Có nên lăn kim tại nhà không

Để thực hiện phương pháp này tại nhà an toàn nhất, bạn cần nắm được các lưu ý dưới đây của chuyên gia từ kích cỡ đầu kim, kỹ thuật lăn cho đến loại serum nên lựa chọn và cách chăm sóc da sau khi lăn kim.

  • Dầu Jojoba - thần dược thay thế dầu dừa giúp nàng làm đẹp từ "chân tơ kẽ tóc"
  • Đây là bước chăm sóc da mà gần như quý cô nào cũng bỏ qua
  • Đọc xong bài viết này, chắc chắn quầng thâm mắt sẽ không "ghé thăm" bạn nữa

Lăn kim vốn được biết tới là giải pháp hàng đầu trong việc giải quyết các vấn đề về da như da sần sùi, lỗ chân lông to, sẹo lõm, mụn đầu đen, nếp nhăn... nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể dẫn đến da bị tổn thương, nhiễm trùng. Mặc dù vậy, bên cạnh dịch vụ lăn kim tại các dịch vụ thẩm mỹ, không thể phủ nhận lăn kim tại nhà cũng đang rất được phái đẹp quan tâm nhờ giá thành kinh tế hơn mà vẫn mang lại kết quả khả quan. Để thực hiện phương pháp này tại nhà an toàn và hiệu quả nhất, bạn cần nắm được các lưu ý dưới đây của chuyên gia từ kích cỡ đầu kim, kỹ thuật lăn cho đến loại serum nên lựa chọn và cách chăm sóc da sau khi lăn kim.


Cơ chế hoạt động của phương pháp lăn kim


Một cây kim lăn gồm một bánh lăn nhựa mang các đầu kim cực nhỏ và bén nhọn. Khi sử dụng, các đầu kim này sẽ tạo ra các vết thương siêu nhỏ trên da, kích thích quá trình tự làm lành vết thương và cơ chế tự sản xuất collagen, elastin dưới da, nhờ đó mà da sẽ săn chắc và khỏe hơn trước. Đây là phương pháp lý tưởng để điều trị các nếp nhăn, làm dày vùng da dưới mắt (giảm thâm và giảm bọng mắt) hay làm đầy môi. Lăn kim cũng được chỉ định để điều trị sẹo mụn, da không đều màu. Khi được sử dụng kết hợp cùng các loại serum, nó sẽ tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất của da lên tới 90%.


Có nên lăn kim tại nhà không


Tại các trung tâm thẩm mỹ, các chuyên gia còn sử dụng bút lăn kim, một thiết bị sử dụng điện để tạo lực rung khi lăn kim. Cách điều trị đắt đỏ này mang lại kết quả nhanh chóng và rõ rệt hơn nhưng đồng thời cũng đau đớn và gây chảy máu nhiều hơn.


Các sản phẩm dành cho mục đích sử dụng tại gia có giá thành kinh tế hơn, nhẹ dịu hơn mà vẫn có thể mang lại kết quả khả quan nếu được thực hiện thường xuyên, là phương pháp làm đẹp được nhiều ngôi sao thế giới yêu thích.


Bạn nên chọn loại kim lăn thế nào?


Đầu tiên, bạn nên mua kim lăn tại các địa chỉ uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Bạn cũng cần quan tâm tới kích cỡ đầu kim lăn, lựa chọn đầu kim từ 0.3mm trở xuống để đảm bảo an toàn cho da thay vì các loại có đường kính to hơn dễ khiến da bị tổn thương, nhất là những vùng da nhaỵ cảm quanh mắt và miệng. Nếu bạn muốn sử dụng các đầu kim to hơn, hãy đến các trung tâm uy tín để nhờ các chuyên gia thực hiện cho bạn.Phương pháp này có hai loại dụng cụ lăn kim với tên gọi là: Dermaroller (con lăn tay) và Dermapen (bút kim điện).


Có nên lăn kim tại nhà không


Bạn nên chọn loại serum nào đi kèm?


