham quan, thực nghiệm tại các cơ sở sản xuất;

- Tham gia các hoạt động bổ trợ khác để rèn luyện sinh viên;

- Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài

thời gian đào tạo chính khoá như sau:

Số

TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hoá, văn nghệ:

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày từ 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

3. Các chú ý khác:

- Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ Trung cấp lên Cao đẳng các sinh viên cần bổ sung những môn học, mô đun bắt buộc và một số môn học, mô đun tự chọn mà trong chương trình đào tạo trình độ Trung cấp chưa giảng dạy;

HIỆU TRƯỞNG

(đã ký)

ThS. Vũ Văn Sửu

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Giáo dục chính trị

Mã số môn học: MH01

Thời gian thực hiện môn học: 75 giờ (lý thuyết: 41 giờ; thảo luận: 29 giờ; kiểm tra: 05 giờ)

  1. Vị trí, tính chất của môn học

1. Vị trí

Môn học Giáo dục chính trị là môn học bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng.

2. Tính chất

Chương trình môn học bao gồm khái quát về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; hình thành thế giới quan, nhân sinh quan khoa học và cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam; góp phần đào tạo người lao động phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

II. Mục tiêu môn học

Sau khi học xong môn học, người học đạt được:

1. Về kiến thức

Trình bày được một số nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và những nhiệm vụ chính trị của đất nước hiện nay; nội dung học tập, rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt.

2. Về kỹ năng

Vận dụng được được các kiến thức chung được học về quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào giải quyết các vấn đề của cá nhân, xã hội và các vấn đề khác trong quá trình học tập, lao động, hoạt động hàng ngày và tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

Có năng lực vận dụng các nội dung đã học để rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; thực hiện tốt quan điểm, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.

III. Nội dung môn học

1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian

STT

Tên bài

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lýthuyết

Thảo luận

Kiểm tra

1

Bài mở đầu

2

2

2

Bài 1: Khái quát về chủ nghĩa Mác - Lênin

13

9

4

3

Bài 2: Khái quát về tư tưởng Hồ Chí Minh

13

9

4

4

Kiểm tra

2

2

5

Bài 3: Những thành tựu của cách mạng ViệtNam dưới sự lãnhđạo của Đảng

5

3

2

6

Bài 4: Đặc trưng và phương hướng xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

5

3

2

7

Bài 5: Phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người ở Việt Nam

10

5

5

8

Bài 6:Tăng cường quốc phòng an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốctế ở nướcta hiện nay

6

3

3

9

Kiểm tra

2

2

10

Bài 7: Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyềnxãhội chủ nghĩa Việt Nam

7

3

4

11

Bài 8: Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc

6

3

3

12

Bài 9: Tu dưỡng, rèn luyện đểtrở thành người công dân tốt, người lao động tốt

3

1

2

13

Kiểmtra

1

1

Tổng cộng

75

41

29

05

2. Nội dung chi tiết

BÀI MỞ ĐẦU

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

Trình bày được vị trí, tính chất, mục tiêu, nội dung chính, phương pháp dạy học và đánh giá môn học.

2. Nội dung

2.1. Vị trí, tính chất môn học

2.2. Mục tiêu của môn học

2.3. Nội dung chính

2.4. Phương pháp dạy học và đánh giá môn học

Bài 1:

KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

- Trình bày được khái niệm, nội dung cơ bản, vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin trong nhận thức và thực tiễn đời sống xã hội;

- Bước đầu vận dụng được thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào giải quyết các vấn đề của cá nhân và xã hội.

2. Nội dung

2.1. Khái niệm chủ nghĩa Mác - Lênin

2.2. Một số nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

2.2.1. Triết học Mác - Lênin

2.2.2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin

2.2.3. Chủ nghĩa xã hội khoa học

2.3. Vai trò nền tảng tư tưởng, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin

Bài 2:

KHÁI QUÁT VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

- Trình bày được một số điểm cơ bản về nguồn gốc, quá trình hình thành, nội dung cơ bản, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh; sự cần thiết, nội dung học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;

- Có nhận thức đúng đắn, vận dụng tốt các kiến thức đã học vào việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức và phong cách của cá nhân.

2. Nội dung

2.1. Khái niệm, nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

2.1.1. Khái niệm

2.1.2. Nguồn gốc

2.1.3. Quá trình hình thành

2.2. Một số nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh

2.2.1. Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

2.2.2. Tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân

2.2.3. Tư tưởng về đại đoàn kết toàn dân

2.2.4. Tư tưởng về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

2.2.5. Tư tưởng về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

2.2.6. Tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau

2.3. Vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam

2.4. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

2.4.1. Sự cần thiết phải học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

2.4.2. Nội dung chủ yếu của học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Bài 3:

NHỮNG THÀNH TỰU CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

- Trình bày được quá trình ra đời và những thành tựu của cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo;

- Khẳng định, tin tưởng và tự hào về sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta.

2. Nội dung

2.1. Sự ra đời và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam

2.1.1. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

2.1.2. Vai trò lãnh đạo của Đảng trong các giai đoạn cách mạng

2.2. Những thành tựu của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng

2.2.1. Thắng lợi của đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc

2.2.2. Thắng lợi của công cuộc đổi mới

Bài 4:

ĐẶC TRƯNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

- Trình bày được đặc trưng và phương hướng xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam;

- Có nhận thức đúng đắn và niềm tin vào việc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

2. Nội dung

2.1. Đặc trưng của xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

2.1.1. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

2.1.2. Do nhân dân làm chủ

2.1.3. Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp

2.1.4. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

2.1.5. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện

2.1.6. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển

2.1.7. Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo

2.1.8. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới

2.2. Phương hướng xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

2.2.1. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường

2.2.2. Phát triển nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

2.2.3. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội

2.2.4. Đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội

2.2.5. Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế

2.2.6. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết dân lộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất

2.2.7. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

2.2.8. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

Bài 5:

PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA, CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

- Trình bày được một số quan điểm và giải pháp xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người ở Việt Nam hiện nay;

- Nhận thức được đường lối phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người của nước ta trong giaiđoạn hiện nay là phù hợp và chủ động thực hiện đường lối đó.

2. Nội dung

2.1. Nội dung của chủ trương phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người ở Việt Nam hiện nay

2.2. Giải pháp phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người ở Việt Nam hiện nay

2.2.1. Nội dung phát triển kinh tế, xã hội

2.2.2. Nội dung phát triển văn hóa, con người

Bài 6:

TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG AN NINH, MỞ RỘNG QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

- Trình bày được những quan điểm cơ bản về đường lối quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Đảng ta hiện nay;

- Tin tưởng và tích cực thực hiện tốt đường lối quốc phòng, an ninh và đối ngoại hiện nay.

2. Nội dung

2.1. Bối cảnh Việt Nam và quốc tế

2.2. Quan điểm và những nhiệm vụ chủ yếu của đường lối quốc phòng, an ninh

2.2.1. Quan điểm của Đảng về đường lối quốc phòng, an ninh

2.2.2. Những nhiệm vụ chủ yếu của đường lối quốc phòng, an ninh

2.3. Quan điểm và những nhiệm vụ chủ yếu của đường lối đối ngoại

2.3.1. Quan điểm của Đảng về đường lối đối ngoại

2.3.2. Những nhiệm vụ chủ yếu của đường lối đối ngoại

Bài 7:

XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

- Trình bày được bản chất, đặc trưng, phương hướng và nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Khẳng định được tính ưu việt của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam so với các kiểu nhà nước khác và xác định được nhiệm vụ của bản thân trong việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2. Nội dung

2.1. Bản chất và đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.1.1. Bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.1.2. Đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.2. Phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ViệtNam

2.2.1. Phương hướng xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.2.2. Nhiệm vụ và giải pháp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 8:

PHÁT HUY SỨC MẠNH CỦA KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG, BẢO VỆ TỔ QUỐC

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

- Trình bày được tầm quan trọng và nội dung phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc;

- Khẳng định được tầm quan trọng và thực hiện tốt vai trò của cá nhân trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Nội dung

2.1. Tầm quan trọng của đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

2.1.1. Cơ sở lý luận của đường lối, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đường lối, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

2.2. Quan điểm và phương hướng của Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

2.2.1. Quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

2.2.2. Phương hướng và giải pháp phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Bài 9:

TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI CÔNG DÂN TỐT, NGƯỜI LAO ĐỘNG TỐT

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

- Trình bày được quan niệm, nội dung tu dưỡng và rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt;

- Tích cực học tập và rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt.

2. Nội dung

2.1. Quan niệm về người công dân tốt, người lao động tốt

2.1.1. Người công dân tốt

2.1.2. Người lao động tốt

2.2. Nội dung tu dưỡng và rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt

2.2.1. Phát huy truyền thống yêu nước, trung thành với sự nghiệp cách mạng cửa nhân dân Việt Nam

2.2.2. Phấn đấu học tập nâng cao năng lực và rèn luyện phẩm chất cá nhân

IV. Điều kiện thực hiện môn học

- Phòng học, máy tính, máy chiếu và các thiết bị dạy học khác;

- Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan;

  1. Phương pháp đánh giá

Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.

VI. Miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập

Việc miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập môn học được thực hiện theo Thông tư số 09/2017/TTr-BLĐTBXH.

Người học đã có bằng tốt nghiệp trung cấp, Hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định cho người học được miễn học những nội dung của môn học đã được học ở chương trình đào tạo trình độ trung cấp.

VII. Một số hướng dẫn khác

Khuyến khích các trường trong danh sách trường nghề được ưu tiên đầu tư tập trung, đồng bộ theo tiêu chí trường nghề chất lượng theo Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020" tổ chức thí điểm giảng dạy trực tuyến môn học. Đối với các trường khác, chỉ tổ chức giảng dạy trực tuyến môn học sau khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội.

Tài liệu tham khảo

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2014), Kết luận số 94-KL/TW, ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tiếp tục đổi mới, học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân”.

2. Ban Tuyên giáo Trung ương (2014), Hướng dẫn số 127-HD/BTGTW ngày 30/6/2014 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc triển khai thực hiện Kết luận số 94-KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tiếp tục đổi mới, học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân”.

3. Ban Tuyên giáo Trung ương (2016), Những điểm mới trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

4. Ban Tuyên giáo Trung ương (2018), sổ tay các văn bản hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.

5. Bộ Chính trị (2016), Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2008), Quyết định số 03/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/2/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Chính trị dùng cho các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT , ngày 18/9/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành chương trình Các môn lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 11/2012/TT-BGDĐT , ngày 7/3/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình môn học Giáo dục chính trị dùng trong đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.

14. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý luận - Hành chính: Những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.

15. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý luận - Hành chính: Những vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.

16. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý luận- Hành chính: Đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.

17. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý luận - Hành chính: Nghiệp vụ công tác đảng ở cơ sở, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.

18. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý luận - Hành chính: Những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội;

19. Hội đồng Lý luận Trung ương (2017), Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.

20. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013.

Các tài liệu liên quan khác./.

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Pháp luật

Mã số môn học: MH02

Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ (Lý thuyết: 18 giờ; Thảo luận, bài tập: 10 giờ; kiểm tra: 2 giờ)

  1. Vị trí, tính chất của môn học

1. Vị trí

Môn học Pháp luật là môn học bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng.

2. Tính chất

Chương trình môn học bao gồm một số nội dung về nhà nước và pháp luật; giúp người học có nhận thức đúng và thực hiện tốt các quy định của pháp luật.

II. Mục tiêu môn học

Sau khi học xong môn học này, người học đạt được:

1. Về kiến thức

- Trình bày được một số nội dung cơ bản về Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hệ thống pháp luật của Việt Nam;

- Trình bày được một số nội dung cơ bản về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; pháp luật dân sự, lao động, hành chính, hình sự; phòng, chống tham nhũng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2. Về kỹ năng

- Nhận biết được cấu trúc, chức năng của các cơ quan trong bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội ở Việt Nam; các thành tố của hệ thống pháp luật và các loại văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam;

- Phân biệt được khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh và vận dụng được các kiến thức được học về pháp luật dân sự, lao động, hành chính, hình sự; phòng, chống tham nhũng; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào việc xử lý các vấn đề liên quan trong các hoạt động hàng ngày.

3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

Tôn trọng, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; tự chủ được các hành vi của mình trong các mối quan hệ liên quan các nội dung đã được học, phù hợp với quy định của pháp luật và các quy tắc ứng xử chung của cộng đồng và của xã hội.

III. Nội dung môn học

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

TT

Tên chương/ bài

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thảo luận/ bài tập

Kiểm tra

1

Bài 1: Một số vấn đề chung về nhà nước và pháp luật

2

1

1

2

Bài 2: Hiến pháp

2

1

1

3

Bài 3: Pháp luật dân sự

5

3

2

4

Bài 4: Pháp luật lao động

7

5

2

5

Bài 5: Pháp luật hành chính

4

3

1

6

Bài 6: Pháp luật hình sự

5

3

2

7

Bài 7: Pháp luật phòng, chống tham nhũng

2

1

1

8

Bài 8: Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

1

1

0

9

Kiểm tra

2

2

Cộng

30

18

10

2

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

1. Mục tiêu

- Nhận biết được bản chất, chức năng, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Nhận biết được các thành tố của hệ thống pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam.

2. Nội dung

2.1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.1.1. Bản chất, chức năng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.1.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2.1.3. Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.2. Hệ thống pháp luật Việt Nam

2.2.1. Các thành tố của hệ thống pháp luật

2.2.1.1. Quy phạm pháp luật

2.2.1.2. Chế định pháp luật

2.2.1.3. Ngành luật

2.2.2. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam

2.2.3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

2.2.3.1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật

2.2.3.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam hiện nay

Bài 2:

HIẾN PHÁP

1. Mục tiêu

- Trình bày được khái niệm, vị trí của hiến pháp và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Nhận thức được trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thi hành và bảo vệ Hiến pháp.

2. Nội dung

2.1. Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam

2.1.1. Khái niệm hiến pháp

2.1.2. Vị trí của hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam

2.2. Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

2.2.1. Chế độ chính trị

2.2.2. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

2.2.3. Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường

Bài 3:

PHÁP LUẬT DÂN SỰ

1. Mục tiêu

- Trình bày được một số nội dung cơ bản về Luật dân sự.

- Nhận biết được quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và các vấn đề cơ bản về hợp đồng.

2. Nội dung

2.1. Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự

2.2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự

2.3. Một số nội dung của Bộ luật dân sự

2.3.1. Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản

2.3.2. Hợp đồng

Bài 4:

PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

1. Mục tiêu

- Trình bày được một số nội dung cơ bản về Luật lao động.

- Nhận biết được quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động và một số vấn đề cơ bản khác trong pháp luật lao động.

2. Nội dung

2.1. Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật lao động

2.2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật lao động

2.3. Một số nội dung của Bộ luật lao động

2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của người lao động

2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

2.3.3. Hợp đồng lao động

2.3.4. Tiền lương

2.3.5. Bảo hiểm xã hội

2.3.6. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi

2.3.7. Kỷ luật lao động

2.3.8. Tranh chấp lao động

2.3.9. Công đoàn

Bài 5:

PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

1. Mục tiêu

- Trình bày được một số nội dung cơ bản về Luật hành chính;

- Nhận biết được các dấu hiệu vi phạm hành chính, nguyên tắc và các hình thức xử lý vi phạm hành chính.

2. Nội dung

2.1. Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính

2.2. Vi phạm và xử lý vi phạm hành chính

2.2.1. Vi phạm hành chính

2.2.2. Xử lý vi phạm hành chính

Bài 6:

PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

1. Mục tiêu

- Trình bày được một số nội dung cơ bản của Luật hình sự.

- Nhận biết được các loại tội phạm và các hình phạt.

2. Nội dung

2.1. Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự

2.2. Một số nội dung cơ bản của Bộ luật hình sự

2.2.1.Tội phạm

2.2.2. Hình phạt

Bài 7:

PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

1. Mục tiêu

- Trình bày được một số nội dung về phòng, chống tham nhũng và các điểm chính của Luật Phòng, chống tham nhũng;

- Nhận thức đúng quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân trong công tác phòng, chống tham nhũng.

2. Nội dung

2.1. Khái niệm tham nhũng

2.2. Nguyên nhân, hậu quả của tham nhũng

2.3. Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng

2.4. Trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tham nhũng

2.5. Giới thiệu Luật Phòng, chống tham nhũng

Bài 8:

PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

1. Mục tiêu

- Trình bày được quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng;

- Nhận thức được trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với người tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2. Nội dung

2.1. Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng

2.2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với người tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

IV. Điều kiện thực hiện môn học:

1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học.

2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, máy chiếu Projector.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Phim, tranh ảnh minh họa các tình huống pháp luật, tài liệu phát tay cho học sinh, tài liệu tham khảo.

4. Các điều kiện khác:

Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trang bị phòng học và các điều kiện khác để có thể tổ chức giảng dạy môn học hoặc một số nội dung của môn học theo hình thức trực tuyến.

  1. Phương pháp đánh giá

Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.

VI. Miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập

Việc miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập môn học được thực hiện theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH .

Người học đã có bằng tốt nghiệp trung cấp, Hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định cho người học được miễn học những nội dung đã được học ở chương trình đào tạo trình độ trung cấp.

Tài liệu tham khảo

1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013.

2. Bộ Luật lao động, 2012.

3. Bộ Luật dân sự, 2015.

4. Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

5. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, 2010.

6. Luật Phòng, chống tham nhũng, 2005.

7. Luật Xử lý vi phạm hành chính, 2012.

8. Quyết định số 1309/QĐ-TTg ngày 05/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

9. Quyết định số 1997/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016 – 2020.

10. Chỉ thị số 10/CT- TTg ngày 12/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014.

11. Thông tư số 08/2014/TT-BLĐTBXH ngày 22/04/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình, giáo trình môn học Pháp luật dùng trong đào tạo trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề.

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Pháp luật đại cương, Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm, 2017.

13. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Tài liệu giảng dạy về phòng, chống tham nhũng dùng cho các trường đại học, cao đẳng không chuyên về luật (Phê duyệt kèm theo Quyết định số 3468/QĐ-BGDĐT ngày 06 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2014).

14. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - Trường Đại học Kinh tế - Luật: Giáo trình Luật Lao động, năm 2016.

15. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Nhà Xuất bản Tư pháp, năm 2018.

16. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nhà Xuất bản Công an nhân dân, năm 2017.

17. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nhà Xuất bản Công an nhân dân, năm 2018.

18. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nhà Xuất bản Công an nhân dân, năm 2015.

19. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Nhà Xuất bản Công an nhân dân, năm 2017.

20. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nhà Xuất bản Công an nhân dân, năm 2015.

21. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật, Nhà Xuất bản Tư pháp, năm 2016.

22. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, năm 2017.

23. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, năm 2017.

24. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, năm 2018./.

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Giáo dục thể chất của môn học

Mã số môn học: MH03

Thời gian thực hiện: 60 giờ (lý thuyết: 05 giờ; thực hành: 51 giờ; kiểm tra: 04 giờ)

  1. Vị trí, tính chất

1. Vị trí

Môn học Giáo dục thể chất là môn học điều kiện, bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng.

2. Tính chất

Chương trình môn học bao gồm một số nội dung cơ bản về thể dục, thể thao; giúp người học tập luyện để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.

II. Mục tiêu môn học

Sau khi học xong môn học này, người học đạt được:

1. Về kiến thức

Trình bày được tác dụng, các kỹ thuật cơ bản và một số quy định của luật môn thể dục thể thao được học để rèn luyện sức khỏe, phát triển thể lực chung.

2. Về kỹ năng

Tự tập luyện, rèn luyện đúng các yêu cầu về kỹ thuật, quy định của môn thể dục thể thao được học.

3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

Có ý thức tự giác và hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để góp phần bảo đảm sức khỏe trong học tập, lao động và trong các hoạt động khác.

III. Nội dung môn học

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

TT

Chương/ bài

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

BÀI MỞ ĐẦU

1

1

II

Chương I: GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHUNG

1

Bài 1:Thể dục cơ bản

13

1

12

2

Bài 2:Điền kinh

14

1

13

3

Kiểm tra giáo dục thể chất chung

2

2

III

Chương II: CHUYÊN ĐỀ THỂ DỤC THỂ THAO TỰ CHỌN (chọn 1 trong các chuyên đề sau)

30

2

26

2

1

Chuyên đề1: Môn bơi lội

30

2

26

2

2

Chuyên đề2: Môn cầu lông

30

2

26

2

3

Chuyên đề3: Môn bóng chuyền

30

2

26

2

4

Chuyên đề4: Môn bóng rổ

30

2

26

2

5

Chuyên đề5: Môn bóng đá

30

2

26

2

6

Chuyên đề6: Môn bóng bàn

30

2

26

2

7

Chuyên đề7: Môn thể dục thể thao khác

30

2

26

2

Cộng

60

5

51

4

2. Nội dung chi tiết

BÀI MỞ ĐẦU

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

Trình bày được vị trí, tính chất, mục tiêu, nội dung chính, phương pháp dạy học và đánh giá môn học.

2. Nội dung

2.1. Vị trí, tính chất môn học

2.2. Mục tiêu của môn học

2.3. Nội dung chính

2.4. Tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập

Chương I: GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHUNG

Bài 1: THỂ DỤC CƠ BẢN

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

- Trình bày được tác dụng, kỹ thuật cơ bản của một số bài thể dục cơ bản;

- Thực hiện được đúng động tác kỹ thuật của các bài thể dục được học.

2. Nội dung

2.1. Giới thiệu về thể dục cơ bản

2.2. Thể dục tay không liên hoàn

2.2.1. Tác dụng của thể dục tay không liên hoàn

2.2.2. Các động tác kỹ thuật

2.3. Thể dục cơ bản với dụng cụ đơn giản

2.3.1. Tác dụng của thể dục cơ bản với dụng cụ đơn giản

2.3.2. Các động tác kỹ thuật

Bài 2: ĐIỀN KINH

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

- Trình bày được tác dụng, kỹ thuật cơ bản và một số nội dung trong Luật Điền kinh như: Chạy cự ly ngắn, chạy cự ly trung bình, nhảy xa hoặc nhảy cao;

- Thực hiện đúng động tác kỹ thuật và bảo đảm các yêu cầu khác của môn điền kinh được học.

2. Nội dung

2.1. Chạy cự ly ngắn

2.1.1. Tác dụng của chạy cự ly ngắn

2.1.2. Các động tác kỹ thuật

2.1.3. Một số quy định trong Luật Điền kinh về chạy cự ly ngắn

2.2. Chạy cự ly trung bình

2.2.1. Tác dụng của chạy cự ly trung bình

2.2.2. Các động tác kỹ thuật

2.2.3. Một số quy định trong Luật Điền kinh về chạy cự ly trung bình

2.3. Nhảy cao hoặc nhảy xa

Tùy theo điều kiện cụ thể, Hiệu trưởng nhà trường quyết định chọn dạy một trong hai nội dung điền kinh dưới đây: Nhảy cao hoặc nhảy xa.

2.3.1. Nhảy cao

2.3.1.1. Tác dụng của nhảy cao

2.3.1.2. Các động tác kỹ thuật

2.3.1.3. Một số quy định trong Luật Điền kinh về nhảy cao

2.3.2. Nhảy xa

2.3.2.1. Tác dụng của nhảy xa

2.2.2.2. Các động tác kỹ thuật

2.3.2.3. Một số quy định trong Luật Điền kinh về nhảy xa

Chương II: CHUYÊN ĐỀ THỂ DỤC THỂ THAO TỰ CHỌN

(Chọn 1 trong các chuyên đề sau)

Chuyên đề 1: MÔN BƠI LỘI

1. Mục tiêu

Sau khi học xong chuyên đề này, người học đạt được:

- Trình bày được tác dụng, kỹ thuật chính và một số quy định trong Luật bơi;

- Thực hiện đúng động tác kỹ thuật cơ bản của môn Bơi lội.

2. Nội dung

2.1. Tác dụng của môn Bơi lội

2.2. Các động tác kỹ thuật

2.2.1. Làm quen với nước, phương pháp thở nước và thả nổi

2.2.2. Động tác chân và tay

2.2.3. Phối hợp tay - chân

2.2.4. Phối hợp tay - chân - thở

2.2.5. Kỹ thuật xuất phát

2.2.6. Kỹ thuật quay vòng

2.2.7. Kỹ thuật về đích

2.3. Một số quy định của Luật bơi

Chuyên đề 2: MÔN CẦU LÔNG

1. Mục tiêu

Sau khi học xong chuyên đề này, người học đạt được:

- Trình bày được tác dụng, kỹ thuật chính và một số quy định trong Luật Cầu lông;

- Thực hiện đúng động tác kỹ thuật cơ bản của môn Cầu lông.

2. Nội dung

2.1. Tác dụng của môn Cầu lông

2.2. Các động tác kỹ thuật

2.2.1. Tư thế cơ bản và cách cầm vợt

2.2.2. Các bước di chuyển (phải trái, trước, sau, chếch), bước đơn, kép, đệm

2.2.3. Kỹ thuật đánh cầu phải, trái cao tay

2.2.4. Kỹ thuật đánh cầu phải, trái thấp tay

2.2.5. Kỹ thuật đánh cầu sát lưới và bỏ nhỏ

2.2.6. Kỹ thuật phát cầu (thấp gần, cao sâu)

2.2.7. Kỹ thuật đập cầu

2.2.8. Chiến thuật thi đấu

2.3. Một số quy định của Luật Cầu lông

Chuyên đề 3: MÔN BÓNG CHUYỀN

1. Mục tiêu

Sau khi học xong chuyên đề này, người học đạt được:

- Trình bày được tác dụng, kỹ thuật chính và một số quy định trong Luật Bóng chuyền;

- Thực hiện đúng động tác kỹ thuật cơ bản của môn Bóng chuyền.

2. Nội dung

2.1. Tác dụng của môn Bóng chuyền

2.2. Các động tác kỹ thuật

2.2.1. Tư thế cơ bản, các bước di chuyển

2.2.2. Kỹ thuật chuyền bóng cao tay cơ bản (chuyền bước 2)

2.2.3. Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay cơ bản (chuyền bước 1)

2.2.4. Kỹ thuật phát bóng thấp tay trước mặt

2.2.5. Kỹ thuật phát bóng cao tay trước mặt

2.2.6. Kỹ thuật chắn bóng

2.2.7. Kỹ thuật đập bóng theo phương lấy đà

2.3. Một số quy định của Luật Bóng chuyền

Chuyên đề 4: MÔN BÓNG RỔ

1. Mục tiêu

Sau khi học xong chuyên đề này, người học đạt được:

- Trình bày được tác dụng, kỹ thuật chính và một số quy định trong Luật Bóng rổ;

- Thực hiện đúng động tác kỹ thuật cơ bản của môn Bóng rổ

2. Nội dung

2.1. Tác dụng của môn Bóng rổ

2.2. Các động tác kỹ thuật

2.2.1. Cách cầm bóng và tư thế chuẩn bị và di chuyển

2.2.2. Kỹ thuật dẫn bóng

2.2.3. Kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng hai tay trước ngực

2.2.4. Kỹ thuật bắt bóng bằng một tay

2.2.5. Kỹ thuật bắt bóng bằng hai tay

2.2.6. Kỹ thuật ném rổ bằng một tay trên vai

2.2.7. Kỹ thuật ném rổ bằng hai tay trước ngực

2.2.8. Kỹ thuật hai bước ném rổ

2.3. Một số quy định của Luật Bóng rổ

Chuyên đề 5: MÔN BÓNG ĐÁ

1. Mục tiêu

- Trình bày được tác dụng, kỹ thuật chính và một số quy định trong Luật Bóng đá;

- Thực hiện đúng động tác kỹ thuật cơ bản của môn Bóng đá.

2. Nội dung

2.1. Tác dụng của môn Bóng đá

2.2. Các động tác kỹ thuật

2.2.1. Kỹ thuật di chuyển

2.2.2. Kỹ thuật dẫn bóng

2.2.3. Kỹ thuật giữ/ khống chế bóng

2.2.4. Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân

2.2.5 Kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân

2.2.6. Kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân

2.2.7. Kỹ thuật đá biên hoặc ném biên

2.3. Một số quy định của Luật Bóng đá

Chuyên đề 6: MÔN BÓNG BÀN

1. Mục tiêu

Sau khi học xong chuyên đề này, người học đạt được:

- Trình bày được tác dụng, kỹ thuật chính và một số quy định trong Luật Bóng bàn;

- Thực hiện đúng động tác kỹ thuật cơ bản của môn Bóng bàn.

2. Nội dung

2.1. Tác dụng của môn Bóng bàn

2.2. Các động tác kỹ thuật

2.2.1. Cách cầm vợt và tư thế chuẩn bị và di chuyển

2.2.2. Kỹ thuật giao bóng, đỡ giao bóng thuận tay và trái tay

2.2.3. Kỹ thuật líp bóng thuận tay và trái tay

2.2.4. Kỹ thuật bạt bóng thuận và trái tay

2.2.5. Kỹ thuật gò bóng thuận và trái tay

2.2.6. Kỹ thuật tấn công và phòng thủ (thuận và trái tay)

2.3. Một số quy định của Luật Bóng bàn

Chuyên đề 7: MÔN THỂ DỤC THỂ THAO KHÁC

Căn cứ vào điều kiện thực tế và nhu cầu của người học, Hiệu trưởng nhà trường có thể xem xét, quyết định xây dựng và thực hiện các chuyên đề thể dục thể thao tự chọn khác như: Võ thuật, đẩy tạ, tenis, đá cầu...bảo đảm yêu cầu về mục tiêu, nội dung và thời lượng của chuyên đề thể dục thể thao.

IV. Điều kiện thực hiện môn học

1. Điều kiện chung: Nhà tập luyện/ thi đấu đa năng; video/clip, tranh ảnh, máy chiếu, loa, đài, còi, cờ lệnh, đồng hồ bấm giờ; bàn, ghế; quần áo tập luyện, dụng cụ y tế.

2. Trang thiết bị

2.1. Đối với giáo dục thể chất chung

- Thể dục cơ bản: Sân tập, còi, tranh động tác, thảm tập; dụng cụ tập như gậy, bóng, hoa; nhạc tập và các thiết bị khác.

- Điền kinh:

+ Chạy cự ly ngắn và trung bình: Sân chạy, dụng cụ phát lệnh, bàn đạp xuất phát và các thiết bị khác;

+ Nhảy cao: Nệm nhảy cao, trụ, xà nhảy cao và các thiết bị khác;

+ Nhảy xa: Hố nhảy xa, thước đo và các thiết bị khác.

2.2. Đối với chuyên đề thể dục thể thao tự chọn:

- Môn bơi lội: Hồ bơi, phao bơi, nón bơi, kính bơi và các thiết bị khác;

- Môn cầu lông: Sân cầu lông, bộ trụ; lưới, vợt, quả cầu lông, bảng lật tỷ số và các và các thiết bị khác;

- Môn bóng chuyền: Sân bóng chuyền; trụ, lưới, bóng chuyền; bảng lật tỷ số, sa bàn chiến thuật và các thiết bị khác;

- Môn bóng rổ: Sân bóng rổ, trụ bóng rổ; bảng lật tỷ số, sa bàn chiến thuật và các thiết bị khác;

- Môn bóng đá: Sân bóng đá, khung thành, bóng đá, thẻ phạt, bảng lật tỷ số, sa bàn chiến thuật và các thiết bị khác;

- Môn bóng bàn: Phòng tập; bàn, vợt, bóng, bảng lật tỷ số và các thiết bị khác.

3. Các điều kiện khác

Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đầu tư phòng học và các điều kiện khác để có thể tổ chức giảng dạy môn học hoặc một số nội dung của môn học theo hình thức trực tuyến.

  1. Phương pháp đánh giá

Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.

VI. Miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập

Việc miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập môn học được thực hiện theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH.

Người học đã có bằng tốt nghiệp trung cấp, Hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định cho người học được miễn học những nội dung đã được học ở chương trình đào tạo trình độ trung cấp.

Tài liệu tham khảo

1. Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 32/01/2015 của Chính phủ Quy định về Giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường.

2. Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025;

3. Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh: Giáo trình Cầu lông, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2000.

4. Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh: Giáo trình Bơi thể thao, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2015.

5. Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh: Giáo trình Thể dục, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2009.

6. Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh: Giáo trình Bóng chuyền, Nhà xuất bản Thể dục thể thao, năm 2006.

7. Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh: Điền kinh (sách giáo khoa), năm 2006.

8. Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh: Giáo trình Bóng đá, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2007.

9. Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh: Giáo trình Bơi thể thao, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2015.

10. Trường Đại học Thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình điền kinh, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2016.

11. Trường Đại học Thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình bóng rổ, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2016.

12. Trường Đại học Thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình bóng đá, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2017.

13. Trường Đại học Thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình bơi lội (tập 1, tập 2), Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2016.

14. Trường Đại học Thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình bóng bàn, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2014.

15. Trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình Điền kinh, năm 2016.

16. Trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh: Giáo trình Bóng chuyền, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014.

17. Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng: Giáo trình thể dục (tập 1, tập 2) Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2014.

18. Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng: Giáo trình điền kinh, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2014.

19. Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng: Giáo trình bóng bàn, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2015.

20. Luật các môn thể thao và các tài liệu tham khảo khác./.

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Giáo dục quốc phòng và an ninh

Mã số môn học: MH04

Thời gian thực hiện: 75 giờ (lý thuyết: 36 giờ; thực hành, thảo luận, bài tập: 35 giờ; kiểm tra: 04 giờ)

  1. Vị trí, tính chất của môn học

1. Vị trí

Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học điều kiện, bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo cao đẳng.

2. Tính chất

Chương trình môn học bao gồm những nội dung cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quốc phòng và an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; có kiến thức cơ bản về phòng thủ dân sự, rèn luyện kỹ năng quân sự; sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc.

II. Mục tiêu môn học

Sau khi học xong môn học, người học đạt được:

1. Về kiến thức

- Trình bày được những nội dung cơ bản về chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên; xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia;

- Trình bày được một số nội dung cơ bản về dân tộc và tôn giáo; phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng;

- Trình bày được những vấn đề cơ bản về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh;

- Trình bày được một số nội dung cơ bản về đội ngũ đơn vị cấp tiểu đội, trung đội; tác dụng, tính năng, cấu tạo và cách thức sử dụng của một số loại vũ khí bộ binh thông thường; kỹ thuật cấp cứu chuyển thương.

2. Về kỹ năng

- Nhận biết được một số biểu hiện, hoạt động về “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam hiện nay;

- Nhận biết được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên; xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia;

- Xác định được một số vấn đề cơ bản về dân tộc và tôn giáo; phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam;

- Nhận thức đúng đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh;

- Thực hiện đúng các động tác trong đội ngũ đơn vị; kỹ thuật sử dụng một số loại vũ khí bộ binh; cấp cứu chuyển thương.

3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Luôn có tinh thần cảnh giác cao trước những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; chấp hành tốt mọi đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quốc phòng và an ninh;

- Rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức, hình thành lối sống có kỷ luật, có ý thức tự giác và tác phong nhanh nhẹn trong các hoạt động;

- Sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và các hoạt động xã hội góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc;

- Có ý thức, trách nhiệm trong việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; chiến tranh nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh.

III. Nội dung môn học

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

STT

Tên bài

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành/ thảo luận

Kiểm tra

1

Bài 1: Nhập môn Giáo dục quốc phòng và an ninh

2

2

2

Bài 2: Phòng chống chiến lược "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam

4

3

1

3

Bài 3: Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên

4

3

1

4

Bài 4: Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia

4

3

1

5

Bài 5: Một số vấn đề cơ bản về dân tộc và tôn giáo

4

3

1

6

Bài 6: Những vấn đề cơ bản về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội

4

3

1

7

Kiểm tra

1

1

8

Bài 7: Đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước Việt Nam về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng

5

3

2

9

Bài 8: Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

5

3

2

10

Bài 9: Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

5

3

2

11

Bài 10: Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh

5

3

2

12

Kiểm tra

1

1

13

Bài 11: Đội ngũ đơn vị

4

1

3

14

Bài 12: Giới thiệu và hướng dẫn kỹ thuật sử dụng một số loại vũ khí bộ binh

19

5

14

15

Bài 13: Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương

6

1

5

16

Kiểm tra

2

2

CỘNG

75

36

35

4

2. Nội dung chi tiết

Bài 1:

NHẬP MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

- Trình bày được vị trí, tính chất, mục tiêu, nội dung chính, điều kiện thực hiện, yêu cầu về kiểm tra đánh giá môn học; các yêu cầu tối thiểu về lễ tiết tác phong quân nhân cho người học môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh;

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người học trong học tập môn học, nhận thức được tầm quan trọng của công tác quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2. Nội dung

2.1. Vị trí, tính chất, mục tiêu của môn học

2.2. Các nội dung chính

2.3. Một số yêu cầu cơ bản về lễ tiết tác phong quân nhân cho người học

2.4. Điều kiện thực hiện môn học

2.5. Tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập

Bài 2:

PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”, BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

- Trình bày được những nội dung cơ bản về chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với các nước xã hội chủ nghĩa và Việt Nam;

- Nhận biết được một số biểu hiện, hoạt động về “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam hiện nay.

2. Nội dung

2.1. Chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá chủ nghĩa xã hội

2.1.1. Khái niệm chiến lược "Diễn biến hòa bình"

2.1.2. Khái niệm bạo loạn lật đổ

2.2. Chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam

2.2.1. Âm mưu, thủ đoạn của chiến lược "Diễn biến hòa bình" đối với Việt Nam

2.2.2. Bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam

2.3. Quan điểm và phương châm của Đảng, Nhà nước về phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ

2.3.1. Quan điểm chỉ đạo

2.3.2. Phương châm tiến hành

2.4. Những giải pháp phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ ở Việt Nam hiện nay

2.4.1. Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nắm chắc mọi diễn biến không để bị động và bất ngờ

2.4.2. Đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế

2.4.3. Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân

2.4.4. Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh về mọi mặt

2.4.5. Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang ở địa phương vững mạnh

2.4.6. Xây dựng, luyện tập các phương án, các tình huống chống "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của địch

2.4.7. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động

2.5. Thảo luận

Bài 3:

XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ, LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên;

- Phân biệt được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc tham gia xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên.

2. Nội dung

2.1. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ

2.1.1. Khái niệm, vị trí vai trò và nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ

2.1.2. Nội dung xây dựng lực lượng dân quân tự vệ

2.1.3. Một số biện pháp xây dựng lực lư­ợng dân quân tự vệ trong giai đoạn hiện nay

2.2. Xây dựng lực lượng dự bị động viên

2.2.1. Khái niệm, vị trí, vai trò xây dựng lực lư­ợng dự bị động viên

2.2.2. Những quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lư­ợng dự bị động viên

2.2.3. Nội dung xây dựng lực lư­ợng dự bị động viên

2.2.4. Một số biện pháp xây dựng lực lư­ợng dự bị động viên trong giai đoạn hiện nay

2.3. Thảo luận

Bài 4:

XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia, quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia;

- Phân biệt được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia.

2. Nội dung

2.1. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia

2.1.1. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia

2.1.2. Chủ quyền biên giới quốc gia

2.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia

2.3. Một số giải pháp cơ bản của Đảng, Nhà nước về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia

2.4. Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia

2.5. Thảo luận

Bài 5:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

- Trình bày được những nội dung chính về dân tộc, tôn giáo; vấn đề dân tộc, tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước hiện nay;

- Xác định rõ quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.

2. Nội dung

2.1. Một số vấn đề cơ bản về dân tộc

2.1.1. Một số vấn đề chung về dân tộc

2.1.2. Đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam

2.2. Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo

2.2.1. Một số vấn đề chung về tôn giáo

2.2.2. Tình hình tôn giáo ở Việt Nam

2.3. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam

2.3.1. Quan điểm, chính sách về dân tộc của Đảng và Nhà nước

2.3.2. Quan điểm, chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước

2.3.3. Một số giải pháp nâng cao nhận thức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

2.4. Thảo luận

Bài 6:

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM VÀ TỆ NẠN XÃ HỘI

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

- Trình bày được những nội dung cơ bản về công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội;

- Xác định được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội hiện nay.

2. Nội dung

2.1. Những vấn đề cơ bản về phòng chống tội phạm 2.1.1. Khái niệm tội phạm và phòng chống tội phạm

2.1.2. Nội dung nhiệm vụ hoạt động phòng chống tội phạm

2.1.3. Chủ thể và nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm

2.1.4. Phòng chống tội phạm trong nhà trường

2.2. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội

2.2.1. Khái niệm, mục đích công tác phòng chống tệ nạn xã hội và đặc điểm đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội

2.2.2. Chủ trương, quan điểm và các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội

2.2.3. Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong phòng chống tệ nạn xã hội

2.3. Thảo luận

Bài 7:

ĐƯỜNG LỐI QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ AN NINH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA, TƯ TƯỞNG

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng;

- Nhận thức đúng đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng.

2. Nội dung

2.1. Quan điểm và tư tưởng chỉ đạo của Đảng về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng

2.1.1. Bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam

2.1.2. Quan điểm cơ bản của Đảng về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng

2.2. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng

2.2.1. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng

2.2.2. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với việc tăng cường bảo vệ an ninh chính trị, văn hóa, tư tưởng trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng của đất nước

2.2.3. Tăng cường đổi mới và nâng cao chất lượng công tác hội nhập quốc tế về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng

2.3. Những giải pháp cơ bản về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng

2.4. Thảo luận

Bài 8:

CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

- Trình bày được các nội dung cơ bản về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

- Xác định được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2. Nội dung

2.1. Những vấn đề chung về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc

2.1.1. Mục đích, đối tượng của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc

2.1.2. Tính chất đặc điểm của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc

2.2. Quan điểm của Đảng trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc

2.2.1. Tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Kết hợp tác chiến của lực lượng vũ trang địa phương với tác chiến của các binh đoàn chủ lực

2.2.2. Tiến hành chiến tranh toàn diện, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá và tư tưởng, lấy đấu tranh quân sự là chủ yếu, lấy thắng lợi trên chiến trường là yếu tố quyết định để giành thắng lợi trong chiến tranh

2.2.3. Chuẩn bị mọi mặt trên cả nước cũng như từng khu vực để đủ sức đánh được lâu dài, ra sức thu hẹp không gian, rút ngắn thời gian của chiến tranh giành thắng lợi càng sớm càng tốt

2.2.4. Kết hợp kháng chiến với xây dựng, vừa kháng chiến vừa xây dựng, ra sức sản xuất thực hành tiết kiệm giữ gìn và bồi dưỡng lực lượng ta càng đánh càng mạnh

2.2.5. Kết hợp đấu tranh quân sự với bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, trấn áp kịp thời mọi âm mưu và hành động phá hoại gây bạo loạn

2.2.6. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy tinh thần tự lực tự cường, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế, sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới

2.3. Một số nội dung chủ yếu của chiến tranh nhân dân

2.3.1. Tổ chức thế trận chiến tranh nhân dân

2.3.2. Tổ chức lực lượng chiến tranh nhân dân

2.4. Thảo luận

Bài 9:

XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN VIỆT NAM

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

- Trình bày được những vấn đề cơ bản về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam;

- Xác định được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc tham gia xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

2. Nội dung

2.1. Khái niệm, đặc điểm và những quan điểm, nguyên tắc cơ bản xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân

2.1.1. Khái niệm

2.1.2. Đặc điểm liên quan đến xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân

2.1.3. Những quan điểm, nguyên tắc cơ bản xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ mới

2.2. Phương hướng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong giai đoạn mới

2.2.1. Xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng

2.2.2. Chính quy

2.2.3. Tinh nhuệ

2.2.4. Từng bước hiện đại

2.3. Những biện pháp chủ yếu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân

2.4. Thảo luận

Bài 10:

KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VỚI TĂNG CƯỜNG, CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

- Trình bày được những vấn đề cơ bản về việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh;

- Nhận thức đúng trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc tham gia xây dựng phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh.

