Cơ hội đầu tư năm 2023

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Công ty Chứng khoán VNDIRECT mới phát hành báo cáo chiến lược thị trường tháng 9/2022. Theo VNDIRECT, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam có thể phải đối mặt với một đợt điều chỉnh ngắn hạn trong tháng 9 khi VN-Index đang tiến tới vùng kháng cự mạnh 1.300-1.330 điểm. Nhà đầu tư ngắn hạn nên chủ động hạ tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục để chốt lời và giảm thiểu rủi ro.

Tuy nhiên, nhận thấy các yếu tố cơ bản của thị trường đang được cải thiện, chúng tôi tin đợt điều chỉnh này sẽ tạo ra “cơ hội giải ngân tốt” cho các nhà đầu tư để xây dựng danh mục cho Q4/22 và năm 2023. VNDIRECT kỳ vọng vùng 1.240-1.260 điểm sẽ là hỗ trợ mạnh cho VN-Index trong tháng 9. Nhà đầu tư có thể nâng tỷ trọng cổ phiếu nếu VN-Index giảm về vùng hỗ trợ.

Rủi ro giảm giá bao gồm: (1) rủi ro từ nền kinh tế Trung Quốc (tăng trưởng chậm lại, hạn hán, cắt điện), (2) lạm phát trong nước cao hơn dự kiến do giá lương thực tăng,(3) đồng USD tiếp tục mạnh lên gây thêm áp lực lên tỷ giá, lãi suất và đầu tư nước ngoài của Việt Nam.

Bình luận về việc triển khai giao dịch T+2 vào ngày 29/8, VNDIRECT cho biết, quyết định này tác động tích cực đến các nhà đầu tư và TTCK. Cụ thể, về phía nhà đầu tư, việc rút ngắn chu kỳ thanh toán xuống T+2 giảm thời gian thanh toán, giúp nhà đầu tư phản ứng nhanh hơn với những thay đổi của nền kinh tế và thị trường tài chính. Từ đó, nhà đầu tư có thể tăng hiệu quả đầu tư cũng như tiết kiệm chi phí giao dịch.

Cơ hội đầu tư năm 2023
Việc triển khai giao dịch T+2 chính thức vào ngày 29/8

Về phía thị trường, điều này góp phần tăng tính thanh khoản cho thị trường. Ngoài ra, nó còn giúp thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp cận dần với các tiêu chuẩn quốc tế và hỗ trợ thị trường nâng hạng lên Thị trường mới nổi.

Cũng theo VNDIRECT, VN-Index đang giao dịch với mức chiết khấu 22% so với mức đỉnh của năm nay và giảm 17% so với mức P/E trung bình 5 năm. Việt Nam cũng nổi bật trong số các thị trường mới nổi với mức tăng trưởng EPS cao trong giai đoạn 2022-24, kéo theo mức P/E dự phóng cho năm 2022 là 12,2 và P/E dự báo cho 2023 là 10,4 lần, thấp hơn nhiều so với P/E trung bình 5 năm gần đây là 16,4 lần.

Cơ hội đầu tư năm 2023

“Cân nhắc cả các yếu tố cơ hội và rủi ro, chúng tôi cho rằng mức định giá thị trường là rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư dài hạn, những người tìm kiếm các doanh nghiệp được quản trị tốt với mức tăng trưởng lợi nhuận cao”, báo cáo của VNDIRECT nêu.

Đánh giá về các nhóm ngành, VNDIRECT cho biết, trong quý 3/2021 kết quả kinh doanh của một số ngành như Du lịch & Hàng không, Công nghiệp, Bán lẻ và Thực phẩm & Đồ uống giảm mạnh do đợt giãn cách xã hội bởi làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4, do đó các lĩnh vực này sẽ tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ trong quý 3/2022 dựa trên mức nền so sánh thấp của cùng kỳ năm 2021.

Ngoài ra, VNDIRECT kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ cấp thêm hạn mức tín dụng cho một số ngân hàng thương mại từ cuối quý 3/2022 và điều này sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho TTCK cũng như nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Về các cơ hội đầu tư trong tháng 9, VNDIRECT đề cập đến các cổ phiếu và tiềm năng tăng trưởng BCG (+39,2%); DXG (+31,1%); MBB (+44,1%); PNJ (+20%); SZC (+49%); VTP (+47%).

