Con trai một có nên ở riêng

Vợ chồng chị hiếm muộn, sinh được mỗi đứa con trai, bao yêu thương đều dành cho nó cả. Nhà chị tuy không khá giả nhưng con chị từ nhỏ không thiếu thứ gì. Anh chị đầu tư cho con học hành, thành đạt.

Con trai, đó là niềm tự hào lớn nhất của đời chị. Đó là một chàng trai khôi ngô, thông minh, ngoan ngoãn và hiếu thảo. Từ nhỏ đến lớn, chưa bao giờ chị phải phiền lòng vì con. Rồi con chị lập gia đình, có vợ, có con. Cả gia đình chị sống chung trong căn nhà hai tầng, tuy có hơi chật chội nhưng chị nói vui vẻ, ấm cúng.

Con trai một có nên ở riêng

Hình minh hoạ: GettyImages

Thỉnh thoảng chị cũng có đôi chút không hài lòng về con dâu, cũng có bày dạy than phiền đôi câu. Nó không cãi chị, cũng không đáp lời. Quan hệ mẹ chồng nàng dâu không hoàn toàn tốt cũng không đến nỗi tệ.

Rồi mới đây con trai chị nói với vợ chồng chị chúng sẽ ra ở riêng, chúng đã đi xem nhà, và quyết định mua một căn chung cư trả góp. Chị không đồng ý, vợ chồng chị có mỗi đứa con, chăm nuôi nó lớn khôn, nay bố mẹ đã già, sao vợ chồng nó lại có ý định ra riêng chứ. Hơn nữa ở cái thành phố này, tấc đất tấc vàng, tiền của không dư, một căn hộ mấy tỷ nó trả góp bao giờ cho xong, trong khi căn nhà này trước sau gì cũng là của vợ chồng nó.

Chị nghĩ đi nghĩ về đều thấy không thông, lại cho rằng con trai mình ngoan, chắc do con dâu xúi bẩy. Càng nghĩ càng ức, càng nghĩ càng tủi thân. Chị khóc với tôi: “Nó giờ như chim trời, đủ lông đủ cánh rồi nhất quyết bay đi em ạ”.

Tôi nói với chị: “Cứ để chúng nó ra sống riêng chị ơi. Cả đời chị đã vất vả vì con, vì cháu rồi. Đây chính là thời gian chị sống cho mình đấy. Nhân cơ hội này vợ chồng chị cứ thu xếp đi chơi, đi du lịch, về quê, làm tất cả những gì mình muốn. Chúng nó sống riêng sống chung gì thì vẫn là con của chị thôi”.

Tôi nói với chị như vậy cũng rút từ gan ruột tôi mà ra. Vợ chồng tôi cũng có hai con, một trai, một gái. Con gái đã lấy chồng, con trai đã lấy vợ. Thời gian đầu vợ chồng con trai cũng ở với vợ chồng tôi.

Tôi tự thấy bản thân mình là một bà mẹ chồng hiện đại. Tôi không xét nét con dâu, bản thân lúc nào cũng nghĩ “con gái mình cũng đi làm dâu, mình không thương dâu sao dám mong nhà người ta thương yêu con gái”. Con dâu tôi làm việc cho một tập đoàn, áp lực công việc cao, đi sớm về muộn nhưng bù lại thu nhập cũng khá. Cưới xong thì con dâu có bầu, lại công việc đi sớm về muộn nên việc nhà tôi làm hết. Sáng nào tôi cũng dậy sớm, đi chợ, làm bữa sáng, chuẩn bị cả cơm trưa sẵn vào hộp, cả trái cây tráng miệng cho con trai con dâu mang đi ăn trưa. Có lần con dâu bảo tôi “mẹ chăm con còn hơn mẹ đẻ con nữa”.

Mỗi tháng con dâu đưa tôi hơn mười triệu, nói góp tiền sinh hoạt, tôi nói “con đưa thì mẹ lấy”. Thực chất tôi cũng không dùng đến số tiền đó. Con trai tôi đi làm đã lâu nhưng chưa bao giờ góp tiền sinh hoạt với bố mẹ. Giờ có con dâu, tính nó từng bữa ăn thì buồn cười quá nhưng tôi vẫn cầm để con biết chúng nó cũng phải có trách nhiệm trong việc chi tiêu sinh hoạt gia đình.

Từ ngày con dâu có con, một tay tôi chăm thằng bé từ khi ẵm bồng rồi đưa đón đi học. Thậm chí nhiều đêm nó còn ngủ với ông bà. Con trai tôi thường đùa “Bi có một người mẹ mang tên là Bà Nội”. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc vì gia đình của mình.