2. Nội dung

2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh ở Việt Nam

2.1.1. Cơ sở lý luận của sự kết hợp

2.1.2. Cơ sở thực tiễn của sự kết hợp

2.2. Nội dung kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh với đối ngoại ở nước ta hiện nay

2.2.1. Kết hợp trong xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

2.2.2. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh trong phát triển các vùng lãnh thổ

2.2.3. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế chủ yếu

2.2.4. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh trong thực hiện nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc

2.2.5. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh trong hoạt động đối ngoại

2.3. Một số giải pháp chủ yếu thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh ở Việt Nam hiện nay

2.4. Thảo luận

Bài 11:

ĐỘI NGŨ ĐƠN VỊ

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

- Trình bày được một số nội dung cơ bản về đội ngũ đơn vị cấp tiểu đội, trung đội;

- Thực hiện đúng các động tác trong đội ngũ đơn vị cấp tiểu đội, trung đội.

2. Nội dung

2.1. Đội hình tiểu đội

2.1.1. Đội hình tiểu đội một hàng ngang

2.1.2. Đội hình tiểu đội hai hàng ngang

2.1.3. Đội hình tiểu đội một hàng dọc

2.1.4. Đội hình tiểu đội hai hàng dọc

2.2. Đội hình trung đội

2.2.1. Đội hình trung đội một hàng ngang

2.2.2. Đội hình trung đội hai hàng ngang

2.2.3. Đội hình trung đội ba hàng ngang

2.2.4. Đội hình trung đội một hàng dọc

2.2.5. Đội hình trung đội hai hàng dọc

2.2.6. Đội hình trung đội ba hàng dọc

2.3. Đổi hướng đội hình

2.3.1. Đổi hướng đội hình khi đứng tại chỗ

2.3.2. Đổi hướng đội hình trong khi đi

2.4. Thực hành

Bài 12:

GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI VŨ KHÍ BỘ BINH

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

- Trình bày được tác dụng, tính năng chiến đấu, cấu tạo, chuyển động của một số loại vũ khí bộ binh;

- Thực hiện đúng động tác tháo lắp súng bộ binh và kỹ thuật sử dụng một số loại vũ khí bộ binh;

- Có ý thức giữ gìn, bảo quản và sử dụng vũ khí bộ binh trong tập luyện và chiến đấu.

2. Nội dung

2.1. Giới thiệu một số loại vũ khí bộ binh

2.1.1. Súng trường CKC

2.1.2. Súng tiểu liên AK

2.1.3. Súng trung liên RPĐ cỡ 7,62 mm

2.1.4. Súng diệt tăng B41

2.1.5. Lựu đạn cần 97 Việt Nam, lựu đạn F-1

2.2. Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng một số loại vũ khí bộ binh

2.2.1. Kỹ thuật tháo và lắp một số loại vũ khí bộ binh

2.2.2. Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC

2.2.3. Kỹ thuật sử dụng lựu đạn cần 97 Việt Nam và Lựu đạn F-1

2.3. Thực hành

Bài 13:

KỸ THUẬT CẤP CỨU VÀ CHUYỂN THƯƠNG

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:

- Trình bày được một số nội dung cơ bản về kỹ thuật cấp cứu, chuyển thương;

- Thực hiện đúng các bước cấp cứu, chuyển thương.

2. Nội dung

2.1. Cầm máu tạm thời

2.1.1. Mục đích

2.1.2. Nguyên tắc cầm máu tạm thời

2.1.3. Phân biệt các loại chảy máu

2.1.4. Các biện pháp cầm máu tạm thời

2.2. Cố định tạm thời xương gãy

2.2.1. Mục đích

2.2.2. Nguyên tắc cố định tạm thời xương gãy

2.2.3. Kỹ thuật cố định tạm thời xương gãy

2.3. Hô hấp nhân tạo

2.3.1. Nguyên nhân gây ngạt thở

2.3.2. Kỹ thuật cấp cứu ban đầu

2.3.3. Tiến triển của việc cấp cứu ngạt thở

2.4. Kỹ thuật chuyển thương

2.4.1. Mang vác bằng tay

2.4.2. Chuyển nạn nhân bằng cáng

2.5. Thực hành

IV. Điều kiện thực hiện môn học

1. Địa điểm học tập

Phòng học, thao trường, bãi tập và các địa điểm khác đáp ứng điều kiện thực hiện môn học.

2. Trang thiết bị

2.1. Tài liệu:

Giáo trình Giáo dục quốc phòng và an ninh bậc trung cấp và các tài liệu tham khảo khác do Hiệu trưởng nhà trường quyết định theo quy định của pháp luật.

2.2. Tranh, phim ảnh:

- Sơ đồ tổ chức Quân đội và Công an;

- Cấu tạo, sử dụng một số loại lựu đạn;

- Kỹ thuật băng bó cấp cứu, chuyển thương;

- Súng tiểu liên AK, súng trường CKC, súng trung liên RPĐ, súng diệt tăng B41;

- Các tư thế, động tác bắn súng AK, CKC;

- Cấu tạo và động tác sử dụng lựu đạn Ф1, lựu đạn cần 97;

- Phim ảnh về giáo dục quốc phòng và an ninh.

2.3. Mô hình vũ khí:

- Mô hình súng AK-47, CKC, RPĐ, B41 cắt bổ;

- Mô hình súng tiểu liên AK-47, CKC luyện tập;

- Mô hình lựu đạn lựu đạn Ф1, lựu đạn cần 97 cắt bổ;

- Mô hình lựu đạn lựu đạn Ф1, lựu đạn cần 97 luyện tập.

2.4. Máy bắn tập:

- Máy bắn MBT-03;

- Thiết bị tạo tiếng nổ và lực giật cho máy bắn tập MBT-03 TNAK-12;

- Thiết bị theo dõi đường ngắm RDS-07;

- Lựu đạn tập nổ nhiều lần sử dụng CO2 lỏng (LĐT-15).

2.5. Thiết bị khác:

- Bao đạn, túi đựng lựu đạn;

- Bộ bia (khung + mặt bia số 4);

- Giá đặt bia đa năng;

- Kính kiểm tra đường ngắm;

- Đồng tiền di động;

- Mô hình đường đạn trong không khí;

- Hộp dụng cụ huấn luyện;

- Thiết bị tạo tiếng súng và tiếng nổ giả;

- Dụng cụ băng bó cứu thương;

- Cáng cứu thương;

- Giá súng và bàn thao tác;

- Tủ đựng súng và thiết bị.

2.6. Trang phục:

- Trang phục giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh

+ Trang phục mùa hè;

+ Trang phục dã chiến;

+ Mũ Kêpi;

+ Mũ cứng;

+ Mũ mềm;

+ Thắt lưng;

+ Giầy da;

+ Tất sợi;

+ Sao mũ Kêpi giáo dục quốc phòng và an ninh;

+ Sao mũ cứng giáo dục quốc phòng và an ninh;

+ Sao mũ mềm giáo dục quốc phòng và an ninh;

+ Nền cấp hiệu giáo dục quốc phòng và an ninh;

+ Nền phù hiệu giáo dục quốc phòng và an ninh;

+ Biển tên;

+ Ca vát.

- Trang phục người học giáo dục quốc phòng và an ninh

+ Trang phục hè;

+ Mũ cứng;

+ Mũ mềm;

+ Giầy vải;

+ Tất sợi;

+ Sao mũ cứng giáo dục quốc phòng và an ninh;

+ Thắt lưng;

+ Sao mũ mềm giáo dục quốc phòng và an ninh.

3. Các điều kiện khác

Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trang bị phòng học và các điều kiện khác để có thể tổ chức giảng dạy nội dung lý thuyết theo hình thức trực tuyến.

Tài liệu tham khảo:

3. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013.

4. Luật Biên giới quốc gia, 2004.

5. Luật nghĩa vụ quân sự, 2015.

6. Luật an ninh quốc gia, 2004.

7. Bộ luật hình sự, 2015.

8. Luật phòng chống tham nhũng, 2005; sửa đổi bổ sung năm 2018.

9. Luật tín ngưỡng, tôn giáo, 2016.

10. Luật Quốc phòng, 2006; sửa đổi, bổ sung năm 2018.

11. Luật giáo dục quốc phòng và an ninh, 2013.

12. Luật biển Việt Nam, 2012.

13. Luật Dân quân tự vệ, 2009.

14. Luật phòng, chống ma túy, năm 2000; sửa đổi, bổ sung năm 2009.

15. Pháp lệnh số 10/2003/PL-UBTVQH11 ngày 17/03/2003 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về phòng, chống mại dâm.

16. Nghị định số 116/2006/NĐ-CP ngày 06/10/2006 của Chính phủ về động viên quốc phòng.

17. Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc.

18. Nghị định số 25/2014/NĐ-CP ngày 07/04/2014 quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

19. Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết về biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.

20. Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 quy định chi tiết một số điều của luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ.

21. Thông tư số 01/2018/TT-BGDĐT ngày 26/01/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp trung học phổ thông), trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.

22. Thông tư số 02/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông.

23. Thông tư số 08/2015/TT-BLĐTBXH ngày 27/02/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành chương trình, giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh dùng cho trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề.

24. Thông tư số 03/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.

25. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Giáo dục quốc phòng – an ninh tập 1, tập 2 dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, Nhà xuất bản Giáo dục 2007.

26. Học viện chính trị: Phòng, chống "diễn biến hòa bình" ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2009.

27. Giáo trình Giáo dục an ninh - trật tự, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2012.

28. Điều lệnh quản lý bộ đội, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2011.

29. Sách dạy bắn súng tiểu liên AK, Cục quân huấn, BTTM, năm 1997.

30. Sách dạy bắn súng trung liên RPĐ, Cục quân huấn, BTTM, năm 2000.

31. Sách dạy bắn súng diệt tăng B41, Cục quân huấn, BTTM, năm 2002./.

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Tin học

Mã số môn học: MH05

Thời gian thực hiện: 75 giờ, (lý thuyết: 15 giờ; thực hành, thảo luận, bài tập: 58 giờ; kiểm tra: 2 giờ).

  1. Vị trí, tính chất của môn học

1. Vị trí: Môn học Tin học là môn học bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo cao đẳng.

2. Tính chất: Chương trình môn học bao gồm nội dung cơ bản về máy tính và công nghệ thông tin, cũng như việc sử dụng máy tính trong đời sống, học tập và hoạt động nghề nghiệp sau này.

II. Mục tiêu của môn học

Sau khi học xong môn học này, người học đạt được Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, cụ thể:

1. Về kiến thức

Trình bày và giải thích được được kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin; sử dụng máy tính, xử lý văn bản; sử dụng bảng tính, trình chiếu, Internet.

2. Về kỹ năng

- Nhận biết được các thiết bị cơ bản của máy tính, mạng máy tính; phân loại phần mềm; lập trình; phần mềm thương mại và phần mềm nguồn mở;

- Sử dụng được hệ điều hành Windows để tổ chức, quản lý thư mục, tập tin trên máy tính và sử dụng máy in;

- Sử dụng được phần mềm soạn thảo để soạn thảo được văn bản hành chính theo đúng quy định về kỹ thuật soạn thảo văn bản hành chính;

- Sử dụng được phần mềm xử lý bảng tính để tạo trang tính và các hàm cơ bản để tính các bài toán thực tế;

- Sử dụng được phần mềm trình chiếu để xây dựng và trình chiếu được các nội dung cần thiết;

- Sử dụng được một số dịch vụ Internet cơ bản như: Trình duyệt Web, thư điện tử, tìm kiếm thông tin và một số dạng truyền thông số thông dụng;

- Nhận biết và áp dụng biện pháp phòng tránh các loại nguy cơ đối với an toàn dữ liệu, mối nguy hiểm tiềm năng khi sử dụng các trang mạng xã hội, an toàn và bảo mật, bảo vệ thông tin;

- Thực hiện đúng các quy định về an toàn bảo mật thông tin; an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong việc sử dụng máy tính và ứng dụng công nghệ thông tin.

3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Nhận thức được tầm quan trọng và thực hiện đúng quy định của pháp luật, có trách nhiệm trong việc sử dụng máy tính và công nghệ thông tin trong đời sống, học tập và nghề nghiệp;

- Có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong việc áp dụng chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản vào học tập, lao động và các hoạt động khác.

III. Nội dung môn học

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

Số TT

Tên chương

Tổng số

Thời gian (giờ)

Lý thuyết

Thực hành, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1

Chương I. Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản

5

3

2

2

Chương II. Sử dụng máy tính cơ bản

6

2

4

3

Chương III. Xử lý văn bản cơ bản

17

2

15

4

Kiểm tra

1

1

5

Chương IV. Sử dụng bảng tính cơ bản

29

4

25

6

Chương V. Sử dụng trình chiếu cơ bản

11

2

9

7

Chương VI.Sử dụng Internet cơ bản

5

2

3

8

Kiểm tra

1

1

Tổng cộng

75

15

58

2

2. Nội dung chi tiết như sau:

2. Nội dung chi tiết

Chương I. HIỂU BIẾT VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CƠ BẢN

1. Mục tiêu

Học xong chương này, người học có khả năng:

- Trình bày được các kiến thức cơ bản về máy tính, phần mềm, biểu diễn thông tin trong máy tính, mạng cơ bản; các quy định liên quan đến việc sử dụng máy tính và công nghệ thông tin;

- Nhận biết được các thiết bị phần cứng chủ yếu, hệ điều hành, phần mềm ứng dụng; tuân thủ đúng các quy định trong việc sử dụng máy tính và ứng dụng công nghệ thông tin.

2. Nội dung

2.1. Kiến thức cơ bản về máy tính

2.1.1. Thông tin và xử lý thông tin

2.1.1.1. Thông tin

2.1.1.2. Dữ liệu

2.1.1.3. Xử lý thông tin

2.1.2. Phần cứng

2.1.2.1. Đơn vị xử lý trung tâm

2.1.2.2. Thiết bị nhập

2.1.2.3. Thiết bị xuất

2.1.2.4. Bộ nhớ và thiết bị lưu trữ

2.2. Phần mềm

2.2.1. Phần mềm hệ thống

2.2.2. Phần mềm ứng dụng

2.2.3. Một số phần mềm ứng dụng thông dụng

2.2.4. Phần mềm nguồn mở

2.3. Biểu diễn thông tin trong máy tính

2.3.1. Biểu diễn thông tin trong máy tính

2.3.2. Đơn vị thông tin và dung lượng bộ nhớ

2.4. Mạng cơ bản

2.4.1. Những khái niệm cơ bản

2.4.2. Internet, Intranet, Extranet

2.4.3. Truyền dữ liệu trên mạng

2.4.3.1. Truyền dữ liệu trên mạng

2.4.3.2. Tốc độ truyền

2.4.3.3. Các số đo (bps, Kbps, Mbps, Gbps…)

2.4.4. Phương tiện truyền thông

2.4.4.1. Giới thiệu về phương tiện truyền thông

2.4.4.2. Băng thông

2.4.4.3. Phân biệt các phương tiện truyền dẫn có dây

2.4.5. Download, Upload

2.5. Các ứng dụng của công nghệ thông tin – truyền thông

2.5.1. Một số ứng dụng công nghệ thông tin và ứng dụng trong kinh doanh

2.5.2. Một số ứng dụng phổ biến để liên lạc, truyền thông

2.6. An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

2.6.1. An toàn lao động

2.6.2. Bảo vệ môi trường

2.7. Các vấn đề an toàn thông tin cơ bản khi làm việc với máy tính

2.7.1. Kiểm soát truy nhập, bảo đảm an toàn cho dữ liệu

2.7.2. Phần mềm độc hại (malware)

2.8. Một số vấn đề cơ bản liên quan đến pháp luật trong sử dụng công nghệ thông tin

2.8.1. Bản quyền/ Sở hữu trí tuệ

2.8.2. Bảo vệ dữ liệu

Chương II. SỬ DỤNG MÁY TÍNH CƠ BẢN

1. Mục tiêu

Học xong chương này, người học có khả năng:

- Trình bày được một số kiến thức cơ bản về hệ điều hành Windows, quản lý thư mục, tập tin; phần mềm tiện ích và đa phương tiện, sử dụng tiếng Việt trong máy tính, sử dụng máy in;

- Khởi động, tắt được máy tính, máy in theo đúng quy trình. Thực hiện được việc quản lý thư mục, tập tin; cài đặt, gỡ bỏ và sử dụng được một số phần mềm tiện ích thông dụng.

2. Nội dung

2.1. Làm việc với hệ điều hành

2.1.1. Windows là gì?

2.1.2. Khởi động và thoát khỏi Windows

2.1.3. Desktop

2.1.4. Thanh tác vụ (Taskbar)

2.1.5. Menu Start

2.1.6. Khởi động và thoát khỏi một ứng dụng

2.1.7. Chuyển đổi giữa các cửa sổ ứng dụng

2.1.8. Thu nhỏ một cửa sổ, đóng cửa sổ một ứng dụng

2.1.9. Sử dụng chuột

2.2. Quản lý thư mục và tập tin

2.2.1. Khái niệm thư mục và tập tin

2.2.2. Xem thông tin, di chuyển, tạo đường tắt đến nơi lưu trữ thư mục và tập tin

2.2.3. Tạo, đổi tên tập tin và thư mục, thay đổi trạng thái và hiển thị thông tin về tập tin

2.2.4. Chọn, sao chép, di chuyển tập tin và thư mục

2.2.5. Xóa, khôi phục tập tin và thư mục

2.2.6. Tìm kiếm tập tin và thư mục

2.3. Sử dụng Control Panel

2.3.1. Khởi động Control Panel

2.3.2. Region and Language

2.3.3. Devices and Printers

2.3.4. Programs and Features

2.4. Một số phần mềm tiện ích

2.4.1. Phần mềm nén, giải nén tập tin

2.4.2. Phần mềm diệt virus

2.5. Sử dụng tiếng Việt

2.5.1. Các bộ mã tiếng Việt

2.5.2. Cách thức nhập tiếng Việt

2.5.3. Chọn phần mềm nhập tiếng Việt

2.6. Chuyển đổi định dạng tập tin

2.7. Đa phương tiện

2.8. Sử dụng máy in

2.8.1. Lựa chọn máy in

2.8.2. In

Chương III. XỬ LÝ VĂN BẢN CƠ BẢN

1. Mục tiêu

Học xong chương này, người học có khả năng:

- Trình bày được một số kiến thức cơ bản về văn bản, soạn thảo và xử lý văn bản, sử dụng phần mềm Microsoft Word trong soạn thảo văn bản, kết xuất và phân phối văn bản;

- Soạn thảo được văn bản bảo đảm đúng các yêu cầu về kỹ thuật soạn thảo văn bản hành chính; in ấn và phân phối văn bản bảo đảm đúng quy định.

2. Nội dung

2.1. Khái niệm văn bản và xử lý văn bản

2.1.1. Khái niệm văn bản.

2.1.2. Khái niệm xử lý văn bản.

2.2. Sử dụng Microsoft Word

2.2.1. Giới thiệu Microsoft Word

2.2.1.1. Mở, đóng Microsoft Word

2.2.1.2. Giới thiệu giao diện Microsoft Word

2.2.2. Thao tác với tập tin Microsoft Word

2.2.2.1. Mở một tập tin có sẵn

2.2.2.2. Tạo một tập tin mới

2.2.2.3. Lưu tập tin

2.2.2.4. Đóng tập tin

2.2.3. Định dạng văn bản

2.2.3.1. Định dạng văn bản (Text)

2.2.3.2. Định dạng đoạn văn

2.2.3.2.1. Định dạng đoạn (Paragraph)

2.2.3.2.2. Định dạng Bullets, Numbering

2.2.3.2.3. Thiết lập điểm dừng (Tab)

2.2.3.2.4. Định dạng khung và nền (Borders and Shading)

2.2.3.3. Kiểu dáng (Style)

2.2.3.4. Chèn (Insert) các đối tượng vào văn bản

2.2.3.4.1. Bảng (Table)

2.2.3.4.2. Chèn hình ảnh (Picture)

2.2.3.4.3. Chèn chữ nghệ thuật (WordArt)

2.2.3.4.4. Chèn ký tự đặc biệt

2.2.3.4.5. Chèn đối tượng Shapes

2.2.3.5. Hộp văn bản (Textbox)

2.2.3.6. Tham chiếu (Reference)

2.2.3.7. Hoàn tất văn bản

2.2.3.7.1. Căn lề toàn bộ văn bản

2.2.3.7.2. Thêm, bỏ ngắt trang

2.2.3.7.3. Tạo tiêu đề trang (Header & Footer)

2.2.4. In văn bản

2.2.5. Phân phối văn bản

2.2.6. Soạn thông báo, thư mời

2.2.7. Soạn và xử lý văn bản hành chính mẫu

Chương IV. SỬ DỤNG BẢNG TÍNH CƠ BẢN

1. Mục tiêu

Học xong chương này, người học có khả năng:

- Trình bày được một số kiến thức cơ bản về bảng tính, trang tính; về sử dụng phần mềm Microsoft Excel;

- Sử dụng được phần mềm xử lý bảng tính Microsoft Excel để tạo bảng tính, trang tính; nhập và định dạng dữ liệu; sử dụng các biểu thức toán học, các hàm cơ bản để tính toán các bài toán thực tế.

2. Nội dung

2.1. Kiến thức cơ bản về bảng tính (Workbook)

2.2.1. Khái niệm bảng tính

2.2.2. Các bước xây dựng bảng tính thông thường

2.2. Sử dụng Microsoft Excel

2.2.1. Làm việc với phần mềm Microsoft Excel

2.2.1.1. Mở, đóng phần mềm

2.2.1.2. Giao diện Microsoft Excel

2.2.2. Thao tác trên tập tin bảng tính

2.2.2.1. Mở tập tin bảng tính

2.2.2.2. Lưu bảng tính

2.2.2.3. Đóng bảng tính

2.3. Thao tác với ô

2.3.1. Các kiểu dữ liệu

2.3.2. Cách nhập dữ liệu

2.3.3. Chỉnh sửa dữ liệu

2.3.3.1. Xóa dữ liệu

2.3.3.2. Khôi phục dữ liệu

2.4. Làm việc với trang tính (Worksheet)

2.4.1. Dòng và cột

2.4.1.1. Thêm dòng và cột

2.4.1.2. Xoá dòng và cột

2.4.1.3. Hiệu chỉnh kích thước ô, dòng, cột

2.2.1.4. Ẩn/hiện, cố định (freeze)/ thôi cố định (unfreeze) tiêu đề dòng, cột

2.4.2. Trang tính

2.4.2.1. Tạo, xóa, di chuyển, sao chép các trang tính

2.4.2.2. Thay đổi tên trang tính

2.4.2.3. Mở nhiều trang tính

2.4.2.4. Tính toán trên nhiều trang tính

2.5. Định dạng ô, dãy ô

2.5.1. Định dạng kiểu số, ngày, tiền tệ

2.5.2. Định dạng văn bản

2.5.3. Căn chỉnh, hiệu ứng viền

2.6. Biểu thức và hàm

2.6.1. Biểu thức số học

2.6.1.1. Khái niệm biểu thức số học

2.6.1.2. Tạo biểu thức số học đơn giản

2.6.1.3. Các lỗi thường gặp

2.6.2. Hàm

2.6.2.1. Khái niệm hàm, cú pháp hàm, cách nhập hàm

2.6.2.2. Toán tử so sánh =, < , >

2.6.2.3. Các hàm cơ bản (SUM, AVERAGE, MIN, MAX, COUNT, COUNTA, ROUND, INT, MOD, RANK)

2.6.2.4. Hàm điều kiện IF

2.6.2.5. Các hàm logic (AND, OR)

2.6.2.6. Các hàm ngày (DAY, MONTH, YEAR, NOW)

2.6.2.7. Các hàm chuỗi (LEFT, RIGHT, MID, LEN, UPPER, PROPER, LOWER, VALUE)

2.6.2.8. Các hàm tìm kiếm (VLOOKUP, HLOOKUP)

2.6.2.9. Các hàm có điều kiện (COUNTIF, SUMIF)

2.7. Biểu đồ

2.7.1. Tạo biểu đồ

2.7.2. Chỉnh sửa, cắt dán, di chuyển, xóa biểu đồ

2.8. Kết xuất và phân phối trang tính, bảng tính

2.8.1. Trình bày trang tính để in

2.8.2. Kiểm tra và in

2.8.3. Phân phối trang tính

Chương V. SỬ DỤNG TRÌNH CHIẾU CƠ BẢN

1. Mục tiêu

Học xong chương này, người học có khả năng:

- Trình bày được một số kiến thức cơ bản về sử dụng máy tính và sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint trong việc thiết kế và trình chiếu thông tin;

- Sử dụng được phần mềm trình chiếu Microsoft PowerPoint để soạn thảo nội dung, thiết kế và trình chiếu các nội dung cần thiết cho một bài thuyết trình thông thường.

2. Nội dung

2.1. Kiến thức cơ bản về bài thuyết trình

2.1.1. Khái niệm bài thuyết trình

2.1.2. Các bước cơ bản để tạo một bài thuyết trình

2.2. Sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint

2.2.1. Các thao tác tạo trình chiếu cơ bản

2.2.1.1. Giới thiệu Microsoft PowerPoint

2.2.1.2. Tạo một bài thuyết trình cơ bản

2.2.1.3. Các thao tác trên slide

2.2.1.4. Chèn Picture

2.2.1.5. Chèn Shapes, WordArt và Textbox

2.2.1.6. Chèn Table, Chart, SmartArt

2.2.1.7. Chèn Audio, Video

2.2.2. Hiệu ứng, trình chiếu và in bài thuyết trình

2.2.2.1. Tạo các hiệu ứng hoạt hình cho đối tượng

2.2.2.2. Tạo các hiệu ứng chuyển slide

2.2.2.3. Cách thực hiện một trình diễn

2.2.2.4. Lặp lại trình diễn

2.2.2.5. In bài thuyết trình

Chương VI. SỬ DỤNG INTERNET CƠ BẢN

1. Mục tiêu

Học xong chương này, người học có khả năng:

- Trình bày được một số kiến thức cơ bản về Internet, WWW (World Wide Web), các thao tác với thư điện tử;

- Sử dụng được các thao tác xử lý cơ bản trên Internet, thư điện tử và tìm kiếm thông tin.

- Nhận biết và thực hiện được các biện pháp an toàn bảo mật thông tin khi sử dụng các thiết bị, trang thông tin liên quan đến Internet.

2. Nội dung

2.1. Kiến thức cơ bản về Internet

2.1.1. Tổng quan về Internet

2.1.2. Dịch vụ WWW (World Wide Web)

2.1.3. Bảo mật khi làm việc với Internet

2.2. Khai thác và sử dụng Internet

2.2.1. Sử dụng trình duyệt Web

2.2.1.1. Thao tác duyệt web cơ bản

2.2.1.2. Thiết đặt (setting)

2.2.1.3. Chuyển hướng từ nguồn nội dung Internet này qua nguồn khác

2.2.1.4. Đánh dấu

2.2.2. Sử dụng Web

2.2.2.1. Biểu mẫu và sử dụng một số dịch vụ công

2.2.2.2. Tìm kiếm, bộ tìm kiếm (máy tìm kiếm)

2.2.2.3. Lưu nội dung

2.2.2.4. In

2.2.3. Thư điện tử (Email)

2.2.3.1. Khái niệm thư điện tử

2.2.3.2. Viết và gửi thư điện tử

2.2.3.3. Nhận và trả lời thư điện tử

2.2.3.4. Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng thư điện tử

2.3. Một số dạng truyền thông số thông dụng

2.3.1. Dịch vụ nhắn tin tức thời

2.3.2. Cộng đồng trực tuyến

2.3.3. Thương mại điện tử và ngân hàng điện tử

2.4. Kiến thức cơ bản về an toàn và bảo mật thông tin trên mạng

2.4.1. Nguồn gốc các nguy cơ đối với việc đảm bảo an toàn dữ liệu và thông tin

2.4.2. Tác dụng và hạn chế chung của phần mềm diệt virus, phần mềm an ninh mạng

2.4.3. An toàn thông tin khi sử dụng các loại thiết bị di động và máy tính trên internet

2.4.4. An toàn khi sử dụng mạng xã hội

IV. Điều kiện thực hiện môn học

1 . Phòng học chuyên môn/nhà xưởng

- Phòng máy tính có cấu hình phù hợp (đảm bảo mỗi sinh viên 1 máy). Phòng được trang bị hệ thống đèn đủ ánh sáng và máy điều hòa.

- Bàn, ghế cho sinh viên (mỗi bàn đặt 1 bộ máy tính).

- Bàn ghế giảng viên, bảng, máy chiếu, bút bảng.

2. Trang thiết bị máy móc

- Máy tính cài hệ điều hành Windows, Microsoft Office (Microsoft Word, Microsoft Excel, Microsoft PowerPoint), phần mềm tiện ích và có kết nối Internet.

- Các thiết bị phần cứng máy tính gồm: Mainboard, CPU, Ram, Ổ cứng, Card màn hình, Card âm thanh, Card mạng, Vỏ máy tính, Nguồn máy tính, Màn hình, Bàn phím, Chuột, Loa; Các thiết bị mạng cơ bản: Bridge, Repeater, Hub, Switch, Router và Gateway.

- Có một máy server quản lý toàn bộ máy con có kết nối mạng LAN và một máy cho giảng viên.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

Giáo trình, bài giảng, hệ thống bài tập, tài liệu tham khảo.

4. Các điều kiện khác

Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trang bị phòng học và các điều kiện khác để có thể tổ chức giảng dạy môn học theo hình thức trực tuyến.

  1. Phương pháp đánh giá

Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.

VI. Miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập

Việc miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập môn học được thực hiện theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH. Ngoài ra, Hiệu trưởng quy định cụ thể và quyết định miễn trừ học tập môn học như sau:

- Miễn trừ học tập môn học đối với người học có:

+ Chứng chỉ chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản hoặc Chứng chỉ chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin nâng cao theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

+ Chứng chỉ công nghệ thông tin của tổ chức nước ngoài sử dụng ở Việt Nam đáp ứng chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản hoặc Chứng chỉ chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin nâng cao theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Người học đã có bằng tốt nghiệp trung cấp, Hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định cho người học được miễn học những nội dung đã được học ở chương trình đào tạo trình độ trung cấp.

Tài liệu tham khảo

1. Quyết định số 392/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình mục tiêu phát triển công nghiệp công nghệ thông tin đến 2020, tầm nhìn 2025”.

2. Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 31/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy và học nghề đến năm 2020”.

3. Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

4. Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21/06/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin.

5. Thông tư số 44/2017/TT-BTTTT ngày 29/12/2017 của của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về việc công nhận chứng chỉ công nghệ thông tin của tổ chức nước ngoài sử dụng ở Việt Nam đáp ứng chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin

6. Nguyễn Đăng Tỵ, Hồ Thị Phương Nga, Giáo trình Tin học Đại cương, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2015.

7. Huyền Trang, Sử dụng Internet an toàn, NXB Phụ nữ, 2014.

8. Phạm Phương Hoa, Phạm Quang Hiển, Giáo trình thực hành Microsoft Word, NXB Thanh Niên, 2016.

9. Phạm Phương Hoa, Phạm Quang Hiển, Giáo trình thực hành Excel, NXB Thanh Niên, 2017.

10. Joan Lambert and Curtis Frye, Microsoft Office 2016 Step by Step 1st Edition, Microsoft, 2015.

11. Peter Weverka, Office 2016 All-In-One For Dummies 1st Edition, John Wiley & Sons, 2016./.

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Tiếng Anh

Mã số môn học: MH06

Thời gian thực hiện: 120 giờ, (Lý thuyết: 42 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập: 72 giờ; Kiểm tra và ôn tập: 6 giờ).

  1. Vị trí, tính chất của môn học

1. Vị trí: Môn học Tiếng Anh là một trong các môn học ngoại ngữ bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng.

2. Tính chất: Chương trình môn học Tiếng Anh bao gồm các kiến thức, kỹ năng sử dụng tiếng Anh cơ bản trong đời sống, học tập và hoạt động nghề nghiệp phù hợp với trình độ được đào tạo.

II. Mục tiêu môn học

Sau khi học xong chương trình ở trình độ cao đẳng, người học đạt được trình độ năng lực ngoại ngữ Bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cụ thể:

1. Về kiến thức

Nhận biết và giải thích được các cấu trúc ngữ pháp cơ bản về thành phần của câu, cách sử dụng thì hiện tại đơn, tiếp diễn và hoàn thành, thì quá khứ đơn, tiếp diễn, thì tương lai, phân loại danh từ, đại từ và tính từ; phân biệt và giải thích được các từ vựng về những chủ đề quen thuộc như giới thiệu bản thân và người khác, các hoạt động hàng ngày, sở thích, địa điểm, thực phẩm và đồ uống, các sự kiện đặc biệt, kỳ nghỉ, các kế hoạch trong tương lai, ngoại hình và tính cách, sự phát triển của công nghệ và thói quen mua sắm.

2. Về kỹ năng

  1. Kỹ năng nghe: Nghe và hiểu được những cụm từ và cách diễn đạt liên quan tới nhu cầu thiết yếu hằng ngày khi được diễn đạt chậm và rõ ràng về các chủ đề liên quan đến các thành viên gia đình, các hoạt động giải trí trong thời gian rảnh rỗi, vị trí đồ đạc trong nhà, các loại thức ăn và đồ uống phổ biến, các hoạt động trong các dịp lễ hoặc sự kiện đặc biệt, du lịch, các hoạt động hàng ngày, sở thích, kế hoạch trong tương lai, ngoại hình, tính cách và mua sắm; hiểu được ý chính trong các giao dịch quen thuộc hằng ngày khi được diễn đạt chậm và rõ ràng.
  1. Kỹ năng nói: Giao tiếp một cách đơn giản và trực tiếp về các chủ đề quen thuộc hằng ngày liên quan tới tự giới thiệu bản thân, gia đình, nghề nghiệp, sở thích; chỉ đường đến những địa điểm thông thường; đặt được câu hỏi về số lượng; giới thiệu được những ngày lễ, sự kiện đặc biệt, hoạt động du lịch, các kế hoạch cho các ngày lễ và sự kiện đặc biệt; mô tả tính cách và ngoại hình của bản thân và người khác; giới thiệu các sản phẩm công nghệ và công dụng; mô tả thói quen mua sắm; truyền đạt quan điểm, nhận định của mình trong các tình huống xã giao đơn giản, ngắn gọn.
  1. Kỹ năng đọc: Đọc và phân tích được các đoạn văn bản ngắn và đơn giản về các vấn đề quen thuộc và cụ thể; đọc hiểu đại ý và thông tin chi tiết thông qua các bài đọc có liên quan đến giới thiệu bạn bè, các hoạt động trong thời gian rảnh rỗi, nơi chốn, các thức ăn và đồ uống phổ biến, các ngày lễ đặc biệt và kỳ nghỉ, các hoạt động hàng ngày và các sở thích, cách chào đón năm mới ở các quốc gia, sự phát triển của công nghệ và thói quen mua sắm.
  1. Kỹ năng viết: Viết được các mệnh đề, câu đơn giản và kết nối với nhau bằng các liên từ cơ bản; viết đoạn văn ngắn về các chủ đề có liên quan đến bản thân, sở thích và các hoạt động trong thời gian rảnh rỗi, mô tả nhà ở, thức ăn và đồ uống, các lễ hội và dịp đặc biệt, các kỳ nghỉ và các sở thích, kế hoạch và dự định cho việc chào đón năm mới, thiết bị công nghệ và thói quen mua sắm.

3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Nhận thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng, có trách nhiệm trong việc sử dụng tiếng Anh trong đời sống, học tập và nghề nghiệp;

- Có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong việc áp dụng tiếng Anh vào học tập, lao động và các hoạt động khác.

III. Nội dung môn học

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

Số TT

Tên đơn vị bài học

Tổng số

Thời gian (giờ)

Lý thuyết

Thực hành, thảo luận, bài tập

Kiểm tra & Ôn tập

1

Bài 1: Gia đình và bạn bè (Family and friends)

9

3

6

2

Bài 2: Thời gian rảnh rỗi (Leisure time)

9

3

6

3

Bài 3: Địa điểm (Places)

9

3

6

4

Bài 4: Các loại thực phẩm và đồuống (Food and drink)

9

3

6

5

Ôn tập và kiểm tra (Consolidation & test)

4

2

2

6

Bài 5: Các sự kiện đặc biệt (Special occasions)

9

3

6

7

Bài 6: Kỳ nghỉ (Vacation)

9

3

6

8

Bài 7: Các hoạt động hàng ngày (Activities)

9

3

6

9

Bài 8: Sở thích (Hobbies and interests)

9

3

6

10

Ôn tập và kiểm tra (Consolidation & test)

4

2

2

11

Bài 9: Các kế hoạch trong tương lai (Future plans)

9

3

6

12

Bài 10: Ngoại hình và tính cách (Appearance and personality)

9

3

6

13

Bài 11: Công nghệ (Technology)

9

3

6

14

Bài 12: Mua sắm (Shopping)

9

3

6

15

Ôn tập và kiểm tra (Consolidation & test)

4

2

2

Tổng cộng

120

42

72

6

2. Nội dung chi tiết như sau:

Bài 1. GIA ĐÌNH VÀ BẠN BÈ (FAMILY AND FRIENDS)

1. Mục tiêu

- Nhận biết các động từ thông dụng và từ vựng về gia đình;

- Nhận biết và sử dụng được thì hiện tại đơn, tính từ sở hữu, đại từ và đại từ chỉ định;

- Nghe và trả lời câu hỏi về đề tài gia đình;

- Nói về bản thân và gia đình;

- Đọc hiểu bài đọc và trả lời câu hỏi về gia đình;

- Viết đoạn văn giới thiệu bản thân.

2. Nội dung

2.1. Từ vựng (Vocabulary)

2.1.1. Gia đình;

2.1.2. Nghề nghiệp;

2.1.3. Các động từ thông dụng và các hoạt động.

2.2. Ngữ pháp (Grammar)

2.2.1. Động từ “to be”;

2.2.2. Tính từ sở hữu;

2.2.3. Đại từ và đại từ chỉ định;

2.2.4. Thì hiện tại đơn.

2.3. Kỹ năng nghe (Listening)

2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về thông tin cá nhân và gia đình;

2.3.2. Bài tập True/False.

2.4. Kỹ năng nói (Speaking)

2.4.1. Giới thiệu bản thân và gia đình;

2.4.2. Hỏi và trả lời.

2.5. Kỹ năng đọc (Reading)

2.5.1. Bài đọc: My friend Minh;

2.5.2. Bài tập trắc nghiệm;

2.5.3. Bài tập True/False.

2.6. Kỹ năng viết (Writing)

Viết đoạn văn giới thiệu bản thân (tối thiểu 50 từ).

Bài 2. THỜI GIAN RẢNH RỖI (LEISURE TIME)

1. Mục tiêu

- Nhận biết và đặt ví dụ với các trạng từ chỉ tần suất (Adverbs of frequency), động từ khiếm khuyết can/can’t và câu hỏi với How often...?;

- Sử dụng các từ vựng về sở thích, thể thao và hoạt động lúc rảnh rỗi;

- Nghe các cá nhân giới thiệu sở thích và trả lời câu hỏi;

- Trình bày về sở thích và các hoạt động trong thời gian rảnh rỗi;

- Đọc hiểu bài đọc và trả lời câu hỏi về sở thích trong thời gian rảnh rỗi;

- Viết về các hoạt động yêu thích trong thời gian rảnh rỗi.

2. Nội dung

2.1. Từ vựng (Vocabulary)

2.1.1. Các môn thể thao;

2.1.2. Các hoạt động trong thời gian rãnh rỗi.

2.2. Ngữ pháp (Grammar)

2.2.1. Trạng từ chỉ tần suất;

2.2.2. Động từ khiếm khuyết Can/can’t;

2.2.3. Cấu trúc How often...?.

2.3. Kỹ năng nghe (Listening)

2.3.1. Nghe các cá nhân giới thiệu sở thích và trả lời câu hỏi;

2.3.2. Bài tập nghe và lựa chọn đáp án chính xác;

2.3.3. Bài tập nghe và kết hợp đúng đối tượng và hoạt động.

2.4. Kỹ năng nói (Speaking)

2.4.1. Trình bày về sở thích và các hoạt động trong thời gian rảnh rỗi;

2.4.2. Phỏng vấn một người bạn trong lớp.

2.5. Kỹ năng đọc (Reading)

2.5.1. Bài đọc: What does she usually do on Saturdays?;

2.5.2. Đọc và trả lời câu hỏi;

2.5.3. Bài tập trắc nghiệm;

2.5.4. Bài tập True/False.

2.6. Kỹ năng viết (Writing)

Viết về các hoạt động yêu thích trong thời gian rảnh rỗi (tối thiểu 50 từ).

Bài 3. ĐỊA ĐIỂM (PLACES)

1. Mục tiêu

- Nhận biết và đặt ví dụ với There is/there are, giới từ chỉ nơi chốn và các từ vựng về vật dụng trong nhà, các địa điểm phổ biến và các tính từ phổ biến;

- Nghe và trả lời câu hỏi về vị trí các vật dụng trong nhà;

- Hỏi đường và chỉ đường;

- Đọc hiểu bài đọc giới thiệu về thành phố và các địa điểm nổi bật;

- Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về quê hương của bạn.