Trong tháng 8, dữ liệu đến ngày 26/8 cho thấy, VN-Index thuộc nhóm thị trường có diễn biến tích cực nhất. Hiệu suất VN-Index (+6,3% so với đầu tháng) cao hơn hầu hết các quốc gia cùng khu vực bao gồm Malaysia (FPMKLCI, +0,5% so với đầu tháng), Singapore (STI Index, +1,2% sv đầu tháng), Indonesia (JCI Index, +2,6% so với đầu tháng), Thái Lan (SET Index, +4,3% so với đầu tháng), và chỉ thấp hơn Phillipines (PCOMP, +6,9% so với đầu tháng).

Diễn biến tích cực của thị trường chứng khoán Việt Nam, so với các thị trường khác được hỗ trợ bởi các yếu tố bao gồm (1) kỳ vọng tăng trưởng GDP mạnh mẽ và KQKD của các doanh nghiệp niêm yết khả quan trong Q3/22, và (2) các chính sách hiệu quả của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng đã củng cố niềm tin của thị trường.

Tính từ đầu năm đến nay, VN-Index (-14,4% so với đầu năm) đã được cải thiện về thứ hạng khi vượt qua Hàn Quốc (KOSPI Index, -16,7% so với đầu năm) và chỉ số thị trường mới nổi MSCI (MXEF Index, -18,6% so với đầu năm).

Theo VNDirect, ngành bất động sản (BĐS), sẽ gặp những khó khăn trong năm 2023 như việc thắt chặt khoản vay ngân hàng vào BĐS, các nút thắt về pháp lý BĐS nhà ở,...

Thắt chặt tín dụng vào BĐS khiến doanh nghiệp gặp thách thức trong huy động vốn

Theo báo cáo ngành BĐS mới nhất của công ty chứng khoán VNDirect, các chuyên gia tại đây nhận thấy ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức.

Thứ nhất, việc thắt chặt các khoản vay ngân hàng vào lĩnh vực BĐS và giám sát chặt chẽ hơn trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Thứ hai, lãi suất tăng ảnh hưởng đến quyết định mua nhà. Thứ ba, các nút thắt về pháp lý BĐS nhà ở khó có những cải thiện đáng kể ít nhất đến khi Luật đất đai sửa đổi hoàn thành trong quý IV/2023.

Theo đó, các chủ đầu tư BĐS có thể vẫn gặp thách thức trong việc huy động vốn trong nửa cuối năm 2022 bởi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thắt chặt tín dụng vào lĩnh vực BĐS. Cụ thể, NHNN đã yêu cầu các ngân hàng giám sát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực BĐS và hạn chế tín dụng đối với đầu tư BĐS cao cấp, BĐS du lịch, nghỉ dưỡng và đầu cơ BĐS.

Bên cạnh đó, theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN có hiệu lực từ năm 2020 yêu cầu các ngân hàng thương mại giảm tỉ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung, dài hạn xuống còn 34% từ tháng 10 năm 2021 và 30% từ tháng 10 năm 2022.

Các chuyên gia của VNDirect kỳ vọng NHNN sẽ nâng "trần" tăng trưởng tín dụng cho một số ngân hàng thương mại từ cuối quý III/2022. Tuy nhiên, công ty chứng khoán này tin rằng dòng vốn tín dụng sẽ được ưu tiên cho sản xuất và dịch vụ, đặc biệt là các lĩnh vực như công nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu, nông lâm nghiệp, thủy sản.

“NHNN sẽ kiểm soát cẩn trọng dòng tín dụng vào các lĩnh vực có rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán và các dự án BOT”, VNDirect nhận định.

Về cách huy động vốn bằng TPDN, hiện nay, Bộ Tài chính đã rà soát khung pháp lý với các yêu cầu chặt chẽ hơn đối với các tổ chức phát hành, đặc biệt là phát hành riêng lẻ. NHNN sẽ giám sát, kiểm tra các tổ chức tín dụng đầu tư vào TPDN, cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, đầu tư, phân phối TPDN, đặc biệt là TPDN kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao, kết quả kinh doanh âm, không có tài sản đảm bảo. Do đó, việc phát hành TPDN, đặc biệt là lĩnh vực BĐS sẽ bị kiểm soát chặt chẽ trong vài quý tới.