Rồi cách đây một năm, vợ chồng con trai tôi nói chúng muốn ra ở riêng. Tôi rất bất ngờ, còn chồng tôi thì nổi cáu: “Chúng nó muốn ra riêng à, cho nó ra, có tiền thì tự mua nhà lấy, một xu tôi cũng không cho”. Tôi cũng bàn bạc với con, nói nhà mình rộng rãi đủ để ở, các con công việc bận bịu, ở với bố mẹ, cơm nước có mẹ lo, cháu đi học có mẹ đưa đón. Giờ ra ở riêng thì xoay xở thế nào. Nhưng nói thế nào chúng nó cũng kiên quyết ra ở riêng. Cũng như con trai chị đồng nghiệp của tôi, các con tôi cũng mua nhà chung cư trả góp.

Ngày chúng nó dọn ra riêng, tôi đưa cho con dâu hơn bốn trăm triệu “đây là số tiền con đưa mẹ sinh hoạt hàng tháng, mẹ không dùng tới, coi như bố mẹ cho các con thêm vào tiền mua nhà. Bố mẹ cũng có một khoản dành để dưỡng già, không có để cho các con. Số tiền đó, sau này bố mẹ ốm đau, nếu các con chăm sóc bố mẹ thì các con hưởng, còn không thì con dùng nó để thuê người chăm sóc, tùy các con”.

Con trai biết tôi buồn nên cố an ủi: “Tất nhiên là chúng con sẽ chăm sóc bố mẹ rồi. Chúng con sẽ thường xuyên về nhà, cuối tuần sẽ đưa cu Bi sang chơi với ông bà nội”.

Mấy ngày đầu vắng con cháu, nhà đúng là rất buồn. Tôi mới nghỉ hưu, không phải đi làm, cơm nước hai ông bà cũng đơn giản, không còn thấy bận bịu vì con vì cháu, cảm thấy chân tay rất thừa thãi. Sao chúng nó lại chọn thời điểm ra ở riêng ngay vào lúc tôi vừa mới nghỉ hưu cơ chứ. Chồng tôi vẫn chưa nguôi giận nhưng vẫn phải làm quen với việc đó, rằng con cái không thể ở mãi với mình được.

Tôi bắt đầu lên kế hoạch cho hai vợ chồng, sáng dậy sớm chạy bộ thể dục, rồi cũng đi chợ sáng, cùng uống cà phê. Tôi liên lạc lại với những đồng nghiệp cũ đã nghỉ hưu, thỉnh thoảng còn mời những đồng nghiệp cũ đến nhà vào cuối tuần ăn uống. Vợ chồng tôi còn đi chơi đây đó, vào cả miền Tây, vào cả Sài gòn. Và cho đến bây giờ, khi ở tuổi sáu mươi tôi mới nhận ra mình thật sự sống cho mình, vô cùng thoải mái, thảnh thơi, không lo âu vướng bận.

Con cái không ở quá xa, khi các con cần chúng tôi có thể trông cháu hộ, hoặc khi chúng tôi ốm đau chúng nó qua thăm nom. Tôi thấy ở riêng cũng có cái hay, không còn lo va chạm nhau mà mỗi lần gặp nhau lại thấy tình cảm và quý hơn.

Vậy nên tôi nói với chị đồng nghiệp: “Chị xem, em thương con dâu em không khác gì con đẻ. Việc nhà em làm từ A-Z, cơm nước em cũng chuẩn bị sẵn, chỉ thiếu nước đút vào miệng cho nó ăn nữa thôi, vậy mà chúng nó vẫn muốn ở riêng. Huống hồ chị và con dâu cũng có mâu thuẫn va chạm. Phải chấp nhận rằng không có cô con dâu nào muốn sống chung với bố mẹ chồng cả. Mà mình sống chung với chúng nó đôi cái cũng không như ý mình, đôi lúc cũng buồn bực mệt mỏi chứ. Thôi thì sống riêng cho thoải mái. Người đời nói “xa thơm gần thối” không sai đâu”.

Vậy nên với trải nghiệm của một bà mẹ chồng, tôi nghĩ những gia đình nếu có thể hãy tạo điều kiện cho con cái ra ở riêng, nếu ở gần nhau thì càng tốt. Ở riêng, chúng sẽ biết cách lo toan vun vén cho gia đình, biết thiết lập trật tự cuộc sống. Ở riêng, con cái được thoải mái sống theo ý chúng nó mà mình cũng không phải bận tâm phiền lòng vì khoảng cách và ý thức hệ. Tất cả mọi người đều thoải mái, vui vẻ, hạnh phúc chẳng phải là tốt hơn sống chung để dè dặt, soi mói, khó chịu và bất mãn về nhau hay sao?

Thanh Xuân

"Ra ở riêng" - đây là một cụm từ dễ đọc dễ viết, quen thuộc trong lý thuyết nhưng không hề là một cụm từ dễ dàng triển khai khi áp dụng vào thực hành.