2. Nội dung

2.1. Từ vựng (Vocabulary)

2.1.1. Các địa điểm trong thành phố;

2.1.2. Các tính từ thông dụng;

2.1.3. Các đồ vật trong nhà;

2.2. Ngữ pháp (Grammar)

2.2.1. Cấu trúc There is/ There are;

2.2.2. Giới từ chỉ nơi chốn.

2.3. Kỹ năng nghe (Listening)

2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về vị trí các vật dụng trong nhà;

2.3.2. Bài tập nghe và chọn đáp án chính xác.

2.4. Kỹ năng nói (Speaking)

2.4.1. Mô tả vị trí các đồ vật và nơi chốn trong hình ảnh;

2.4.2. Bài tập điền hoàn chỉnh bảng câu hỏi.

2.5. Kỹ năng đọc (Reading)

2.5.1. Bài đọc: Da Nang City - a worth-living city in Viet Nam;

2.5.2. Bài tập đọc và trả lời câu hỏi.

2.6. Kỹ năng viết (Writing)

Viết đoạn văn ngắn mô tả một căn phòng trong nhà bạn (tối thiểu 50 từ).

Bài 4. CÁC LOẠI THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG

(FOOD AND DRINK)

1. Mục tiêu

- Nhận biết và đặt ví dụ với danh từ đếm được và không đếm được (Countable and uncountable nouns), cấu trúc How much/how many, động từ khiếm khuyết Should / shouldn’t, cấu trúc Would like và các từ vựng về các loại thức ăn và đồ uống;

- Nghe và trả lời câu hỏi về các loại thức ăn, đồ uống;

- Hỏi về số lượng;

- Đọc hiểu một số thức ăn và đồ uống trong thực đơn;

- Viết đoạn văn ngắn nêu những việc nên làm và không nên làm để có sức khỏe tốt.

2. Nội dung

2.1. Từ vựng (Vocabulary)

Các loại thực phẩm và đồ uống.

2.2. Ngữ pháp (Grammar)

2.2.1. Danh từ đếm được và không đếm được;

2.2.2. Cấu trúc How much/ How many;

2.2.3. Cấu trúc Should/ Shouldn’t;

2.2.4. Cấu trúc Would like.

2.3. Kỹ năng nghe (Listening)

2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về các loại thức ăn, đồ uống;

2.3.2. Bài tập True/False;

2.3.3. Bài tập trắc nghiệm.

2.4. Kỹ năng nói (Speaking)

2.4.1. Hỏi về số lượng trong mua sắm;

2.4.2. Bài tập điền hoàn chỉnh câu với much hoặc many;

2.4.3. Bài tập lựa chọn đáp án đúng;

2.4.4. Bài tập sửa lỗi câu.

2.5. Kỹ năng đọc (Reading)

2.5.1. Bài đọc: A restaurant menu;

2.5.2. Bài tập phân loại từ vựng;

2.5.3. Bài tập True/False.

2.6. Kỹ năng viết (Writing)

Viết đoạn văn ngắn nêu những việc nên làm và không nên làm để có sức khỏe tốt (tối thiểu 50 từ).

Bài 5. CÁC SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT (SPECIAL OCCASIONS)

1. Mục tiêu

- Sử dụng thì Present simple và Present continuous, giới từ chỉ thời gian (prepositions of time) và các từ vựng về quần áo, màu sắc, lễ hội và sự kiện đặc biệt và tính từ mô tả ngoại hình;

- Nghe và trả lời câu hỏi về lễ hội và các thông tin có liên quan;

- Thực hành nói về các hoạt động của gia đình trong các lễ hội và sự kiện đặc biệt;

- Đọc hiểu và trả lời câu hỏi về các hoạt động trong ngày Tết truyền thống Việt Nam;

- Viết đoạn văn ngắn mô tả một lễ hội hoặc sự kiện đặc biệt.

2. Nội dung

2.1. Từ vựng (Vocabulary)

2.1.1. Các ngày lễ quan trọng;

2.1.2. Từ vựng mô tả ngoại hình;

2.1.3. Quần áo và màu sắc.

2.2. Ngữ pháp (Grammar)

2.2.1. Thì hiện tại đơn;

2.2.2. Thì hiện tại tiếp diễn;

2.2.3. Giới từ chỉ thời gian.

2.3. Kỹ năng nghe (Listening)

2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về lễ hội và các thông tin có liên quan;

2.3.2. Bài tập lựa chọn đáp án đúng;

2.3.3. Thực hành theo cặp đôi;

2.3.4. Bài tập nghe và điền từ vào chỗ trống.

2.4. Kỹ năng nói (Speaking)

2.4.1. Thực hành nói về các hoạt động của gia đình trong các lễ hội và sự kiện đặc biệt;

2.4.2. Bài tập sắp xếp câu theo trật tự phù hợp;

2.4.3. Thực hành nói với bạn trong lớp.

2.5. Kỹ năng đọc (Reading)

2.5.1. Bài đọc: Tet holiday;

2.5.2. Bài tập đọc và trả lời câu hỏi;

2.5.3. Thảo luận.

2.6. Kỹ năng viết (Writing)

Viết đoạn văn ngắn mô tả một lễ hội hoặc sự kiện đặc biệt (tối thiểu 50 từ).

Bài 6. KỲ NGHỈ (VACATION)

1. Mục tiêu

- Sử dụng thì quá khứ đơn (Past simple), các cụm từ chỉ thời gian, các vật dụng và hoạt động liên quan đến kỳ nghỉ, tính từ mô tả nơi chốn và cảm xúc;

- Nghe và trả lời câu hỏi về kỳ nghỉ;

- Thực hành đặt câu hỏi có liên quan đến kỳ nghỉ;

- Đọc hiểu và trả lời câu hỏi về một chuyến du lịch đã thực hiện;

- Viết đoạn văn ngắn kể về kỳ nghỉ vừa qua của bạn.

2. Nội dung

2.1. Từ vựng (Vocabulary)

2.1.1. Các hoạt động liên quan đến kỳ nghỉ;

2.1.2. Các vật dụng liên quan đến kỳ nghỉ;

2.1.3. Các tính từ mô tả nơi chốn và cảm xúc.

2.2. Ngữ pháp (Grammar)

2.2.1. Thì quá khứ đơn;

2.2.2. Dạng quá khứ của động từ To be;

2.2.3. Dạng quá khứ của động từ Can;

2.2.4. Động từ hợp quy tắc.

2.3. Kỹ năng nghe (Listening)

2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về kỳ nghỉ;

2.3.2. Bài tập nghe và lựa chọn đáp án đúng;

2.3.3. Bài tập nghe và kết hợp.

2.4. Kỹ năng nói (Speaking)

2.4.1. Thực hành đặt câu hỏi có liên quan đến kỳ nghỉ;

2.4.2. Bài tập sắp xếp câu theo trật tự phù hợp;

2.4.3. Thực hành với bạn trong lớp.

2.5. Kỹ năng đọc (Reading)

2.5.1. Bài đọc: My first trip to Hanoi;

2.5.2. Bài tập đọc và trả lời câu hỏi;

2.5.3. Bài tập True/False.

2.6. Kỹ năng viết (Writing)

Viết đoạn văn ngắn kể về kỳ nghỉ vừa qua của bạn (tối thiểu 50 từ).

Bài 7. CÁC HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY (ACTIVITIES)

1. Mục tiêu

- Sử dụng kết hợp thì hiện tại đơn và thì hiện tại tiếp; to infinitive và gerund và từ vựng về các hoạt động hàng ngày; các tính từ chỉ tính cách;

- Nghe và trả lời câu hỏi về đề tài các hoạt động hàng ngày;

- Nói về các hoạt động hàng ngày;

- Đọc hiểu bức thư giới thiệu về một chuyến du lịch;

- Viết đoạn văn mô tả hoạt động đang diễn ra trong một bức tranh.

2. Nội dung

2.1. Từ vựng (Vocabulary)

2.1.1. Các hoạt động hàng ngày;

2.1.2. Tính từ chỉ tính cách.

2.2. Ngữ pháp (Grammar)

2.2.1. Kết hợp thì hiện tại đơn và thì hiện tại tiếp diễn;

2.2.2. To infinivive and Gerund.

2.3. Kỹ năng nghe (Listening)

2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về đề tài các hoạt động hàng ngày;

2.3.2. Bài tập nghe và lựa chọn đáp án đúng;

2.3.3. Bài tập nghe và trả lời câu hỏi.

2.4. Kỹ năng nói (Speaking)

2.4.1. Nói về các hoạt động hàng ngày;

2.4.2. Thực hành nghe và lặp lại;

2.4.3. Thực hành theo cặp đôi.

2.5. Kỹ năng đọc (Reading)

2.5.1. Bài đọc: A letter;

2.5.2. Bài tập đọc và lựa chọn đáp án đúng.

2.6. Kỹ năng viết (Writing)

Viết đoạn văn mô tả hoạt động đang diễn ra trong một bức tranh (tối thiểu 50 từ).

Bài 8. SỞ THÍCH (HOBBIES AND INTERESTS)

1. Mục tiêu

- Sử dụng kết hợp thì quá khứ đơn (Past simple) và thì quá khứ tiếp diễn (Past continuous) các từ vựng về sở thích , các môn thể thao đi chung với động từ: play, go và do;

- Nghe các cá nhân nói về sở thích và trả lời câu hỏi;

- Nói về sở thích trong quá khứ và hiện tại;

- Đọc hiểu bài đọc và trả lời câu hỏi về sở thích;

- Viết đoạn văn ngắn mô tả các sở thích của bản thân.

2. Nội dung

2.1. Từ vựng (Vocabulary)

2.1.1. Sở thích;

2.1.2. Cấu trúc Play/go/do+ sport.

2.2. Ngữ pháp (Grammar)

2.2.1. Thì quá khứ đơn;

2.2.2. Thì quá khứ tiếp diễn;

2.2.3. Kết hợp thì quá khứ đơn và thì quá khứ tiếp diễn.

2.3. Kỹ năng nghe (Listening)

2.3.1. Nghe các cá nhân nói về sở thích và trả lời câu hỏi;

2.3.2. Bài tập nghe và lựa chọn đáp án đúng.

2.4. Kỹ năng nói (Speaking)

2.4.1. Nói về sở thích trong quá khứ và hiện tại;

2.4.2. Thực hành nghe và lặp lại.

2.5. Kỹ năng đọc (Reading)

2.5.1. Bài đọc: What is a hobby?;

2.5.2. Bài tập True/False/Not given.

2.6. Kỹ năng viết (Writing)

Viết đoạn văn ngắn mô tả các sở thích của bản thân (tối thiểu 80 từ).

Bài 9. CÁC KẾ HOẠCH TRONG TƯƠNG LAI (FUTURE PLANS)

1. Mục tiêu

- Sử dụng cấu trúc Will và going to; các từ định lượng a little, a few, many, much và a lot of và các từ vựng về các hoạt động trên lễ hội và sự kiện đặc biệt; các tính từ mô tả địa điểm;

- Nghe và trả lời câu hỏi về nơi sinh sống;

- Nói về các dự định và kế hoạch cho một lễ hội và sự kiện đặc biệt;

- Đọc hiểu bài đọc về các cách chào đón năm mới ở một số quốc gia và trả lời câu hỏi;

- Viết đoạn văn ngắn mô tả các dự định và kế hoạch chào đón năm mới.

2. Nội dung

2.1. Từ vựng (Vocabulary)

2.1.1. Lễ hội;

2.1.2. Tính từ mô tả địa điểm.

2.2. Ngữ pháp (Grammar)

2.2.1. Cấu trúc Will và going to;

2.2.2. Từ định lượng a little, a few, many, much và a lot of.

2.3. Kỹ năng nghe (Listening)

2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về nơi sinh sống;

2.3.2. Bài tập nghe và lựa chọn đáp án đúng.

2.4. Kỹ năng nói (Speaking)

2.4.1. Nói về các dự định và kế hoạch cho một lễ hội và sự kiện đặc biệt;

2.4.2. Thực hành nghe và lặp lại;

2.4.3. Thực hành theo cặp đôi.

2.5. Kỹ năng đọc (Reading)

2.5.1. Bài đọc: New Year Celebrations;

2.5.2. Bài tập True/False/Not given.

2.6. Kỹ năng viết (Writing)

Viết đoạn văn ngắn mô tả các dự định và kế hoạch chào đón năm mới (tối thiểu 80 từ).

Bài 10. NGOẠI HÌNH VÀ TÍNH CÁCH

(APPEARANCE AND PERSONALITY)

1. Mục tiêu

- Sử dụng cấu trúc so sánh hơn (comparative), so sánh nhất (superlative); và các tính từ mô tả ngoại hình và tính cách;

- Nghe và trả lời câu hỏi về tuổi, ghi các tính từ mô tả hình dáng và tính cách một người;

- Mô tả ngoại hình và tính cách các thành viên trong lớp học;

- Đọc hiểu bài đọc về đề tài du lịch và trả lời câu hỏi;

- Viết đoạn văn ngắn mô tả một người bạn thân.

2. Nội dung

2.1. Từ vựng (Vocabulary)

2.1.1. Tính từ mô tả ngoại hình;

2.1.2. Tính từ mô tả tính cách.

2.2. Ngữ pháp (Grammar)

2.2.1. So sánh hơn (Comparative);

2.2.2. So sánh nhất (Superlative).

2.3. Kỹ năng nghe (Listening)

2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về tuổi, ghi các tính từ mô tả hình dáng và tính cách một người;

2.3.2. Bài tập nghe và lựa chọn đáp án đúng;

2.3.3. Bài tập nghe và điền hoàn chỉnh.

2.4. Kỹ năng nói (Speaking)

2.4.1. Mô tả ngoại hình và tính cách các thành viên trong lớp học;

2.4.2. Thực hành nghe và lặp lại;

2.4.3. Thực hành theo cặp đôi.

2.5. Kỹ năng đọc (Reading)

2.5.1. Bài đọc: My travel page;

2.5.2. Bài tập True/False/Not given.

2.6. Kỹ năng viết (Writing)

Viết đoạn văn ngắn mô tả về một người bạn thân (tối thiểu 80 từ).

Bài 11. CÔNG NGHỆ (TECHNOLOGY)

1. Mục tiêu

- Sử dụng thì hiện tại hoàn thành (Present perfect); cấu trúc How long...?, for và since và các từ vựng về các thiết bị công nghệ và ứng dụng;

- Nghe và trả lời câu hỏi về đặc tính các loại thiết bị phổ biến trong gia đình;

- Thực hành nói về các thiết bị công nghệ;

- Đọc hiểu và trả lời câu hỏi về sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số;

- Viết đoạn văn ngắn mô tả thiết bị công nghệ mà bạn yêu thích.

2. Nội dung

2.1. Từ vựng (Vocabulary)

2.1.1. Các thiết bị công nghệ;

2.1.2. Công nghệ.

2.2. Ngữ pháp (Grammar)

2.2.1. Thì hiện tại hoàn thành;

2.2.2. Cấu trúc How long...?;

2.2.3. Giới từ For và since.

2.3. Kỹ năng nghe (Listening)

2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về đặc tính các loại thiết bị phổ biến trong gia đình;

2.3.2. Bài tập True/False.

2.4. Kỹ năng nói (Speaking)

2.4.1. Thực hành nói về các thiết bị công nghệ;

2.4.2. Thực hành nghe và lặp lại;

2.4.3. Thực hành theo cặp đôi.

2.5. Kỹ năng đọc (Reading)

2.5.1. Bài đọc: The Rise of Digital Media;

2.5.2. Bài tập True/False/Not given.

2.6. Kỹ năng viết (Writing)

Viết đoạn văn ngắn mô tả thiết bị công nghệ mà bạn yêu thích (tối thiểu 80 từ).

Bài 12. MUA SẮM (SHOPPING)

1. Mục tiêu

- Sử dụng thì hiện tại hoàn thành (Present perfect) và thì quá khứ đơn (Past simple) và từ vựng về các loại thực phẩm;

- Nghe và trả lời câu hỏi về mua sắm;

- Thực hành nói về kế hoạch mua sắm;

- Đọc hiểu và trả lời câu hỏi thói quen mua sắm;

- Viết đoạn văn ngắn kể về việc mua sắm tại chợ/siêu thị tuần trước và hiện tại.

2. Nội dung

2.1. Từ vựng (Vocabulary)

Các từ vựng liên quan đến mua sắm.

2.2. Ngữ pháp (Grammar)

2.2.1. Thì hiện tại hoàn thành;

2.2.2. Thì quá khứ đơn;

2.2.3. Kết hợp thì hiện tại hoàn thành và thì quá khứ đơn.

2.3. Kỹ năng nghe (Listening)

2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về mua sắm;

2.3.2. Bài tập nghe và lựa chọn đáp án đúng.

2.4. Kỹ năng nói (Speaking)

2.4.1. Thực hành nói về kế hoạch mua sắm;

2.4.2. Thực hành nghe và lặp lại;

2.4.3. Thực hành theo cặp đôi.

2.5. Kỹ năng đọc (Reading)

2.5.1. Bài đọc: My Shopping Day;

2.5.2. Bài tập True/False/Not given.

2.6. Kỹ năng viết (Writing)

Viết đoạn văn ngắn kể về việc mua sắm tại chợ/siêu thị tuần trước và hiện tại (tối thiểu 80 từ).

IV. Điều kiện thực hiện môn học

1. Phòng học chuyên môn/nhà xưởng

- Phòng học được trang bị hệ thống đèn đủ ánh sáng;

- Bàn, ghế rời cho từng sinh viên;

- Bàn ghế giáo viên, bảng, máy chiếu, phấn (hoặc bút bảng).

2. Trang thiết bị máy móc

Máy chiếu, hệ thống âm thanh.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu

Giáo viên sử dụng giáo trình dùng chung và tham khảo các tài liệu giảng dạy khác hỗ trợ bài giảng.

4. Các điều kiện khác

Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trang bị phòng học nghe nhìn và các điều kiện khác để có thể tổ chức giảng dạy môn học hoặc một số nội dung của môn học theo hình thức trực tuyến.

  1. Nội dung và phương pháp đánh giá

1. Nội dung

1.1. Kiến thức: Các kiến thức về từ vựng và cấu trúc ngữ pháp theo từng chủ đề liên quan trong chương trình.

1.2. Về kỹ năng:

- Kỹ năng nghe: Nghe và xác định thông tin về gia đình, bạn bè, các hoạt động hàng ngày và trong các sự kiện đặc biệt, vị trí và nơi chốn, và các sở thích, kế hoạch trong tương lai, ngoại hình, tính cách và mua sắm theo yêu cầu.

- Kỹ năng nói: Tự giới thiệu về bản thân, gia đình, công việc, sở thích và các hoạt động hàng ngày và trong các sự kiện đặc biệt; mô tả tính cách và ngoại hình của bản thân và người khác; giới thiệu các sản phẩm công nghệ và công dụng; mô tả thói quen mua sắm theo yêu cầu.

- Kỹ năng đọc: Đọc hiểu đại ý và thông tin chi tiết của các bài đọc ngắn theo yêu cầu.

- Kỹ năng viết: Viết câu và đoạn văn ngắn về các chủ đề khác nhau theo yêu cầu.

1.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Làm việc độc lập hoặc theo nhóm.

2. Phương pháp đánh giá

Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện theo quy định tại ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ.

Phương pháp đánh giá sẽ dựa theo đặc thù ngành, nghề đào tạo và điều kiện của từng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, có thể kết hợp kiểm tra nghe, nói và tự luận.

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học

1. Phạm vi áp dụng môn học

Môn học Tiếng Anh là một trong các môn học bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng. Tùy theo đặc thù của các ngành, nghề đào tạo, các trường lựa chọn môn học Tiếng Anh hoặc môn học ngoại ngữ khác theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để giảng dạy.

2. Miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập môn học

  1. Miễn học, miễn thi kết thúc môn học Tiếng Anh

Người học được miễn học, miễn thi kết thúc môn học Tiếng Anh trong các trường hợp sau:

- Có chứng chỉ Tiếng Anh Bậc 2 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

- Có chứng chỉ Tiếng Anh tương đương cấp độ A2 trở lên theo Khung tham chiếu chung Châu Âu do các tổ chức nước ngoài cấp.

  1. Bảo lưu, công nhận kết quả học tập

Thực hiện theo quy định tại của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

  1. Người học có nhu cầu được miễn trừ, bảo lưu kết quả môn học phải có đơn đề nghị hiệu trưởng xem xét, quyết định khi nhập học và trước mỗi kỳ thi.

3. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học

- Đối với giáo viên: Giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học; chú trọng phương pháp giao tiếp trong giảng dạy; áp dụng đa dạng các kỹ thuật dạy học; lấy người học làm trung tâm; tổ chức các hoạt động nghe, nói, đọc và viết sinh động nhằm tăng cường sự tham gia của người học; tổ chức các hoạt động đa dạng với sự hỗ trợ của các học liệu, giáo cụ trực quan sinh động phục vụ mục tiêu bài học.

- Đối với người học: Quan sát, hoạt động nhóm, thao tác theo hướng dẫn của giáo viên và làm bài tập về nhà.

- Chương trình môn học tiếng Anh trình độ cao đẳng có thể chia thành 02 (hai) phần để giảng dạy, mỗi phần 60 giờ.

- Khuyến khích việc tổ chức dạy và học trực tuyến môn học, kết hợp với các phần mềm tự học trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

- Bên cạnh việc học 120 giờ trên lớp, giáo viên xây dựng nội dung và mục tiêu tự học thêm 180 giờ cho người học thông qua hệ thống bài tập bổ sung, phần mềm hoặc ứng dụng tiếng Anh hỗ trợ tự học, tài liệu tham khảo khác nhằm giúp người học đạt được năng lực ngoại ngữ theo quy định sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng.

4. Tài liệu tham khảo

1. ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dung cho Việt Nam.

2. ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

3. ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng.

4. ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.

5. Tim Falla and Paul A. Davies, Solutions Elementary (02nd edition), Oxford University Press, 2012.

6. Miles Craven, Breakthrough Plus 1, MacMillan Education, 2013.

7. Herbert Puchta and Jeff Stranks, More! 1, Cambridge University Press, 2008.

8. Jack C. Richards, Tactics for Listening (02nd edition), Oxford University Press, 2015.

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC ĐIỆN KỸ THUẬT

­

Mã số của môn học: MH 07

Thời gian môn học: 45 giờ (Lý thuyết: 42 giờ; Thực hành: 0 giờ, KT: 03 giờ)

  1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:

- Vị trí:

Môn học được bố trí giảng dạy song song với các môn học/ mô đun sau: MH 08, MH 09, MH 10, MH 11, MH 12, MH13, MH 14, MH 15.

- Tính chất:

Là môn học kỹ thuật cơ sở bắt buộc.

II. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC:

+ Hệ thống được kiến thức cơ bản về mạch điện

+ Trình bày được yêu cầu, nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại máy điện dùng trong phạm vi nghề Công nghệ Ô tô

+ Trình bày được công dụng và phân loại các loại khí cụ điện

+ Vẽ được sơ đồ dấu dây, sơ đồ lắp đặt các mạch điện cơ bản

+ Tuân thủ đúng quy định về an toàn khi sử dụng thiết bị điện

+ Rèn luyện tác phong làm việc cẩn thận

III. NỘI DUNG MÔN HỌC:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT

Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành Bài tập

Kiểm tra*

(LT hoặc TH)

I

Đại cương về mạch điện

10

10

0

0

Mạch điện một chiều

3

3

0

0

Các khái niệm cơ bản về dòng điện xoay chiều

2

2

0

0

Các khái niệm cơ bản về dòng điện xoay chiều ba pha

2

2

0

0

Cách đấu dây mạch điện xoay chiều ba pha

3

3

0

0

II

Máy phát điện

9

8

0

1

Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại máy phát điện

2

2

0

0

Cấu tạo và nguyên lý làm việc máy phát điện một chiều

2

2

0

0

Cấu tạo và nguyên lý làm việc máy phát điện xoay chiều

2

2

0

0

Sơ đồ lắp đặt máy phát điện trong hệ thống điện

3

2

0

1

III

Động cơ điện

9

8

0

1

Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại động cơ điện

2

2

0

0

Cấu tạo và nguyên lý làm việc động cơ điện một chiều

2

2

0

0

Cấu tạo và nguyên lý làm việc động cơ điện xoay chiều

2

2

0

0

Sơ đồ lắp đặt động cơ điện trong hệ thống điện

3

2

0

1

IV

Máy biến áp

6

6

0

0

Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại máy biến áp

1

1

0

0

Cấu tạo và nguyên lý làm việc máy biến áp

2

2

0

0

Sơ đồ lắp đặt máy biến áp trong hệ thống điện

3

3

0

0

V

Khí cụ điều khiển và bảo vệ trong mạch điện

11

10

0

1

Khí cụ điều khiển mạch điện

3

3

0

0

Khí cụ bảo vệ mạch điện

2

2

0

0

Mạch điện điều khiển máy phát điện

3

3

0

0

Mạch điện điều khiển động cơ điện

3

2

0

1

Tổng cộng

45

42

0

3

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính bằng giờ thực hành.

2. Nội dung chi tiết:

Chương 1: Đại cương về mạch điện

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm, nguyên lý sản sinh ra dòng điện một chiều, các đại lượng cơ bản và các định luật cơ bản của mạch điện một chiều

- Trình bày được nguyên lý sản sinh ra sức điện động xoay chiều và các đại lượng cơ bản đăc trưng cho dòng điện xoay chiều

- Trình bày được ý nghĩa của hệ số công suất và các biện pháp nâng cao hệ số công suất

- Trình bày được sơ đồ đấu nối hệ thống điện xoay chiều ba pha kiểu hình sao (Y) và hình tam giác () và các mối quan hệ giữa các đại lượng pha và dây

- Tuân thủ các quy định, quy phạm về kỹ thuật điện

Nội dung:

1. Mạch điện một chiều Thời gian: 3 giờ

1.1. Khái niệm và nguyên lý sản sinh ra dòng điện một chiều

1.2. Các định luật và đại lượng đặc trưng của dòng điện một chiều

1.3. Các định luật

1.4. Các đại lượng đặc trưng

1.5. Nhận dạng và tính toán lắp đặt mạch điện một chiều

2. Các khái niệm cơ bản về dòng điện xoay chiều Thời gian: 2 giờ

2.1. Khái niệm và nguyên lý sản sinh ra dòng điện xoay chiều

2.2. Các đại lượng đặc trưng của dòng điện xoay chiều

2.3. Biểu diễn các đại lượng xoay chiều bằng đồ thị vectơ

2.4. Ý nghĩa hệ số công suất và cách nâng cao hệ số công suất

3. Các khái niệm cơ bản về dòng điện xoay chiều ba pha Thời gian: 2 giờ

3.1. Khái niệm

3.2. Nguyên lý sản sinh ra dòng điện chiều ba pha

4. Cách đấu dây mạch điện xoay chiều ba pha Thời gian: 3 giờ

4.1. Cách dấu dây theo sơ đồ hình sao

4.2. Cách dấu dây theo sơ đồ hình tam giác

Chương 2: Máy phát điện

Mục tiêu:

- Nêu được nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại máy phát điện

- Mô tả được cấu tạo và trình bày nguyên lý làm việc của các loại máy phát điện

- Mô tả được sơ đồ lắp đặt máy phát trong hệ thống điện

- Tuân thủ các quy định, quy phạm về máy phát điện.

Nội dung:

1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại máy phát điện Thời gian: 2 giờ

2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc máy phát điện một chiều Thời gian: 2 giờ

3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc máy phát điện xoay chiều Thời gian: 2 giờ

4. Sơ đồ lắp đặt máy phát điện trong hệ thống điện Thời gian: 3 giờ

* Kiểm tra lý thuyết.

Chương 3: Động cơ điện

Mục tiêu:

- Nêu được nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại động cơ điện

- Mô tả được cấu tạo và trình bày nguyên lý làm việc của các loại động cơ điện

- Mô tả được sơ đồ lắp đặt động cơ điện trong hệ thống điện

- Tuân thủ các quy định, quy phạm về động cơ điện.

Nội dung:

1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại động cơ điện Thời gian: 2 giờ

2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc động cơ điện một chiều Thời gian: 2 giờ

3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc động cơ điện xoay chiều Thời gian: 2 giờ

3.1 Động cơ điện xoay chiều một pha

3.2 Động cơ điện xoay chiều ba pha

4. Sơ đồ lắp đặt động cơ điện trong hệ thống điện Thời gian: 3 giờ

* Kiểm tra lý thuyết

Chương 4: Máy biến áp

Mục tiêu:

- Nêu được nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại máy biến áp

- Mô tả được cấu tạo và trình bày nguyên lý làm việc của các loại máy biến áp

- Mô tả được sơ đồ lắp đặt máy biến áp trong hệ thống điện

- Tuân thủ các quy định, quy phạm về máy biến áp.

Nội dung:

1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại máy biến áp Thời gian: 1 giờ

2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc máy biến áp Thời gian: 2 giờ

3. Sơ đồ lắp đặt máy biến áp trong hệ thống điện Thời gian: 3 giờ

Chương 5: Khí cụ điều khiển và bảo vệ trong mạch điện

Mục tiêu:

- Nêu được nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại các khí cụ điều khiển và bảo vệ mạch điện

- Trình bày được công dụng và đặc tính kỹ thuật của những khí cụ điều khiển và bảo vệ trong mạch điện trong lĩnh vực Công nghệ Ô tô

- Tuân thủ các quy định, quy phạm về khí cụ điện.

Nội dung:

1. Khí cụ điều khiển mạch điện Thời gian: 3 giờ

1.1. Cầu dao: Công dụng, phân loại, cấu tạo, nguyên lý làm việc

1.2. Áptômát: Công dụng, phân loại, cấu tạo, nguyên lý làm việc

1.3. Công tắc điện: Công dụng, phân loại, cấu tạo, nguyên lý làm việc

1.4. Nút ấn: Công dụng, phân loại, cấu tạo, nguyên lý làm việc

1.5. Bộ khống chế: Công dụng, phân loại, cấu tạo, nguyên lý làm việc

1.6. Công tắc tơ: Công dụng, phân loại, cấu tạo, nguyên lý làm việc

2. Khí cụ bảo vệ mạch điện Thời gian: 2 giờ

2.1. Cầu chì

2.2. Rơ-le

2.3 Hộp đấu dây

3. Mạch điện điều khiển máy phát điện Thời gian: 3 giờ

4. Mạch điện điều khiển động cơ điện Thời gian: 3 giờ

* Kiểm tra lý thuyết.

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:

- Vật liệu:

+ Dây dẫn điện có bọc cách điện d = 1÷1,6mm

+ Công tắc các loại

+ Cầu dao một pha và ba pha

+ Cầu dao đảo chiều một và ba pha

+ Các loại rơ le

+ Cầu chì các loại

+ Áptômát

+ Khởi động từ.

- Dụng cụ và trang thiết bị:

+ Máy chiếu, máy vi tính

+ Sa bàn điện

+ Bộ dụng cụ nghề điện công nghiệp

+ Máy biến áp các loại

+ Máy phát điện các loại

+ Động cơ điện các loại

- Học liệu:

+ Tài liệu hướng dẫn môn học Điện kỹ thuật

+ Tài liệu hướng dẫn bài học và bài tập thí nghiệm Điện kỹ thuật:

. Lê Thành Bắc - Giáo trình kỹ thuật điện - NXB KH&KT-2010

. Đặng Văn Đào - Giáo trình Điện Kỹ thuật – NXB GD-2002

. Hồ Xuân Thanh, Phạm Xuân Hổ - Giáo trình Khí cụ điện, NXB ĐHQG TPHCM - 2003.

- Nguồn lực khác:

+ Phòng học bộ môn Điện kỹ thuật đủ điều kiện thực hành.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện:

Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm trong quá trình thực hiện các bài học có trong môn học về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

2. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện:

- Về kiến thức:

+ Hệ thống được kiến thức cơ bản về mạch điện

+ Trình bày được yêu cầu, nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại máy điện dùng trong phạm vi nghề Công nghệ Ô tô

+ Trình bày được công dụng và phân loại các loại khí cụ điện

+ Các bài kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm đạt yêu cầu 60%.

- Về kỹ năng:

+ Vẽ được sơ đồ dấu dây, sơ đồ lắp đặt các mạch điện cơ bản trong phạm vi nghề ô tô.

- Về thái độ:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học và làm đầy đủ các bài tập về nhà.

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:

Môn học có tính logic nên khi giảng dạy người giáo viên cần nêu rõ nhiệm vụ và yêu cầu của từng chương để từ đó giúp người học nghề hiểu được các nội dung cốt lõi của từng chương và tính hệ thống của môn học.

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề Công nghệ ô tô.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:

- Sử dụng các trang thiết bị và hình ảnh để minh họa trực quan trong giờ học lý thuyết

- Môn học không đi sâu vào kỹ năng thực hành, tuy nhiên sau mỗi bài học học sinh cần có bài tập về nhà để vận dụng kiến thức vào thực tiễn

- Chú ý rèn luyện kỹ năng đọc bản vẽ và sơ đồ mạch điện

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

Nội dung trọng tâm:

+ Hệ thống kiến thức cơ bản về mạch điện

+ Yêu cầu, nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại máy điện dùng trong phạm vi nghề Công nghệ Ô tô

+ Công dụng và phân loại các loại khí cụ điện

+ Sơ đồ dấu dây, sơ đồ lắp đặt các mạch điện cơ bản trong phạm vi nghề ô tô.

4. Tài liệu cần tham khảo:

- Giáo trình môn học Điện Kỹ thuật do Tổng cục dạy nghề ban hành

- Lê Thành Bắc - Giáo trình kỹ thuật điện - NXB KH&KT-2010

- Đặng Văn Đào - Giáo trình Điện Kỹ thuật – NXB GD-2002

- Hồ Xuân Thanh, Phạm Xuân Hổ - Giáo trình Khí cụ điện, NXB ĐHQG TPHCM - 2003.

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC VẼ KỸ THUẬT

Mã số của môn học: MH 08

Thời gian của môn học: 45 giờ (LT: 30 giờ ; TH: 12 giờ, KT: 03 giờ)

  1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:

- Vị trí:

Môn học được bố trí giảng dạy song song với các môn học/ mô đun sau: MH 07, MH 08, MH 09, MH 10, MH 11, MH13, MH 14, MH 15, MH 16, MĐ 18, MĐ 19

- Tính chất:

Là môn học kỹ thuật cơ sở bắt buộc.

II. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC:

+ Trình bày đầy đủ các tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thụât cơ khí, hình cắt, mặt cắt, hình chiếu và vẽ quy ước

+ Giải thích đúng các ký hiệu tiêu chuẩn và phương pháp trình bày bản vẽ kỹ thuật cơ khí

+ Lập được các bản vẽ phác và bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp đúng TCVN

+ Đọc được các bản vẽ lắp, bản vẽ sơ đồ động của các cơ cấu hệ thống trong ô tô

+ Tuân thủ đúng quy định, quy phạm về vẽ kỹ thuật

+ Rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc, tỉ mỉ, chính xác.

III. NỘI DUNG MÔN HỌC:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT

Tên chương mục

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành Bài tập

Kiểm tra*

(LT hoặc TH)

I

Những kiến thức cơ bản về lập bản vẽ kỹ thuật

04

04

0

0

Các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kỹ thuật

2

2

0

0

Dựng hình cơ bản

2

2

0

0

II

Vẽ hình học

06

04

2

0

Chia đều đường tròn

2

2

0

0

Vẽ nối tiếp

2

2

0

Vẽ đường elip

2

2

0

0

III

Các phép chiếu và hình chiếu cơ bản

10

6

3

01

Hình chiếu của điểm đường thẳng, mặt phẳng

3

3

0

0

Hình chiếu các khối hình học đơn giản

3

3

1

Giao tuyến của mặt phẳng với khối hình học

2

2

0

0

Giao tuyến của khối đa diện với khối tròn

2

2

0

0

IV

Biểu diễn vật thể trên bản vẽ kỹ thuật

12

7

4

1

Hình chiếu trục đo

3

3

0

0

Hình chiếu của vật thể

3

3

0

0

Hình cắt và mặt cắt

3

1

2

0

Bản vẽ chi tiết

3

0

2

1

V

Bản vẽ kỹ thuật

13

9

3

01

Vẽ quy ước

4

4

0

0

Bản vẽ lắp

6

4

2

0

Sơ đồ của một số hệ thống truyền động

3

1

1

1

Tổng cộng

45

30

12

03

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính bằng giờ thực hành.

2. Nội dung chi tiết:

Chương 1: Những kiến thức cơ bản về lập bản vẽ kỹ thuật

Mục tiêu:

- Hoàn chỉnh bản vẽ một chi tiêt máy đơn giản với đầy đủ nội dung theo yêu cầu của tiêu chuẩn Việt Nam: Kẻ khung bản vẽ, kẻ khung tên, ghi nội dung khung tên, biểu diễn các đường nét, ghi kích thước... khi được cung cấp bản vẽ phác của chi tiết

- Dựng các đường thẳng song song, vuông góc với nhau; chia đều một đoạn thẳng bằng thước và êke; bằng thước và compa

- Vẽ độ dốc và độ côn

- Tuân thủ đúng quy định, quy phạm về tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật.

Nội dung:

1. Các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kỹ thuật Thời gian: 2 giờ

1.1. Tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật

1.2. Khái niệm về tiêu chuẩn

1.3. Khổ giấy

1.4. Khung vẽ, khung tên

1.5. Tỷ lệ

1.6. Các nét vẽ

1.7. Chữ viết trên bản vẽ

1.8. Các quy định ghi kích thước trên bản vẽ

2. Dựng hình cơ bản Thời gian: 2 giờ

2.1. Dựng đường thẳng song song

2.2. Dựng đường thẳng vuông góc

2.3. Chia đều một đoạn thẳng

2.4. Vẽ độ dốc và độ côn.

Chương 2: Vẽ hình học

Mục tiêu:

- Chia đường tròn thành 3 và 6; 4 và 8; 5 và 10; 7 và 9 phần bằng nhau

- Dựng đa giác đều nội tiếp bằng thước và êke

- Vẽ được cung tròn nối tiếp với đường thẳng, cung tròn nối tiếp với cung tròn bằng thước và compa đảm bảo tiếp xúc và nét vẽ đồng đều

- Vẽ được đường elip theo 2 trục vuông góc

- Vẽ được đường ôvan theo trục vuông góc

- Tuân thủ đúng quy định, quy phạm về tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật.

Nội dung:

1. Chia đều đường tròn Thời gian: 2 giờ

1.1. Chia đường tròn ra 3 và 6 phần bằng nhau

1.2. Chia đường tròn ra 4 và 8 phần bằng nhau

1.3. Chia đường tròn ra 5 và 10 phần bằng nhau

1.4. Chia đường tròn ra 7 và 9 phần bằng nhau

1.5. Dựng đa giác đều nội tiếp bằng thước và êke.

2. Vẽ nối tiếp Thời gian: 2 giờ

2.1. Vẽ cung tròn nối tiếp với hai đường thẳng

2.2. Vẽ cung tròn nối tiếp, tiếp xúc ngoài với một đường thẳng và một cung tròn khác

2.3. Vẽ cung tròn nối tiếp, tiếp xúc trong với một đường thẳng và một cung tròn khác

2.4. Vẽ cung tròn nối tiếp, tiếp xúc ngoài với hai cung tròn khác

2.5. Vẽ cung tròn nối tiếp, tiếp xúc trong với hai cung tròn khác

2.6. Vẽ cung tròn nối tiếp, vừa tiếp xúc ngoài vừa tiếp xúc trong

2.7. Bài tập áp dụng

3. Vẽ đường elip Thời gian: 2 giờ

3.1. Đường elip theo 2 trục AB và CD vuông góc với nhau

3.2. Vẽ đường ôvan.

Chương 3: Các phép chiếu và hình chiếu cơ bản

Mục tiêu:

- Vẽ hình chiếu của điểm, đường, mặt phẳng trên các mặt phẳng hình chiếu theo Tiêu chuẩn Việt Nam. Tìm hình chiếu thứ 3 của điểm, đường thẳng, mặt phẳng khi biết 2 hình chiếu của chúng bằng các dụng cụ vẽ thông dụng: thước thẳng, thước cong, êkê, compa

- Vẽ được hình chiếu của các khối hình học đơn giản trên các mặt phẳng hình chiếu theo Tiêu chuẩn Việt Nam, tìm hình chiếu thứ 3 của các khối hình học khi biết 2 hình chiếu của chúng bằng các dụng cụ vẽ thông dụng: thước thẳng, thước cong, êkê, compa...

- Đọc hiểu và vẽ được các dạng giao tuyến của mặt phẳng với khối hình học thông thường

- Đọc hiểu và vẽ được giao tuyến của khối đa diện với khối tròn thuộc các chi tiết máy trong phạm vi nghề sửa chữa ô tô.

- Tuân thủ đúng quy định, quy phạm về tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật.

Nội dung:

1. Hình chiếu của điểm đường thẳng, mặt phẳng Thời gian: 3 giờ

1.1. Các phép chiếu

1.2. Phương pháp các hình chiếu vuông góc

1.3. Hình chiếu của điểm, đường thẳng và mặt phẳng

2. Hình chiếu các khối hình học đơn giản Thời gian: 3 giờ

2.1. Hình chiếu của các khối đa diện

2.2. Hình chiếu của khối hộp

2.3. Hình chiếu của khối lăng trụ

2.4. Hình chiếu của khối chóp, chóp cụt đều

2.5. Hình chiếu của khối có mặt cong

* Kiểm tra lý thuyết

3. Giao tuyến của mặt phẳng với khối hình học Thời gian: 2 giờ

3.1. Giao tuyến của mặt phẳng với khối đa diện

3.2. Giao tuyến của mặt phẳng với hình trụ

3.3. Giao tuyến của mặt phẳng với hình nón tròn xoay

3.4. Giao tuyến của mặt phẳng với hình cầu

4. Giao tuyến của khối đa diện với khối tròn Thời gian: 2 giờ

4.1. Giao tuyến của hai khối đa diện

4.2. Giao tuyến của hai khối tròn

4.3. Giao tuyến của khối đa diện với khối tròn.

Chương 4: Biểu diễn vật thể trên bản vẽ kỹ thuật

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm và phương pháp dựng hình chiếu trục đo

- Dựng hình chiếu trục đo của vật thể có dạng hình hộp, mặt đối xứng

- Vẽ được bản vẽ phác hình chiếu trục đo theo tiêu chuẩn vẽ kỹ thuật Việt nam

- Lập hình chiếu vuông góc của vật thể, bố trí các hình chiếu, chọn tỷ lệ phù hợp

- Tìm hình chiếu thứ 3 khi biết 2 hình chiếu của vật thể

- Xác định vị trí mặt cắt hợp lý, biểu diễn các loại mặt cắt, hình cắt trên bản vẽ theo Tiêu chuẩn Việt Nam

- Đọc và vẽ các bản vẽ chi tiết từ vật thật bằng các dụng cụ vẽ cầm tay thông dụng.

- Tuân thủ đúng quy định, quy phạm về tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật.