Một trong những tác dụng chính của lăn kim là giúp tăng hiệu quả của loại serum bạn dùng, vì vậy việc lựa chọn serum sao cho phù hợp với nhu cầu và đặc điểm làn da là rất quan trọng. Các loại serum có chứa hyaluronic acid, tế bào gốc, peptides và các thành phần kích thích sản sinh collagen, phục hồi tế bào, làm đều màu da, làm mịn da, dưỡng ẩm và giúp da săn chắc sẽ hỗ trợ hoàn hảo cho phương pháp lăn kim. Tuy nhiên, các thành phần dưỡng da phổ biến như retinol, vitamin C lại không phù hợp vì chúng làm tăng độ nhạy cảm của da, dễ khiến da bị tổn thương khi đi cùng lăn kim.


Phương pháp lăn kim đúng cách


Bạn nên bắt đầu với một làn da sạch bằng việc rửa mặt và sử dụng tẩy da chết hóa học để các lỗ chân lông được thông thoáng hơn. Bôi serum từ 1-2 lớp trên da và bắt đầu lăn kim theo các hướng dọc, ngang, chéo và lăn 2 lần qua má, trán, cằm, môi và cả phần cổ. Bạn không cần quá mạnh tay mà hãy dùng lực phù hợp với khả năng chịu đau của mình. Lăn nhẹ tay cho vùng da dưới mắt và môi, tuy nhiên tuyệt đối không dùng serum hay lăn kim lên vùng da mí mắt. Sau khi hoàn thành, bạn nên thoa thêm một lớp serum để bổ sung dưỡng chất cho da.


Có nên lăn kim tại nhà không

Lăn kim nhẹ nhàng từ từ với khả năng chịu đau của mình. Hai bên má và trán thì nên lăn hai lần vì đây là vùng da dễ có mụn.


Có nên lăn kim tại nhà không

Sau khi hoàn thành, bạn nên thoa thêm một lớp serum để bổ sung dưỡng chất cho da.


Tần suất lăn kim tại nhà thế nào là phù hợp?


Bạn có thể tự lăn kim tại nhà nhiều nhất là vài lần một tuần hoặc ít hơn là một lần mỗi tháng mà vẫn có thể duy trì kết quả. Tùy vào vấn đề da bạn đang gặp phải mà bạn có thể quyết định tần suất sử dụng. Nếu da bạn không đều màu hoặc da có nếp nhăn, tần suất sử dụng nên nhiều hơn.


Bạn nên bảo quản cây kim lăn thế nào?


Sau khi sử dụng, bạn nên làm sạch kim lăn bằng cồn ''Rubbing Alcohol'' và bảo quản trong hộp nhựa đi kèm. Luôn đảm bảo thay kim lăn thường xuyên, nếu bạn sử dụng kim lăn vài lần mỗi tuần thì nên thay sau một tháng, trung bình nên thay kim lăn sau 10 – 15 lần sử dụng.


Có nên lăn kim tại nhà không


Nguồn: Byrdie


Có nàng nào đã nghe qua phương pháp làm đẹp da mang tên “LĂN KIM” chưa? Nếu chưa, câu hỏi trong đầu nàng chắc hẳn là liệu pháp này nghe có đau như tên gọi của nó không? Và câu trả lời của Đẹp365 là: “Không! Nếu bạn muốn lăn kim tại nhà thì hãy làm theo chỉ dẫn của chúng tôi”.

Có nên lăn kim tại nhà không
Từ A-Z bí kíp lăn kim không gây tổn hại làn da (Nguồn: Into the gloss)

Có nên lăn kim tại nhà không
Lăn kim là gì? (Nguồn: Byrdie)

Những cuộn kim lăn thường có từ 180 – 1,000 đầu kim. Chỉ tưởng tượng việc lăn số lượng kim này lên mặt thôi đã sởn hết gai óc rồi phải không?