Cơ hội đầu tư năm 2023

Giá trị phát hành TPDN BĐS giảm mạnh trong 6 tháng năm 2022 do tăng cường giám sát pháthành trái phiếu doanh nghiệp.

Một khó khăn nữa được đề ra là lãi suất vay mua nhà gia tăng trong bối cảnh lãi suất huy động tăng trở lại. Tính đến cuối tháng 7/2022, lãi vay mua nhà thế chấp của các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước và ngân hàng tư nhân tăng lần lượt 7 điểm cơ bản lên 9,2% và 30-40 điểm cơ bản lên 9,8%, so với mức cuối năm 2021, sau khi lãi suất huy động tăng trở lại.

VNDirect cho rằng lãi suất huy động có thể tăng 30-50 điểm cơ bản trong nửa cuối 2022. Ngoài ra, trong bối cảnh tín dụng hạn chế, lãi suất cho vay thế chấp của các ngân hàng tư nhân có thể tăng lên 10,0-10,5%/năm vào cuối năm 2022, vẫn thấp hơn so với mức 11-11,5%/năm trước đại dịch.

Về mặt tích cực, VNDirect kỳ vọng giá vật liệu xây dựng hạ nhiệt trong nửa cuối 2022, từ đó hỗ trợ đầu tư công cũng như giúp kìm hãm giá nhà. Do tác động của xung đột Nga-Ukraine và gián đoạn chuỗi cung ứng, giá vật liệu xây dựng tăng mạnh như thép (tăng 20% trong 6 tháng năm 2022), xi măng (tăng 7-10% so với đầu năm) và đá xây dựng.

Tuy nhiên, giá vật liệu xây dựng được nhận thấy đang hạ nhiệt trong tháng 7/2022. Đặc biệt, sau khi đạt đỉnh trong tháng 4, giá thép trong nước đã giảm 14,1% so với mức đỉnh và thấp hơn 0,1% so với mức đầu năm 2022.

VNDirect kỳ vọng giá bán thép xây dựng sẽ giảm dần trong nửa cuối 2022 và năm 2023, giúp giảm áp lực lên tỷ suất lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp xây dựng và phát triển bất động sản, từ đó đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đầu tư công cũng như giúp kìm hãm đà tăng của giá nhà.

Doanh số ký bán thụt lùi nửa cuối 2022

Nhu cầu BĐS, đặc biệt là các BĐS cao cấp, tích trữ và đầu cơ, vẫn gặp khó khăn trong nửa cuối 2022 do tín dụng vào các loại hình này hạn chế. Bên cạnh đó, VNDirect quan sát phân khúc trung cấp và bình dân có thể bị ảnh hưởng bởi lạm phát chi phí đẩy và lãi suất gia tăng.

Tuy nhiên, nhu cầu ở những phân khúc này có thể vượt qua các áp lực trên trong nửa cuối 2022, do nguồn cung mới phân khúc này hạn chế và nhu cầu ở thực vẫn cao.

Bên cạnh đó, phân khúc nhà ở xã hội (NOXH) có thể phục hồi nhờ nguồn cung khởi sắc và sự hỗ trợ của Chính phủ như gói hỗ trợ vay vốn ưu đãi NOXH 40.000 tỷ đồng. Chính phủ đã cam kết xây dựng hơn 1 triệu căn NOXH và nhà ở cho công nhân tới năm 2030, để đáp ứng nhu cầu cho các hộ gia đình có thu nhập trung bình và thấp.

Bất động sản - Ngành bất động sản sẽ nhiều sóng gió hơn cơ hội trong năm 2023 (Hình 2).
Doanh số ký bán được dự báo sẽ thụt lùi trong nửa cuối 2022 do áp lực lạm phát, lãi suất gia tăng và tín dụng hạn chế.
Một số chủ đầu tư cũng đã thông báo sẽ đồng hành tham gia phát triển các dự án NOXH, như Vinhomes có kế hoạch triển khai 500.000 căn trong 5 năm tới, Novaland cam kết xây dựng 200.000 căn, hay Him Lam, Hưng Thịnh cũng phát triển dự án NOXH thời gian tới.

Thực tế mức lợi nhuận của các dự án NOXH thấp chỉ tối đa 10%, do đó VNDirect cho rằng các chủ đầu tư này thực hiện dự án NOXH với mục tiêu đóng góp an sinh xã hội hơn là thu lợi nhuận.

Tác giả: Lê Thanh Hồng