Nội dung:

1. Hình chiếu trục đo Thời gian: 3 giờ

1.1. Khái niệm về hình chiếu trục đo

1.2. Phân loại hình chiếu trục đo

1.3. Cách dựng hình chiếu trục đo

1.4. Vẽ phác hình chiếu trục đo

1.5. Bài tập áp dụng

2. Hình chiếu của vật thể Thời gian: 3 giờ

2.1. Các loại hình chiếu

2.2. Cách vẽ hình chiếu của vật thể

2.3. Cách ghi kích thước của vật thể

2.4. Cách đọc bản vẽ hình chiếu của vật thể

2.5. Bài tập áp dụng

3. Hình cắt và mặt cắt Thời gian: 3 giờ

3.1. Khái niệm về hình cắt và mặt cắt

3.2. Hình cắt

3.2.1. Phân loại hình cắt

3.2.2. Ký hiệu và quy ước về hình cắt

3.3. Mặt cắt

3.3.1. Phân loại mặt cắt

3.3.2. Ký hiệu và những quy ước về mặt cắt

3.4. Hình chích

3.5. Bài tập áp dụng

4. Bản vẽ chi tiết Thời gian: 3 giờ

4.1. Các loại bản vẽ cơ khí

4.2. Hình biểu diễn của chi tiết

4.3. Kích thước của chi tiết

4.4. Dung sai kích thước

4.5. Ký hiệu nhám bề mặt

4.6. Bản vẽ chi tiết

* Kiểm tra lý thuyết.

Chương 5: Bản vẽ kỹ thuật

Mục tiêu:

- Đọc hiểu, phân biệt được các loại ren tiêu chuẩn và vẽ quy ước ren theo Tiêu chuẩn Việt nam

- Đọc hiểu và biểu diễn được các mối ghép có ren trong phạm vi nghề sửa chữa ô tô

- Đọc hiểu và biểu diễn được các chi tiết có các loại bánh răng, lò xo liên quan nghề sửa chữa ô tô

- Trình bày được đặc điểm và cấu tạo các loại mối ghép thông dụng

- Đọc và vẽ được cấu tạo của các mối ghép quy ước

- Đọc các bản vẽ lắp của cơ cấu, bộ phận máy công cụ trong các tài liệu kỹ thuật

- Vẽ tách các chi tiết từ bản vẽ lắp bằng các dụng cụ vẽ thông dụng

- Đọc chính xác sơ đồ của các hệ thống truyền động, phân tích nguyên lý truyền động, quá trình hoạt động của các hệ thống truyền động cơ khí, khí nén và thuỷ lực

- Vẽ được sơ đồ truyền động của các bộ phận truyền động đơn giản

- Tuân thủ đúng quy định, quy phạm về tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật.

Nội dung:

1. Vẽ quy ước ren Thời gian: 4 giờ

1.1. Cách vẽ quy ước

1.2. Cách ký hiệu các loại mối ghép quy ước

1.3. Bài tập áp dụng

2. Bản vẽ lắp Thời gian: 6 giờ

2.1. Nội dung bản vẽ lắp

2.2. Các quy ước biểu diễn trên bản vẽ lắp

2.3. Cách đọc bản vẽ lắp

2.4. Vẽ tách chi tiết từ bản vẽ lắp

2.5. Bài tập áp dụng

6. Sơ đồ của một số hệ thống truyền động Thời gian: 3 giờ

6.1. Sơ đồ hệ thông truyền động cơ khí

6.2. Sơ đồ hệ thông truyền động khí nén, thuỷ lực

* Kiểm tra lý thuyết.

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:

- Vật liệu:

+ Giấy vẽ

+ Bút vẽ

- Dụng cụ và trang thiết bị:

+ Máy vi tính, máy chiếu

+ Dụng cụ vẽ kỹ thuật

+ Bàn vẽ cá nhân

+ Phần mềm dạy vẽ kỹ thuật.

- Học liệu:

+ Mô hình cắt bổ

+ Tài liệu phát tay cho người học

+ Vật thể mẫu

+ Các bản vẽ mẫu (A4, A0)

+ Phần mềm dạy học vẽ kỹ thuật (vẽ khai triển, vẽ lắp, hình chiếu...)

+ Tài liệu tham khảo:

.Trần Hữu Quế - Vẽ kỹ thuật, NXB GD - 2001

.Trần hữu Quế -Nguyễn Văn Tuấn - Giáo trình vẽ kỹ thuật-NXB GD - 2002.

- Nguồn lực khác:

+ Phòng thực hành vẽ kỹ thuật cơ bản.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện:

Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong môn học về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

2. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện:

- Về kiến thức:

+ Trình bày đầy đủ các tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thụât cơ khí, hình cắt, mặt cắt, hình chiếu và vẽ quy ước

+ Giải thích đúng các ký hiệu tiêu chuẩn và phương pháp trình bày bản vẽ kỹ thuật cơ khí

+ Các bài kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm đạt yêu cầu 60%

+ Qua sự đánh giá của giáo viên, quan sát viên và tập thể giáo viên.

- Về kỹ năng:

+ Lập được các bản vẽ phác và bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp đúng tiêu chuẩn Việt nam

+ Đọc được các bản vẽ lắp, bản vẽ sơ đồ động của các cơ cấu hệ thống ô tô

+ Sử dụng đúng các dụng cụ, thiết bị để trình bày bản vẽ kỹ thuật đảm bảo đúng, chính xác và an toàn

+ Qua sự nhận xét, tự đánh giá của học sinh, của khách hàng và của hội đồng giáo viên

+ Kết quả bài thực hành đạt yêu cầu 70%.

- Về thái độ:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học và làm đầy đủ các bài tập về nhà.

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:

Môn học có tính logic nên khi giảng dạy người giáo viên cần nêu rõ nhiệm vụ và yêu cầu của từng chương để từ đó giúp người học nghề hiểu được các nội dung cốt lõi của từng chương và tính hệ thống của môn học.

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề Công nghệ ô tô.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:

- Sử dụng các trang thiết bị và hình ảnh để minh họa trực quan trong giờ học lý thuyết

- Chú ý rèn luyện kỹ năng lập các bản vẽ phác và bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp đúng TCVN và đọc các bản vẽ lắp, bản vẽ sơ đồ động của các cơ cấu hệ thống ô tô

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Nội dung trọng tâm:

+ Kiến thức cơ bản về lập bản vẽ kỹ thuật

+ Vẽ hình học

+ Các phép chiếu và hình chiếu cơ bản

+ Biểu diễn vật thể trên bản vẽ kỹ thuật.

4. Tài liệu cần tham khảo:

- Giáo trình môn học Vẽ Kỹ thuật do Tổng cục dạy nghề ban hành.

- Trần Hữu Quế- Vẽ kỹ thuật, NXB GD - 2001

- Trần hữu Quế-Nguyễn Văn Tuấn - Giáo trình vẽ kỹ thuật-NXB GD - 2002.

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC ĐIỆN TỬ CƠ BẢN

Mã số của môn học: MH 09

Thời gian của môn học: 45 giờ. (Lý thuyết: 45 giờ; Thực hành: 0 giờ)

  1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:

- Vị trí:

Môn học được bố trí giảng dạy song song với các môn học/ mô đun sau: MH 07, MH 09, MH 10, MH 11, MH 12, MH13, MH 14

- Tính chất:

Là môn học kỹ thuật cơ sở bắt buộc.

II. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC:

+ Nêu được đặc điểm cơ bản của vật liệu bán dẫn

+ Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của các linh kiện điện tử cơ bản

+ Trình bày được sơ đồ và nguyên lý làm việc của các mạch điện tử cơ bản

+ Tra cứu sổ tay và lựa chọn được linh kiện điện tử thay thế phù hợp

+ Vẽ sơ đồ và trình bày nguyên lý làm việc mạch điều chỉnh điện áp máy phát và mạch điều khiển đánh lửa điện tử

+ Tuân thủ đúng quy định về an toàn khi sử dụng thiết bị điện tử

+ Rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc, tỉ mỉ.

III. NỘI DUNG MÔN HỌC:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT

Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành Bài tập

Kiểm tra*

(LT hoặc TH)

I

Khái niệm cơ bản về vật liệu và linh kiện điện tử

20

19

0

01

Vật liệu bán dẫn

2

2

0

0

Linh kiện điện cơ bản

4

4

0

0

Đi ốt

3

3

0

0

Transistor

7

6

0

1

Bộ vi xử lý

4

4

0

0

II

Các mạch điện tử cơ bản

15

14

0

01

Mạch chỉnh lưu

5

5

0

0

Mạch khuyếch đại

5

5

0

0

Mạch điều khiển

5

4

0

1

III

Các mạch điện tử cơ bảntrong ô tô

10

09

0

01

Mạch chỉnh lưu cầu ba pha

2

2

0

0

Mạch điều chỉnh điện áp máy phát điện

4

4

0

0

Mạch điều khiển đánh lửa điện tử

4

3

0

0

Tổng cộng

45

42

0

03

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính bằng giờ thực hành.

2. Nội dung chi tiết:

Chương 1: Khái niệm cơ bản về vật liệu và linh kiện điện tử

Mục tiêu:

- Nêu được đặc điểm cơ bản của vật liệu bán dẫn

- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của các linh kiện điện tử cơ bản

- Tra cứu sổ tay và lựa chọn được linh kiện điện tử thay thế phù hợp

- Tuân thủ các quy định, quy phạm về vật liệu và linh kiện điện tử.

Nội dung:

1. Vật liệu bán dẫn Thời gian: 2 giờ

2. Linh kiện điện cơ bản Thời gian: 4 giờ

2.1. Điện trở: Cấu tạo, ký hiệu, quy ước và cách đọc

2.2. Tụ điện: Cấu tạo, ký hiệu, quy ước và cách đọc

2.3. Cuộn điện cảm: Cấu tạo, ký hiệu, quy ước và cách đọc

3. Đi ốt Thời gian: 3 giờ

3.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đi ốt

3.2. Các loại đi ốt

4. Transistor Thời gian: 7 giờ

4.1. Cấu tạo nguyên lý hoạt động của transitor lưỡng cực

4.2. Các loại transitor

* Kiểm tra lý thuyết

5. Bộ vi xử lý Thời gian: 4giờ

Chương 2: Các mạch điện tử cơ bản

Mục tiêu:

- Trình bày đúng sơ đồ và nguyên lý hoạt động của các loại mạch chỉnh lưu, khuyếch đại và mạch điều khiển

- Vẽ được các mạch chỉnh lưu máy phát, mạch khuyếch đại tín hiệu và mạch điều khiển cơ bản trên ô tô

- Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận.

Nội dung:

1. Mạch chỉnh lưu Thời gian: 5 giờ

1.1. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của mạch chỉnh lưu dòng điện xoay chiều

1.2. Các loại mạch chỉnh lưu dòng điện xoay chiều

2. Mạch khuyếch đại Thời gian: 5 giờ

2.1. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của mạch khuyếch đại

2.2. Các loại mạch khuyếch đại

3. Mạch điều khiển Thời gian: 5 giờ

3.1. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển điện tử

3.2. Các loại mạch điều khiển

* Kiểm tra lý thuyết

Chương 3: Các mạch điện tử cơ bản trong ô tô

Mục tiêu:

- Giải thích được các mạch điện tử cơ bản trên ô tô

- Vẽ sơ đồ và trình bày nguyên lý làm việc mạch chỉnh lưu, mạch điều chỉnh điện áp máy phát và mạch điều khiển đánh lửa điện tử

- Tuân thủ các quy định, quy phạm về kỹ thuật điện tử.

Nội dung:

1. Mạch chỉnh lưu cầu ba pha Thời gian: 2 giờ

2. Mạch điều khiển điện áp máy phát điện Thời gian: 4 giờ

1.1. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động

1.2 Các loại mạch điều chỉnh điện áp máy phát điện

3. Mạch điều khiển đánh lửa điện tử Thời gian: 4 giờ

3.1. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động

3.2 Các loại mạch điều khiển đánh lửa điện tử

* Kiểm tra lý thuyết

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:

- Vật liệu:

+ Các vật liệu và linh kiện điện, điện tử.

- Dụng cụ và trang thiết bị:

+ Máy chiếu

+ Linh kiện điện tử các loại

+ Sa bàn mạch điện tử thông dụng

+ Bộ dụng cụ cầm tay nghề điện tử.

- Học liệu:

+ Tài liệu hướng dẫn môn học môn học Điện tử cơ bản

+ Giáo trình môn học Điện tử cơ bản do Tổng cục dạy nghề ban hành

+ Giáo trình Kỹ thuật Điện tử, NXB GD - 2003

+ Giáo trình Linh kiện bán dẫn, NXB ĐHQG TPHCM - 2006

+ Phiếu kiểm tra.

- Nguồn lực khác:

+ Các tài liệu tham khảo khác

+ Phòng học bộ môn Điện tử cơ bản đủ điều kiện thực hành.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện:

Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận trong quá trình thực hiện các bài học có trong môn học về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

2. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện:

- Về kiến thức:

+ Nêu được đặc điểm cơ bản của vật liệu bán dẫn

+ Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của các linh kiện điện tử cơ bản

+ Trình bày được sơ đồ và nguyên lý làm việc của các mạch điện tử cơ bản

+ Vẽ sơ đồ và trình bày nguyên lý làm việc mạch điều chỉnh điện áp máy phát và mạch điều khiển đánh lửa điện tử.

+ Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ và cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các linh kiện điện tử và các mạch điện tử cơ bản sử dụng trên ô tô

+ Các bài kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm đạt yêu cầu 60%

- Về kỹ năng:

+ Nhận dạng được các linh kiện điện tử và tra được các thông số kỹ thuật cần thiết trong sổ tay linh kiện điện tử

- Về thái độ:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học và làm đầy đủ các bài tập về nhà.

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:

Môn học có tính logic nên khi giảng dạy người giáo viên cần nêu rõ nhiệm vụ và yêu cầu của từng chương để từ đó giúp người học nghề hiểu được các nội dung cốt lõi của từng chương và tính hệ thống của môn học.

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề Công nghệ ô tô.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:

- Sử dụng các trang thiết bị và hình ảnh để minh họa trực quan trong giờ học lý thuyết

- Môn học không đi sâu vào kỹ năng thực hành, tuy nhiên sau mỗi bài học học sinh cần có kỹ năng nhận dạng các chi tiết, bộ phận và trang thiết bị liên quan

- Chú ý rèn luyện kỹ năng đọc bản vẽ và sơ đồ mạch điện tử

- Phần thực hành của môn học được thực hiện ở dạng các bài tập về nhà

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học.

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC CƠ ỨNG DỤNG

Mã số của môn học: MH 10

Thời gian của môn học: 60 giờ (Lý thuyết: 60 giờ ;Thực hành: 0 giờ)

  1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:

- Vị trí:

Môn học được bố trí giảng dạy song song với các môn học/ mô đun sau: MH 07, MH 08, MH 10, MH 11, MH 12, MH13, MH 14, MH 15, MH 16, MĐ 18, MĐ 19

- Tính chất: Là môn học kỹ thuật cơ sở bắt buộc.

II. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC:

- Trình bày được các khái niệm cơ bản trong cơ học ứng dụng

- Trình bày được phương pháp tổng hợp và phân tích lực

- Phân tích được chuyển động của vật rắn

- Tính toán được các thông số nội lực, ứng suất và biến dạng của vật chịu kéo, nén, cắt, dập, xoắn, uốn của các bài toán đơn giản

- Chuyển đổi được các khớp, khâu, các cơ cấu truyền động thành các sơ đồ truyền động đơn giản

- Trình bày được các cấu tạo, nguyên lý làm việc và phạm vi ứng dụng của các cơ cấu truyền động cơ bản

- Tuân thủ đúng quy định về giờ học tập và làm đầy đủ bài tập về nhà

- Rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận.

III. NỘI DUNG MÔN HỌC:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT

Tên chương mục

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành Bài tập

Kiểm tra

(LT hoặc TH)

I

Cơ học lý thuyết

18

17

0

1

Các tiên đề tĩnh học

3

3

0

0

Lực

3

3

0

0

Mô men

3

3

0

0

Chuyển động cơ bản của chất điểm

3

3

0

0

Chuyển động cơ bản của vật rắn

4

3

0

1

Công và năng lượng

2

2

0

0

II

Sức bền vật liệu

20

19

0

1

Những khái niệm cơ bản về sức bền vật liệu

3

3

0

0

Kéo và nén

4

4

0

0

Cắt dập

4

4

0

0

Xoắn

4

4

0

0

Uốn

5

4

0

1

III

Chi tiết máy

22

20

0

2

Những khái niệm cơ bản về cơ cấu và máy

3

3

0

0

Cơ cấu truyền động ma sát

4

4

0

0

Cơ cấu truyền động ăn khớp

5

4

0

1

Cơ cấu truyền động cam

4

4

0

0

Các cơ cấu truyền động khác

6

5

0

1

Tổng cộng

60

56

0

4

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính bằng giờ thực hành.

2. Nội dung chi tiết:

Chương 1: Cơ học lý thuyết - Tĩnh học

Mục tiêu:

- Trình bày được các tiên đề, khái niệm và cách biểu diễn lực; các loại liên kết cơ bản

- Trình bày được phương pháp xác định các thông số động học và động lực học

- Phân tích được chuyển động của vật rắn

- Tuân thủ các quy định, quy phạm về cơ học lý thuyết.

Nội dung:

1. Các tiên đề tĩnh học Thời gian: 3 giờ

2. Lực Thời gian: 3 giờ

2.1. Lực

2.2. Phân tích lực

2.3. Tổng hợp lực

3. Mô men Thời gian: 3 giờ

3.1. Mô men của lực đối với một điểm

3.2. Ngẫu lực

3.3. Điều kiện cân bằng

4. Chuyển động cơ bản của chất điểm Thời gian: 3 giờ

5. Chuyển động cơ bản của vật rắn Thời gian: 4 giờ

* Kiểm tra lý thuyết

6. Công và năng lượng Thời gian: 2 giờ

Chương 2: Sức bền vật liệu

Mục tiêu:

- Trình bày được các khái niệm cơ bản về nội lực, ứng suất và các giả thuyết về vật liệu

- Tính toán được nội lực, ứng suất và biến dạng của vật chịu kéo, nén, cắt, dập, xoắn, uốn cơ bản

- Tuân thủ các quy định, quy phạm về sức bền vật liệu.

Nội dung:

1. Những khái niệm cơ bản về sức bền vật liệu Thời gian: 3 giờ

2. Kéo và nén Thời gian: 4 giờ

2.1. Khái niệm về kéo nén

2.2. Biến dạng, định luật Húc

2.3. Tính toán về kéo nén

3. Cắt dập Thời gian: 4 giờ

3.1. Cắt

3.2. Dập

4. Xoắn Thời gian: 4 giờ

4.1. Khái niệm về xoắn

4.2. Ứng suất trên mặt cắt thanh chịu xoắn

4.3. Tính toán về xoắn

5. Uốn Thời gian: 5 giờ

5.1. Khái niệm về uốn

5.2. Ứng suất trên mặt cắt của dầm chịu nén

5.3. Tính toán về uốn

* Kiểm tra lý thuyết .

Chương 3: Chi tiết máy

Mục tiêu:

- Giải thích được các khái niệm về khâu, chi tiết máy, khớp động, chuỗi động, cơ cấu, máy

- Chuyển đổi được các khớp, khâu, các cơ cấu truyền động thành các sơ đồ truyền động đơn giản

- Trình bày được các cấu tạo, nguyên lý làm việc và phạm vi ứng dụng của các cơ cấu truyền động cơ bản

- Tuân thủ các quy định, quy phạm về chi tiết máy.

Nội dung:

1. Những khái niệm cơ bản về cơ cấu và máy Thời gian: 3 giờ

1.1. Những khái niệm cơ bản và định nghĩa

1.2. Lược đồ động học và sơ đồ động.

2. Cơ cấu truyền động ma sát Thời gian: 4 giờ

2.1. Cơ cấu truyền động đai

2.2. Khớp ma sát

3. Cơ cấu truyền động ăn khớp Thời gian: 5 giờ

3.1. Cơ cấu bánh răng

3.2. Cơ cấu xích

3.3. Cơ cấu bánh vít trục vít

4. Cơ cấu truyền động cam Thời gian: 4 giờ

5. Các cơ cấu truyền động khác Thời gian: 6 giờ

5.1. Cơ cấu tay quay thanh truyền

5.2. Cơ cấu cóc

5.3. Cơ cấu các đăng

* Kiểm tra lý thuyết.

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:

- Vật liệu:

- Dụng cụ và trang thiết bị:

+ Sa bàn các cơ cấu truyền động

  • Máy vi tính, máy chiếu

+ Chi tiết mẫu

- Học liệu:

+ Đỗ Sanh - Giáo trình Cơ ứng dụng - NXB GD - 2002

+ Nguyễn Khang - Cơ học ứng dụng - NXB GD – 2005

+ Sức bền vật liệu

+ Chi tiết máy

+ Nguyên lý máy

+ Đĩa CD mô phỏng.

- Nguồn lực khác:

+ Các tài liệu tham khảo khác

+ Phòng học bộ môn Cơ ứng dụng đủ điều kiện thực hành.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện:

Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận trong quá trình thực hiện các bài học có trong môn học về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

2. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện:

- Về kiến thức:

+ Trình bày được các khái niệm cơ bản trong cơ học, sức bền vật liệu và chi tiết máy

+ Trình bày được phương pháp tổng hợp và phân tích lực

+ Phân tích được chuyển động của vật rắn

+ Giải thích được các khái niệm về khâu, chi tiết máy, khớp động, chuỗi động, cơ cấu, máy

+ Trình bày được các cấu tạo, nguyên lý làm việc và phạm vi ứng dụng của các cơ cấu truyền động cơ bản

+ Kết quả kiểm tra kỹ năng đạt yêu cầu 70%.

- Về kỹ năng:

+ Chuyển đổi được các khớp, khâu, các cơ cấu truyền động thành các sơ đồ truyền động đơn giản

+ Tính toán được các thông số nội lực, ứng suất và biến dạng của vật chịu kéo, nén, cắt, dập, xoắn, uốn của các bài toán đơn giản

- Về thái độ:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học và làm đầy đủ các bài tập về nhà.

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:

Môn học có tính logic nên khi giảng dạy người giáo viên cần nêu rõ nhiệm vụ và yêu cầu của từng chương để từ đó giúp người học nghề hiểu được các nội dung cốt lõi của từng chương và tính hệ thống của môn học.

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề Công nghệ ô tô.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:

- Sử dụng các trang thiết bị và hình ảnh để minh họa trực quan trong giờ học lý thuyết

- Môn học không đi sâu vào kỹ năng thực hành, tuy nhiên sau mỗi bài học học sinh cần có kỹ năng phân tích lực, phân tích chuyển động và giải các bài tập liên quan

- Phần thực hành của môn học được thực hiện ở dạng các bài tập về nhà.

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Các khái niệm cơ bản trong cơ học, sức bền vật liệu và chi tiết máy

- Phương pháp tổng hợp và phân tích lực; Phân tích chuyển động

- Tính toán các thông số nội lực, ứng suất và biến dạng của vật chịu kéo, nén, cắt, dập, xoắn, uốn cho các bài toán đơn giản

- Khái niệm về khâu, chi tiết máy, khớp động, chuỗi động, cơ cấu, máy; sơ đồ truyền động

- Cấu tạo, nguyên lý làm việc và phạm vi ứng dụng của các cơ cấu truyền động cơ bản

4. Tài liệu cần tham khảo:

- Giáo trình môn học Cơ ứng dụng do Tổng cục dạy nghề ban hành

- Đỗ Sanh - Giáo trình Cơ ứng dụng - NXB GD - 2002

- Nguyễn Khang - Cơ học ứng dụng - NXB GD – 2005

- Sức bền vật liệu

- Nguyên lý máy

- Chi tiết máy

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC VẬT LIỆU HỌC

Mã số của môn học: MH 11

Thời gian của môn học: 45 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 15 giờ)

  1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:

- Vị trí của môn học:

Môn học được bố trí giảng dạy song song với các môn học/ mô đun sau: MH 07, MH 08, MH 09, MH 11, MH 12, MH13, MH 14, MH 15, MH 16, MĐ 18, MĐ 19

- Tính chất:

Là môn cơ sở nghề bắt buộc.

II. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC:

- Vẽ và giải thích được: giản đồ nhôm – silic; giản đồ sắt – các bon

- Trình bày được đặc điểm, phân loại và ký hiệu các loại hợp kim nhôm, gang và thép

- Nhận dạng các loại hợp kim nhôm, gang và thép

- Trình bày được công dụng, tính chất, phân loại dầu, mỡ bôi trơn, nước làm mát , của xăng, dầu diesel dùng trên ô tô

- Tuân thủ đúng quy định, quy phạm về vật liệu học

- Rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận.

III. NỘI DUNG MÔN HỌC:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT

Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành Bài tập

Kiểm tra*

(LT hoặc TH)

I

Nhôm và hợp kim nhôm

15

8

6

1

Giản đồ nhôm - silic

4

3

1

0

Đặc điểm của nhôm và hợp kim nhôm

2

2

0

0

Phân loại hợp kim nhôm

4

3

0

1

Quan sát tổ chức tế vi của hợp kim nhôm

5

5

0

II

Gang và thép

21

14

6

1

Giản đồ sắt - các bon

4

3

1

0

Đặc điểm của sắt và thép

3

3

0

0

Gang

3

3

0

0

Thép kết cấu

3

3

0

0

Thép hợp kim

3

2

0

1

Quan sát tổ chức tế vi của gang và thép

5

5

III

Vật liệu phi kim loại

9

8

0

1

Chất dẻo

2

2

0

0

Cao su - amiăng - compozit

2

2

0

0

Vật liệu bôi trơn và làm mát

2

2

0

0

Nhiên liệu

3

2

0

1

Tổng cộng

45

30

12

3

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính bằng giờ thực hành.

2. Nội dung chi tiết:

Chương 1: Nhôm và hợp kim nhôm

Mục tiêu:

- Vẽ và giải thích được giản đồ nhôm - silic

- Trình bày được đặc điểm, phân loại và ký hiệu các loại hợp kim nhôm

- Nhận dạng hợp kim nhôm

- Tuân thủ các quy định, quy phạm về vật liệu học.

Nội dung:

1. Giản đồ nhôm – silic Thời gian: 4 giờ

2. Đặc điềm của nhôm và hợp kim nhôm Thời gian: 2 giờ

3. Phân loại hợp kim nhôm Thời gian: 4 giờ

3.1. Phân loại

3.2. Ký hiệu

4. Quan sát tổ chức tế vi của hợp kim nhôm Thời gian: 5 giờ

* Kiểm tra lý thuyết.

Chương 2: Gang và thép

Mục tiêu:

- Vẽ và giải thích được giản đồ sắt – các bon

- Trình bày được đặc điểm, phân loại và ký hiệu các loại gang và thép

- Nhận dạng các loại gang và thép

- Tuân thủ các quy định, quy phạm về vật liệu học.

Nội dung:

1. Giản đồ sắt – các bon Thời gian: 4 giờ

2. Đặc điềm của sắt và thép Thời gian: 3 giờ

3. Gang Thời gian: 3 giờ

3.1. Phân loại

3.2. Ký hiệu

4. Thép kết cấu Thời gian: 3 giờ

4.1. Phân loại

4.2. Ký hiệu

5. Thép hợp kim Thời gian: 3 giờ

5.1. Phân loại

5.2. Ký hiệu

6. Quan sát tổ chức tế vi của gang và thép Thời gian: 5 giờ

* Kiểm tra lý thuyết.

Chương 3: Vật liệu phi kim loại

Mục tiêu:

- Trình bày được định nghĩa, tính chất và phạm vi ứng dụng của một số chất dẻo thông thường

- Trình bày được công dụng, tính chất, phân loại dầu, mỡ bôi trơn, nước làm mát dùng trên ô tô

- Phát biểu được công dụng, tính chất của xăng, dầu diesel dùng trên động cơ ô tô

- Tuân thủ các quy định, quy phạm về vật liệu học.

Nội dung:

1. Chất dẻo Thời gian: 2 giờ

1.1. Định nghĩa, tính chất

1.2. Các loại chất dẻo cơ bản

1.2.1. Polyme tự nhiên

1.2.2. Polyme nhân tạo

2. Cao su - amiăng - compozit Thời gian: 2 giờ

2.1. Cao su

2.1.1. Phân loại

2.1.2. Tính chất

2.2. Amiăng

2.3. Compozit

2.3.1. Khái niệm, tính chất

2.3.2. Một số vật liệu Compozit thông dụng

3. Vật liệu bôi trơn và làm mát Thời gian: 2 giờ

3.1. Dầu bôi trơn

3.1.1. Công dụng

3.1.2. Tính chất

3.1.3. Phân loại

3.2. Mỡ bôi trơn

3.2.1. Đặc điểm

3.2.2. Tính chất

3.2.3. Phân loại

3.3. Nước làm mát động cơ

3.3.1. Khái niệm

3.3.2. Thành phần

4. Nhiên liệu ô tô Thời gian: 3 giờ

4.1. Xăng

4.1.1. Tính chất

4.1.2. Ký hiệu

4.2. Dầu diesel

4.2.1. Tính chất

4.2.2. Ký hiệu

* Kiểm tra lý thuyết.

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:

- Vật liệu:

+ Các mẫu thử vật liệu

- Dụng cụ và trang thiết bị:

  • Máy vi tính, máy chiếu

+ Bảng phụ lục về tiêu chuẩn các loại vật liệu

+ Các thiết bị khảo nghiệm tính chất của vật liệu.

- Học liệu:

+ Nguyễn Hoành Sơn - Vật liệu học - NXB GD - 2000

+ Phạm Thị Minh Phương, Tạ Văn Thất - Công nghệ nhiệt luyện - NXB GD – 2000.

- Nguồn lực khác:

+ Phòng học vật liệu học

+ Phòng thí nghiệm vật liệu học.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện:

Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong môn học về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

2. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện:

- Về kiến thức:

+ Trình bày được đặc điểm, phân loại và ký hiệu các loại hợp kim nhôm, gang và thép

+ Trình bày được công dụng, tính chất, phân loại dầu, mỡ bôi trơn, nước làm mát dùng trên ô tô

+ Phát biểu được công dụng, tính chất của xăng, dầu diesel dùng trên động cơ ô tô.

+ Các bài kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm đạt yêu cầu 60%

- Về kỹ năng:

+Vẽ và giải thích được: giản đồ nhôm – silic; giản đồ sắt – các bon

+ Nhận dạng, đọc được ký hiệu các loại hợp kim nhôm, gang và thép, vật liệu bôi trơn, nhiên liệu

- Về thái độ:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học và làm đầy đủ các bài tập về nhà.

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:

Môn học có tính logic nên khi giảng dạy người giáo viên cần nêu rõ nhiệm vụ và yêu cầu của từng chương để từ đó giúp người học nghề hiểu được các nội dung cốt lõi của từng chương và tính hệ thống của môn học.

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề Công nghệ ô tô.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:

- Sử dụng các trang thiết bị và hình ảnh để minh họa trực quan trong giờ học lý thuyết

- Môn học không đi sâu vào kỹ năng thực hành, tuy nhiên sau mỗi bài học học sinh cần có kỹ năng nhận dạng được các mẫu vật liệu liên quan

- Chú ý rèn luyện kỹ năng đọc ký hiệu gang, thép, hợp kim nhôm; nhận dạng các loại dung dich làm mát, dầu bôi trơn và nhiên liệu dùng trên ô tô

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Vẽ và giải thích: giản đồ nhôm – silic; giản đồ sắt – các bon

- Đặc điểm, phân loại và ký hiệu các loại hợp kim nhôm, gang và thép

- Ký hiệu hợp kim nhôm, gang và thép

- Công dụng, tính chất, phân loại dầu, mỡ bôi trơn, nước làm mát, nhiên liệu dùng trên ô tô

4. Tài liệu cần tham khảo:

- Giáo trình môn học Vật liệu học do Tổng cục dạy nghề ban hành

- Nguyễn Hoành Sơn - Vật liệu học - NXB GD - 2000

- Phạm Thị Minh Phương, Tạ Văn Thất - Công nghệ nhiệt luyện - NXB GD - 2000.

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

DUNG SAI LẮP GHÉP VÀ ĐO LƯỜNG KỸ THUẬT

Mã số của môn học: MH 12

Thời gian của môn học: 45 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 15 giờ)

  1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:

- Vị trí:

Môn học được bố trí giảng dạy song song với các môn học/ mô đun sau: MH 07, MH 08, MH 09, MH 10, MH 12, MH13, MH 14, MH 15, MH 16, MĐ 18, MĐ 19

- Tính chất:

Là môn học kỹ thuật cơ sở bắt buộc.

II. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC:

+ Nêu và giải thích được hệ thống dung sai lắp ghép của TCVN

+ Trình bày đầy đủ các khái niệm, đặc điểm, ký hiệu của các mối lắp

+ Trình bày đầy đủ công dụng, cấu tạo, nguyên lý, phương pháp sử dụng và bảo quản các loại dụng cụ đo thường dùng

+ Đo, đọc chính xác kích thước và kiểm tra được độ không song song, không vuông góc, không đồng trục, không tròn, độ nhám đảm bảo chất lượng sản phẩm bằng các dụng cụ đo kiểm thường dùng trong ngành cơ khí chế tạo

+ Chuyển hoá được các ký hiệu dung sai thành các trị số gia công tương ứng

+ Thao tác sử dụng các loại dụng cụ đo đúng yêu cầu kỹ thuật

+ Sử dụng đúng các dụng cụ, thiết bị đo đảm bảo đúng chính xác và an toàn

+ Tuân thủ đúng quy định, quy phạm về dung sai và kỹ thuật đo

+ Rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận.

III. NỘI DUNG MÔN HỌC:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT

Tên chương mục

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành Bài tập

Kiểm tra*

(LT hoặc TH)

I

Các khái niệm về hệ thống dung sai lắp ghép

12

9

3

0

Các khái niệm cơ bản về dung sai lắp ghép

3

3

0

0

Hệ thống dung sai lắp ghép bề mặt trơn

3

3

0

0

Dung sai hình dạng, vị trí và độ nhám bề mặt

6

3

3

0

II

Hệ thống dung sai lắp ghép

18

13

3

2

Dung sai kích thước và lắp ghép các mối ghép thông dụng

4

4

0

0

Dung sai kích thước và lắp ghép các mối ghép ren

3

3

0

0

Dung sai truyền động bánh răng

4

3

0

1

Chuỗi kích thước

7

3

3

1

III

Dụng cụ đo thông dụng trong cơ khí

15

8

6

1

Cơ sở đo lường kỹ thuật

3

3

0

0

Căn mẫu

1

1

0

0

Thước cặp

2

1

1

0

Pan me

3

1

2

0

Đồng hồ so

3

1

2

0

Dụng cụ đo góc

3

1

1

1

Tổng cộng

45

30

12

3

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính bằng giờ thực hành.

2. Nội dung chi tiết:

Chương 1: Các khái niệm về hệ thống dung sai lắp ghép

Mục tiêu:

- Trình bày đầy đủ kích thước danh nghĩa, kích thước thực, kích thước giới hạn, dung sai chi tiết, dung sai lắp ghép

- Trình bày rõ đặc điểm của các kiểu lắp ghép: Lắp lỏng - Lắp chặt - lắp trung gian

- Trình bày đầy đủ các quy định về lắp ghép theo hệ thống lỗ và hệ thống trục, hai dãy sai lệch cơ bản của lỗ và trục các lắp ghép tiêu chuẩn

- Vẽ đúng sơ đồ phân bố miền dung sai theo hệ thống lỗ và hệ thống trục và xác định được các đặc tính của lắp ghép khi cho một lắp ghép

- Xác định đựợc phạm vi phân tán kích thước của trục và lỗ để điều chỉnh dụng cụ cắt và kiểm tra kích thước gia công

- Giải thích đúng các dạng sai lệch về hình dạng, sai lệch vị trí bề mặt được ghi trên bản vẽ gia công

- Biểu diễn và giải thích đúng các ký hiệu độ nhám trên bản vẽ gia công

- Tuân thủ đúng quy định, quy phạm về dung sai và kỹ thuật đo.

Nội dung:

1. Các khái niệm cơ bản về dung sai lắp ghép Thời gian: 3 giờ

1.1. Tính đổi lẫn chức năng trong ngành cơ khí chế tạo

1.2. Kích thước, sai lệch giới hạn, dung sai

1.3. Lắp ghép và các loại lắp ghép

1.4. Dung sai lắp ghép.

2. Hệ thống dung sai lắp ghép bề mặt trơn Thời gian: 3 giờ

2.1. Hệ thống dung sai

2.2. Hệ thống lắp ghép

2.3. Các lắp ghép tiêu chuẩn

3. Dung sai hình dạng, vị trí và độ nhám bề mặt Thời gian: 6 giờ

3.1. Dung sai hình dạng và vị trí bề mặt

3.2. Nhám bề mặt.

Chương 2: Hệ thống dung sai lắp ghép

Mục tiêu:

- Giải thích đúng ký hiệu ghi trên ổ lăn và ký hiệu dung sai ghi trên bản vẽ gia công, trình bày được các phương pháp chọn kiểu lắp tiêu chuẩn cho lắp ghép ổ lăn phù hợp với điều kiện làm việc với chi tiết máy

- Giải thích đúng ký hiệu then và then hoa trên bản vẽ gia công và trình bày được các miền dung sai tiêu chuẩn quy định đối với kích thước của then và then hoa

- Giải thích các cách biểu thị dung sai lắp ghép côn trơn trên bản vẽ gia công

- Trình bày khoảng cách chuẩn và dung sai trong lắp ghép côn

- Giải thích được ký hiệu ren hệ mét, ren thang trên bản vẽ

- Trình bày được những tiêu chuẩn quy định dung sai cho những yếu tố kích thước ren vít và đai ốc

- Trình bày đựơc đầy đủ các yếu tố, các yêu cầu kỹ thuật của lắp ghép bánh răng và giải thích được các ký hiệu dung sai trên các bản vẽ gia công bánh răng

- Trình bày rõ khái niệm, thành phần của chuỗi kích thước và giải bài toán thuận thành thạo

- Xác định được trình tự các bước gia công, chuẩn đo kích thước theo chuỗi kích thước ghi trên bản vẽ gia công

- Tuân thủ đúng quy định, quy phạm về dung sai và kỹ thuật đo.

Nội dung:

1. Dung sai kích thước và lắp ghép các mối ghép thông dụng Thời gian: 4 giờ

1.1. Dung sai láp ghép ổ lăn

1.1.1. Khái niệm

1.1.2. Dung sai lắp ghép ổ lăn

1.1.3. Ký hiệu ổ lăn trên bản vẽ

1.2. Dung sai lắp ghép then và then hoa

1.2.1. Dung sai lắp ghép then

1.2.2. Dung sai lắp ghép then hoa

1.3. Dung sai lắp ghép côn

2. Dung sai kích thước và lắp ghép các mối ghép ren Thời gian: 3 giờ

2.1. Dung sai lắp ghép ren tam giác hệ mét

2.1.1. Các yếu tố cơ bản của ren tam giác

2.1.2. Dung sai lắp ghép ren

2.2. Dung sai lắp ghép ren hình thang

2.2.1. Các yếu tố cơ bản của ren thang

2.2.2. Dung sai lắp ghép ren

3. Dung sai truyền động bánh răng Thời gian: 4 giờ

3.1. Dung sai lắp ghép bánh răng

3.2. Các sai số để kiểm tra bánh răng

* Kiểm tra lý thuyết

4. Chuỗi kích thước Thời gian: 7 giờ

4.1. Chuỗi kích thước

4.2. Khâu

4.3. Giải chuỗi kích thước

* Kiểm tra lý thuyết

Chương 3: Dụng cụ đo thông dụng trong cơ khí

Mục tiêu:

- Mô tả được đầy đủ về cấu tạo, công dụng, nguyên lý làm việc và phân loại thước cặp, panme, đồng hồ so

- Đo và đọc kích thuớc đo chính xác, sử dụng và bảo quản đúng quy cách

- Kiểm tra chính xác các độ sai lệch về hình dạng hình học và vị trí tương quan giữa các bề mặt

- Nhận biết và trình bày đầy đủ công dụng các loại dụng cụ đo góc, cấu tạo và nguyên lý của thước sin

- Tuân thủ đúng quy định, quy phạm về dung sai và kỹ thuật đo.

Nội dung:

1. Cơ sở đo lường kỹ thuật Thời gian: 3 giờ

1.1. Khái niệm về đo lường kỹ thuật

1.2. Dụng cụ đo và các phương pháp đo

2. Căn mẫu Thời gian: 1 giờ

2.1. Cấu tạo, công dụng và các bộ căn mẫu

2.2. Cách bảo quản

3. Thước cặp Thời gian: 2 giờ

3.1. Thước cặp

3.2. Thước đo sâu, đo cao

3.3. Cách bảo quản

4. Pan me Thời gian: 3 giờ

4.1. Nguyên lý làm việc của pan me

4.2. Cách sử dụng

4.3. Bảo quản

5. Đồng hồ so Thời gian: 3 giờ

5.1. Công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của đồng hồ so

5.2. Sử dụng và bảo quản

6. Dụng cụ đo góc Thời gian: 3 giờ

6.1. Công dụng và cấu tạo của góc mẫu, êke, thước đo góc vạn năng

6.2. Đo góc bằng góc mẫu, êke, thước đo góc vạn năng

6.3. Cấu tạo và nguyên lý của thước sin

* Kiểm tra lý thuyết.

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:

- Vật liệu:

+ Mẫu đo.

- Dụng cụ và trang thiết bị:

  • Máy vi tính, máy chiếu

+ Một số chi tiết mẫu

+Thước cặp, các loại pan me, đồng hồ so, dưỡng ren, thước đo góc vạn năng, thước sin, căn mẫu, thước lá, com pa, bộ mẫu so độ nhám, ca lip, thước đo chiều sâu.

- Học liệu:

+ Ninh Đức Tốn, Nguyễn Thị Xuân Bảy - Giáo trình dung sai lắp ghép và kỹ thuật đo lường - NXB GD - 2002

+ Tài liệu: Bảng trị số dung sai tiêu chuẩn, bảng tra các trị số sai lệch giới hạn các bề mặt trơn, ren, then, bánh răng

+ Các sơ đồ phân bố các sai lệch giới hạn của lỗ khi lắp lỏng, lắp chặt, lắp trung gian; sơ đồ phân bố miền dung sai lắp ghép

+ Phiếu hướng dẫn phát tay: Đo các loại kích thước bằng thước cặp, pan me, calíp, đo chiều sâu và chiều cao bằng thước đo sâu và đo cao, kiểm tra độ không đồng trục, độ không vuông góc.

- Nguồn lực khác:

+ Phòng học chuyên dụng.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện:

Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong môn học về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

2. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện:

- Về kiến thức:

+ Nêu và giải thích được hệ thống dung sai kích thước của TCVN

+ Trình bày đầy đủ các khái niệm, đặc điểm, ký hiệu của các mối lắp

+ Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của dụng cụ đo

+ Các bài kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm đạt yêu cầu 60%

- Về kỹ năng:

+ Xác định được các bước gia công và các tiêu chuẩn dung sai lắp ghép của các mối lắp ghép trong ô tô

+ Giải được các bài toán chuỗi kích thước đơn giản

+ Thao tác sử dụng các loại dụng cụ đo đúng yêu cầu kỹ thuật

+ Sử dụng đúng các dụng cụ đo đảm bảo đúng chính xác và an toàn

+ Kết quả kiểm tra kỹ năng đạt yêu cầu 70%.