Liệu pháp làm đẹp này tuy nghe hơi “man rợ” nhưng thực ra rất khoa học. Lăn những đầu kim lên da mặt sẽ tạo ra những vết thương rất nhỏ vừa đủ để kích thích làn da sản sinh collagen để phục hồi lại các vùng này. Sự bổ sung collagen này lại đi kèm nhiều lợi ích khác như trị mụn, giảm nếp nhăn, làm mờ các đốm tàn nhang và quan trọng hơn cả là, phục hồi kết cấu da.

CƠ CHẾ ĐIỀU TRỊ SẸO RỖ KHI DÙNG PHƯƠNG PHÁP LĂN KIM

Có nên lăn kim tại nhà không
Cơ chế điều trị sẹo rổ của phương pháp lăn kim. (Nguồn: thechrisellefactor)

Sẹo rỗ là các tổn thương ngoài da, hình thành do di chứng của mụn, thủy đậu, dị ứng… Mặc dù sẹo rỗ không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại làm mất đi tính thẩm mỹ của da.

Hiện nay vẫn chưa có cách trị sẹo rỗ triệt để, tuy nhiên vẫn có thể cải thiện được khá nhiều nếu lựa chọn phương pháp phù hợp. Trong đó, biện pháp lăn kim trị sẹo rỗ là cách làm khá phổ biến. Bằng cách dùng các đầu kim nhỏ tạo nên những tổn thương nhỏ quanh vùng da bị sẹo, sẽ kích thích da tự tái tạo để chữa lành vết thương. Điều này giúp tăng sản sinh lượng collagen và elastin làm đầy sẹo rỗ. Đồng thời dẫn các dưỡng chất thấm sâu vào da và phát huy công dụng hiệu quả hơn.

NÊN LĂN KIM VÀO KHI NÀO?

Có nên lăn kim tại nhà không
Nên lăn kim vào khi nào? (Nguồn: Internet)

Hãy lăn kim tại nhà vào buổi tối để da có thời gian hồi phục đến sáng hôm sau. Tránh tắm nước nóng, luyện tập thể thao & trang điểm trong vòng 24 giờ sau khi lăn kim. Và tuyệt đối không lăn kim vào những khu vực đang có mụn trên da mặt nhé! Vì đầu kim sẽ làm tổn thương, thậm chí làm mụn nhiễm trùng đấy.

CÓ NÊN LĂN KIM THƯỜNG XUYÊN?

Có nên lăn kim tại nhà không
Có nên lăn kim thường xuyên không? (Nguồn: Byrdie)

Mỗi tuần một lần là con số “đẹp nhất” để thực hiện liệu pháp này. Tuy nhiên nếu làn da của bạn thuộc dạng nhạy cảm và cần thời gian để làm quen, hãy bắt đầu trước bằng tần suất hai tuần một lần, con số này có thể rút ngắn sau khi da mặt đã thích ứng với phương pháp làm đẹp mới.

Và nếu không thể “nhịn” makeup trong một ngày sau khi lăn kim, dễ thôi, hãy lăn vào tối cuối tuần!

NÊN MUA KIM LĂN LOẠI NÀO? 

Có nên lăn kim tại nhà không
Chúng ta nên mua loại kim lăn nào? (Nguồn: Derma roller kit)

Size của kim lăn thường từ 0.25mm – 2.0mm, mỗi kích thước có thể mang lại công dụng khác nhau cho làn da.

Kim lăn 0.50mm chủ yếu phục hồi kết cấu da và giảm quá trình lão hóa da. Kim lăn kích thước 025.mm tới 0.75mm lại cực kì hiệu quả để trị sẹo mụn, nám da và giảm quá trình lão hóa. Kích thước kim lăn từ 1.00mm trở lên sẽ len vào da sâu hơn. Nên nếu muốn sử dụng hiệu quả mà không làm tổn thương da, các nàng cần tìm hiểu kĩ lưỡng trước khi sử dụng nhé.

LÀM SẠCH KIM LĂN NHƯ THẾ NÀO?