- Về thái độ:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và bảo quản các dụng cụ đo

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học và làm đầy đủ các bài tập về nhà.

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:

Môn học có tính logic nên khi giảng dạy người giáo viên cần nêu rõ nhiệm vụ và yêu cầu của từng chương để từ đó giúp người học nghề hiểu được các nội dung cốt lõi của từng chương và tính hệ thống của môn học.

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề Công nghệ ô tô.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:

- Sử dụng các trang thiết bị và hình ảnh để minh họa trực quan trong giờ học lý thuyết

- Chú ý rèn luyện kỹ năng xác định các tiêu chuẩn dung sai lắp ghép của các mối lắp ghép trên ô tô

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Nội dung trọng tâm:

+ Các khái niệm, đặc điểm, ký hiệu của các mối lắp

+ Công dụng, cấu tạo, nguyên lý, phương pháp sử dụng và bảo quản các loại dụng cụ đo thường dùng

+ Đo, đọc chính xác kích thước và kiểm tra được độ không song song, không vuông góc, không đồng trục, không tròn, độ nhám đảm bảo chất lượng sản phẩm bằng các dụng cụ đo kiểm thường dùng trong ngành cơ khí chế tạo

+ Chuyển hoá các ký hiệu dung sai thành các trị số gia công tương ứng

+ Sử dụng các dụng cụ, thiết bị đo.

4. Tài liệu cần tham khảo:

- Giáo trình môn học Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật do Tổng cục dạy nghề ban hành

-Ninh Đức Tốn, Nguyễn Thị Xuân Bảy - Giáo trình dung sai lắp ghép và kỹ thuật đo lường - NXB GD - 2002

-Ninh Đức Tốn, Nguyễn Thị Xuân Bảy - Giáo trình bài tập dung sai lắp ghép và kỹ thuật đo lường - NXB GD - 2002

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC NHIỆT KỸ THUẬT

Mã số của môn học: MH 13

Thời gian của môn học: 45 giờ (Lý thuyết: 45 giờ; Thực hành: 0 giờ)

  1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:

- Vị trí:

Môn học được bố trí giảng dạy song song với các môn học/ mô đun sau: MH13, MH 15, MH 16, MĐ 18, MĐ 19

- Tính chất: Là môn học kỹ thuật cơ sở bắt buộc.

II. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC:

+ Trình bày được đầy đủ các khái niệm, các thông số cơ bản, các quá trình nhiệt động của môi chất

+ Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong

+ Nhận dạng cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các động cơ nhiệt trên ô tô

+ Tuân thủ đúng quy định, quy phạm về nhiệt kỹ thuật

+ Rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận.

III. NỘI DUNG MÔN HỌC:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT

Tên chương mục

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành Bài tập

Kiểm tra*

(LT hoặc TH)

I

Khái niệm và các thông số cơ bản

11

11

0

0

Các khái niệm và thông số cơ bản

2

2

0

0

Hệ nhiệt động và các thông số trạng thái

3

3

0

0

Phương trình nhiệt động

3

3

0

0

Nhận dạng phân biệt các thông số và trạng thái

3

3

0

0

II

Môi chất và sự truyền nhiệt

12

11

0

01

Khái niệm, phân loại khí lý tưởng và khí thực

3

3

0

0

Khái niệm, phân loại sự truyền nhiệt

3

2

0

1

Khái niệm về sự chuyển pha của các đơn chất

3

3

0

0

Nhận dạng và phân biệt sự chuyển pha, sự truyền nhiệt của môi chất

3

3

0

0

III

Các quá trình nhiệt động của môi chất

12

11

0

01

Các quá trình nhiệt động cơ bản: Quá trình đa biến, đoạn nhiệt, đẳng nhiệt, đẳng áp và đẳng tích

4

4

0

0

Các quá trình nhiệt động của khí thực

4

4

0

0

Quá trình hỗn hợp của khí và hơi.

4

3

0

1

IV

Chu trình nhiệt động của động cơ nhiệt

10

09

0

01

Khái niệm, yêu cầu và phân loại chu trình nhiệt động

4

4

0

0

Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ nhiệt

6

5

0

1

Tổng cộng

45

42

0

03

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính bằng giờ thực hành.

2. Nội dung chi tiết:

Chương 1: Khái niệm và các thông số cơ bản

Mục tiêu:

- Phát biểu đúng các khái niệm và các thông số cơ bản của các quá trình nhiệt động

- Giải thích được các phương trình nhiệt động và thông số trạng thái

- Nhận dạng và phân biệt được các thông số trạng thái của môi chất

- Tuân thủ đúng quy định, quy phạm về lĩnh vực nhiệt kỹ thuật.

Nội dung:

1. Các khái niệm và thông số cơ bản Thời gian: 2 giờ

2. Hệ nhiệt động và các thông số trạng thái Thời gian: 3 giờ

3. Phương trình nhiệt động Thời gian: 3 giờ

4. Nhận dạng phân biệt các thông số và trạng thái Thời gian: 3 giờ

Chương 2: Môi chất và sự truyền nhiệt

Mục tiêu:

- Trình bày đúng khái niệm và phân loại của môi chất và sự truyền nhiệt

- Giải thích sự chuyển pha của các đơn chất và khí lý tưởng và khí thực

- Nhận dạng và phân biệt được sự chuyển pha, khí lý tưởng và khí

- Tuân thủ đúng quy định, quy phạm về lĩnh vực nhiệt kỹ thuật.

Nội dung:

1. Khái niệm, phân loại khí lý tưởng và khí thực Thời gian: 3 giờ

2. Khái niệm, phân loại sự truyền nhiệt Thời gian: 3 giờ

* Kiểm tra lý thuyết

3. Khái niệm về sự chuyển pha của các đơn chất Thời gian: 3 giờ

4. Nhận dạng và phân biệt sự chuyển pha, sự truyền nhiệt của môi chất.

Thời gian: 3 giờ

Chương 3: Các quá trình nhiệt động của môi chất

Mục tiêu:

- Phát biểu được các khái niệm, phân loại của các quá trình nhiệt động cơ bản

- Giải thích được các quá trình nhiệt động cơ bản trong máy nén khí

- Nhận dạng được quá trình nhiệt động trong máy nén khí và của môi chất

- Tuân thủ đúng quy định, quy phạm về lĩnh vực nhiệt kỹ thuật.

Nội dung:

1. Các quá trình nhiệt động cơ bản: Quá trình đa biến, đoạn nhiệt, đẳng nhiệt, đẳng áp và đẳng tích Thời gian: 4 giờ

2. Các quá trình nhiệt động của khí thực Thời gian: 4 giờ

3. Các quá trình hỗn hợp của khí và hơi. Thời gian: 4 giờ

* Kiểm tra lý thuyết.

Chương 4: Chu trình nhiệt động của động cơ nhiệt

Mục tiêu:

- Phát biểu đúng khái niệm, yêu cầu và phân loại của chu trình nhiệt động

- Giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chu trình thuận chiều (động cơ nhiệt)

- Nhận dạng được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ nhiệt dùng trên ô tô

- Tuân thủ đúng quy định, quy phạm về lĩnh vực nhiệt kỹ thuật.

Nội dung:

1. Khái niệm, yêu cầu và phân loại chu trình nhiệt động Thời gian: 4 giờ

2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ nhiệt . Thời gian: 6 giờ

* Kiểm tra lý thuyết.

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:

- Vật liệu:

+ Giẻ sạch

- Dụng cụ và trang thiết bị:

+ Mô hình cắt bổ của các loại động cơ nhiệt

+ Máy chiếu.

- Học liệu:

+ Bùi Hải - Giáo trình Nhiệt kỹ thuật - NXB GD - 2006

+ CD ROM về cấu tạo hoạt động của động cơ nhiệt

- Nguồn lực khác:

+ Cơ sở sửa chữa ô tô có đầy đủ các loại động cơ nhiệt hiện đại.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện:

Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận trong quá trình thực hiện các bài học có trong môn học về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

2. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện:

- Kiến thức:

+ Trình bày được đầy đủ các khái niệm, các thông số cơ bản, các quá trình nhiệt động của môi chất

+ Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong

+ Qua các bài kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm đạt yêu cầu 60%

- Kỹ năng:

+ Nhận dạng cấu tạo và nguyên lý hoạt động động cơ nhiệt dùng trên ô tô

- Thái độ:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học và làm đầy đủ các bài tập về nhà.

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:

Môn học có tính logic nên khi giảng dạy người giáo viên cần nêu rõ nhiệm vụ và yêu cầu của từng chương để từ đó giúp người học nghề hiểu được các nội dung cốt lõi của từng chương và tính hệ thống của môn học.

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

- Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng nghề Công nghệ ô tô.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:

- Sử dụng các trang thiết bị và hình ảnh để minh họa trực quan trong giờ học lý thuyết

- Môn học không đi sâu vào kỹ năng thực hành, tuy nhiên sau mỗi bài học học sinh cần có kỹ năng nhận dạng các chi tiết, bộ phận và trang thiết bị liên quan

- Chú ý rèn luyện kỹ năng nhận dạng cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị nhiệt dùng trên ô tô

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học

- Phần thực hành của môn học được thực hiện ở dạng các bài tập về nhà.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Nội dung trọng tâm:

+ Khái niệm và các thông số cơ bản của môi chất

+ Môi chất và sự truyền nhiệt

+ Các khái niệm, các thông số cơ bản, các quá trình nhiệt động của môi chất

+ Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ nhiệt.

4. Tài liệu cần tham khảo:

- Giáo trình môn học Nhiệt kỹ thuật do Tổng cục dạy nghề ban hành

- Bùi Hải - Giáo trình Nhiệt kỹ thuật - NXB GD - 2006

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC AN TOÀN LAO ĐỘNG

Mã số của môn học: MH 14

Thời gian của môn học: 30 giờ (Lý thuyết: 25 giờ; Thực hành: 5 giờ)

  1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:

- Vị trí:

Môn học được bố trí giảng dạy song song với các môn học/ mô đun sau: MH13, MH 14, MH 16, MĐ 18, MĐ 19

- Tính chất:

Là môn học kỹ thuật cơ sở bắt buộc.

II. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC:

+ Trình bày được mục đích, ý nghĩa, tính chất và nhiệm vụ của công tác bảo hộ lao động

+ Trình bày được các biện pháp kỹ thuật an toàn lao động trong gia công cơ khí, an toàn điện, thiết bị nâng hạ và phòng chống cháy nổ

+ Trình bày được các khái niệm cơ bản về công tác tổ chức bảo hộ lao động

+ Giải thích đúng các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe, các nguyên nhân gây ra tai nạn lao động và các biện pháp an toàn lao động

+ Phân tích và phát hiện được một số tình huống không an toàn trong lao động

+ Nhận dạng được các dụng cụ, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và bảo hộ lao động thông dụng

+ Phương pháp sơ cấp cứu nạn nhân bị tai nạn lao động và nạn nhân bị điện giật.

+ Tuân thủ đúng quy định, quy phạm về kỹ thuật an toàn lao động

+ Rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận.

III. NỘI DUNG MÔN HỌC:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT

Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành Bài tập

Kiểm tra*

(LT hoặc TH)

I

Những khái niệm cơ bản về bảo hộ và an toàn lao động

15

14

0

01

Những khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động và công tác an toàn lao động

3

3

0

0

Nguyên nhân gây ra tai nạn lao đông

3

3

0

0

Ảnh hưởng của vi khí hậu, bức xạ ion hoá và bụi

2

2

0

0

Ảnh hưởng của tiếng ồn và rung động

2

2

0

0

Ảnh hưởng của điện từ trường và hoá chất độc

2

2

0

0

Ảnh hưởng của ánh sáng, màu sắc và gió.

3

2

0

1

II

Kỹ thuật an toàn lao động

15

14

0

01

Kỹ thuật an toàn trong gia công cơ khí

4

4

0

0

Kỹ thuật an toàn điện

4

4

0

0

Kỹ thuật an toàn thiết bị nâng hạ và phòng chống cháy, nổ

4

4

0

0

Sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động.

8

4

3

1

Tổng cộng

30

25

3

02

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính bằng giờ thực hành.

2. Nội dung chi tiết:

Chương 1: Những khái niệm cơ bản về bảo hộ và an toàn lao động

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm, mục đích, ý nghĩa, tính chất và nhiệm vụ của công tác bảo hộ lao động

- Xác định đúng các yếu tố nguy hiểm và có hại đối với người lao động; các biện pháp tổ chức bảo hộ lao động

- Tuân thủ đúng quy định, quy phạm về kỹ thuật an toàn lao động.

Nội dung:

1. Khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động và an toàn lao động Thời gian: 3 giờ

1.1. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động

1.1.1. Mục đích

1.1.2. Ý nghĩa

1.2. Tính chất và nhiệm vụ của công tác bảo hộ lao động

1.2.1. Tính chất

1.2.2. Nhiệm vụ

1.3. Những khái niệm cơ bản về bảo hộ và an toàn lao động

1.3.1. Điều kiện lao động và tai nạn lao động

1.3.2. Các yếu tố nguy hiểm và có hại trong quá trình sản xuất

1.4. Công tác tổ chức bảo hộ lao động

1.4.1. Các biện pháp bảo hộ lao động bằng các văn bản pháp luật

1.4.2. Biện pháp tổ chức

* Kiểm tra lý thuyết

2. Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động Thời gian: 3 giờ

2.1. Khái niệm về điều kiện lao động

2.2. Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động

2.2.1. Nguyên nhân kỹ thuật

2.2.2. Nguyên nhân tổ chức và vận hành máy

2.2.3. Nguyên nhân vệ sinh

3. Ảnh hưởng của vi khí hậu, bức xạ ion hoá và bụi Thời gian: 3 giờ

3.1. Khái niệm về vệ sinh lao động

3.2. Vi khí hậu

3.2.1. Nhiệt độ, độ ẩm tương đối và bức xạ nhiệt

3.2.2. Tác hại của vi khí hậu và các biện pháp phòng tránh

3.3. Bức xạ iôn hoá

3.3.1. Khái niệm

3.3.2. Ảnh hưởng của bức xạ iôn hoá và các biện pháp phòng tránh

3.4. Bụi

3.4.1. Phân loại bụi và tác hại của bụi

3.4.2. Các biện pháp đề phòng bụi

4. Ảnh hưởng của Tiếng ồn và rung động Thời gian: 2 giờ

4.1. Tiếng ồn

4.1.1. Khái niệm và các tiêu chuẩn tiếng ồn cho phép

4.1.2. Tác hại của tiếng ồn và các biện pháp phòng chống

4.2. Rung động trong sản xuất

4.2.1. Khái niệm và tiêu chuẩn cho phép rung cục bộ

4.2.2. Tác hại của rung động và các biện pháp đề phòng

5. Ảnh hưởng của điện từ trường và hoá chất độc Thời gian: 2 giờ

5.1. Điện từ trường

5.1.1. Ảnh hưởng của điện từ trường

5.1.2. Biện pháp phòng tránh

5.2. Hoá chất độc

5.2.1. Đặc tính chung của hoá chất độc

5.2.2. Các dạng nhiễm độc trong sản xuất cơ khí và biện pháp phòng tránh

6. Ảnh hưởng của ánh sáng, màu sắc và gió Thời gian: 3 giờ

6.1. Ánh sáng

6.1.1. Ảnh hưởng của ánh sáng

6.1.2. Các biện pháp chiếu sáng

6.2. Màu sắc

6.2.1. Ảnh hưởng của màu sắc

6.2.2. Các màu sắc thường sử dụng trong sản xuất

6.3. Gió

6.3.1. Tác dụng của gió

6.3.2. Các biện pháp thông gió

6.4. Ảnh hưởng của các điều kiện lao động khác.

Chương 2: Kỹ thuật an toàn lao động

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm về an toàn lao động

- Trình bày được nhiệm vụ và mục tiêu của công tác kỹ thuật an toàn lao động

- Trình bày được kỹ thuật an toàn của các dạng sản xuất cơ khí

- Trình bày được các biện pháp an toàn điện

- Trình bày được khái niệm, nguyên nhân, tác hại và các biện pháp an toàn phòng chống cháy nổ

- Trình bày được phương pháp sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động

- Tuân thủ đúng quy định, quy phạm về kỹ thuật an toàn lao động

- Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, cẩn thận.

Nội dung:

1. Kỹ thuật an toàn trong gia công cơ khí Thời gian: 4 giờ

1.1. Khái niệm kỹ thuật an toàn

1.2. Nhiệm vụ của công tác an toàn lao động

1.3. Mục tiêu của công tác an toàn lao động

2. Kỹ thuật an toàn điện Thời gian: 4 giờ

2.1. Tác dụng của dòng điện

2.2. Nguyên nhân tai nạn điện

2.3. Các biện pháp an toàn điện

3. Kỹ thuật an toàn thiết bị nâng hạ và phòng chống cháy, nổ Thời gian: 4 giờ

3.1. Kỹ thuật an toàn đối với thiết bị nâng hạ

3.1.1. Khái niệm và nguyên nhân tai nạn

3.1.2. Các biện pháp an toàn

3.2. Kỹ thuật an toàn phòng chống cháy, nổ

3.2.1. Khái niệm và nguyên nhân gây cháy, nổ

3.2.2. Tác hại của cháy, nổ và biện pháp phòng chống cháy, nổ

3.3. Sử dụng thiết bị chữa cháy

4. Sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động Thời gian: 3 giờ

4.1. Phương pháp sơ cứu nạn nhân bị tai nạn thông thường

4.1.1. Phương pháp sơ cứu nạn nhân bị chấn thương

4.1.2. Phương pháp sơ cứu nạn nhân bị cháy bỏng

4.2. Phương pháp cấp cứu nạn nhân bị điện giật

4.2.1. Phương pháp tách nạn nhân khỏi nguồn điện

4.2.2. Các phương pháp hô hấp nhân tạo

* Kiểm tra lý thuyết.

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:

- Vật liệu:

+ Nước sạch, khăn lau sạch

+ Cát, chăn ướt

+ Hóa chất chống cháy

- Dụng cụ và trang thiết bị:

+ Máy vi tính, máy chiếu

+ Các biển báo nguy hiểm

+ Thiết bị chữa cháy

+ Xô chậu

- Học liệu:

+ Hoàng Xuân Nguyên - Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động - NXBGD -2003

+ Cẩm nang an toàn vệ sinh lao động trong ngành công nghiệp – NXB LĐXH - 2006

- Nguồn lực khác:

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện:

Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp trắc nghiệm hoặc tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong môn học về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

2. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện:

- Về kiến thức:

+ Trình bày đầy đủ các khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động, về kỹ thuật an toàn lao động và công tác an toàn lao động

+ Giải thích đúng được các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe, các nguyên nhân gây ra tai nạn lao động và các biện pháp an toàn lao động

+ Các bài kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm đạt yêu cầu 60%

- Về kỹ năng:

+ Phân tích và phát hiện được một số tình huống không an toàn trong lao động

+ Nhận dạng và sử dụng đúng các dụng cụ, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và bảo hộ lao động thông dụng

+ Qua sự nhận xét, tự đánh giá của học sinh, của khách hàng và của hội đồng giáo viên

+ Kết quả kiểm tra kỹ năng đạt yêu cầu 70%.

- Về thái độ:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về an toàn và phòng cháy chữa cháy

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học và làm đầy đủ các bài tập về nhà.

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:

Môn học có tính logic nên khi giảng dạy người giáo viên cần nêu rõ nhiệm vụ và yêu cầu của từng chương để từ đó giúp người học nghề hiểu được các nội dung cốt lõi của từng chương và tính hệ thống của môn học.

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề Công nghệ ô tô.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:

- Sử dụng các trang thiết bị và hình ảnh để minh họa trực quan trong giờ học lý thuyết

- Môn học không đi sâu vào kỹ năng thực hành, tuy nhiên sau mỗi bài học học sinh cần có kỹ năng nhận dạng và sử dụng đúng các dụng cụ, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và bảo hộ lao động thông dụng

- Chú ý rèn luyện kỹ năng phân tích và phát hiện được một số tình huống gây mất vệ sinh và an toàn trong lao động

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Nội dung trọng tâm:

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe

+ Các nguyên nhân gây ra tai nạn lao động và các biện pháp an toàn lao động.

4. Tài liệu cần tham khảo:

- Giáo trình môn học An toàn lao động do Tổng cục dạy nghề ban hành

- Hoàng Xuân Nguyên - Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động - NXBGD -2003

- Cẩm nang an toàn vệ sinh lao động trong ngành công nghiệp – NXB LĐXH – 2006.

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN THỰC HÀNH AUTOCAD

Mã số của môn học: MĐ 15

Thời gian của môn học: 45 giờ; (LT: 0 giờ; TH: 45 giờ; KT: 03 giờ)

  1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:

- Vị trí:

Mô đun được thực hiện sau khi học xong các môn học/ mô-đun sau: MH 09, MH 10, MH 11, MH12 và có thể được học song song với các môn học/ mô-đun sau: MH 08, MĐ 20

- Tính chất: Mô đun cơ sở nghề bắt buộc.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:

+ Sử dụng được các chức năng trên các thanh công cụ của màn hình đồ họa

+ Sử dụng linh hoạt các lệnh vẽ cơ bản và phương pháp nhập tọa độ

+ Sử dụng các phương pháp xác nhập điểm chính xác và các phương pháp lựa chọn đối tượng

+ Sử dụng và rèn luyện kỹ năng tạo lớp vẽ, gán các loại màu, loại đường nét cho lớp vẽ, các lệnh hiệu chỉnh đối tượng, các lệnh vẽ nhanh, hiệu chỉnh các văn bản vào bản vẽ

+ Thao tác vẽ trên máy và hiệu chỉnh thành thạo

+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong Thực hành AutoCAD

+ Rèn luyện tính kỷ luật, tỉ mỉ của học viên

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian

Tổng

số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1

Sử dụng chương trình Autocad và màn hình đồ họa

5

0

5

0

2

Thiết lập bản vẽ mới nằm trong vùng vẽ

3

0

3

0

3

Các lệnh vẽ cơ bản và hệ tọa độ

5

0

5

0

4

Sử dụng các lệnh vẽ cơ bản và nhập điểm chính xác

5

0

4

1

5

Sử dụng các lệnh trợ giúp và lựa chọn đối tượng

5

0

5

0

6

Các lệnh vẽ nhanh

5

0

5

0

7

Quản lý đối tượng trong bản vẽ

(Lớp, màu, đường nét)

5

0

4

1

8

Ghi và hiệu chỉnh văn bản

3

0

3

0

9

Ghi và hiệu chỉnh kích thước

4

0

4

0

10

Hình cắt và mặt cắt - vẽ kí hiệu vật liệu

5

0

4

1

Tổng cộng

45

0

42

3

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành.

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1: Sử dụng chương trình Autocad và màn hình đồ họa Thời gian:5 giờ

Mục tiêu:

- Mô tả được cấu trúc màn hình đồ họa, các chức năng của các thanh công cụ, các dòng trạng thái và vị trí nhập các câu lệnh vẽ.

- Xác định được vùng vẽ, các chức năng chính của các biểu tượng trên các thanh công cụ, các dòng trạng thái

- Tuân thủ quy trình, quy phạm về thực hành trên máy tính.

Nội dung:

1. Khởi động Autocad

2. Cấu trúc màn hình đồ hoạ

3. Thanh công cụ Toolbar

4. Ḍòng lệnh Command.

Bài 2: Thiết lập bản vẽ mới nằm trong vùng vẽ Thời gian:3 giờ

Mục tiêu:

- Giới hạn, xác định được vùng vẽ, đơn vị vùng vẽ và chế độ vẽ ORTHO.

- Giới hạn vùng vẽ theo khổ giấy A4, đơn vị vẽ milimét

- Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác trong công việc.

Nội dung:

2. Giới hạn vùng vẽ

2. Đơn vị vùng vẽ

3. Chế độ ORTHO.

Bài 3: Các lệnh vẽ cơ bản và hệ tọa độ Thời gian:5 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày đầy đủ các khái niệm tọa độ tương đối, tọa độ tuyệt đối, tọa độ cực tuyệt đối, tọa độ cực tương đối.

- Sử dụng thành thạo các lệnh vẽ đường thẳng, đường tròn, đa giác, phương pháp nhập tọa độ và các lệnh vẽ

- Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác trong công việc.

Nội dung:

1. Hệ toạ độ

2. Các lệnh vẽ cơ bản.

Bài 4: Sử dụng các lệnh vẽ cơ bản và nhập điểm chính xác Thời gian:5 giờ

Mục tiêu:

- Sử dụng các phương pháp truy bắt điểm thuần thục.

- Nhập được tọa độ điểm bằng phương pháp truy bắt điểm

- Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác trong công việc

Nội dung:

1. Truy bắt điểm tạm trú

2. Truy bắt điểm thường trú

3. Sử dụng phương pháp nhập tọa độ để vẽ

4. Vẽ đường và đa giác bằng các lệnh cơ bản

5. Kiểm tra thực hành.

Bài 5: Sử dụng các lệnh trợ giúp và lựa chọn đối tượng Thời gian:5 giờ

Mục tiêu:

- Lựa chọn và xóa được các đối tượng đơn hoặc1 nhóm đối tượng

- Sử dụng được các lệnh hiệu chỉnh để vẽ nhanh

- Thay đổi được kích thước bản vẽ theo một tỷ lệ cần thiết

- Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác trong công việc.

Nội dung:

1. Các lệnh trợ giúp và lựa chọn đối tượng

2. Lệnh xoá đối tượng bằng lệnh: ERASE

3. Phương pháp lựa chọn đối tượng

4. Di chuyển đối tượng bằng lệnh: MOVE

5. Xén một phần của đối tượng nằm giữa 2 đối tượng lệnh: TRIM

6. Xén một phần đối tượng nằm giữa 2 điểm chọn lệnh: BREAK

7. Kéo dài đối tượng lệnh: EXTEND

8. Quay các đối tượng chung quanh 1 điểm lệnh: ROTATE

9. Thay đổi kích thước các đối tượng một cách tỷ lệ lệnh: SCALE

10. Vẽ ứng dụng các lệnh trên.

Bài 6: Các lệnh vẽ nhanh Thời gian:5 giờ

Mục tiêu:

- Liệt kê được các lệnh vẽ nhanh để tạo các đối tượng vẽ mới giống với đối tượng đã có trên vùng đồ họa (vùng vẽ), tạo được các đối tượng mới theo dãy, theo hàng hoặc theo 1 cung tròn hoặc 1 vòng tròn

- Sử dụng thành thạo các lệnh vẽ nhanh thành thạo đạt yêu cầu của bài tập

- Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác trong công việc.

Nội dung:

1. Tạo đối tượng song song lệnh: OFFSET

2. Vẽ nối tiếp 2 đối tượng bởi cung tròn lệnh: FILLET

3. Vát mép các đoạn thẳng lệnh: CHAMFER

4. Sao chép các đối tượng lệnh: COPY

5. Phép đối xứng trục: MIRROR

6. Chộp đối tượng theo dãy: ARRAY

7. Thực theo yêu cầu bản vẽ sử dụng các lệnh vẽ nhanh.

Bài 7: Quản lý đối tượng trong bản vẽ (Lớp, màu, đường nét) Thời gian:5 giờ

Mục tiêu:

- Tạo được các lớp vẽ

- Tạo được các lớp vẽ và gán được các màu, các loại đường nét cho các lớp tương ứng

- Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác trong công việc.

Nội dung:

1. Tạo và hiệu chỉnh lớp

2. Lệnh gọi các loại đường

3. Thực hiện các lệnh vẽ

4. Tạo các lớp vẽ vô màu, đường nét cho từng lớp

5. Sử dụng các loại đường nét để vẽ đường tâm, đường khuất. Bài 8: Ghi và hiệu chỉnh văn bản Thời gian:3 giờ

Mục tiêu:

- Ghi và hiệu chỉnh được các văn bản ghi chú trên bản vẽ và các yêu cầu kỹ thuật trên bản vẽ

- Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác trong công việc.

Nội dung:

1. Ghi văn bản

2. Hiệu chỉnh văn bản và các yêu cầu kỹ thuật trên bản vẽ

3. Kiểm tra thực hành.

Bài 9: Ghi và hiệu chỉnh kích thước Thời gian:4 giờ

Mục tiêu:

- Ghi và hiệu chỉnh được các loại kích thước

- Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác trong công việc.

Nội dung:

1. Ghi kich thước

2. Hiệu chỉnh kích thước và các yêu cầu kỹ thuật trên bản vẽ.

Bài 10: Hình cắt và mặt cắt - vẽ kí hiệu vật liệu Thời gian:5 giờ

Mục tiêu:

- Chọn được loại mặt cắt phù hợp với từng vật liệu, xác định được vùng vẽ mặt cắt và hiệu chỉnh được tỷ lệ mặt cắt phù hợp với bản vẽ

- Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác trong công việc.

Nội dung:

1. Chọn mẫu mặt cắt

2. Xác định vùng vẽ mặt cắt

3. Hiệu chỉnh được tỷ lệ mặt cắt .

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:

- Vật liệu:

+ Đĩa mềm,

- Dụng cụ và trang thiết bị:

+ Máy chiếu; Máy vi tính

+ Vật thể mẫu

+ Mô hình cắt bổ

- Học liệu:

+ Tài liệu phát tay cho người học

+ Các bản vẽ mẫu (A4, A0); Tranh treo tường

+ Tài liệu tham khảo:

. Trần Hữu Quế - Vẽ kỹ thuật - Nhà xuất bản giáo dục - 2001

. Nguyễn Hữu Lộc - Sử dụng AutoCAD 2000 - NXB GD 2004.

- Nguồn lực khác: Phòng máy vi tính.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

2. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

- Kiến thức:

+ Trình bày được các quy ước trong bản vẽ kỹ thuật cơ khí, hình cắt, mặt cắt, hình chiếu

+ Người học đạt yêu cầu khi trả lời đúng ít nhất 50% số câu hỏi.

- Kỹ năng:

+ Lập bản vẽ phác và bản vẽ tiêu chuẩn chi tiết máy; đọc bản vẽ lắp, bản vẽ sơ đồ động, vẽ tách chi tiết được đánh giá bằng trắc nghiệm sự thực hiện. Đạt yêu cầu quy định

+ Sử dụng các lệnh vẽ đã học để vẽ một số hình vẽ đơn giản trên máy vi tính và sử dụng các lệnh hiệu chỉnh.

- Thái độ:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học và làm đầy đủ các bài tập về nhà.

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

- Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng nghề Công nghệ ô tô.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:

- Sử dụng các trang thiết bị và hình ảnh để minh họa trực quan trong giờ học lý thuyết

- Chú ý rèn luyện kỹ năng sử dụng các lệnh vẽ đã học để vẽ một số hình vẽ đơn giản trên máy vi tính và sử dụng các lệnh hiệu chỉnh

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học

- Phần thực hành của môn học được thực hiện ở phòng thực hành trên máy.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Nội dung trọng tâm:

+ Sử dụng thành thạo các chức năng trên các thanh công cụ của màn hình đồ họa

+ Sử dụng thành thạo các lệnh vẽ cơ bản và phương pháp nhập tọa độ

+ Sử dụng các phương pháp xác nhập điểm chính xác và các phương pháp lựa chọn đối tượng

+ Sử dụng và rèn luyện kỹ năng tạo lớp vẽ, gán các loại màu, loại đường nét cho lớp vẽ, các lệnh hiệu chỉnh đối tượng, các lệnh vẽ nhanh, hiệu chỉnh các văn bản vào bản vẽ.

4. Tài liệu cần tham khảo:

- Giáo trình môn học Autocad do Tổng cục dạy nghề ban hành.

- Trần Hữu Quế - Vẽ kỹ thuật – NXB GD - 2001

- Nguyễn Hữu Lộc - Sử dụng AutoCAD 2000 - NXB GD - 2004.

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO THỰC HÀNH HÀN CƠ BẢN

Mã số mô đun: MĐ 16

Thời gian mô đun: 45 giờ (Lý thuyết: 0 giờ ; Thực hành: 45 giờ)

  1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:

- Vị trí:

Môn học được bố trí giảng dạy song song với các môn học/ mô đun sau: MH 07, MH 08, MH 09, MH 10, MH 11, MH 12, MH13, MH 14, MH 15, MH 16, MĐ 18.

- Tính chất:

Mô đun cơ sở nghề bắt buộc.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:

+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ liên quan đến công việc hàn điện, hàn hơi và hàn thiếc

+ Vận hành máy hàn, mỏ hàn đúng trình tự, yêu cầu kỹ thuật và an toàn

+ Thực hiện được kỹ năng hàn điện, hàn hơi và hàn thiếc

+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong Thực hành Hàn cơ bản

+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1

Hàn điện hồ quang

15

0

15

0

2

Hàn hơi

15

0

14

1

3

Hàn thiếc

15

0

14

1

Cộng:

45

0

43

2

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1: Hàn điện Thời gian: 15 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm cơ bản về hàn điện

- Chọn que hàn, chế độ hàn và phương pháp di chuyển que hàn

- Vận hành máy hàn đúng trình tự, yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn

- Có được kỹ năng cơ bản về hàn tiếp mối, hàn đắp, và cắt kim loại để hỗ trợ cho quá trình sửa chữa phần cơ khí ôtô

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong Thực hành Hàn cơ bản.

Nội dung:

1. Khái niệm về hàn điện hồ quang

2. Máy hàn và thiết bị phụ trợ

3. Các loại mối hàn và chuẩn bị mép hàn

4. Chế độ hàn

5. Các dạng sai hỏng và biện pháp khắc phục

6. Thực hành hàn, cắt.

Bài 2: Hàn hơi Thời gian: 15 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được phương pháp chuẩn bị vật hàn, chọn chế độ hàn thích hợp cho từng công việc

- Trình bày kỹ thuật hàn, cắt bằng ngọn lửa khí

- Hàn, cắt được một số chi tiết đơn giản đúng qui trình kỹ thuật và đảm bảo an toàn

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong Thực hành Hàn cơ bản.

Nội dung:

1. Khái niệm

2. Ngọn lửa hàn

3. Kỹ thuật hàn kim loại bằng ngọn lửa khí

4. Kỹ thuật cắt bằng ngọn lửa khí

5. Thực hành hàn, cắt

6. Kiểm tra thực hành.

Bài 3: Hàn thiếc Thời gian: 15 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được cộng dụng và đặc điểm của dụng cụ, nguyên vật liệu dùng để hàn thiếc

- Sử dụng và bảo quản được thiết bị hàn đúng yêu cầu kỹ thuật và an toàn

- Hàn chồng mí, hàn nối đúng trình tự, yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn

- Thực hiện được một số công việc hàn thiếc thường gặp trong phạm vi nghề Công nghệ Ô tô

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong Thực hành Hàn cơ bản.

Nội dung:

1. Khái niệm

2. Dụng cụ, vật liệu và thiết bị dùng để hàn thiếc

3. Kỹ thuật hàn thiếc bằng mỏ hàn điện trở

4. Kỹ thuật hàn thiếc bằng mỏ hàn đốt và đèn kḥò

5. An toàn khi hàn thiếc

6. Thực hành hàn

7. Kiểm tra thực hành.

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:

- Vật liệu:

+ Thép tấm 20x10x10 x (số học sinh)

+ Thép thanh Φ15 x 200 x (số học sinh)

+ Ống đồng Φ10 x 200 x (số học sinh)

+ Đồng tấm 20 x 20 x1 x (số học sinh)

+ Tôn tráng kẽm 20x 20 x 1 x (số học sinh)

+ Que hàn điện các loại

+ Que hàn khí và bột hàn

+ Thiếc hàn, nhựa thông và A xít HCl

+ Xăng A92

+ Giẻ lau

- Dụng cụ và trang thiết bị:

+ Kính bảo hộ hàn điện x số học sinh 1 nhóm (cái)

+ Kính bảo hộ hàn khí x số học sinh 1 nhóm (cái)

+ Găng tay bảo hộ

+ Tạp dề khi hàn

+ Máy hàn điện

+ Bình khí A xê ty len, bộ mỏ hàn, mỏ cắt và phụ tùng kèm theo

+ Mỏ hàn thiếc các loại

+ Thùng dụng cụ tay nghề hàn

+ Máy chiếu, bảng, phấn

- Học liệu:

+ Tài liệu hướng dẫn mô đun

+ Phim trong có vẽ hình

- Nguồn lực khác:

+ Xưởng thực hành hàn cơ bản được trang bị đầy đủ ánh sáng cần thiết

+ Tài liệu tham khảo: Hoàng Tùng, Nguyễn Thúc Hà, Ngô Lê Thương, Chu Văn Khang- Cẩm nang hàn - NXB KH & KT-2005

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

2. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

- Kiến thức:

+ Giải thích được các phương pháp hàn điện, hàn hơi và hàn thiếc

+ Nhận dạng và chỉ ra được công dụng của từng loại thiết bị, dụng cụ liên quan đến công việc hàn

+ Các nguyên nhân gây mất an toàn trong qua trình hàn điện và biện pháp khắc phục

+ Các bài kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm đạt yêu cầu 60%

- Kỹ năng:

+ Lựa chọn, sử dụng đúng các trang bị và dụng cụ nghề hàn

+ Thực hiện các công việc về hàn điện, hàn hơi và hàn thiếc đúng thao tác, quy trình, đạt yêu cầu kỹ thuật và các yêu cầu khác

+ Kết quả bài thực hành đạt yêu cầu 70%

- Thái độ:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong quá trình thực hành hàn

+ Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và đúng thời gian

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

- Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề Công nghệ ô tô.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:

- Mỗi bài học trong mô đun này được hướng dẫn lý thuyết và rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành.

- Học sinh cần hoàn thành một sản phẩm sau khi kết thúc một bài học và giáo viên có đánh giá kết quả của sản phẩm đó.

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Nội dung trọng tâm:

+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ và thiết bị liên quan đến công việc hàn điện, hàn hơi và hàn thiếc

+ Vận hành thiết bị hàn đúng trình tự, yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn

+ Hình thành được kỹ năng hàn điện, hàn hơi và hàn thiếc.

4. Tài liệu cần tham khảo:

- Giáo trình mô đun Thực hành Hàn do Tổng cục dạy nghề ban hành.

- Kỹ thuật Hàn Điện - NXB LĐ - 2002.

- Kỹ thuật hàn điện - NXB KH & KT năm 2005.

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

KỸ THUẬT CHUNG VỀ Ô TÔ VÀ CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA

Mã số mô đun: MĐ 17

Thời gian mô đun: 75 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 45 giờ)

  1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:

- Vị trí:

Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MH 07, MH 08, MH 09, MH 10, MH 11, MH 12, MH13, MH 14, MH 15, MH 16, MĐ 18, MĐ 19

- Tính chất:

Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:

+ Trình bày được vai trò và lịch sử phát triển của ô tô

+ Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại các bộ phận cơ bản trên ô tô

+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của động cơ một xy lanh và nhiều xy lanh dùng nhiên liệu xăng, diesel loại bốn kỳ, hai kỳ

+ Lập được bảng thứ tự nổ của động cơ nhiều xy lanh

+ Nhận dạng được các cơ cấu, hệ thống, tổng thành cơ bản trên ô tô.

+ Phát biểu được khái niệm về hiện tượng, quá trình các giai đoạn mài mòn, các phương pháp tổ chức và biện pháp sửa chữa chi tiết

+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1

Tổng quan chung về ô tô

10

8

2

0

2

Khái niệm và phân loại động cơ đốt trong

6

2

3

1

3

Nguyên lý làm việc động cơ 4 kỳ và 2 kỳ

13

6

6

1

4

Động cơ nhiều xy lanh

9

2

7

0

5

Nhận dạng sai hỏng và mài mòn của chi tiết

15

3

11

1

6

Phương pháp sửa chữa và công nghệ phục hồi chi tiết bị mài mòn

12

6

6

0

7

Làm sạch và kiểm tra chi tiết

10

3

6

1

Cộng:

75

30

41

4

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1: Tổng quan chung về ô tô Thời gian: 10 giờ

Mục tiêu:

- Phát biểu đúng khái niệm, phân loại và lịch sử phát triển ô tô

- Trình bày nhiệm vụ, yêu cầu và cấu tạo của các bộ phận chính trong ô tô

- Nhận dạng đúng các bộ phận và các loại ô tô

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô.

Nội dung:

1. Khái niệm về ô tô

2. Lịch sử và xu hướng phát triển của ô tô

3. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại các bộ phận chính trong ô tô

4. Cấu tạo các bộ phận chính trong ô tô

4.1 Động cơ

4.2 Gầm ô tô

4.3 Điện ô tô

5. Nhận dạng các bộ phận và các loại ô tô.

Bài 2: Khái niệm và phân loại loại động cơ đốt trong Thời gian: 6 giờ

Mục tiêu:

- Phát biểu đúng khái niệm, phân loại và cấu tạo chung của động cơ đốt trong

- Giải thích được các các thuật ngữ và thông số kỹ thuật cơ bản của động cơ

- Nhận dạng được chủng loại, các cơ cấu và hệ thống của động cơ và xác định được ĐCT của pít tông.

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

Nội dung:

1. Khái niệm về động cơ đốt trong

2. Phân loại động cơ đốt trong

3. Cấu tạo chung của động cơ đốt trong

4. Các thuật ngữ cơ bản của động cơ

5. Các thông số kỹ thuật cơ bản của động cơ

6. Nhận dạng các loại động cơ và nhận dạng các cơ cấu, hệ thống trên động cơ

7. Xác định ĐCT của pít tông

* Kiểm tra

Bài 3: Nguyên lý làm việc động cơ 4 kỳ và động cơ 2 kỳ Thời gian: 13 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ 4 kỳ và động cơ 2 kỳ

- So sánh được ưu nhược điểm giữa động cơ diesel và xăng; động cơ 4 kỳ và 2 kỳ

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô.

Nội dung:

1. Khái niệm về động cơ 4 kỳ và động cơ 2 kỳ

2. Động cơ xăng và diesel 4 kỳ

3. So sánh ưu nhược điểm giữa động cơ diesel và động cơ xăng

4. Động cơ xăng và diesel 2 kỳ

5. So sánh ưu nhược điểm giữa động cơ 4 kỳ và động cơ 2 kỳ

* Kiểm tra

Bài 4: Động cơ nhiều xy lanh Thời gian: 9 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày đúng khái niệm về động cơ nhiều xy lanh, mô tả được kết cấu của trục khuỷu động cơ và lập được bảng thứ tự nổ của động cơ nhiều xy lanh

- Xác định đúng nguyên lý hoạt động của các xy lanh trên động cơ

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô.

Nội dung:

1. Khái niệm về động cơ nhiều xy lanh

2. Nguyên lý hoạt động của động cơ nhiều xy lanh

3. So sánh động cơ một xy lanh và động cơ nhiều xy lanh

4. Thực hành lập bảng thứ tự làm việc động cơ nhiều xy lanh

* Kiểm tra

Bài 5: Nhận dạng sai hỏng và mài mòn của chi tiết Thời gian: 15 giờ

Mục tiêu:

- Nhận dạng được các hiện tượng, hình thức, giai đoạn mài mòn của chi tiết

- Nhận dạng được các sai hỏng của các loại chi tiết điển hình trong ô tô

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô.

Nội dung:

1. Khái niệm về quá trình suy giảm chất lượng của ô tô và hình thành sai hỏng trong quá trình sử dụng

2. Hiện tượng hao mòn và quy luật mài mòn

3. Nhận dạng các sai hỏng của các loại chi tiết điển hình

3.1 Chi tiết dạng trục – lỗ

3.2 Chi tiết dạng thân hộp

3.3 Chi tiết dạng càng

3.4 Chi tiết dạng đĩa

3.5 Các chi tiết tiêu chuẩn

Bài 6: Phương pháp sửa chữa và công nghệ phục hồi chi tiết bị mài mòn

Thời gian: 12 giờ

Mục tiêu:

- Phát biểu được khái niệm về bảo dưỡng và sửa chữa ô tô

- Phát biểu được yêu cầu của ô tô sau sửa chữa

- Giải thích được các phương pháp sửa chữa ô tô

- Đánh giá việc vận dụng các phương pháp sửa chữa ô tô trong các cơ sở sửa chữa hiện nay

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô.

Nội dung:

1. Khái niệm về bảo dưỡng và sửa chữa ô tô

2. Các phương pháp sửa chữa và phục hồi sai hỏng của chi tiết

3. Phương pháp sửa chữa kích thước (Cốt sửa chữa)

4. Tham quan các cơ sở sửa chữa ô tô.

Bài 7: Làm sạch và kiểm tra chi tiết Thời gian: 10 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày mục đích, yêu cầu và các bước khi tiến hành làm sạch và kiểm tra chi tiết

- Thực hiện quy trình kiểm tra chi tiết điển hình

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô.

Nội dung:

1. Khái niệm về các phương pháp làm sạch chi tiết

2. Khái niệm về các phương pháp kiểm tra chi tiết

3. Tham quan tại các cơ sở Công nghệ Ô tô.

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:

- Vật liệu:

+ Giẻ sạch, phấn vạch dấu, chất tẩy rửa, nhiên liệu

- Dụng cụ và trang thiết bị:

+ Bộ dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô

+ Động cơ xăng, diesel tháo lắp

+ Mô hình động cơ nổ

+ Mô hình cắt bổ động cơ

+ Máy chiếu

- Học liệu:

+ Tài liệu hướng dẫn mô đun

+ CD ROM về nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong

+ Tài liệu tham khảo:

. Nguyễn Tất Tiến-Nguyên lý động cơ đốt trong-XNB Giáo dục-2009

. Hoàng Đình Long-Kỹ thuật sửa chữa ô tô-NXB GD-2006

. Phạm Minh Tuấn-Động cơ đốt trong-NXB KH&KT-2006

- Nguồn lực khác:

+ Phòng học, xưởng thực hành.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

2. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

- Về Kiến thức:

+ Trình bày được phân loại, cấu tạo chung của ô tô

+ Phát biểu được khái niệm về quá trình sai hỏng và mài mòn chi tiết

+ Phát biểu được khái niệm về các phương pháp sửa chữa và công nghệ phục hồi chi tiết bị mài mòn

+ Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ xăng, động cơ diesel bốn kỳ, hai kỳ một xy lanh và nhiều xy lanh

+ Qua các bài kiểm tra viết và trắc nghiệm điền khuyết đạt yêu cầu 80%.

- Về kỹ năng:

+ Nhận dạng được các loại ô tô, các bộ phận của ô tô

+ Nhận dạng được các loại động cơ, các cơ cấu và hệ thống của động cơ, xác định điểm chết trên của pít tông

+ Qua các bài tập xác định ĐCT và nguyên lý làm việc thực tế của động cơ đốt trong

+ Qua quá trình thực hiện, áp dụng các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đầy đủ đúng kỹ thuật

+ Kết quả bài thực hành đạt yêu cầu 80% và đúng thời gian quy định.

- Về thái độ:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học và thực hiện đúng hướng dẫn của giáo viên.

+ Giữ gìn vệ sinh và tác phong công nghiệp

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

- Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề Công nghệ ô tô.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:

- Mỗi bài học trong mô đun sẽ giảng dạy phần lý thuyết và rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

+ Vai trò và lịch sử phát triển của ô tô

+ Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại các bộ phận cơ bản trên ô tô

+ Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của động cơ một xy lanh và nhiều xy lanh dùng nhiên liệu xăng, diesel loại bốn kỳ, hai kỳ

+ Lập bảng thứ tự nổ của động cơ nhiều xy lanh

+ Nhận dạng các cơ cấu, hệ thống, tổng thành cơ bản trên ô tô.

4. Tài liệu cần tham khảo:

. Giáo trình mô đun Kỹ thuật chung về ô tô do Tổng cục dạy nghề ban hành.

. Nguyễn Quốc Việt - Động cơ đốt trong và máy kéo nông nghiệp - Tập1,2,3-NXB HN-2005

. Nguyễn Tất Tiến, Đỗ Xuân Kính - Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ô tô, máy nổ-NXB Giáo dục-2009

. Phạm Minh Tuấn-Động cơ đốt trong-NXB KH&KT-2006

. Trịnh Văn Đạt, Ninh Văn Hoàn, Lê Minh Miện - “Cấu tạo và sửa chữa động cơ ô tô - xe máy”- NXB Lao động - Xã hội-2007

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA CƠ CẤU TRỤC KHUỶU - THANH TRUYỀN VÀ BỘ PHẬN CỐ ĐỊNH CỦA ĐỘNG CƠ 2

Mã số mô đun: MĐ 18

Thời gian mô đun: 150 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 120 giờ)

  1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:

- Vị trí: Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MH 07, MH 08, MH 09, MH 10, MH 11, MH 12, MH13, MH 14, MH 15, MH 16, MĐ 17, MĐ 18, MĐ 19

- Tính chất:

Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:

+ Trình bày đúng nhiệm vụ, cấu tạo cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và các bộ phận cố định động cơ

+ Phân tích được hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và trình bày đúng các phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và các bộ phận cố định động cơ

+ Thực hiện được các công việc: Tháo, lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và các bộ phận cố định động cơ đúng quy trình đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn

+ Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ và thiết bị tháo, lắp, đo kiểm tra trong quá trình bảo dưỡng và sửa chữa

+ Bố trí vị trí làm việc hợp lý và đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp

+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1

Tháo lắp, nhận dạng bộ phận cố định và cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

32

10

20

2

2

Bảo dưỡng bộ phận cố định của và cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

20

5

15

0

3

Sửa chữa bộ phận cố định của động cơ

18

3

15

0

4

Sửa chữa xy lanh

18

3

15

0

5

Sửa chữa nhóm pít tông

21

3

16

2

6

Sửa chữa nhóm thanh truyền

18

3

15

0

7

Sửa chữa nhóm trục khuỷu

23

3

18

2

Cộng:

150

30

114

6

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1: Tháo lắp, nhận dạng bộ phận cố định và cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

Thời gian: 32 giờ

Mục tiêu

- Trình bày đúng nhiệm vụ, cấu tạo chung, lực tác dụng lên thân máy, nắp máy và cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

- Tháo lắp bộ phận cố định và cơ cấu trục khuỷu thanh truyền đúng quy trình, quy phạm và đúng yêu cầu kỹ thuật

- Nhận dạng đúng các chi tiết của bộ phận cố định và cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại

2. Đặc điểm cấu tạo

- Bộ phận cố định của động cơ

- Nhóm pít tông

- Nhóm thanh truyền

- Nhóm trục khuỷu

3. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo, lắp bộ phận cố định và cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

4. Thực hành tháo, lắp bộ phận cố định và cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

Bài 2: Bảo dưỡng bộ phận cố định và cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

Thời gian: 20 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được mục đích, nội dung của công tác bảo dưỡng bộ phận cố định và cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

- Bảo dưỡng bộ phận cố định và cơ cấu trục khuỷu thanh truyền đúng quy trình, quy phạm, đúng yêu cầu kỹ thuật

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Mục đích

2. Nội dung bảo dưỡng

3. Bảo dưỡng bộ phận cố định và cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

- Bảo dưỡng thường xuyên

- Bảo dưỡng định kỳ

Bài 3: Sửa chữa bộ phận cố định của động cơ Thời gian: 18 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa thân máy, nắp máy, gu jông, bu lông và các te

- Tháo lắp, nhận dạng, kiểm tra, sửa chữa các sai hỏng của bộ phận cố định đúng quy trình, quy phạm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định và đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện công việc

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của bộ phận cố định động cơ

- Thân máy

- Nắp máy

- Các te

2. Phương pháp kiểm tra xác định sai hỏng

3. Quy trình sửa chữa sai hỏng

4. Thực hành sửa chữa

Bài 4: Sửa chữa xy lanh Thời gian: 18 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa xy lanh.

- Tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa các sai hỏng của xy lanh đúng phương pháp, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định và đảm bảo an toàn

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của xy lanh động cơ

2. Phương pháp kiểm tra xác định sai hỏng

3. Quy trình sửa chữa sai hỏng

4. Thực hành sửa chữa

Bài 5: Sửa chữa nhóm pít tông Thời gian: 21 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa pít tông, chốt pít tông và xéc măng

- Kiểm tra, sửa chữa pít tông đúng phương pháp đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định, đạt chất lượng và đảm bảo an toàn

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của nhóm pít tông

- Pít tông

- Chốt pít tông

- Xéc măng dầu

- Xéc măng khí

2. Phương pháp kiểm tra xác định sai hỏng

3. Quy trình sửa chữa sai hỏng

4. Thực hành sửa chữa

* Kiểm tra thực hành.

Bài 6: Sửa chữa nhóm thanh truyền Thời gian: 18 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa thanh truyền, bu lông thanh truyền và bạc lót

- Kiểm tra, sửa chữa được các sai hỏng của thanh truyền, bu lông và bạc lót đúng phương pháp và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định, đạt chất lượng và đảm bảo an toàn

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của nhóm thanh truyền

- Thanh truyền

- Bu lông thanh truyền

- Bạc lót thanh truyền

2. Phương pháp kiểm tra xác định sai hỏng

3. Quy trình sửa chữa sai hỏng

4. Thực hành sửa chữa

Bài 7: Sửa chữa nhóm trục khuỷu Thời gian: 23 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa nhóm trục khuỷu

- Kiểm tra, bảo dưỡng được nhóm trục khuỷu đúng phương pháp, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định và đảm bảo an toàn

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của nhóm trục khuỷu

- Trục khuỷu

- Bạc lót trục khuỷu

2. Phương pháp kiểm tra xác định sai hỏng

3. Quy trình sửa chữa sai hỏng

4. Thực hành sửa chữa

4. Kiểm tra thực hành.

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:

- Vật liệu:

+ Xăng, dầu, mỡ, giẻ và dung dịch rửa

+ Bột phấn trắng

+ Giấy nhám mịn, bột rà, giẻ sạch

+ Keo dán, đinh tán, gioăng đệm các loại

+Phụ tùng thay thế

- Dụng cụ và trang thiết bị:

+ Động cơ xăng, diesel phục vụ tháo lắp

+ Mô hình cắt động cơ

+ Bộ dụng cụ đo

+ Máy chiếu

+ Bộ dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô

+ Thiết bị bảo dưỡng và sửa chữa chuyên dùng

- Học liệu:

+ Tài liệu hướng dẫn mô đun.

+ Tài liệu tham khảo:

. Nguyễn Tất Tiến-Nguyên lý động cơ đốt trong-XNB Giáo dục-2009

. Hoàng Đình Long-Kỹ thuật sửa chữa ô tô-NXB GD-2006

. Phạm Minh Tuấn-Động cơ đốt trong-NXB KH&KT-2006

+ Video về kiểm tra sai hỏng chi tiết

+ Tranh treo tường về cấu tạo và quy trình tháo lắp sửa chữa

+ Phiếu kiểm tra

- Nguồn lực khác:

+ Các cơ sở hay Ga ra bảo dưỡng, sửa chữa ô tô có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại để người học rèn luyện nâng cao tay nghề.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp, trắc nghiệm hoặc tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

2. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

- Về kiến thức:

+ Trình bày đầy đủ nhiệm vụ, cấu tạo của nắp máy, thân máy, xy lanh, các te, cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và nhóm pít tông

+ Giải thích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được những sai hỏng của các bộ phận cố định và chuyển động của động cơ đúng tiêu chuẩn kỹ thuật

+ Qua các bài kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm đạt yêu cầu 60%.

- Về kỹ năng:

+ Nhận dạng được các chi tiết phần cố định và chuyển động của động cơ

+ Tháo, lắp, kiểm tra được các sai hỏng của động cơ đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa

+ Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn

+ Chuẩn bị, bố trí và sắp xếp nơi làm việc vệ sinh, an toàn và hợp lý

+ Qua sản phẩm tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa và điều chỉnh đạt yêu cầu kỹ thuật 70%

- Về thái độ:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong bảo dưỡng, sửa chữa

+ Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và đúng thời gian

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

- Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ và Cao đẳng nghề Công nghệ ô tô.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:

- Mỗi bài học trong mô đun sẽ giảng dạy phần lý thuyết và rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành

- Học sinh cần hoàn thành một sản phẩm sau khi kết thúc một bài học và giáo viên có đánh giá kết quả của sản phẩm đó

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Nội dung trọng tâm:

+ Nhiệm vụ, cấu tạo các chi tiết cố định và các chi tiết chuyển động của động cơ

+ Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa: Nắp máy, thân máy, xy lanh, các te, pít tông, chốt pít tông, xéc măng, thanh truyền, trục khuỷu, bạc lót và bánh đà

+ Lập quy trình tháo, lắp, kiểm tra.

4. Tài liệu cần tham khảo:

. Nguyễn Quốc Việt - Động cơ đốt trong và máy kéo nông nghiệp - Tập1,2,3 - NXB HN-2005

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHÂN PHỐI KHÍ

Mã số mô đun: MĐ 19

Thời gian mô đun: 90 giờ (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 75 giờ)

  1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:

- Vị trí:

Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MH 07, MH 08, MH 09, MH 10, MH 11, MH 12, MH13, MH 14, MH 15, MH 16, MĐ 17, MĐ 18, MĐ 19

- Tính chất:

Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:

+ Trình bày đúng nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại hệ thống phân phối khí

+ Mô tả đúng cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống phân phối khí dùng trên động cơ

+ Phân tích đúng hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa sai hỏng của hệ thống phân phối khí

+ Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được hệ thống phân phối khí đúng quy trình, quy phạm và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật trong bảo dưỡng, sửa chữa

+ Sử dụng đúng các dụng cụ tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phân phối khí bảo đảm chính xác và an toàn

+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1

Nhận dạng, tháo lắp hệ thống phân phối khí

18

6

12

0

2

Bảo dưỡng hệ thống phân phối khí

15

3

10

2

3

Sửa chữa nhóm xu páp

18

3

15

0

4

Sửa chữa cơ cấu dẫn động xu páp

12

0

12

0

5

Sửa chữa con đội và trục cam

15

0

13

2

6

Sửa chữa bộ truyền động trục cam

12

3

9

0

Cộng:

90

15

71

4

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1: Nhận dạng, tháo lắp hệ thống phân phối khí Thời gian: 18 giờ

Mục tiêu:

- Phát biểu đúng nhiệm vụ, phân loại và nguyên lý làm việc của các loại hệ thống phân phối khí

- Tháo lắp hệ thống phân phối khí đúng quy trình, quy phạm và đúng yêu cầu kỹ thuật

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Nhiệm vụ, yêu cầu

2. Phân loại

3. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp hệ thống phân phối khí

4. Tháo lắp hệ thống phân phối khí

Bài 2: Bảo dưỡng hệ thống phân phối khí Thời gian: 15 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được mục đích, nội dung và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống phân phối khí

- Bảo dưỡng được hệ thống phân phối khí đúng phương pháp và đúng yêu cầu kỹ thuật

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Mục đích, nội dung bảo dưỡng

3. Quy trình bảo dưỡng

4. Thực hành bảo dưỡng

* Kiểm tra

Bài 3: Sửa chữa nhóm xu páp Thời gian: 18giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của xu páp, đế xu páp, lò xo và ống dẫn hướng xu páp

- Kiểm tra, sửa chữa được sai hỏng của các chi tiết đúng phương pháp và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Đặc điểm cấu tạo nhóm xu páp

2. Quy trình sửa chữa

3. Thực hành sửa chữa

* Kiểm tra

Bài 4: Sửa chữa cơ cấu dẫn động xu páp Thời gian: 12 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa của đũa đẩy và đòn bẩy

- Kiểm tra, sửa chữa được các sai hỏng của các chi tiết đúng phương pháp và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Đặc điểm cấu tạo cơ cấu dẫn động xu páp

2. Quy trình sửa chữa

3. Thực hành sửa chữa

Bài 5: Sửa chữa trục cam và con đội Thời gian: 15 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa của con đội, trục cam và bạc lót

- Kiểm tra, sửa chữa được các sai hỏng của các chi tiết đúng phương pháp và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Đặc điểm cấu tạo của trục cam, con đội

2. Quy trình sửa chữa

3. Thực hành sửa chữa

Bài 6: Sửa chữa bộ truyền động trục cam Thời gian: 12 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa bộ truyền động trục cam

- Kiểm tra, sửa chữa được sai hỏng của các chi tiết đúng phương pháp và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Đặc điểm cấu tạo bộ truyền động trục cam

2. Quy trình sửa chữa

3. Thực hành sửa chữa

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:

- Vật liệu:

+ Dầu bôi trơn, mỡ bôi trơn và dung dịch rửa

+ Bột màu, bột rà

+ Giẻ sạch

+ Gioăng đệm, keo dán và các phớt chắn dầu.

- Dụng cụ và trang thiết bị:

+ Bộ dụng cụ cầm tay nghề ô tô

+ Pan me, thước cặp, đồng hồ so, căn lá, thước đo góc

+ Cân lực lò xo

+ Mũi chống tâm

+ Thiết bị kiểm tra độ kín của xu páp bằng áp lực khí

+ Thiết bị mài rà xu páp và doa đế xu páp

+ Khay đựng

+ Máy chiêú, máy vi tính

+ Phòng học lý thuyết, xưởng thực hành.

- Học liệu:

+ Tài liệu hướng dẫn mô đun hệ thống phân phối khí

+ Tài liệu tham khảo:

. Nguyễn Tất Tiến-Nguyên lý động cơ đốt trong-XNB Giáo dục-2009

. Hoàng Đình Long-Kỹ thuật sửa chữa ô tô-NXB GD-2006

. Phạm Minh Tuấn-Động cơ đốt trong-NXB KH&KT-2006

+ Tranh treo tường, CD ROM

+ Các tài liệu tham khảo khác

+ Phiếu kiểm tra.

- Nguồn lực khác:

+ Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa ô tô có đầy đủ trang thiết bị hiện đại để người học thực tập nâng cao tay nghề.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp trắc nghiệm hoặc tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

2. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

- Về Kiến thức:

+ Trình bày đầy đủ nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại, cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống phân phối khí

+ Giải thích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa những sai hỏng của hệ thống phân phối khí

+ Qua các bài kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm đạt yêu cầu 60%.

- Về kỹ năng:

+ Nhận dạng được các chi tiết của hệ thống phân phối khí

+ Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng, sửa chữa được các sai hỏng của chi tiết hệ thống phân phối khí đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa

+ Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn

+ Chuẩn bị, bố trí và sắp xếp nơi làm việc vệ sinh, an toàn và hợp lý

+ Sản phẩm tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa và điều chỉnh đạt yêu cầu kỹ thuật 70%

- Về thái độ:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong bảo dưỡng, sửa chữa

+ Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng, đúng thời gian

+ Cẩn thận, chu đáo trong công việc, luôn quan tâm đúng, đủ không xảy ra sai sót

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

- Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề Công nghệ ô tô.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:

- Mỗi bài học trong mô đun sẽ giảng dạy phần lý thuyết và rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành

- Học sinh cần hoàn thành một sản phẩm sau khi kết thúc một bài học và giáo viên có đánh giá kết quả của sản phẩm đó

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Nội dung trọng tâm:

+ Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại, cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống phân phối khí

+ Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa sai hỏng của các chi tiết

+ Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được cơ cấu phân phối khí đúng quy trình, quy phạm và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật trong bảo dưỡng, sửa chữa

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ

HỆ THỐNG LÀM MÁT

Mã số mô đun: MĐ 20

Thời gian mô đun: 105 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 75 giờ)

  1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:

- Vị trí:

Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MH 07, MH 08, MH 09, MH 10, MH 11, MH 12, MH13, MH 14, MH 15, MH 16, MĐ 18, MĐ 19, MĐ20

- Tính chất: Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:

+ Trình bày được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát

+ Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa được hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát đúng quy trình, quy phạm, đúng phương pháp và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định

+ Giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc chung của hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát

+ Phân tích được những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng trong hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát

+ Trình bày được phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa những sai hỏng các chi tiết, bộ phận của hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát

+ Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn

+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1

Tháo lắp, nhận dạng hệ thống bôi trơn

20

6

14

0

2

Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn

12

3

9

0

3

Sửa chữa hệ thống bôi trơn

20

6

12

2

4

Tháo lắp, nhận dạng hệ thống làm mát

21

6

15

0

5

Bảo dưỡng hệ thống làm mát

12

3

9

0

6

Sửa chữa hệ thống làm mát

20

6

12

2

Cộng:

105

30

71

4

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1: Tháo lắp, nhận dạng hệ thống bôi trơn Thời gian: 20 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại, cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn dùng trong động cơ

- Tháo, lắp, nhận dạng, bảo dưỡng và sửa chữa được hệ thống bôi trơn, đúng quy trình đảm bảo kỹ thuật và an toàn

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại

2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn

3. Quy trình tháo, lắp

4. Thực hành tháo lắp hệ thống bôi trơn

5. Nhận dạng các bộ phận và chi tiết

Bài 2: Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn Thời gian: 12giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được mục đích, nội dung và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống bôi trơn

- Bảo dưỡng được hệ thống bôi trơn đúng quy trình, quy phạm, và đúng yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Mục đích, yêu cầu

2. Quy trình và nội dung bảo dưỡng

3. Thực hành bảo dưỡng

Bài 3: Sửa chữa hệ thống bôi trơn Thời gian: 20 giờ

Mục tiêu:

- Phát biểu được hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa hệ thống bôi trơn

- Tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa hệ thống bôi trơn đúng quy trình và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Hiện tượng sai hỏng và nguyên nhân

2. Quy trình kiểm tra và sửa chữa

3. Sửa chữa các bộ phận và chi tiết hệ thống bôi trơn

Bài 4: Tháo lắp, nhận dạng hệ thống làm mát Thời gian: 21giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại, cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát dùng trong động cơ

- Tháo, lắp, nhận dạng, bảo dưỡng và sửa chữa được hệ thống làm mát, đúng quy trình đảm bảo kỹ thuật và an toàn

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại

2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát

3. Quy trình tháo, lắp

4. Thực hành tháo lắp hệ thống làm mát

5. Nhận dạng các bộ phận và chi tiết

Bài 2: Bảo dưỡng hệ thống làm mát Thời gian: 12 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được mục đích, nội dung và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống làm mát

- Bảo dưỡng được hệ thống làm mát đúng quy trình, quy phạm, và đúng yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Mục đích, yêu cầu

2. Quy trình và nội dung bảo dưỡng

3. Thực hành bảo dưỡng

Bài 3: Sửa chữa hệ thống làm mát Thời gian: 20 giờ

Mục tiêu:

- Phát biểu được hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa hệ thống làm mát

- Tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa hệ thống làm mát đúng quy trình và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Hiện tượng sai hỏng và nguyên nhân

2. Quy trình kiểm tra và sửa chữa

3. Sửa chữa các bộ phận và chi tiết hệ thống làm mát

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:

- Vật liệu:

+ Mỡ, dầu bôi trơn, nước làm mát và dung dịch rửa

+ Giẻ sạch

+ Vật tư thay thế

- Dụng cụ và trang thiết bị:

+ Bộ dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô

+ Căn lá, thước thẳng, pan me, thước cặp, bàn máp

+ Khay đựng

+ Máy bơm mỡ và dầu bôi trơn

+ Động cơ có đầy đủ hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát

+ Máy chiếu

+ Phòng học, xưởng thực hành

- Học liệu:

+ Tài liệu hướng dẫn mô đun hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát

+ Tài liệu tham khảo

. Nguyễn Tất Tiến-Nguyên lý động cơ đốt trong-XNB Giáo dục-2009

. Hoàng Đình Long-Kỹ thuật sửa chữa ô tô-NXB GD-2006

. Phạm Minh Tuấn-Động cơ đốt trong-NXB KH&KT-2006

. Phạm Thanh Đường-Chẩn đoán - sửa chữa thân máy và hệ thống bôi trơn làm mát-NXB Thời đại-2010

+ Tranh treo tường, ảnh và CD ROM của hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát

+ Phiếu kiểm tra.

- Nguồn lực khác:

+ Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa ô tô có đầy đủ trang thiết bị hiện đại để người học rèn luyện nâng cao tay nghề.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp, trắc nghiệm hoặc tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

2. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

- Về kiến thức:

+ Trình bày đầy đủ nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát

+ Giải thích đúng hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa những sai hỏng của hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát

+ Qua các bài kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm đạt yêu cầu 60%

- Về kỹ năng:

+ Nhận dạng được các chi tiết của hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát

+ Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được các sai hỏng chi tiết, hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa

+ Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn.

+ Chuẩn bị, bố trí và sắp xếp nơi làm việc vệ sinh, an toàn và hợp lý

+ Qua sản phẩm tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa và điều chỉnh đạt yêu cầu kỹ thuật 70%

- Về thái độ:

+ Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và đúng thời gian

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học và làm đầy đủ các bài tập về nhà.

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

- Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề Công nghệ ô tô.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:

- Mỗi bài học trong mô đun sẽ giảng dạy phần lý thuyết và rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành

- Học sinh cần hoàn thành một sản phẩm sau khi kết thúc một bài học và giáo viên có đánh giá kết quả của sản phẩm đó

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Nội dung trọng tâm:

+ Trình bày được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát

+ Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát đúng quy trình, quy phạm, đúng phương pháp và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định

+ Giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc chung của hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát

+ Phân tích được những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng trong hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG DÙNG BỘ CHẾ HÒA KHÍ

Mã số mô đun: MĐ 21

Thời gian mô đun: 105 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 75 giờ)

  1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:

- Vị trí: Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MH 07, MH 08, MH 09, MH 10, MH 11, MH 12, MH13, MH 14, MH 15, MH 16, MĐ 18, MĐ 19, MĐ 20, MĐ 21, MĐ 22.

- Tính chất:

Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:

+ Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ chung của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng

+ Giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí

+ Phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng trong hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí

+ Trình bày được phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa những sai hỏng của các bộ phận hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí

+ Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các chi tiết, bộ phận đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa dùng bộ chế hòa khí

+ Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn

+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1

Tháo lắp, nhận dạng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng (dùng bộ chế hòa khí)

34

12

20

2

2

Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng (dùng chế hòa khí)

21

6

15

0

3

Sửa chữa bộ chế hòa khí

26

6

18

2

4

Sửa chữa thùng chứa xăng và đường ống dẫn

15

3

12

0

5

Sửa chữa bơm xăng (cơ khí)

9

3

6

0

Cộng:

105

30

71

4

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1: Tháo lắp, nhận dạng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng (dùng bộ chế hòa khí) Thời gian: 34 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại, cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ (dùng bộ chế hòa khí)

- Tháo lắp được hệ thống nhiên liệu động cơ xăng đúng quy trình, quy phạm, đúng yêu cầu kỹ thuật

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống nhiên liệu xăng động cơ ô tô

2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng

3. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp hệ thống nhiên liệu động cơ xăng (dùng chế hòa khí)

4. Tháo lắp hệ thống nhiên liệu động cơ xăng (dùng chế hòa khí)

5. Nhận dạng các bộ phận và chi tiết

* Kiểm tra

Bài 2: Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng (dùng bộ chế hòa khí)

Thời gian: 21 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được mục đích, nội dung và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng (dùng chế hòa khí)

- Bảo dưỡng được hệ thống nhiên liệu động cơ xăng (dùng chế hòa khí) đúng quy trình, quy phạm, và đúng yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Mục đích, yêu cầu

2. Quy trình bảo dưỡng

3. Thực hành bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng (dùng chế hòa khí)

3.1 Bảo dưỡng thường xuyên

3.2 Bảo dưỡng định kỳ

Bài 3: Sửa chữa bộ chế hòa khí Thời gian: 26 giờ

Mục tiêu:

- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của bộ chế hòa khí

- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý làm việc của bộ chế hòa khí

- Tháo lắp, nhận dạng, kiểm tra và sửa chữa được bộ chế hòa khí đúng yêu cầu kỹ thuật

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại

2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc

3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa bộ chế hòa khí

4. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật sửa chữa

5. Thực hành kiểm tra, sửa chữa bộ chế hòa khí

* Kiểm tra

Bài 4: Sửa chữa thùng chứa xăng và đường dẫn xăng Thời gian: 15 giờ

Mục tiêu:

- Phát biểu được nhiệm vụ, yêu cầu của thùng chứa xăng và đường dẫn xăng

- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý làm việc của thùng nhiên liệu và đường dẫn xăng

- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, sửa chữa được thùng nhiên liệu và đường dẫn xăng đúng yêu cầu kỹ thuật

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Nhiệm vụ, yêu cầu của thùng chứa xăng và đường dẫn xăng

2. Cấu tạo thùng nhiên liệu và nguyên lý làm việc của đường dẫn xăng

3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa thùng nhiên liệu và đường dẫn xăng

4. Thực hành kiểm tra, sửa chữa thùng nhiên liệu và đường dẫn xăng

Bài 5: Sửa chữa bơm xăng (cơ khí) Thời gian: 9 giờ

Mục tiêu:

- Phát biểu được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, nguyên lý làm việc, hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa bơm xăng

- Phát biểu được quy trình và yêu cầu tháo lắp bơm xăng

- Tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa bơm xăng đúng phương pháp và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại

2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm xăng

3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa các sai hỏng của bơm xăng

4. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp bơm xăng

5. Sửa chữa bơm xăng

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:

- Vật liệu:

+ Dung dịch rửa, xăng

+ Giẻ sạch

+ Vật tư thay thế

- Dụng cụ và trang thiết bị:

+ Máy chiếu, máy tính

+ Mô hình cắt bổ của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng

+ Các bộ phận của hệ thống dùng để thực hành tháo, lắp

+ Bộ dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô

+ Thiết bị kiểm tra bộ chế hòa khí và bơm xăng

+ Phòng học, xưởng thực hành có đủ bàn tháo lắp.

- Học liệu:

. Nguyễn Tất Tiến-Nguyên lý động cơ đốt trong-XNB Giáo dục-2009

. Hoàng Đình Long-Kỹ thuật sửa chữa ô tô-NXB GD-2006

. Phạm Minh Tuấn-Động cơ đốt trong-NXB KH&KT-2006

. Trần Thế San, Đỗ Dũng-Thực hành sửa chữa - bảo trì động cơ xăng-NXB Đà Nẵng-2008

+ Sơ đồ cấu tạo của các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng

+ Các ảnh và CD ROM về cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng

+ Các bản vẽ, tranh vẽ của các bộ phận các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng

+ Các trang tài liệu hướng dẫn và phiếu kiểm tra.

- Nguồn lực khác:

+ Thực tập tại các cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa ô tô có đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ sửa chữa và đo kiểm hiện đại.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

2. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

- Kiến thức:

+Trình bày được đầy đủ các nhiệm vụ, yêu cầu, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các bộ phận trong hệ thống nhiên liệu động cơ xăng

+Giải thích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa những sai hỏng của các bộ phận hệ thống nhiên liệu động cơ xăng.

- Kỹ năng:

+ Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được sai hỏng của các chi tiết, bộ phận trong hệ thống nhiên liệu động cơ xăng đúng quy trình, đảm bảo kỹ thuật và an toàn

+ Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn

- Thái độ:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong bảo dưỡng, sửa chữa

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học và làm đầy đủ các bài tập về nhà.

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

- Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề Công nghệ ô tô.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:

- Mỗi bài học trong mô đun sẽ giảng dạy phần lý thuyết và rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành

- Học sinh cần hoàn thành một sản phẩm sau khi kết thúc một bài học và giáo viên có đánh giá kết quả của sản phẩm đó

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Nội dung trọng tâm:

+ Nhiệm vụ, yêu cầu, cấu tạo và nguyên lý làm việc các bộ phận trong hệ thống nhiên liệu động cơ xăng

+ Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng trong hệ thống nhiên liệu động cơ xăng

+ Bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng

4. Tài liệu cần tham khảo:

- Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng do Tổng cục dạy nghề ban hành

. Nguyễn Quốc Việt - Động cơ đốt trong và máy kéo nông nghiệp - Tập1,2,3 - NXB HN-2005

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU

ĐỘNG CƠ DIESEL

Mã số mô đun: MĐ 22

Thời gian mô đun: 105 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 75 giờ)

  1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:

- Vị trí: Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MH 07, MH 08, MH 09, MH 10, MH 11, MH 12, MH13, MH 14, MH 15, MH 16, MĐ 18, MĐ 19, MĐ 20, MĐ 21, MĐ 22.

- Tính chất: Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:

+ Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ chung của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

+ Giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc chung của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

+ Phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng trong hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

+ Trình bày được phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa những sai hỏng của các bộ phận hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

+ Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng, sửa chữa các chi tiết, bộ phận đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa

+ Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn

+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1

Tháo lắp, nhận dạng các bộ phận của hệ thống nhiên liệu diesel

30

12

18

0

2

Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu diesel

17

3

12

2

3

Sửa chữa thùng chứa nhiên liệu và các đường ống và bầu lọc

12

3

9

0

4

Sửa chữa bơm thấp áp (bơm chuyển nhiên liệu)

12

3

9

0

5

Sửa chữa bơm cao áp

22

6

14

2

6

Sửa chữa vòi phun cao áp

12

3

9

0

Cộng:

105

30

71

4

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1: Tháo lắp, nhận dạng các bộ phận của hệ thống nhiên liệu diesel

Thời gian: 30 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại, cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu diesel

- Tháo, lắp, nhận dạng được hệ thống nhiên liệu động cơ diesel đúng quy trình, quy phạm, đúng yêu cầu kỹ thuật

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại của hệ thống nhiên liệu diesel động cơ ô tô

2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

3. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

4. Tháo lắp hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

5. Nhận dạng các bộ phận và chi tiết.

Bài 2: Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu diesel Thời gian: 17 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được mục đích, nội dung và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

- Bảo dưỡng được hệ thống nhiên liệu động cơ diesel đúng quy trình, quy phạm, và đúng yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Mục đích, yêu cầu

2. Quy trình bảo dưỡng

3. Thực hành bảo dưỡng

* Kiểm tra

Bài 3: Sửa chữa thùng chứa nhiên liệu, các đường ống và bầu lọc Thời gian: 12 giờ

Mục tiêu:

- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ, cấu tạo của thùng chứa nhiên liệu, các đường ống dẫn và bầu lọc

- Tháo lắp, nhận dạng kiểm tra, sửa chữa được thùng chứa nhiên liệu, các đường ống dẫn nhiên liệu và bầu lọc

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Nhiệm vụ, yêu cầu

2. Cấu tạo

3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa

Bài 4: Sửa chữa bơm thấp áp (bơm chuyển nhiên liệu) Thời gian: 12 giờ

Mục tiêu:

- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của bơm chuyển nhiên liệu

- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm chuyển nhiên liệu

- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, sửa chữa được bơm chuyển nhiên liệu đúng yêu cầu kỹ thuật

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Nhiệm vụ, yêu cầu của bơm chuyển nhiên liệu

2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm chuyển nhiên liệu

3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa bơm chuyển nhiên liệu

4. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp bơm chuyển nhiên liệu

5. Sửa chữa bơm chuyển nhiên liệu

Bài 5: Sửa chữa bơm cao áp Thời gian: 22 giờ

Mục tiêu:

- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại bơm cao áp

- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm cao áp

- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, sửa chữa được bơm cao áp đúng yêu cầu kỹ thuật

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại bơm cao áp

2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm cao áp

3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa bơm cao áp

4. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp bơm cao áp

5. Sửa chữa bơm cao áp

* Kiểm tra.

Bài 6: Sửa chữa vòi phun cao áp Thời gian: 12 giờ

Mục tiêu:

- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của vòi phun cao áp

- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý làm việc của vòi phun cao áp

- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, sửa chữa được vòi phun cao áp đúng yêu cầu kỹ thuật

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Nhiệm vụ, yêu cầu của vòi phun cao áp

2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của vòi phun cao áp

3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa vòi phun cao áp

4. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp vòi phun cao áp

5. Sửa chữa vòi phun cao áp.

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:

- Vật liệu:

+ Dầu bôi trơn, mỡ bôi trơn và dung dịch rửa, nhiên liệu diesel

+ Giẻ sạch

+ Vật tư thay thế

- Dụng cụ và trang thiết bị:

+ Máy chiếu, máy vi tính

+ Mô hình cắt bổ của các bộ phận hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

+ Mô hình động cơ diesel nổ

+ Các loại bơm thấp áp, bơm cao áp, vòi phun cao áp

+ Bộ dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô

+ Phòng học, xưởng thực hành có đủ bàn tháo lắp

+ Máy cân bơm cao áp và cân chỉnh vòi phun cao áp.

- Học liệu:

. Nguyễn Tất Tiến-Nguyên lý động cơ đốt trong-XNB Giáo dục-2009

. Hoàng Đình Long-Kỹ thuật sửa chữa ô tô-NXB GD-2006

. Phạm Minh Tuấn-Động cơ đốt trong-NXB KH&KT-2006

. Trần Thế San, Đỗ Dũng-Sửa chữa - bảo trì động cơ diesel-NXB Đà Nẵng-2008

+ Sơ đồ cấu tạo của các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

+ Ảnh, CD ROM của hệ thống các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel và bộ máy chiếu

+ Các bản vẽ, tranh vẽ của các bộ phận các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

+ Các tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

+ Phiếu kiểm tra.

- Nguồn lực khác:

+ Thực tập tại các cơ sở bảo dưỡng sửa chữa ô tô có đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ sửa chữa và đo kiểm hiện đại.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp, trắc nghiệm hoặc tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

2. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

- Kiến thức:

+ Trình bày được đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lý làm việc của các bộ phận hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

+ Giải thích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa những sai hỏng của các bộ phận hệ thống nhiên liệu động cơ diesel.

- Kỹ năng:

+ Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được các sai hỏng chi tiết, bộ phận đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa

+ Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn

+ Chuẩn bị, bố trí và sắp xếp nơi làm việc vệ sinh, an toàn và hợp lý.

- Thái độ:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong bảo dưỡng, sửa chữa

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

- Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề Công nghệ ô tô.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:

- Mỗi bài học trong mô đun sẽ giảng dạy phần lý thuyết và rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành

- Học sinh cần hoàn thành một sản phẩm sau khi kết thúc một bài học và giáo viên có đánh giá kết quả của sản phẩm đó

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Nội dung trọng tâm:

+ Nhiệm vụ, yêu cầu, cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

+ Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng trong hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

+ Phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa những sai hỏng của các bộ phận hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA TRANG BỊ ĐIỆN Ô TÔ 2

Mã số mô đun: MĐ 23

Thời gian mô đun: 150 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 120 giờ)

  1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:

- Vị trí:

Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MH 07, MH 08, MH 09, MH 10, MH 11, MH 12, MH13, MH 14, MH 15, MH 16, MĐ 18, MĐ 19, MĐ 20.