Có nên lăn kim tại nhà không
Làm sạch kim lăn như thế nào nhỉ? (Nguồn: The Klog)

Ngâm kim lăn, đặc biệt là phần đầu kim trong cồn 75% khoảng 30-45 phút, sau đó lấy ra xả dưới vòi nước nóng. Sau khi làm sạch, để đầu kim khô tự nhiên. Lặp lại quy trình làm sạch này TRƯỚC VÀ SAU KHI DÙNG nàng nhé!

“CHUẨN BỊ” CHO DA TRƯỚC KHI LĂN KIM TẠI NHÀ

Bước 1 – Làm sạch da bằng cồn pha loãng

Có nên lăn kim tại nhà không

Làm sạch da bằng cồn pha loãng (Nguồn: The Klog)

Trước khi lăn kim, làn da phải được làm sạch tuyệt đối để tránh nhiễm trùng. Sau các bước tẩy trang, làm sạch cơ bản, hãy pha một ít cồn với nước, lau nhẹ lên mặt để đảm bảo da của bạn đã được khử trùng và sẵn sàng để được chăm sóc.

Bước 2 – Làm ẩm bằng serum

Có nên lăn kim tại nhà không
Làm ẩm da bằng serum (Nguồn: Dermaroller NZ)

Sau bước làm sạch da đó là làm ẩm bằng Serum. Lưu ý thoa nhiều và dày một chút, như vậy khi lăn kim sẽ trơn mịn hơn, serum cũng dễ thấm sâu hơn vào da. Nếu Serum đã thấm hết nhưng nàng vẫn đang lăn kim “nhiệt tình”? Không sao, bôi thêm một ít nữa, tiếp tục lăn, và da vẫn sẽ sáng đẹp sau khi liệu pháp này hoàn thành.

Bước 3 – “Chiến” thôi

Có nên lăn kim tại nhà không
Các bước thực hiện lăn kim tại nhà (Nguồn: Derma roller shop)

Hãy bắt đầu với hai bên má, sau đó đến trán, mũi, cằmmôi (môi căng mọng ai mà không thích phải không nào?) và xương quai hàm. Khi đã quen với liệu pháp này, bạn có thể lăn thêm ở các vùng có nếp nhăn quanh mắt, nhớ nhẹ tay thôi vì da vùng này thường rất mỏng!

Lăn theo các hướng sau: trái – phải (1), trên – xuống (2), và hướng xéo 45 độ (3). Mỗi hướng lăn từ 4 – 8 lần để đảm bảo không có vùng da nào bị bỏ sót. Lăn kim sẽ tốn khoảng từ 5  – 10 phút. Mỗi vùng trên da mặt sẽ kéo dài từ 1 – 2 phút.

Có nên lăn kim tại nhà không
(Nguồn: The Klog)

Có nên lăn kim tại nhà không
(Nguồn: The Klog)

Và quan trọng nhất, đáng lưu ý nhất đó là sau mỗi đường lăn, hãy nhấc kim lăn lên khỏi bề mặt da. Khi nào quay lại điểm khởi đầu của đường lăn đó thì hãy bắt đầu lại. Nếu cứ tì kim lăn vào da trong suốt quá trình làm, da bạn sẽ rất dễ bị tổn thương.

Bạn có biết: Vị trí mụn cũng nói lên nhiều điều đáng sợ?

CHĂM SÓC DA SAU KHI LĂN KIM TẠI NHÀ  

Ngay sau khi lăn

Có nên lăn kim tại nhà không
Chăm sóc da sau khi lăn kim tại nhà như thế nào? (Nguồn: Universal hair spany)

Da của nàng sẽ ửng đỏ sau quá trình lăn kim (tất nhiên), nhưng đừng lo vì tình trạng này chỉ kéo dài khoảng dưới 1 tiếng thôi, thời gian để làn da lại xinh yêu “như thuở ban đầu” tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm của cấu trúc da.