- Tính chất: Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:

+ Trình bày đầy đủ các nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại các trang bị điện trên ô tô

+ Giải thích được sơ đồ và nguyên lý làm việc chung của mạch điện trên ô tô

+ Trình bày được cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của các bộ phận cơ bản trong hệ thống điện trên ô tô

+ Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng, sửa chữa các chi tiết, bộ phận đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa

+ Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn

+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1

Tổng quan về trang bị điện trên ô tô

33

15

18

0

2

Bảo dưỡng điện động cơ

17

3

12

2

3

Bảo dưỡng điện thân xe

14

2

12

0

4

Sửa chữa hệ thống cung cấp điện

14

2

12

0

5

Sửa chữa hệ thống khởi động

14

2

12

0

6

Sửa chữa hệ thống đánh lửa

29

3

24

2

7

Sửa chữa hệ thống điện thân xe

29

3

24

2

Cộng:

150

30

114

6

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1: Tổng quan về trang bị điện trên ô tô Thời gian: 33 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại các hệ thống điện cơ bản trên ô tô

- Giải thích được sơ đồ và nguyên lý làm việc của các mạch điện trên ô tô

- Tháo lắp, nhận dạng được các cụm chi tiết cơ bản trong các hệ thống điện trên ô tô

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại các hệ thống điện cơ bản trên ô tô

2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của các mạch điện trên ô tô

- Sơ đồ

- Nguyên lý làm việc

3. Tháo lắp các hệ thống điện cơ bản trên ô tô

4. Nhận dạng các cụm chi tiết trong các hệ thống điện trên ô tô

- Đọc sơ đồ

- Nhận dạng cụm chi tiết

Bài 2: Bảo dưỡng điện động cơ Thời gian: 17 giờ

Mục tiêu:

- Đặc điểm sai hỏng của các hệ thống điện trong động cơ đốt trong

- Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng điện động cơ

- Thực hành bảo dưỡng các hệ thống điện trong động cơ đốt trong

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Đặc điểm sai hỏng của các hệ thống điện trong động cơ đốt trong

2. Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng

- Hệ thống cung cấp điện

- Hệ thống khởi động

- Hệ thống đánh lửa

4. Thực hành bảo dưỡng các hệ thống điện trong động cơ đốt trong

- Hệ thống cung cấp điện

- Hệ thống khởi động

- Hệ thống đánh lửa

* Kiểm tra thực hành

Bài 3: Bảo dưỡng điện thân xe Thời gian: 14 giờ

Mục tiêu:

- Đặc điểm sai hỏng của các hệ thống điện trong động cơ đốt trong

- Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng điện động cơ

- Thực hành bảo dưỡng các hệ thống điện trong động cơ đốt trong

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Đặc điểm sai hỏng của các hệ thống điện thân xe

2. Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng

- Hệ thống chiếu sáng tín hiệu

- Hệ thống làm sạch kính chắn gió

- Hệ thống nâng hạ cửa

4. Thực hành bảo dưỡng các hệ thống điện trong động cơ đốt trong

- Hệ thống chiếu sáng tín hiệu

- Hệ thống làm sạch kính chắn gió

- Hệ thống nâng hạ cửa

Bài 4: Sửa chữa hệ thống cung cấp điện Thời gian: 14 giờ

Mục tiêu:

- Giải thích được sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch điện hệ thống cung cấp

- Đặc điểm hư hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa

- Thực hành sửa chữa hệ thống cung cấp điện

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch điện hệ thống cung cấp

2. Đặc điểm sai hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa

3. Quy trình kiểm tra sửa chữa

- Ác quy

- Máy phát điện

4. Thực hành kiểm tra sửa chữa

- Ác quy

- Máy phát điện

Bài 5: Sửa chữa hệ thống khởi động Thời gian: 14 giờ

Mục tiêu:

- Giải thích được sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch điện hệ thống khởi động

- Đặc điểm hư hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa

- Thực hành sửa chữa hệ thống khởi động

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch điện hệ thống khởi động

2. Đặc điểm sai hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa

3. Quy trình kiểm tra sửa chữa

- Rơ le

- Máy khởi động

4. Thực hành kiểm tra sửa chữa

- Rơ le

- Máy khởi động

Bài 6: Sửa chữa hệ thống đánh lửa Thời gian: 29 giờ

Mục tiêu:

- Giải thích được sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch điện hệ thống đánh lửa

- Đặc điểm hư hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa

- Thực hành sửa chữa hệ thống đánh lửa

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch điện hệ thống đánh lửa

- Hệ thống đánh lửa thường

- Hệ thống đánh lửa bán dẫn

- Hệ thống đánh lửa điện tử

2. Đặc điểm sai hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa

3. Quy trình kiểm tra sửa chữa

- Mạch điện thấp áp

- Mạch điện cao áp

4. Thực hành kiểm tra sửa chữa

- Mạch điện thấp áp

- Mạch điện cao áp

Bài 7: Sửa chữa hệ thống điện thân xe Thời gian: 29 giờ

Mục tiêu:

- Giải thích được sơ đồ và nguyên lý làm việc của các mạch điện thân xe cơ bản

- Đặc điểm hư hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa

- Thực hành sửa chữa các mạch điện thân xe cơ bản

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của các mạch điện thân xe cơ bản

- Hệ thống chiếu sáng tín hiệu

- Hệ thống làm sạch kính chắn gió

- Hệ thống nâng hạn cửa kính

- Hệ thống điện thiết bị tiện nghi

2. Đặc điểm sai hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa

3. Quy trình kiểm tra sửa chữa

- Hệ thống chiếu sáng tín hiệu

- Hệ thống làm sạch kính chắn gió

- Hệ thống nâng hạn cửa kính

- Hệ thống điện thiết bị tiện nghi

4. Thực hành kiểm tra sửa chữa

- Hệ thống chiếu sáng tín hiệu

- Hệ thống làm sạch kính chắn gió

- Hệ thống nâng hạn cửa kính

- Hệ thống điện thiết bị tiện nghi

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:

- Vật liệu:

+ Dung dịch làm sạch

+ Giẻ sạch, giấy nhám

+ Vật tư thay thế

- Dụng cụ và trang thiết bị:

+ Máy chiếu, máy vi tính

+ Sa bàn các hệ thống điện trên ô tô

+ Các cụm chi tiết phục vụ kiểm tra, tháo lắp

+ Bộ dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô

+ Thiết bị kiểm tra, chẩn đoán sai hỏng hệ thống điện

+ Phòng học, xưởng thực hành có đủ bàn tháo lắp

- Học liệu:

. Nguyễn Văn Chất - Trang bị điện ô tô - NXB GD - 2004

. Nguyễn Quốc Việt - Động cơ đốt trong và máy kéo nông nghiệp - Tập1,2,3 - NXB HN-2005

. Hoàng Đình Long-Kỹ thuật sửa chữa ô tô-NXB GD-2006

+ Sơ đồ cấu tạo của các bộ phận trang thiết bị điện ô tô

+ Ảnh, CD ROM của hệ thống khởi động và bộ máy chiếu

+ Các bản vẽ, tranh vẽ của các bộ phận của hệ thống khởi động

+ Các trang tài liệu hướng dẫn về cấu tạo và nguyên lý làm việc

+ Phiếu kiểm tra.

- Nguồn lực khác:

+ Thực tập tại các cơ sở sửa chữa ô tô có đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ sửa chữa và đo kiểm hiện đại.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

2. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

- Kiến thức:

+ Trình bày được đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ và cấu tạo, nguyên lý làm việc các bộ phận cơ bản trong các hệ thống trang bị điện trên ô tô

+ Giải thích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa những sai hỏng của các bộ phận cơ bản trong hệ thống điện ô tô.

- Kỹ năng:

+ Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được các sai hỏng chi tiết, bộ phận đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa

+ Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn

- Thái độ:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong bảo dưỡng, sửa chữa

+ Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và đúng thời gian.

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

- Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng nghề Công nghệ ô tô.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:

- Mỗi bài học trong mô đun được hướng dẫn lý thuyết và rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành

- Học sinh cần hoàn thành một sản phẩm sau khi kết thúc một bài học và giáo viên có đánh giá kết quả của sản phẩm đó

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Nội dung trọng tâm:

+ Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại, cấu tạo và nguyên lý làm việc các bộ phận cơ bản trong các hệ thống điện trênô tô

+ Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp kiểm tra sửa chữa

+ Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết, bộ phận đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa.

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC

Mã số mô đun: MĐ 24

Thời gian mô đun: 150 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 120 giờ)

  1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:

- Vị trí: Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MH 07, MH 08, MH 09, MH 10, MH 11, MH 12, MH13, MH 14, MH 15, MH 16, MĐ 17, MĐ 18, MĐ 19, MĐ 20.

- Tính chất: Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:

+ Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu , phân loại của các bộ phận trong hệ thống truyền lực

+ Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận: ly hợp, hộp số, các đăng, truyền lực chính, bộ vi sai, bán trục, moay ơ, bánh xe

+ Phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng các bộ phận: Ly hợp, hộp số, các đăng, bộ vi sai, bán trục, moay ơ, bánh xe ô tô

+ Trình bày đúng phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sữa chữa những sai hỏng của các bộ phận: Ly hợp, hộp số các đăng, truyền lực chính, bộ vi sai, bán trục, moay ơ, bánh xe

+ Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết của các bộ phận: ly hợp, hộp số, các đăng, bộ vi sai, bán trục, moay ơ, bánh xe đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa

+ Sử dụng đúng các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn

+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1

Tổng quan về hệ thống truyền lực

39

15

24

0

2

Bảo dưỡng hệ thống truyền lực

24

4

18

2

3

Sửa chữa ly hợp

21

3

18

0

4

Sửa chữa hộp số

23

3

18

2

5

Sửa chữa các đăng

14

2

12

0

6

Sửa chữa cầu chủ động

29

3

24

2

Cộng:

150

30

114

6

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1: Tổng quan về hệ thống truyền lực Thời gian: 39 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại các cụm chi tiết trong hệ thống truyền lực

- Vẽ được sơ đồ và trình bày nguyên lý làm việc của ly hợp, hộp số, các đăng và cầu chủ động

- Tháo lắp các cụm chi tiết đúng quy trình và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn

- Nhận dạng các chi tiết

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại các cụm chi tiết trong hệ thống truyền lực

2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc ly hợp

3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc hộp số

4. Cấu tạo và nguyên lý làm việc các đăng

5. Cấu tạo và nguyên lý làm việc cầu chủ động

6. Quy trình tháo lắp các cụm chi tiết trong hệ thống truyền lực

- Quy trình tháo, lắp ly hợp

- Quy trình tháo, lắp hộp số

- Quy trình tháo, lắp các đăng

- Quy trình tháo, lắp cầu chủ động

7. Nhận dạng các chi tiết

Bài 2: Bảo dưỡng hệ thống truyền lực Thời gian: 24 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được đặc điểm sai hỏng của hệ thống truyền lực

- Nêu được mục đích, yêu cầu của bảo dưỡng hệ thống truyền lực

- Quy trình bảo dưỡng

- Thực hành bảo dưỡng hệ thống truyền lực

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của sai hỏng của hệ thống truyền lực

2. Mục đích, yêu cầu và quy trình bảo dưỡng hệ thống truyền lực

- Mục đích, yêu cầu

- Quy trình bảo dưỡng

3. Thực hành bảo dưỡng

- Bảo dưỡng thường xuyên

- Bảo dưỡng định kỳ

* Kiểm tra

Bài 3: Sửa chữa ly hợp Thời gian: 21 giờ

Mục tiêu:

- Phát biểu đúng các hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của ly hợp

- Giải thích được các phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa ly hợp

- Tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa được ly hợp đúng yêu cầu kỹ thuật

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của ly hợp

2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa ly hợp

- Phương pháp kiểm tra

- Phương pháp sửa chữa

3. Sửa chữa ly hợp

3.1 Quy trình tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa ly hợp

3.2 Thực hành sửa chữa ly hợp

- Sửa chữa vỏ ly hợp

- Sửa chữa trục và các ổ đỡ

- Sửa chữa đĩa bị động

- Sửa chữa đĩa ép

- Sửa chữa cơ cấu dẫn động ly hợp

Bài 4: Sửa chữa hộp số Thời gian: 23 giờ

Mục tiêu:

- Phát biểu đúng các hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của hộp số

- Giải thích được các phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa hộp số

- Tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa được hộp số đúng yêu cầu kỹ thuật

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của hộp số

2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa hộp số

- Phương pháp kiểm tra

- Phương pháp sửa chữa

3. Sửa chữa hộp số

3.1 Quy trình tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa hộp số

3.2 Thực hành sửa chữa hộp số

- Sửa chữa vỏ hộp số

- Sửa chữa trục và các ổ đỡ

- Sửa chữa các bánh răng

- Sửa chữa cơ cấu dẫn động và gài số

* Kiểm tra

Bài 5: Sửa chữa các đăng Thời gian: 14 giờ

Mục tiêu:

- Phát biểu đúng các hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của các đăng

- Giải thích được các phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa các đăng

- Tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa được các đăng đúng yêu cầu kỹ thuật

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của các đăng

2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa các đăng

- Phương pháp kiểm tra

- Phương pháp sửa chữa

3. Sửa chữa các đăng

3.1 Quy trình tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa các đăng

3.2 Thực hành sửa chữa các đăng

Bài 5: Sửa chữa cầu chủ động Thời gian: 29 giờ

Mục tiêu:

- Phát biểu đúng các hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của cầu chủ động

- Giải thích được các phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa cầu chủ động

- Tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa được cầu chủ động đúng yêu cầu kỹ thuật

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của cầu chủ động

- Truyền lực chính

- Bộ vi sai

- Bán trục

- Moay ơ và bánh xe

2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa cầu chủ động

- Phương pháp kiểm tra

- Phương pháp sửa chữa

3. Sửa chữa cầu chủ động

3.1 Quy trình tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa cầu chủ động

3.2 Thực hành sửa chữa hộp số

- Sửa chữa vỏ cầu

- Sửa chữa bộ truyền lực chính

- Sửa chữa bộ vi sai

- Sửa chữa bán trục

- Sửa chữa moay ơ và bánh xe

* Kiểm tra thực hành

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:

- Vật liệu:

+ Mỡ bôi trơn, dầu bôi trơn và dung dịch rửa

+ Giẻ sạch, phấn

+ Vật tư, phụ tùng thay thế

- Dụng cụ và trang thiết bị:

+ Mô hình cắt bổ hệ thống truyền lực ô tô

+ Bộ ly hợp, hộp số, các đăng, cầu, bộ vi sai và bánh xe

+ Bộ dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô

+ Dụng cụ đo và các thiết bị kiểm tra hệ thống truyền lực

+ Phòng học, xưởng thực hành có đủ bàn tháo lắp

+ Máy chiếu, máy vi tính

- Học liệu:

. Nguyễn Khắc Trai-Cấu tạo ô tô-NXB KH&KT-2008

. Hoàng Đình Long-Kỹ thuật sửa chữa ô tô-NXB GD-2006

+ Tranh vẽ sơ đồ cấu tạo các bộ phận của hệ thống truyền lực

+ Ảnh, CD ROM nguyên lý hoạt động các bộ phận của hệ thống truyền lực

+ Các tài liệu hướng dẫn và tham khảo

+ Phiếu kiểm tra

- Nguồn lực khác:

+ Thực hành tại cơ sở sửa chữa ô tô có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ sửa chữa, đo kiểm hiện đại.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

2. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

- Về kiến thức:

+ Trình bày được đầy đủ nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các cụm chi tiết trong hệ thống truyền lực

+ Giải thích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa những sai hỏng của hệ thống truyền lực

+ Qua các bài kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm đạt yêu cầu 60%.

- Về kỹ năng:

+ Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được các sai hỏng chi tiết, bộ phận của hệ thống truyền lực

+ Sử dụng đúng các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn

+ Chuẩn bị, bố trí và sắp xếp nơi làm việc vệ sinh an toàn và hợp lý

+ Qua sản phẩm tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa và điều chỉnh đạt yêu cầu kỹ thuật 70% và đúng thời gian quy định

- Về thái độ:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong bảo dưỡng, sửa chữa

+ Cẩn thận, chu đáo trong công việc luôn quan tâm đúng, đủ không để xảy ra sai sót

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

- Chương trình mô đun đào tạo được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề Công nghệ ô tô.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:

- Mỗi bài học trong mô đun sẽ giảng dạy phần lý thuyết và rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành

- Học sinh cần hoàn thành một sản phẩm sau khi kết thúc một bài học và giáo viên có đánh giá kết quả của sản phẩm đó

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Nội dung trọng tâm:

+ Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại của các bộ phận hệ thống truyền động (ly hợp, hộp số, các đăng, truyền lực chính, bộ vi sai, bán trục, moay ơ, bánh xe) trên ô tô

+ Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận: Ly hợp, hộp số và các đăng, truyền lực chính, bộ vi sai, bán trục, moay ơ, bánh xe

+ Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng các bộ phận: Ly hợp, hộp số, các đăng, bộ vi sai, bán trục, moay ơ, bánh xe ô tô

+ Phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng và sữa chữa những sai hỏng của các bộ phận: Ly hợp, hộp số các đăng, truyền lực chính, bộ vi sai, bán trục, moay ơ, bánh xe

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG TREO

Mã số mô đun: MĐ 25

Thời gian mô đun: 90 giờ (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 75 giờ)

  1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:

- Vị trí:

Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MH 07, MH 08, MH 09, MH 10, MH 11, MH 12, MH13, MH 14, MH 15, MH 16, MĐ 17, MĐ 18, MĐ 19, MĐ 20.

- Tính chất: Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc.

II. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC:

+ Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại của các bộ phận hệ thống treo và khung, vỏ xe

+ Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận phận hệ thống treo và khung, vỏ xe

+ Phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng chung và của các bộ phận hệ thống treo và khung, vỏ xe

+ Phát hiện và trình bày phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa được những sai hỏng của các bộ phận hệ thống treo và khung, vỏ xe

+ Tháo lắp, kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa được các chi tiết của các bộ phận của hệ thống treo và khung, vỏ xe đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa

+ Sử dụng đúng các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn

+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1

Hệ thống treo trên ô tô

24

6

18

0

2

Bảo dưỡng hệ thống treo

17

3

12

2

3

Sửa chữa hệ thống treo

21

3

18

0

4

Bảo dưỡng và sửa chữa khung xe, thân vỏ xe

28

3

23

2

Cộng:

90

15

71

4

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1: Hệ thống treo trên ô tô Thời gian: 24 giờ

Mục tiêu:

- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại hệ thống treo

- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận chính trong hệ thống treo

- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được các chi tiết, cụm trong hệ thống đúng yêu cầu kỹ thuật

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống treo.

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận chính trong hệ thống:

- Bộ phận đàn hồi

- Bộ phận giảm chấn

- Bộ phận hướng

3. Phân loại hệ thống treo

- Hệ thống treo độc lập

- Hệ thống treo phụ thuộc

4. Tháo, lắp, nhận dạng các bộ phận và chi tiết trong hệ thống treo.

Bài 2: Bảo dưỡng hệ thống treo Thời gian: 17 giờ

Mục tiêu:

- Phát biểu được các sai hỏng thường gặp trong hệ thống treo và giải thích nguyên nhân

- Trình bày nội dung, trình tự công tác bảo dưỡng hệ thống treo

- Thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống treo đúng yêu cầu kỹ thuật

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Các sai hỏng thường gặp trong hệ thống treo

- Các sai hỏng

- Nguyên nhân

2. Phương pháp kiểm tra bảo dưỡng hệ thống treo

3. Quy trình bảo dưỡng

4. Thực hành bảo dưỡng

- Bảo dưỡng thường xuyên

- Bảo dưỡng định kỳ

Bài 3: Sửa chữa hệ thống treo Thời gian: 21giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được nội dung, trình tự công tác sửa chữa hệ thống treo

- Thực hiện được kiểm tra, sửa chữa hệ thống treo đúng yêu cầu kỹ thuật

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Phương pháp sửa chữa hệ thống treo

2. Quy trình sửa chữa hệ thống treo

3. Thực hành sửa chữa hệ thống treo

- Sửa chữa nhíp và bộ phận đàn hồi

- Sửa chữa bộ phận giản chấn

- Sửa chữa bộ phận dẫn hướng

Bài 4: Bảo dưỡng và sửa chữa khung xe, thân vỏ xe Thời gian: 28 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được đặc điểm sai hỏng của khung xe, thân vỏ xe

- Trình bày được quy trình bảo dưỡng khung xe, thân vỏ xe

- Thực hành bảo dưỡng khung xe, thân vỏ xe

- Trình bày được quy trình sửa chữa khung xe, thân vỏ xe

- Thực hành sửa chữa khung xe, thân vỏ xe

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Đặc điểm sai hỏng của khung xe, thân vỏ xe

2. Quy trình bảo dưỡng khung xe, thân vỏ xe

3. Thực hành bảo dưỡng khung xe, thân vỏ xe

- Bảo dưỡng thường xuyên

- Bảo dưỡng định kỳ

4. Quy trình sửa chữa khung xe, thân vỏ xe

3. Thực hành sửa chữa khung xe, thân vỏ xe

- Sửa chữa khung xe

- Sửa chữa thân xe

- Sửa chữa sơn xe

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:

- Vật liệu:

+ Mỡ bôi trơn, dầu thủy lực và dung dịch rửa, sơn

+ Giẻ sạch, vật tư phục vụ sơn xe

+ Vật tư và phụ tùng thay thế

- Dụng cụ và trang thiết bị:

+ Mô hình cắt của các bộ phận hệ thống treo và khung, vỏ ô tô

+ Các bộ nhíp, lò xo, giảm xóc, khung, vỏ và ô tô dùng tháo lắp học tập

+ Bộ dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô

+ Dụng cụ đo, các thiết bị kiểm tra và sửa chữa hệ thống treo

+ Dụng cụ đo, các thiết bị kiểm tra và sửa chữa thân vỏ xe

+ Phòng học, xưởng thực hành có đủ bàn tháo lắp

+ Máy chiếu, máy tính

- Học liệu

. Hoàng Đình Long-Kỹ thuật sửa chữa ô tô-NXB GD-2006

. Nguyễn Khắc Trai-Cấu tạo ô tô-NXB KH&KT-2008

+ Các bản vẽ, tranh vẽ của các bộ phận các bộ phận của hệ thống treo và khung, vỏ ô tô

+ Các Tài liệu hướng dẫn và tham khảo về hệ thống treo

+ Phiếu kiểm tra

- Nguồn lực khác:

+ Thực hành tại các cơ sở sửa chữa ô tô có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ sửa chữa, đo kiểm hiện đại.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

2. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

- Về kiến thức:

+ Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận hệ thống di chuyển

+ Giải thích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa các bộ phận, hệ thống di chuyển đúng tiêu chuẩn kỹ thuật

+ Qua các bài kiểm tra viết và trắc nghiệm điền khuyết đạt yêu cầu 70%

- Về kỹ năng:

+ Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng, sửa chữa được các sai hỏng chi tiết, bộ phận đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa

+ Sử dụng đúng các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn

+ Chuẩn bị, bố trí và sắp xếp nơi làm việc vệ sinh, an toàn và hợp lý

+ Qua sản phẩm tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa và điều chỉnh đạt yêu cầu kỹ thuật 70% và đúng thời gian quy định

- Về thái độ:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong bảo dưỡng, sửa chữa.

+ Cẩn thận, chu đáo trong công việc luôn quan tâm đúng, đủ không để xảy ra sai sót

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

- Chương trình mô đun đào tạo được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề Công nghệ ô tô.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:

- Mỗi bài học trong mô đun sẽ giảng dạy phần lý thuyết và rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành

- Học sinh cần hoàn thành một sản phẩm sau khi kết thúc một bài học và giáo viên có đánh giá kết quả của sản phẩm đó

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Nội dung trọng tâm: Kỹ năng tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được các chi tiết, các bộ phận của hệ thống treo và khung, vỏ xe đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa.

4. Tài liệu cần tham khảo:

- Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống di chuyển do Tổng cục dạy nghề ban hành

. Hoàng Đình Long-Kỹ thuật sửa chữa ô tô-NXB GD-2006

. Nguyễn Khắc Trai-Cấu tạo ô tô-NXB KH&KT-2008

- Giáo trình Hệ thống truyền lực ô tô - NXB GTVT năm 2003.

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LÁI

Mã số mô đun: MĐ 26

Thời gian mô đun: 60 giờ (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 45 giờ)

  1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:

- Vị trí:

Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MH 07, MH 08, MH 09, MH 10, MH 11, MH 12, MH13, MH 14, MH 15, MH 16, MĐ 18, MĐ 19, MĐ 20.

- Tính chất:

Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc.

II. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC:

+ Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại hệ thống lái ô tô

+ Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống lái

+ Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động các bộ phận của hệ thống lái

+ Phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng chung và của các bộ phận hệ thống lái ô tô

+ Trình bày được phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa những sai hỏng của các bộ phận hệ thống lái ô tô

+ Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết của các bộ phận hệ thống lái đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa

+ Sử dụng đúng các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn

+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1

Hệ thống lái ô tô

15

6

9

0

2

Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu lái

9

3

6

0

3

Bảo dưỡng và sửa chữa dẫn động lái

6

0

6

0

4

Bảo dưỡng và sửa chữa cầu dẫn hướng

9

3

6

0

5

Bảo dưỡng và sửa chữa trợ lực lái

21

3

16

2

Cộng:

60

15

43

2

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1: Hệ thống lái ô tô Thời gian: 15 giờ

Mục tiêu:

- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại hệ thống lái

- Giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng hệ thống lái

- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận của hệ thống lái đúng yêu cầu kỹ thuật

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống lái

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống lái

- Cấu tạo

- Nguyên lý hoạt động.

3. Bảo dưỡng bên ngoài các bộ phận của hệ thống lái

- Quy trình tháo lắp, kiểm tra bên ngoài các bộ phận

- Bảo dưỡng

Bài 2: Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu lái Thời gian: 9 giờ

Mục tiêu:

- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại cơ cấu lái

- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cơ cấu lái

- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được cơ cấu lái đúng yêu cầu kỹ thuật

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại cơ cấu lái

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cơ cấu lái

- Cấu tạo

- Nguyên lý hoạt động.

3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu lái

- Hiện tượng và nguyên nhân sai hỏng.

- Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa.

4. Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu lái

- Quy trình tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu lái

- Bảo dưỡng

- Sửa chữa

Bài 3: Bảo dưỡng và sửa chữa dẫn động lái Thời gian: 6 giờ

Mục tiêu:

- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của dẫn động lái

- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của dẫn động lái

- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được dẫn động lái đúng yêu cầu kỹ thuật

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Nhiệm vụ, yêu cầu của dẫn động lái

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của dẫn động lái

- Cấu tạo

- Nguyên lý hoạt động.

3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa dẫn động lái

- Hiện tượng và nguyên nhân sai hỏng

- Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa.

4. Bảo dưỡng và sửa chữa dẫn động lái

- Quy trình tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa dẫn động lái

- Bảo dưỡng

- Sửa chữa

Bài 4: Bảo dưỡng và sửa chữa cầu dẫn hướng Thời gian: 9 giờ

Mục tiêu:

- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại cầu dẫn hướng

- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cầu dẫn hướng

- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được cầu dẫn hướng đúng yêu cầu kỹ thuật

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại cầu dẫn hướng

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của dẫn động lái

- Cấu tạo

- Nguyên lý hoạt động.

3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa cầu dẫn hướng

- Hiện tượng và nguyên nhân sai hỏng

- Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa.

4. Bảo dưỡng và sửa chữa cầu dẫn hướng

- Quy trình tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa cầu dẫn hướng

- Bảo dưỡng

- Sửa chữa

Bài 5: Bảo dưỡng và sửa chữa trợ lực lái Thời gian: 21 giờ

Mục tiêu:

- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại bộ trợ lực lái

- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ trợ lực lái

- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được bộ trợ lực lái đúng yêu cầu kỹ thuật

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại bộ trợ lực lái

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ trợ lực lái

+ Bộ trợ lực lái kiểu van xoay:

- Cấu tạo

- Nguyên lý hoạt động.

+ Bộ trợ lực lái kiểu van trượt:

- Cấu tạo

- Nguyên lý hoạt động.

3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa bộ trợ lực lái

- Hiện tượng và nguyên nhân sai hỏng

- Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa.

4. Bảo dưỡng và sửa chữa bộ trợ lực lái

- Quy trình tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa bộ trợ lực lái

- Bảo dưỡng

- Sửa chữa

* Kiểm tra thực hành

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:

- Vật liệu:

+ Mỡ bôi trơn, dầu bôi trơn và dung dịch rửa

+ Giẻ sạch

+ Vật tư, phụ tùng thay thế

- Dụng cụ và trang thiết bị:

+ Mô hình cắt của hệ thống lái ô tô

+ Các hộp tay lái, cơ cấu lái, trợ lực lái và xe ô tô dùng tháo lắp học tập

+ Bộ dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô

+ Dụng cụ đo và các thiết bị kiểm tra hệ thông lái

+ Phòng học, xưởng thực hành có đủ bàn tháo lắp

+ Máy chiếu, máy vi tính

- Học liệu:

. Hoàng Đình Long-Kỹ thuật sửa chữa ô tô-NXB GD-2006

. Nguyễn Khắc Trai-Cấu tạo ô tô-NXB KH&KT-2008

+ Các bản vẽ, tranh vẽ các bộ phận của hệ thống lái ô tô

+ Ảnh và CD ROM về cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống lái ô tô

+ Các tài liệu tham khảo khác về ô tô

+ Phiếu kiểm tra.

- Nguồn lực khác:

+ Thực hành tại các cơ sở sửa chữa ô tô có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ sửa chữa, đo kiểm hiện đại.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

2. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

- Về kiến thức:

+ Trình bày được đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận hệ thống lái

+ Giải thích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa các bộ phận của hệ thống hệ thống lái

+ Qua các bài kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm đạt yêu cầu 60%.

- Về kỹ năng:

+ Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được các sai hỏng chi tiết, bộ phận đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa

+ Sử dụng đúng các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn

+ Chuẩn bị, bố trí và sắp xếp nơi làm việc vệ sinh, an toàn và hợp lý

+ Qua sản phẩm tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa và điều chỉnh đạt yêu cầu kỹ thuật 70% và đúng thời gian quy định

- Về thái độ:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong bảo dưỡng, sửa chữa

+ Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và đúng thời gian

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

- Chương trình mô đun đào tạo được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề Công nghệ ô tô.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:

- Mỗi bài học trong mô đun sẽ giảng dạy phần lý thuyết và rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành

- Học sinh cần hoàn thành một sản phẩm sau khi kết thúc một bài học và giáo viên có đánh giá kết quả của sản phẩm đó

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Nội dung trọng tâm:

+ Nhiệm vụ, yêu cầu cầu và phân loại hệ thống lái ô tô

+ Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống lái

+ Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng chung của các bộ phận trong hệ thống lái ô tô

+ Phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa những sai hỏng của các bộ phận hệ thống lái ô tô

4. Tài liệu cần tham khảo:

- Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái do Tổng cục dạy nghề ban hành

. Hoàng Đình Long-Kỹ thuật sửa chữa ô tô-NXB GD-2006

. Nguyễn Khắc Trai-Cấu tạo ô tô-NXB KH&KT-2008

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG PHANH

Mã số mô đun: MĐ 27

Thời gian mô đun: 105 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 75 giờ)

  1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:

- Vị trí:

Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MH 07, MH 08, MH 09, MH 10, MH 11, MH 12, MH13, MH 14, MH 15, MH 16, MĐ 18, MĐ 19, MĐ 20.

- Tính chất: Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc.

II. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC:

+ Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại hệ thống phanh trên ô tô

+ Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh dẫn động thủy lực và phanh dẫn động khí nén trên ô tô

+ Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận (dẫn động phanh và cơ cấu phanh bánh xe) của hệ thống phanh dẫn động thủy lực và phanh hơi

+ Phân tích được những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng chung và của các bộ phận hệ thống phanh dẫn động thủy lực và phanh dẫn động khí nén trên ô tô

+ Trình bày được phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sữa chữa được những sai hỏng của các bộ phận hệ thống phanh

+ Sử dụng đúng các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn

+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1

Hệ thống phanh ô tô

15

9

6

0

2

Hệ thống phanh dẫn động thuỷ lực

15

3

12

0

3

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống dẫn động phanh thuỷ lực

28

6

20

2

4

Hệ thống phanh dẫn động khí nén

15

3

12

0

5

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống dẫn động phanh khí

23

6

15

2

6

Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu phanh tay

9

3

6

0

Cộng:

105

30

71

4

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1: Hệ thống phanh ô tô Thời gian: 15 giờ

Mục tiêu:

- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại hệ thống phanh

- Giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động hệ thống phanh

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống phanh

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh

2.1 Hệ thống phanh dẫn động cơ khí (phanh tay)

2.2 Hệ thống phanh dẫn động thuỷ lực

2.3 Hệ thống phanh dẫn động khí nén

2.4 Hệ thống phanh dẫn động thuỷ khí

Bài 2: Hệ thống phanh dẫn động thuỷ lực Thời gian: 15 giờ

Mục tiêu:

- Giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động hệ thống phanh dẫn động thủy lực

- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra các bộ phận của hệ thống phanh dẫn động thủy lực

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh dẫn động thuỷ lực

- Cấu tạo

- Nguyên lý hoạt động

2. Quy trình tháo lắp

3. Thực hành tháo, lắp nhận dạng các bộ phận và chi tiết

Bài 3: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh dẫn động phanh thuỷ lực

Thời gian: 28 giờ

Mục tiêu:

- Giải thích được hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh dẫn động thủy lực

- Thực hành kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa hệ thống phanh dẫn động thủy lực

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Mục đích và yêu cầu của bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh dẫn động thủy lực

- Hiện tượng sai hỏng và nguyên nhân

- Yêu cầu bảo dưỡng và sửa chữa

2. Quy trình bảo dưỡng

3. Quy trình sửa chữa

4. Thực hành bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh dẫn động thủy lực

- Bảo dưỡng

+ Bảo dưỡng thường xuyên

+ Bảo dưỡng định kỳ

- Sửa chữa

+ Cơ cấu phanh

+ Hệ thống dẫn động phanh

* Kiểm tra thực hành

Bài 4: Hệ thống phanh dẫn động khí nén Thời gian: 15 giờ

Mục tiêu:

- Giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phương pháp bảo dưỡng hệ thống phanh dẫn động khí nén

- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra các bộ phận của hệ thống phanh dẫn động khí nén

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh dẫn động khí nén

- Cấu tạo

- Nguyên lý hoạt động

2. Quy trình tháo lắp

3. Thực hành tháo, lắp nhận dạng các bộ phận và chi tiết

Bài 5: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh dẫn động khí nén

Thời gian: 23 giờ

Mục tiêu:

- Giải thích được hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh dẫn động khí nén

- Thực hành kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa hệ thống phanh dẫn động khí nén

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Mục đích và yêu cầu của bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh dẫn động khí nén

- Hiện tượng sai hỏng và nguyên nhân

- Yêu cầu bảo dưỡng và sửa chữa

2. Quy trình bảo dưỡng

3. Quy trình sửa chữa

4. Thực hành bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh dẫn động khí nén

- Bảo dưỡng

+ Bảo dưỡng thường xuyên

+ Bảo dưỡng định kỳ

- Sửa chữa

+ Máy nén khí

+ Cơ cấu phanh

+ Hệ thống dẫn động phanh

* Kiểm tra thực hành

Bài 6: Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu phanh tay Thời gian: 9 giờ

Mục tiêu:

- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của cơ cấu phanh tay

- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cơ cấu phanh tay

- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được cơ cấu phanh tay đúng yêu cầu kỹ thuật

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Nhiệm vụ, yêu cầu của cơ cấu phanh tay

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cơ cấu phanh tay

- Cấu tạo

- Nguyên lý hoạt động

3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu phanh tay

- Hiện tượng và nguyên nhân sai hỏng

- Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa

4. Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu phanh tay

- Quy trình tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa

- Bảo dưỡng

- Sửa chữa

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:

- Vật liệu:

+ Dầu phanh và dung dịch rửa

+ Giẻ sạch, phấn, giấy nhám

+ Vật tư, phụ tùng thay thế

- Dụng cụ và trang thiết bị:

+ Mô hình cắt của hệ thống phanh ô tô

+ Các bầu phanh, bộ van phân phối, cơ cấu phanh bộ trợ lực phanh và ô tô dùng tháo lắp học tập

+ Bộ dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô

+ Dụng cụ đo và các thiết bị kiểm tra hệ thống phanh

+ Phòng học, xưởng thực hành có đủ bàn tháo lắp

+ Máy chiếu, máy tính

- Học liệu:

. Hoàng Đình Long-Kỹ thuật sửa chữa ô tô-NXB GD-2006

. Nguyễn Khắc Trai-Cấu tạo ô tô-NXB KH&KT-2008

+ Các bản vẽ, tranh vẽ các bộ phận của hệ thống phanh ô tô

+ Ảnh và CD ROM về cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống phanh ô tô

+ Phiếu kiểm tra.

- Nguồn lực khác:

+ Thực hành tại cơ sở sửa chữa ô tô có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ sửa chữa, đo kiểm hiện đại.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

2. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

- Về kiến thức:

+ Trình bày được đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ô tô

+ Giải thích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa những sai hỏng của các bộ phận hệ thống phanh ô tô

+ Qua các bài kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm đạt yêu cầu 60%.

- Về kỹ năng:

+ Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng và sửa chữa được các sai hỏng chi tiết, bộ phận của hệ thống phanh ô tô

+ Sử dụng đúng các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn

+ Chuẩn bị, bố trí và sắp xếp nơi làm việc vệ sinh an toàn và hợp lý

+ Qua sản phẩm tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa và điều chỉnh đạt yêu cầu kỹ thuật 70% và đúng thời gian quy định

- Về thái độ:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong bảo dưỡng, sửa chữa

+ Cẩn thận, chu đáo trong công việc luôn quan tâm đúng, đủ không để xảy ra sai sót

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

- Chương trình mô đun đào tạo được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề Công nghệ ô tô.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:

- Mỗi bài học trong mô đun sẽ giảng dạy phần lý thuyết và rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành

- Học sinh cần hoàn thành một sản phẩm sau khi kết thúc một bài học và giáo viên có đánh giá kết quả của sản phẩm đó

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Nội dung trọng tâm:

+ Yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại hệ thống phanh trên ô tô

+ Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh dẫn động thủy lực và hệ thống phanh dẫn động khí nén trên ô tô

+ Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận chính: cơ cấu phanh, dẫn động phanh

+ Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng chung và của các bộ phận hệ thống phanh dẫn động thủy lực và hệ thống phanh dẫn động khí nén trên ô tô

+ Bảo dưỡng, kiểm tra và sữa chữa được những sai hỏng của các bộ phận hệ thống phanh.

4. Tài liệu cần tham khảo:

- Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh do Tổng cục dạy nghề ban hành

. Hoàng Đình Long-Kỹ thuật sửa chữa ô tô-NXB GD-2006

. Nguyễn Khắc Trai-Cấu tạo ô tô-NXB KH&KT-2008

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ

Mã số mô đun: MĐ 28

Thời gian mô đun: 105 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 75 giờ)

  1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC

- Vị trí: Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MĐ 20, MĐ 21, MĐ 22, MĐ 23, MĐ 24, MĐ 25, MĐ 26, MĐ 27, MĐ 28, MĐ 29, MĐ 30, MĐ 31.

- Tính chất: Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN

+ Trình bày đúng nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại, ưu nhược điểm của hệ thống phun xăng điện tử

+ Trình bày đúng thành phần cấu tạo và nguyên lý làm việc của các bộ phận chính: Bộ điều khiển trung tâm, các bộ cảm biến, bầu lọc xăng, bơm xăng điều khiển điện từ, vòi phun xăng điện từ

+ Phân tích đúng hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận hệ thống phun xăng điện tử

+ Nhận dạng cấu tạo, kiểm tra, Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phun xăng điện tử đúng quy trình, quy phạm, đúng phương pháp và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định

+ Sử dụng đúng dụng cụ, thiết bị dùng tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phun xăng điện tử

+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1

Đại cương về hệ thống phun xăng điện tử

20

6

14

0

2

Bảo dưỡng và sửa chữa bầu lọc

12

3

9

0

3

Bảo dưỡng và sửa chữa bơm xăng điều khiển điện tử

14

5

9

0

4

Bảo dưỡng và sửa chữa bộ điều áp

12

3

8

0

5

Bảo dưỡng và sửa chữa vòi phun xăng điều khiển điện tử

17

5

10

2

6

Bảo dưỡng và sửa chữa bộ điều khiển trung tâm (ECU) và các bộ cảm biến

30

8

20

2

Cộng:

105

30

71

4

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1: Đại cương về hệ thống phun xăng điện tử Thời gian: 20 giờ

Mục tiêu:

- Phát biểu được khái niệm, phân loại, hệ thống phun xăng điện tử

- Trình bày được thành phần cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống phun xăng điện tử

- Nhận dạng đúng thành phần và vị trí lắp đặt trên động cơ

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Khái niệm

2. Phân loại

3. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống phun xăng điện tử

- Sơ đồ cấu tạo

- Nguyên lý làm việc

4. Quy trình và yêu cầu tháo lắp hệ thống phun xăng điện tử

5. Tháo, lắp hệ thống

- Nhận dạng và xác định vị trí lắp đặt các bộ phận trên động cơ

- Tháo các bộ phận khỏi động cơ

- Làm sạch bên ngoài

- Lắp các bộ phận vào động cơ

Bài 2: Bảo dưỡng và sửa chữa bầu lọc Thời gian: 12 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của bầu lọc không khí, bầu lọc nhiên liệu

- Trình bày được hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của bầu lọc không khí, bầu lọc nhiên liệu

- Kiểm tra và bảo dưỡng được bầu lọc không khí, bầu lọc nhiên liệu đúng quy trình, quy phạm, đúng phương pháp và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của bầu lọc không khí

- Nhiệm vụ

- Cấu tạo

- Nguyên lý làm việc

2. Nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của bầu lọc nhiên liệu

- Nhiệm vụ

- Cấu tạo

- Nguyên lý làm việc

2. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra bầu lọc không khí và bầu lọc nhiên liệu

- Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng

- Phương pháp kiểm tra

3. Kiểm tra, bảo dưỡng bầu lọc không khí và bầu lọc nhiên liệu

- Kiểm tra:

+ Các vòng đệm kín

+ Phần tử lọc

- Bảo dưỡng:

+ Thay các vòng đệm bị hỏng

+ Thay phần tử lọc theo định kỳ

4. Kiểm tra thực hành

Bài 3: Bảo dưỡng và sửa chữa bơm xăng điều khiển điện tử Thời gian: 14 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm xăng điều khiển điện tử

- Trình bày được hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng bơm xăng điều khiển điện tử

- Kiểm tra và bảo dưỡng và sửa chữa bơm xăng điều khiển điện tử đúng quy trình, quy phạm, đúng phương pháp và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm xăng điều khiển điện tử

- Nhiệm vụ

- Cấu tạo

- Nguyên lý làm việc

2. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng bơm xăng điều khiển điện tử

- Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng

- Phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng

3. Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa bơm xăng điều khiển điện tử

- Kiểm tra:

+ Kiểm tra bên ngoài

+ Áp suất xăng

+ Lưu lượng xăng

- Bảo dưỡng

- Sửa chữa

Bài 4: Bảo dưỡng và sửa chữa bộ điều áp Thời gian: 12 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của bộ điều áp trên hệ thống phun xăng điện tử

- Trình bày được hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng bộ điều áp

- Kiểm tra và bảo dưỡng được bộ điều áp đúng quy trình, quy phạm, đúng phương pháp và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc bộ điều áp

- Nhiệm vụ

- Cấu tạo

- Nguyên lý làm việc

2. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng bộ điều áp

- Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng

- Phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng

3. Kiểm tra, bảo dưỡng bộ điều áp

- Kiểm tra:

+ Kiểm tra bên ngoài

+ Sự rò rỉ nhiên liệu

+ Sự điều tiết áp suất

- Bảo dưỡng: Thay mới bộ điều áp khi bị sai hỏng

*Kiểm tra thực hành

Bài 5: Bảo dưỡng và sửa chữa vòi phun xăng điều khiển điện tử Thời gian: 17 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo và nguyên lý làm việc của vòi phun xăng điều khiển điện tử

- Trình bày được hiện tượng và nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng vòi phun xăng điều khiển điện tử

- Kiểm tra và bảo dưỡng, sửa chữa được vòi phun xăng điều khiển điện tử đúng quy trình, quy phạm, đúng phương pháp và tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo và nguyên lý làm việc của vòi phun xăng điều khiển điện tử

- Nhiệm vụ, phân loại

- Cấu tạo, nguyên lý làm việc

2. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng vòi phun xăng điều khiển điện tử

- Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng

- Phương pháp kiểm tra bảo dưỡng

3. Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa vòi phun xăng điều khiển điện tử

- Kiểm tra

+ Điện trở của vòi phun xăng

+ Tần số phun

+ Sự rò rỉ nhiên liệu

- Bảo dưỡng:

- Sửa chữa

* Kiểm tra thực hành

Bài 6: Bảo dưỡng và sửa chữa bộ điều khiển trung tâm (ECU) và các bộ cảm biến Thời gian: 30giờ

Mục tiêu:

- Phát biểu được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của mô đun điều khiển điện tử và các bộ cảm biến

- Phát biểu được hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng mô đun điều khiển điện tử và các bộ cảm biến

- Bảo dưỡng mô đun điều khiển điện tử và các cảm biến đúng phương pháp và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Mô đun điều khiển điện tử

- Nhiệm vụ

- Cấu tạo

- Nguyên lý làm việc

2. Nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lý làm việc của các bộ cảm biến

- Bộ cảm biến lượng ôxy trong khí xả

- Bộ cảm biến nhiệt độ động cơ

- Bộ cảm biến nhiệt độ không khí nạp

- Bộ cảm biến số vòng quay và ĐCT của động cơ

- Bộ cảm biến tiếng gõ trong xy lanh động cơ

- Bộ cảm biến áp suất của không khí nạp

- Bộ cảm biến độ mở bướm ga

3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của mô đun điều khiển điện tử và các bộ cảm biến

4. Kiểm tra, bảo dưỡng mô đun điều khiển điện tử và các bộ cảm biến

- Phương pháp kiểm tra:

5. Kiểm tra thực hành

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN

- Vật liệu:

+ Giẻ sạch

+ Giấy nhám, dây điện

+ Dầu bôi trơn, nhiên liệu

+ Các linh kiện hay sai hỏng cần thay thế.