Hiệu quả vào ngày hôm sau

Có nên lăn kim tại nhà không
Hiệu quả sau khi lăn kim ra sao? (Nguồn: Peaceful dumpling)

Đảm bảo luôn, làn da sẽ cực kì mịn màng, ửng hồng đầy sức sống vào ngày hôm sau. Kiên trì sử dụng liệu pháp lăn kim theo đúng hướng dẫn là “cứu cánh” cho những nàng bị sẹo mụn hoặc dễ hằn nếp nhăn.

MỘT SỐ LƯU Ý TRƯỚC KHI LĂN KIM TẠI NHÀ

Có nên lăn kim tại nhà không
Một số lưu ý bạn cần biết trước khi lăn kim tại nhà. (Nguồn: Internet)

  • Trước khi tiến hành lăn kim tại nhà, bạn cần hiểu rõ về kết cấu da cũng như các công cụ làm đẹp mà bạn định sử dụng trong suốt quá trình.
  • Tham vấn ý kiến của bác sĩ da liễu trước khi quyết định chọn phương pháp lăn kim. Hãy chắc chắn rằng đây là phương pháp phù hợp với da bạn. Đồng thời tìm hiểu rõ về kích thước kim lăn để tránh gây tổn thương da.
  • Khi tiến hành lăn kim, nếu lăn sai cách hoặc lực lăn không phù hợp có thể khiến các tổn thương nặng hơn.
  • Buổi tối được xem là thời gian thích hợp nhất để lăn kim tại nhà. Đây là lúc da ít chịu tác động của môi trường và có đủ thời gian nghỉ ngơi sau khi thực hiện.
  • Vấn đề vệ sinh cũng là một yếu tố hết sức quan trọng khi lăn kim tại nhà. Do cơ chế hoạt động bằng cách tạo ra các vết thương giả để kích thích da tự tái tạo; nếu không đảm bảo vệ sinh bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng, hoặc thậm chí hoại tử da.
  • Nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm vài ngày sau khi lăn kim. Chỉ nên sử dụng các sản phẩm thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ da liễu.
  • Da sau khi lăn kim sẽ rất nhạy cảm, do đó bạn cần chú ý bảo vệ da và chống nắng cẩn thận hơn thông thường.

Có nên lăn kim tại nhà không
Da có thể bị tổn thương nặng khi lăn kim tại nhà. (Nguồn: Internet)

Như đã đề cập ở trên, việc lựa chọn dụng cụ lăn kim có độ dài phù hợp và kỹ thuật thực hiện hết sức quan trọng. Nếu lựa chọn không đúng, việc lăn kim tại nhà có thể gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Da có thể bị đau đớn, chảy máu và thậm chí để lại sẹo vĩnh viễn sau khi lăn kim.

2. Da có thể bị hư tổn do serum hoặc tế bào gốc kém chất lượng

Có nên lăn kim tại nhà không
Da có thể bị hư tổn do serum hoặc tế bào gốc kém chất lượng. (Nguồn: thechrisellefactor)

Quá trình lăn kim kết hợp đẩy tinh chất sẽ giúp da hấp thụ các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc không rõ ràng thì hậu quả để lại sẽ rất lớn. Các tinh chất này khi thâm nhập sâu vào da, nhẹ có thể gây mụn, viêm da. Nặng hơn có thể khiến da bị hoại tử, đau rát và thậm chí phù nề.

3. Da có thể bị nhiễm trùng

Có nên lăn kim tại nhà không
Da có thể bị nhiễm trùng sau khi lăn kim. (Nguồn: Internet)

Dụng cụ lăn kim không được tiệt trùng đúng cách cũng là một nguy cơ gây rủi ro khi lăn kim tại nhà. Rất khó để tiệt trùng dụng cụ theo cách tiêu chuẩn ở các trung tâm chuyên nghiệp. Chính vì vậy, nguy cơ nhiễm trùng do vấn đề vệ sinh là khá phổ biến.

Nói có sách mách có chứng, cùng xem cô nàng Alison Frances hướng dẫn cách lăn kim tại nhà nhé:

(Nguồn: Alison Frances)

Chúc các bạn có làn da như ý!