- Dụng cụ và trang thiết bị:

+ Bộ dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô

+ Đồng hồ điện vạn năng

+ Động cơ phun xăng dùng tháo lắp

+ Động cơ phun xăng dùng kiểm tra

+ Thiết bị kiểm tra, chẩn đoán chuyên dùng

+ Khay đựng

+ Máy chiếu, máy vi tính

+ Phòng học, xưởng thực hành đầy đủ thiết bị kiểm tra và sửa chữa.

- Học liệu:

+ Tài liệu hướng dẫn mô đun kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phun xăng điện tử

+ Tài liệu tham khảo:

. Hoàng Đình Long- Kỹ thuật sửa chữa ô tô - NXB GD - 2006

. Phạm Minh Tuấn-Động cơ đốt trong - NXB KHKT năm 2005.

. Giáo trình Động cơ ô tô - NXB ĐH Quốc gia TP HCM năm 2001.

. Giáo trình Hệ thống điện động cơ ô tô - NXB ĐH Quốc gia TP HCM năm 2004

+ Ảnh, CD ROM về hệ thống phun xăng

+ Phiếu kiểm tra.

- Nguồn lực khác:

+ Xưởng phục hồi chi tiết chi tiết sai hỏng

+ Cơ sở sửa chữa ô tô có đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ phục hồi hiện đại.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

2. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

- Kiến thức:

+ Trình bày đúng khái niệm, phân loại, ưu nhược điểm của hệ thống phun xăng điện tử

+ Trình bày đúng thành phần cấu tạo của hệ thống phun xăng điện tử

+ Trình bày đúng nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của: Môđun điều khiển điện tử, các bộ cảm biến, bầu lọc xăng, bơm xăng điều khiển điện từ, vòi phun xăng điện từ

+ Phân tích đúng hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận hệ thống phun xăng điện tử

+ Nhận dạng cấu tạo, kiểm tra, Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phun xăng điện tử đúng quy trình, quy phạm, đúng phương pháp và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định

+ Sử dụng đúng dụng cụ, thiết bị dùng tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phun xăng điện tử.

- Kỹ năng:

+ Nhận dạng cấu tạo, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phun xăng điện tử đúng quy trình, quy phạm, đúng phương pháp và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định

+ Sử dụng đúng dụng cụ, thiết bị dùng tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phun xăng điện tử.

- Thái độ:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong bảo dưỡng, sửa chữa

+ Qua sự quan sát trực tiếp trong quá trình học tập và sinh hoạt của người học.

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

- Chương trình mô đun đào tạo được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng nghề Công nghệ ô tô.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:

- Mỗi bài học trong mô đun được hướng dẫn lý thuyết và rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành

- Học sinh cần hoàn thành một sản phẩm sau khi kết thúc một bài học và giáo viên có đánh giá kết quả của sản phẩm đó

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Nội dung trọng tâm:

+ Khái niệm, phân loại, ưu nhược điểm của hệ thống phun xăng điện tử

+ Nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của: Mô đun điều khiển điện tử, các bộ cảm biến, bầu lọc xăng, bơm xăng điều khiển điện tử, vòi phun xăng điện từ

+ Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận hệ thống phun xăng điện tử

+ Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phun xăng điện tử đúng quy trình, quy phạm, đúng phương pháp và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định

+ Sử dụng dụng cụ, thiết bị dùng tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phun xăng điện tử.

4. Tài liệu cần tham khảo:

- Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phun xăng điện tử do Tổng cục dạy nghề ban hành.

- Hoàng Đình Long- Kỹ thuật sửa chữa ô tô - NXB GD - 2006

- Phạm Minh Tuấn-Động cơ đốt trong - NXB Khoa học Kỹ thuât năm 2005.

- Giáo trình Động cơ ô tô - NXB ĐH Quốc gia TP HCM năm 2001.

- Giáo trình Hệ thống điện động cơ ô tô - NXB ĐH Quốc gia TP HCM năm 2004

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA PAN Ô TÔ

Mã số mô đun : MĐ 29

Thời gian của mô đun: 90h (Lý thuyết: 19h; Thực hành: 71h)

  1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:

- Vị trí của mô đun:

Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MĐ 19, MĐ 20, MĐ 21, MĐ 22, MĐ 23, MĐ 24, MĐ 25, MĐ 26

- Tính chất:

+ Là mô đun chuyên môn nghề tự chọn.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:

+ Phát biểu đầy đủ các khái niệm và phân loại các PAN của ô tô

+ Trình bày được những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp xác định và sửa chữa các PAN của từng bộ phận hệ thống ô tô

+ Lựa chọn được các thiết bị, dụng cụ và thực hiện được công việc sửa chữa, bảo dưỡng pan trên ô tô

+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

1

Sửa chữa pan động cơ xăng

15

3

12

0

2

Sửa chữa pan động cơ diesel

15

3

10

2

3

Sủa chữa pan hệ thống điện ô tô

20

3

17

0

4

Sửa chữa pan và hệ thống nhiên liệu

20

3

15

2

5

Sửa chữa pan hệ thống gầm ô tô

20

3

17

0

Cộng:

90

15

71

4

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1: Sửa chữa pan động cơ xăng Thời gian: 15giờ

Mục tiêu:

1- Phát biểu được khái niệm về pan ôtô

2- Phát biểu được hiện tượng, nguyên nhân và phương pháp sửa chữa pan thường gặp của động cơ xăng

3- Phát hiện nhanh và sửa chữa pan động cơ xăng đúng quy trình, quy phạm, đúng phương pháp và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

Nội dung:

I- Khái niệm pan ôtô

II- Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra và sửa chữa pan động cơ xăng

1- Hiện tượng và nguyên nhân

2- Phương pháp kiểm tra và sửa chữa pan

III- Kiểm tra, sửa chữa pan thường gặp của động cơ xăng

1- Động cơ khó khởi động hoặc không khởi động được

2- Động cơ khởi động được nhưng chạy một lúc lại chết máy

3- Động cơ chạy không đều

4- Động cơ chạy yếu

5- Động cơ không chạy chậm được

6- Động cơ bị nóng quá

7- Động cơ đang chạy bị chết

8- Động cơ đang làm việc có tiếng kêu và gõ

9- Động cơ làm việc hao xăng

Bài 2: SỬA CHỮA PAN ĐỘNG CƠ ĐIÊZEN Thời gian: 15 giờ

Mục tiêu:

1- Phát biểu được hiện tượng, nguyên nhân và phương pháp sửa chữa pan thường gặp của động cơ điêzen

2- Phát hiện nhanh và sửa chữa pan động cơ điêzen đúng quy trình, quy phạm, đúng phương pháp và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

Nội dung:

I- Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra và sửa chữa pan động cơ điêzen

1- Hiện tượng và nguyên nhân

2- Phương pháp kiểm tra và sửa chữa pan

II- Kiểm tra, sửa chữa pan thường gặp của động cơ điêzen

1- Động cơ khó khởi động hoặc không khởi động được

2- Động cơ khởi động được nhưng chạy một lúc lại chết máy

3- Động cơ chạy không đều và động cơ chạy yếu

4- Động cơ không chạy chậm được

5- Động cơ bị nóng quá

6- Động cơ đang chạy bị chết

7- Động cơ đang làm việc có tiếng kêu và gõ

8- Động cơ làm việc xả nhiều khói

Bài 3: SỬA CHỮA PAN HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU VÀ ĐÁNH LỬA Thời gian: 20 giờ

Mục tiêu:

1- Trình bàyđược hiện tượng, nguyên nhân và phương pháp sửa chữa pan thường gặp của cụm hệ thống đánh lửa và hệ thống nhiên liệu động cơ xăng

2- Phát hiện nhanh và sửa chữa pan của cụm hệ thống đánh lửa và hệ thống nhiên liệu động cơ xăng đúng quy trình, quy phạm, đúng phương pháp và đúng tiêu chuẩn kỹthuật.

Nội dung:

I- Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra và sửa chữa pan cụm hệ thống đánh lửa và hệ thống nhiên liệu động cơ xăng

1- Hiện tượng và nguyên nhân

2- Phương pháp kiểm tra và sửa chữa pan

II- Kiểm tra, sửa chữa pan thường gặp của cụm hệ thống đánh lửa và hệ thống nhiên liệu

1- Động cơ khó khởi động hoặc không khởi động được

2- Động cơ chạy không tải không tốt

3- Động cơ không hoạt động tốt ở tốc độ cao

4- Động cơ hoạt động có lửa thoát ra ở bộ chế hoà khí và ống giảm thanh có tiếng nổ, động cơ làm việc không đều.

Bài 4: SỬA CHỮA PAN HỆ THỐNG ĐIỆN ÔTÔ Thời gian: 20 giờ

Mục tiêu:

1- Trình bàyđược hiện tượng, nguyên nhân và phương pháp sửa chữa pan thường gặp của cụm hệ thống trang thiết bị điện của ôtô.

2- Phát hiện nhanh và sửa chữa pan của cụm hệ thống trang thiết bị điện của ôtô đúng quy trình, quy phạm, đúng phương pháp và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật

Nội dung:

I- Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểmáng tra và sửa chữa pan cụm hệ thống trang thiết bị điện của ôtô.

1- Hiện tượng và nguyên nhân

2- Phương pháp kiểm tra và sửa chữa pan

II- Kiểm tra, sửa chữa pan thường gặp của hệ thống trang thiết bị điện của ôtô

1- Khoá điện không khởi động được và các đồng hồ táp lô không hoạt động.

2- Máy khởi động không quay hoặc quay yếu

3- Máy phát điện yếu và có tiếng ồn

4- Hệ thống đèn chiếu sáng thường bị cháy các bóng đèn hoặc lúc sáng, lúc tắt.

5- Bộ gạt mưa không hoạt động hoặc yếu.

Bài 5: SỬA CHỮA PAN HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG ÔTÔ

Thời gian: 20 giờ

Mục tiêu:

1- Phát biểu được hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp sửa chữa pan của hệ thống truyền động (gầm) ôtô.

2- Phát hiện nhanh và sửa chữa các pan hệ thống truyền động (gầm) ôtô đúng quy trình, quy phạm, đúng phương pháp và tiêu chuẩn kỹ thuật.

Nội dung:

I- Hiện tượng, nguyên nhân và phương pháp sửa chữa pan gầm ôtô.

1- Hiện tượng và nguyên nhân

2- Phương pháp sửa chữa pan

II- Sửa chữa các pan thường gặp:

1- Lyhơp

a- Ly hợp bị trượt

b- Ly hợp ngắt không hoàn toàn, tiếp hợp không dứt khoát

c- Ly hợp phát ra tiếng kêu

2- Hộp số

a- Sang số khó, vào số nặng

b- Tự động nhảy số

c- Có tiếng va đập mạnh

d- Có hiện tượng rỉ dầu

3- Trục truyền động các đăng làm việc bị rung giật, kêu

4- Cầu chủ động

a- Bị chảy dầu

b- Có tiếng kêu

5- Hệ thống di chuyển

a- Xe kém bon, tốc độ giảm

b- Làm việc có tiếng kêu

6- Hệ thống lái

a- Lái bị nặng

b- Làm việc thiếu ổn định

7- Hệ thống phanh

a- Phanh không ăn

b- Phanh ăn không đều

c- Phanh bị bó

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:

  1. Dụng cụ:

- Các động cơ và ôtô dùng vận hành và sửa chữa pan

- Dụng cụ tháo lắp, bảo dưỡng

- Khay đựng dụng cụ, kính phóng đại, căn lá…

- Bộ dụng cụ kiểm tra áp suất, độ chân không, nhiệt độ và thể tích

- Thiết bị kiểm tra công suất, hệ thống điện và chiếu sáng ...

  1. Vật tư:

- Giẻ sạch

- Giấy nhám

- Nhiên liệu vận hành, rửa, dầu mỡ bôi trơn

- Các đầu nối, joăng đệm và các chi tiết thaythế....

- Tài liệu phát tay về các quy trình và tra cứu các yêu cầu kỹ thuật về kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống điện và chiếu sáng.

- Bố trí nơi làm việc cho nhóm học viên đủ diện tích, ánh sáng và thông gió

- Học liệu:

+ Tài liệu hướng dẩn môđun kiểm tra sửa chữa pan ô tô

+ Tài liệu tham khảo:

.Giáo trình Kỹ thuật sửa chữa ô tô và máy nổ - NXB Giáo dục năm 2002.

+ Phiếu kiểm tra.

- Nguồn lực khác:

+ Gara sửa chữa ô tô có đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị hiện đại để học viên thực tập nâng cao tay nghề kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

2. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

- Kiến thức:

Qua sự đánh giá của giáo viên và tập thể giáo viên bằng các bài kiểm tra viết và trắc nghiệm điền khuyết:

1- Phát biểu được các khái niệm, phân loại pan ôtô.

2- Trình bày được các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, các phương pháp kiểm tra và sửa chữa các pan của ô tô

3- Phát hiện được và sửa chữa nhanh chính xác các pan thông thường của ô tô - -- Kỹ năng:

Qua sản phẩm tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa và điều chỉnh, qua quá trình thực hiện, áp dụng các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đầy đủ đúng kỹ thuật và qua sự nhận xét, tự đánh giá của học viên và của giáo viên đạt các yêu cầu:

+ Trình bày được các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng pan của ô tô

+ Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được các sai hỏng chi tiết, bộ phận đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa

+ Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn

+ Chuẩn bị, bố trí và sắp xếp nơi làm việc vệ sinh, an toàn và hợp lý.

- Thái độ:

Qua sự đánh giá trực tiếp trong quá trình học tập của học viên, đạt các yêu cầu:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong bảo dưỡng, sửa chữa

+ Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và đúng thời gian

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

Chương trình mô đun đào tạo “Bảo dưỡng và sửa chữa pan ô tô” được sử dụng để giảng dạy cho cho trình độ Cao đẳng nghề Công nghệ ô tô.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:

- Mỗi bài học trong mô đun sẽ giảng dạy phần lý thuyết tại phòng chuyên đề và tiếp theo rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành

- Học sinh cần hoàn thành một sản phẩm sau khi kết thúc một bài học và giáo viên có đánh giá kết quả của sản phẩm đó

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Nội dung trọng tâm: Kỹ năng tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các sai hỏng bộ phận, chi tiết của các hệ thống trên ô tô đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa.

4. Tài liệu cần tham khảo:

1-Nguyễn Tất Tiến-Nguyên lý động cơ đốt trong-NXB.giáo dục-2000

2- Nguyễn tất Tiến-Đỗ Xuân Kính-Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ôtô-máy nổ-2002

3- Nguyễn Tất Tiến-Nguyễn đức Phú-Hồ Tấn Chuẫn-Trần Văn Tế-Kết cấu tính toán động cơ

đốt trong I.II.III-NXB giáo dục-1996

4-Nguyễn Oanh-Kỹ thuật sửa chữa ôtô và động cơ nổ hiện đại-Động cơ xăng-NXB ban

GDCN.TP.Hồ Chí MInh-1990.

5- Nguyễn Đức Tuyên-Nguyễn Hoàng Thế-Sư dụng- Bảo dưỡng và sửa chữa ôtô- NXB Đại

học và giáo dục chuyên nghiệp-Tập I-II-1989.

6-Nguyễn Thanh Trí-Châu ngọc Thanh-Hướng dẫn sử dụng bảo trì và sửa chữa xe ôtô đời mới-

NXB Trẻ-1996.

7-Trần Duy Đức ( dịch)-Bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ôtô-NXB Công nhân kỹ thuật Hà nội-

1987.

8-Nguyễn Khắc Trai – Kỹ thuật chẩn đoán ôtô - Bộ môn ôtô -Đại học bách khoa Hà nội – Nhà

xuất bản giao thông vận tảI 2004

9-TOYOTA - HIACE - Repair Manual For Chassis & Body- 1989

10- Công ty ôtô TOYOTA- Tài liệu đào tạo- Hộp số tự động- Tập 9 -1997

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

KỸ THUẬT LÁI Ô TÔ

Mã số mô đun : MĐ 30

Thời gian mô đun: 90 giờ (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 75 giờ)

  1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN

- Vị trí:

Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MH 15, MH 16, MĐ 17, MĐ 18, MĐ 19, MĐ 20, MĐ 21, MĐ 22, MĐ 23

- Tính chất:

Mô đun chuyên môn nghề tự chọn.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN

+ Luật giao thông đường bộ

+ Kiểm tra tình trạng của xe trước vận hành

+ Nắm vững các kiến thức cơ bản về lái xe

+ Thao tác lái xe cơ bản trong xưởng sửa chữa, giúp kiểm tra và chẩn đoán

+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1

Luật giao thông đường bộ

15

13

0

2

2

Công tác kiểm tra an toàn

6

0

6

0

3

Thao tác tay lái và tay số

10

0

10

0

4

Thao tác điều khiển chân ly hợp, chân ga, chân phanh và phanh tay

9

0

9

0

5

Thực hành lái lái xe đi thẳng

16

0

14

2

6

Thực hành lái lái xe rẽ và quay đầu

18

0

18

0

7

Thực hành lái lái xe đi lùi

16

2

14

0

Cộng:

90

15

71

4

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1: Luật giao thông đường bộ Thời gian: 15 giờ

Mục đích:

- Nêu được các nội dung và yêu cầu cơ bản trong luật giao thông đường bộ.

- Nêu được các quy định về phương tiện giao thông đường bộ

- Nhận biết được các biển báo hiệu đường bộ

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Quy định về phương tiện giao thông

2. Quy định về người khi tham gia giao thông

3. Biển báo hiệu đường bộ

Bài 2: Công tác kiểm tra xe an toàn Thời gian: 6 giờ

Mục đích:

- Nêu được yêu cầu khi kiểm tra xe an toàn

- Thực hiện được các thao tác kiểm tra xe an toàn

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Kiểm tra trước khi khởi động động cơ.

2. Kiểm tra sau khi khởi động động cơ.

3. Kiểm tra trước khi xe hoạt động.

4. Kiểm tra và bảo dưỡng sau một ngày hoạt động.

Bài 3: Thao tác tay lái và tay số Thời gian: 10 giờ

Mục đích:

- Nêu được bố trí các bộ phận trong buồng lái

- Thực hiện được tư thế lái xe và cách thao tác cơ cấu tay lái và tay số khi xe không nổ máy

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Các bộ phận trong buồng lái và chức năng.

2. Tư thế lái xe

3. Thao tác điều khiển vô lăng

4. Thao tác điều khiển tay số

Bài 4: Thao tác điều khiển chân ly hợp, chân ga, chân phanh và phanh tay

Thời gian: 9giờ

Mục đích:

- Nêu được bố trí các bộ phận điều khiển bằng chân khi lái xe

- Thực hiện được kết hợp các thao tác khi khởi hành, chuyển số và dừng xe khi xe không nổ máy

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Thao tác điều khiển chân ly hợp

2. Thao tác điều khiển chân ga

3. Thao tác điều khiển chân phanh

4. Thao tác khởi hành

5. Thao tác tăng, giảm số

6. Thao tác dừng xe

Bài 5: Thực hành lái lái xe đi thẳng Thời gian: 16 giờ

Mục đích:

- Nêu được phương pháp lái xe đi thẳng

- Thực hiện được việc lái xe đi thẳng khi không nổ máy và có nổ máy

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Phương pháp căn đường

2. Thực hành lái xe đi thẳng khi không nổ máy

3. Thực hành lái xe đi thẳng khi có nổ máy

Bài 6: Thực hành lái lái xe rẽ và quay đầu Thời gian: 18 giờ

Mục đích:

- Nêu được phương pháp lái xe rẽ và quay đầu

- Thực hiện được việc lái xe rẽ và quay đầu khi không nổ máy và có nổ máy

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Phương pháp căn đường

2. Thực hành lái xe rẽ và quay đầu khi không nổ máy

3. Thực hành lái xe rẽ và quay đầu khi có nổ máy

Bài 7: Thực hành lái lái xe đi lùi Thời gian: 16giờ

Mục đích:

- Nêu được phương pháp lái xe đi lùi

- Thực hiện được việc lái xe đi lùi khi không nổ máy và có nổ máy

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Phương pháp căn đường

2. Thực hành lái xe đi lùi khi không nổ máy

3. Thực hành lái xe đi lùi khi có nổ máy

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN

- Vật liệu:

+ Xăng, dầu bôi trơn, nước làm mát

+ Giẻ sạch

- Dụng cụ và trang thiết bị:

+ Mô hình xe tập lái

+ Xe tập lái

+ Bãi tập xe

+ Phòng học lý thuyết, máy tính, máy chiếu

- Học liệu:

+ Sơ đồ cấu tạo của các bộ phận trên ô tô

+ Ảnh, CD ROM các loại đường và biển báo

+ Phiếu kiểm tra.

- Nguồn lực khác:

+ Bãi tập xe chuyên dùng.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

2. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

- Kiến thức:

+ Nêu được các nội dung và yêu cầu cơ bản trong luật giao thông đường bộ.

+ Nêu được các quy định về phương tiện giao thông đường bộ

+ Nhận biết được các biển báo hiệu đường bộ

+ Phát biểu được các yêu cầu cơ bản trong kỹ thuật lái xe

-Kỹ năng:

+ Kiểm tra xe an toàn

+ Thao tác điều khiển tay lái, tay số, phanh tay, chân ly hợp, chân ga, chân phanh

+ Thực hiện được lái xe đi thẳng, rẽ và đi lùi khi không nổ máy và có nổ máy

-Thái độ:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật lái xe và luật giao thông

+ Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và đúng thời gian.

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

- Chương trình mô đun “Kỹ thuật lái xe” được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề Công nghệ ô tô.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:

- Mỗi bài học trong mô đun được hướng dẫn lý thuyết và rèn luyện kỹ năng tại mô hình xe tập lái hoặc trên xe

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Nội dung trọng tâm:

+ Luật giao thông đường bộ

+ Kiểm tra xe an toàn

+ Thực hành lái xe khi động cơ không nổ máy và động cơ có nổ máy

4. Tài liệu cần tham khảo:

- Luật giao thông đường bộ

- Thực tập kỹ thuật lái xe

- Cục đường bộ Việt nam – Phương pháp dạy thực hành lái xe – Hà Nội, 2003

5. Ghi chú và giải thích (nếu cần)

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỘP SỐ TỰ ĐỘNG

Mã số mô đun : MĐ 31

Thời gian mô đun: 90h (Lý thuyết: 19h; Thực hành: 71h)

  1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:

- Vị trí của mô đun:

Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MĐ 20, MĐ 21, MĐ 22, MĐ 23, MĐ 24, MĐ 25, MĐ 26, MĐ 27, MĐ 28

- Tính chất của mô đun:

Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:

+ Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ, phân loại hộp số tự động trong ô tô.

+ Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số tự động

+ Phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và trình bày các phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sữa chữa

+ Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đúng quy trình

+ Sử dụng đúng các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn

+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1.

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hộp số tự động

25

6

19

0

2.

Kỹ thuật tháo - lắp hộp số tự động

25

3

20

2

3.

Kỹ thuật kiểm tra và chẩn đoán hộp số tự động

20

3

17

0

4.

Kỹ thuật bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động

20

3

15

2

Cộng:

90

15

71

4

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1: Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hộp số tự động

Thời gian:25 giờ

Mục tiêu:

- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại hộp số tự động

- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số tự động

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hộp số

2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số

- Cấu tạo

- Nguyên lý hoạt động

3. Cấu tạo các bộ phận cơ bản trong hộp số tự động

- Biến mô

- Bộ truyền bánh răng hành tinh

- Ly hợp chuyển số

- Phanh chuyển số

- Khớp một chiều

- Mạch điều khiển thủy lực

Bài 2: Kỹ thuật tháo - lắp hộp số tự động Thời gian: 25 giờ

Mục tiêu:

- Phát biểu được trình tự và yêu cầu kỹ thuật khi tháo lắp hộp số tự động

- Lựa chọn đúng thiết bị và dụng cụ tháo lắp

- Tháo, lắp được hộp số tự động đúng quy trình và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Quy trình tháo lắp hộp số tự động

2. Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị tháo lắp

3. Thực hiện tháo, lắp hộp số tự động

Bài 3: Kỹ thuật kiểm tra và chẩn đoán hộp số tự động Thời gian: 20 giờ

Mục tiêu:

- Nêu và giải thích đúng các hiện tượng sai hỏng của hộp số tự động

- Trình bày các phương pháp kiểm tra, chẩn đoán sai hỏng của hộp số tự động

- Sử dụng các thiết bị đo kiểm và chẩn đoán được tình trạng kỹ thuật của hộp số

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Đặc điểm sai hỏng của hộp số tự động

2. Phương pháp kiểm tra và chẩn đoán

3. Thực hiện kiểm tra và chẩn đoán hộp số tự động

Bài 4: Kỹ thuật bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động Thời gian: 20 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động

- Lựa chọn đúng dụng cụ, thiết bị bảo dưỡng và sửa chữa

- Thực hành bảo dưỡng, sửa chữa hộp số tự động

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Quy trình bảo dưỡng hộp số tự động

2. Thực hành bảo dưỡng hộp số tự động

3. Quy trình sửa chữa hộp số tự động

4. Thực hành sửa chữa hộp số tự động

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:

- Vật liệu:

+ Mỡ bôi trơn, dầu bôi trơn và dung dịch rửa.

+ Giẻ sạch, phấn.

+ Các đệm kín và roăng bìa.

+ Các chi tiết sai hỏng cần thay thế.

- Dụng cụ và trang thiết bị:

+ Mô hình cắt bổ, mô hình tháo lắp hộp số tự động

+ Bộ đồ nghề sửa chữa ô tô

+ Thiết bị kiểm tra, chẩn đoán chuyên dùng

+ Máy chiếu, máy vi tính

- Học liệu

+ Tranh vẽ sơ đồ cấu tạo hộp số tự động

+ Các Tài liệu hướng dẫn bài học

+ Phiếu kiểm tra.

- Nguồn lực khác:

+ Thực hành tại cơ sở sửa chữa ô tô có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ sửa chữa, đo kiểm hiện đại.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

2. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

- Về Kiến thức: Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp trực tiếp hoặc trắc nghiệm tự luận của giáo viên và tập thể giáo viên đạt các yêu cầu sau:

+ Trình bày được đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số tự động

+ Giải thích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa những sai hỏng của hộp số tự động

- Về kỹ năng: Được đánh giá bằng kiểm tra trực tiếp thao tác trên máy, qua quá trình thực hiện, qua chất lượng sản phẩm qua sự nhận xét, tự đánh giá của học sinh, và của hội đồng giáo viên, đạt các yêu cầu sau:

+ Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được các sai hỏng chi tiết, bộ phận của hộp số tự động

+ Sử dụng đúng các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn.

+ Chuẩn bị, bố trí và sắp xếp nơi làm việc vệ sinh an toàn và hợp lý.

+ Qua quá trình thực hiện, áp dụng các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đầy đủ đúng kỹ thuật.

- Về thái độ: Được đánh giá trong quá trình học tập qua nhận xét của giáo viên, tự đánh giá của học sinh và tập thể giáo viên, đạt các yêu cầu sau:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong bảo dưỡng, sửa chữa.

+ Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và đúng thời gian.

+ Qua sự quan sát trực tiếp trong quá trình học tập và sinh hoạt của học sinh.

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

Chương trình mô đun đào tạo bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động được sử dụng để giảng dạy cho chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng nghề Công nghệ ô tô.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:

- Mỗi bài học trong mô đun sẽ giảng dạy phần lý thuyết tại phòng chuyên đề và tiếp theo rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành.

- Học sinh cần hoàn thành một sản phẩm sau khi kết thúc một bài học và giáo viên có đánh giá kết quả của sản phẩm đó.

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Nội dung trọng tâm: Kỹ năng tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết của của hộp số tự động đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa.

4. Tài liệu cần tham khảo:

- Giáo trình mô đun

- Giáo trình Hệ thống truyền lực ô tô - NXB Giao thông vận tải năm 2003.

5. Ghi chú và giải thích: (nếu cần)

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG

ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔ

Mã số mô đun : MĐ 32

Thời gian của mô đun: 120h (Lý thuyết: 30h; Thực hành: 90h)

  1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:

- Vị trí của mô đun:

Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MĐ 19, MĐ 20, MĐ 21, MĐ 22, MĐ 23, MĐ 24, MĐ 25, MĐ 26

- Tính chất:

+ Là mô đun chuyên môn nghề tự chọn.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:

+ Trình bày được yêu cầu, nhiệm vụ của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

+ Trình bày được sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

+ Nêu được các hiện tượng và giải thích được nguyên nhân các sai hỏng thông thường

+ Trình bày được phương pháp kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa sai hỏng của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

+ Lựa chọn được các thiết bị, dụng cụ và thực hiện được công việc sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

1

Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

30

10

20

0

2

Kỹ thuật tháo – lắp hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

30

5

23

2

3

Kỹ thuật kiểm tra và chẩn đoán hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

20

5

20

0

4

Kỹ thuật bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

20

5

13

2

Cộng:

120

25

76

4

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1: Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô Thời gian: 30giờ

Mục tiêu:

- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

- Nhiệm vụ

- Yêu cầu

2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

- Sơ đồ cấu tạo

- Nguyên lý hoạt động

3. Cấu tạo của các bộ phận trong hệ thống điều hòa

- Máy nén

- Thiết bị trao đổi nhiệt

- Van tiết lưu

- Các bộ phận khác

Bài 2: Kỹ thuật tháo – lắp hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

Thời gian: 30 giờ

Mục tiêu:

- Phát biểu được quy trình tháo lắp và yêu cầu kỹ thuật khi tháo - lắp

- Lựa chọn và sử dụng đúng dụng cụ và thiết bị tháo - lắp

- Thực hiện tháo lắp hệ thống điều hòa không khí trên ô tô đúng quy trình

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Quy trình tháo và lắp hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

- Quy trình tháo

- Quy trình lắp

2. Thực hành tháo hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

3. Thực hành lắp hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

Bài 3: Kỹ thuật kiểm tra và chẩn đoán hệ thống điều hòa không khí trên ô tô Thời gian: 20 giờ

Mục tiêu:

- Phát biểu được hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp kiểm tra và chẩn đoán sai hỏng hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

- Sử dụng thiết bị kiểm tra và chẩn đoán sai hỏng hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Đặc điểm sai hỏng và nguyên nhân:

- Đặc điểm sai hỏng

- Nguyên nhân

2. Dụng cụ và thiết bị kiểm tra

- Dụng cụ kiểm tra

- Thiết bị kiểm tra

3. Thực hành kiểm tra, chẩn đoán

- Kiểm tra

- Chẩn đoán.

Bài 4: Kỹ thuật bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

Thời gian: 20 giờ

Mục tiêu:

- Phát biểu được trình tự và yêu cầu kỹ thuật quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

- Thực hành bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Bảo dưỡng

- Quy trình bảo dưỡng

- Bảo dưỡng thường xuyên

- Bảo dưỡng định kỳ

2. Sửa chữa:

- Quy trình sửa chữa

- Chọn lắp và thay thế các bộ phận và chi tiết

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:

- Vật liệu:

+ Giẻ sạch

+ Giấy nhám, roăng đệm

+ Môi chất lạnh

+ Các linh kiện hay sai hỏng cần thay thế

- Dụng cụ và trang thiết bị:

+ Bộ dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô

+ Bộ đồng hồ kiểm tra áp suất

+ Mô hình cắt bổ hệ thống điều hòa, các cụm chi tiết phục vụ tháo lắp

+ Khay đựng

+ Máy chiếu, máy vi tính

+ Phòng học, xưởng thực hành đầy đủ thiết bị kiểm tra và sửa chữa

- Học liệu:

+ Tài liệu hướng dẩn môđun kiểm tra, bảo dưỡng bơm hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

+ Tài liệu tham khảo:

.Giáo trình Kỹ thuật sửa chữa ô tô và máy nổ - NXB Giáo dục năm 2002.

+ Ảnh, CD ROM về hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

+ Phiếu kiểm tra.

- Nguồn lực khác:

+ Gara sửa chữa ô tô có đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị hiện đại để học viên thực tập nâng cao tay nghề kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

2. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

- Kiến thức:

Qua sự đánh giá của giáo viên và tập thể giáo viên bằng các bài kiểm tra viết và trắc nghiệm điền khuyết:

+ Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng các bộ phận của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

- Kỹ năng:

Qua sản phẩm tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa và điều chỉnh, qua quá trình thực hiện, áp dụng các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đầy đủ đúng kỹ thuật và qua sự nhận xét, tự đánh giá của học viên và của giáo viên đạt các yêu cầu:

+ Nhận dạng được các bộ phận, kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

+ Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được các sai hỏng chi tiết, bộ phận đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa

+ Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn

+ Chuẩn bị, bố trí và sắp xếp nơi làm việc vệ sinh, an toàn và hợp lý.

- Thái độ:

Qua sự đánh giá trực tiếp trong quá trình học tập của học viên, đạt các yêu cầu:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong bảo dưỡng, sửa chữa

+ Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và đúng thời gian

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

Chương trình mô đun đào tạo “Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô” được sử dụng để giảng dạy cho cho trình độ Cao đẳng nghề Công nghệ ô tô.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:

- Mỗi bài học trong mô đun sẽ giảng dạy phần lý thuyết tại phòng chuyên đề và tiếp theo rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành

- Học sinh cần hoàn thành một sản phẩm sau khi kết thúc một bài học và giáo viên có đánh giá kết quả của sản phẩm đó

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Nội dung trọng tâm: Kỹ năng tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các sai hỏng bộ phận, chi tiết của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa.

4. Tài liệu cần tham khảo:

- Giáo trình mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng bơm hệ thống điều hòa không khí trên ô tô do Tổng cục dạy nghề ban hành

- Giáo trình Kỹ thuật sửa chữa ô tô và máy nổ - NXB GD – 2002

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

THỰC TẬP TẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT 2

Mã số mô đun : MĐ 33

Thời gian mô đun: 335 (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 320 giờ)

  1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN

- Vị trí:

Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MĐ 20, MĐ 21, MĐ 22, MĐ 23, MĐ 24, MĐ 25, MĐ 26, MĐ 27, MĐ 28, MĐ 29, MĐ 30, MĐ 31, MĐ 32 và các mô đun tự chọn

- Tính chất:

Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN

+ Thực hiện được các công việc bảo dưỡng và sửa chữa ô tô

+ Thực hiện được việc tổng hợp kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành ở các môn học và mô đun đã học

+ Làm việc an toàn và năng suất

+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, chuyên cần của học viên.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

Nội qui đơn vị thực tập

21

6

15

0

Thực tập an toàn và vệ sinh lao động

18

3

15

0

Thực tập bảo dưỡng gầm ô tô

30

0

30

0

Thực tập bảo dưỡng động cơ

30

0

28

2

Thực tập bảo dưỡng điện ô tô

30

0

30

0

Thực tập sửa chữa gầm ô tô

40

0

38

2

Thực tập sửa chữa động cơ

40

0

40

0

Thực tập sửa chữa điện ô tô

30

0

30

0

Thực tập kiểm tra, chẩn đoán tình trạng kỹ thuật ô tô

33

3

28

2

Thực tập tổ chức quản lý tại cơ sở sản xuất

33

3

30

0

Báo cáo thực tập

30

0

28

2

Cộng:

335

15

312

8

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1: Nội quy đơn vị thực tập Thời gian: 21 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được lịch sử hình thành, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của đơn vị thực tập

- Phát biểu được các nội quy, quy định của đơn vị thực tập

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Nội quy, quy định của cơ sở thực tập

2. Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị thực tập

3. Cơ cấu tổ chức của đơn vị thực tập

4. Tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ của các tổ sản xuất

5. Vẽ sơ đồ bố trí mặt bằng các phân xưởng

Bài 2: Thực tập an toàn và vệ sinh lao động Thời gian: 18 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được các yếu tố độc hại và các nguy cơ gây mất an toàn

- Thực hiện đúng các quy định về bảo hộ lao động

- Thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động

- Thực hiện đúng các quy định riêng của từng phân xưởng

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Các yếu tố độc hại và các nguy cơ gây mất an toàn

2. Bảo hộ lao động

3. Quy định về an toàn trong phân xưởng

4. Thực tập vệ sinh công nghiệp

5. Thực hành 5S trong sản xuất

Bài 3: Thực tập bảo dưỡng gầm ô tô Thời gian: 30 giờ

Mục tiêu:

- Nêu được quy trình bảo dưỡng gầm ô tô tại cơ sở sản xuất

- Thực tập ở vị trí người thợ bảo dưỡng gầm ô tô

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Quy trình bảo dưỡng gầm ô tô

2. Lựa chọn và sử dụng thiết bị bảo dưỡng

3. Thực tập bảo dưỡng gầm ô tô

Bài 4: Thực tập bảo dưỡng động cơ Thời gian: 30 giờ

Mục tiêu:

- Nêu được quy trình bảo dưỡng động cơ tại cơ sở sản xuất

- Thực tập ở vị trí người thợ bảo dưỡng động cơ

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Quy trình bảo dưỡng động cơ

2. Lựa chọn và sử dụng thiết bị bảo dưỡng

3. Thực tập bảo dưỡng động cơ

Bài 5: Thực tập bảo dưỡng điện ô tô Thời gian: 30 giờ

Mục tiêu:

- Nêu được quy trình bảo dưỡng điện ô tô tại cơ sở sản xuất

- Thực tập ở vị trí người thợ bảo dưỡng điện ô tô

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Quy trình bảo dưỡng điện ô tô

2. Lựa chọn và sử dụng thiết bị bảo dưỡng

3. Thực tập bảo dưỡng điện ô tô

Bài 6: Thực tập sửa chữa gầm ô tô Thời gian: 40 giờ

Mục tiêu:

- Nêu được quy trình sửa chữa gầm ô tô tại cơ sở sản xuất

- Thực tập ở vị trí người thợ sửa chữa gầm ô tô

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Quy trình sửa chữa gầm ô tô

2. Lựa chọn và sử dụng thiết bị tháo lắp, kiểm tra

3. Thực tập sửa chữa gầm ô tô

Bài 7: Thực tập sửa chữa động cơ Thời gian: 40 giờ

Mục tiêu:

- Nêu được quy trình sửa chữa động cơ tại cơ sở sản xuất

- Thực tập ở vị trí người thợ sửa chữa động cơ

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Quy trình sửa chữa động cơ

2. Lựa chọn và sử dụng thiết bị tháo lắp, kiểm tra

3. Thực tập sửa chữa động cơ

Bài 8: Thực tập sửa chữa điện ô tô Thời gian: 30 giờ

Mục tiêu:

- Nêu được quy trình sửa chữa điện ô tô tại cơ sở sản xuất

- Thực tập ở vị trí người thợ sửa chữa gầm ô tô

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Quy trình sửa chữa điện ô tô

2. Lựa chọn và sử dụng thiết bị tháo lắp, kiểm tra

3. Thực tập sửa chữa điện ô tô

Bài 9: Thực tập kiểm tra, chẩn đoán tình trạng kỹ thuật ô tô Thời gian: 33 giờ

Mục tiêu:

- Nêu được quy trình nhận và giao xe tại cơ sở sản xuất

- Trình bày được quy tắc vận hành các thiết bị kiểm tra chẩn đoán

- Thực tập giao tiếp khách hàng

- Thực tập ở vị trí người kỹ thuật viên cố vấn dịch vụ

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Quy trình giao nhận xe tại cơ sở thực tập

2. Giao tiếp khách hàng

3. Lựa chọn và sử dụng thiết bị kiểm tra, chẩn đoán

4. Thực tập ở vị trí người kỹ thuật viên cố vấn dịch vụ

Bài 10: Thực tập tổ chức quản lý tại cơ sở sản xuất Thời gian: 33 giờ

Mục tiêu:

- Nêu được quy trình sản xuất tại các phân xưởng

- Trình bày được cơ cấu tổ chức tại phân xưởng

- Tính được chi phí, giá thành và lợi nhuận của phân xưởng

- Thực tập ở vị trí người quản lý vật tư, kho

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Quy trình sản xuất của phân xưởng

2. Cơ cấu tổ chức phân xưởng

3. Tính chi phí, giá thành

4. Thực tập ở vị trí người quản lý vật tư, kho

Bài 11: Báo cáo thực tập Thời gian: 33 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được kết quả quá trình thực tập

- Bài học, kinh nghiệm rút ra sau quá trình thực tập

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Bảng chấm công có xác nhận của cơ sở sản xuất

2. Tổng quan về cơ sở thực tập

3. Các quy trình bảo dưỡng và sửa chữa

4. Tính toán chi phí, giá thành

5. Bài học, kinh nghiệm

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:

+ Các cơ sở bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa và lắp ráp ô tô.

+ Các đoàn xe vận tải.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

Được đánh giá qua báo cáo thực tập, nhận xét của giáo viên hướng dẫn và nhận xét của cơ sở thực tập

2. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

- Nhận xét của cơ sở thực tập:

+ Ý thức chấp hành nội quy, quy định tại cơ sở thực tập

+ Mức độ chuyên cần trong công việc

+ Kết quả làm việc thực tế theo nhận xét của cơ sở thực tập

- Quyển thuyết minh báo cáo thực tập

- Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

- Chương trình mô đun được sử dụng để đào tạo cho trình độ Cao đẳng nghề Công nghệ Ô tô.

- Các bài thực tập được đưa ra ở trong chương trình nhằm mục đích rèn luyện kỹ năng nghề đáp ứng mục tiêu đào tạo. Tuy nhiên tùy thuộc vào cơ sở vật chất của cơ sở thực tập thực tế của từng trường có thể chọn các bài thực tập đã đưa ra trong chương trình hoặc chọn bài thực tập khác nhưng phải đảm bảo thời lượng, nội dung và yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của nghề đã quy định.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:

- Mô đun thực tập sản xuất là mô đun tổng hợp kiến thức và kỹ năng đã được đào tạo trong chương trình, vì vậy phải vận dụng linh hoạt mới đáp ứng được yêu cầu thực tế.

- Cơ sở thực tập là các cơ sở sản xuất kinh doanh nên khi học viên thực tập cần tuân thủ nghiêm ngặt nội quy của đơn vị thực tập và yêu cầu của người hướng dẫn

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Nội dung trọng tâm: Nội quy của đơn vị thực tập, quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa của đơn vị thực tập, quản lý phân xưởng sản xuất