Chúng ta thường quen với khái niệm "ra ở riêng" đối với các cặp vợ chồng trẻ mới cưới, rằng họ quyết định sẽ xây dựng tổ ấm của riêng mình mà không muốn có sự can thiệp của bố mẹ 24/7 khi sống chung nhà. Nhưng ở một xã hội hiện đại như bây giờ, hãy mở rộng tập làm quen của mình ra thêm đi nhé. Xung quanh chúng ta đang có một thế hệ những bạn trẻ được gia đình chăm lo từng bữa ăn giấc ngủ, nhà cửa đầy đủ, công ăn việc làm ổn định, bỗng một ngày tỉnh dậy họ thấy mình không còn muốn sống trong bầu không khí đề huề ấy nữa, họ bỗng dưng muốn... sống một mình!

Hãy khoan cho rằng đấy là quyết định của những người trẻ nông nổi. Họ không bị buộc phải ở riêng theo một cách bất đắc dĩ như đi học, đi làm xa nhà. Họ không ở riêng dưới dạng những người con vẫn được gia đình chu cấp đầy đủ.

Con trai một có nên ở riêng

"Ra ở riêng" - đây là một cụm từ dễ đọc dễ viết, quen thuộc trong lý thuyết nhưng không hề là một cụm từ dễ dàng triển khai khi áp dụng vào thực hành.

Vậy lý do gì mà những người con lại lựa chọn một cuộc sống xa gia đình? Đấy là một cuộc sống mà trong mắt nhiều người chẳng khác gì bước chân đi về hướng tự khổ. Khổ thật không? Hay họ chấp nhận sống theo định nghĩa "khổ" của người ta để được sống trong không gian riêng và được tự sống trên đôi chân của chính mình? Cùng tìm hiểu những "lý lẽ chung" của các bạn trẻ đã lựa chọn ra ở riêng nhé.

Ra ở riêng bởi bản thân cảm thấy đã đến lúc cần một không gian sống cho riêng mình

Đây là điều mà chúng ta khó có thể tìm thấy khi sống chung với bố mẹ. Từ khi sinh ra đã sống chung với gia đình suốt hàng chục năm, nói hai chữ "không hợp" nghe có vẻ khiên cưỡng nhưng không phải là một lý do sai. Thế hệ của chúng ta và thế hệ của bố mẹ có rất nhiều sự khác biệt. Sự mâu thuẫn trong quan điểm sống hay những bất đồng trong sinh hoạt hàng ngày sẽ dần được lộ rõ khi những đứa con ngày một lớn dần thêm...

Không nên và cũng không muốn sống trong sự bao bọc của bố mẹ mãi. Thậm chí chính người lớn cũng luôn muốn chúng ta học cách sống tự lập cơ mà. Vậy thì quyết định ra ở riêng đó chính là một sự thay đổi cần có trong cuộc sống và đánh dấu một cột mốc trên hành trình tự lập đó mà thôi.

Con trai một có nên ở riêng

Bạn đã bao giờ nghĩ đến chuyện ra ở riêng chưa?

Thơm Nguyễn (29 tuổi), trước khi đi du học vẫn ở cùng bố mẹ nhưng sau khi trở về đã quyết định ra ở riêng, thậm chí là chuyển vào sống ở một thành phố khác: "Mình chọn ra ở riêng vì mình cần không gian sống cho riêng mình. Việc tự chủ trong cuộc sống rất quan trọng. Hoặc vì mình đã có khoảng thời gian sống ở nước ngoài, sống độc lập nên mình thấy cần có không gian riêng. Bố mẹ, gia đình luôn quan trọng nhưng vì mỗi thế hệ khác nhau có cách sống, sinh hoạt và suy nghĩ khác nhau mà có thể khi ở chung dễ xãy ra những khoảng xung đột. Sống riêng là cách tốt để cân bằng và làm chủ cuộc sống của chính mình."

Ở riêng năm bao nhiêu tuổi không quan trọng, quan trọng là bạn có bao nhiêu tiền...

Tôi có một người bạn thân bằng tuổi mình. Vào một ngày cuối năm, khi đó chúng tôi học năm 4 Đại học, khi mà tôi đi làm mới chỉ kiếm đủ tiền tiêu vặt cho bản thân và mỗi tháng đưa bố mẹ chút tiền nhỏ nhoi gọi là đóng phí sinh hoạt và trả tiền internet thì cô bạn tôi thỏ thẻ: "Mày ơi tao mới chuyển nhà rồi, ra ở riêng". Tôi không thể hiểu, còn trẻ như vậy, gia đình ở đây mà ra ở riêng trong cùng một thành phố để làm cái gì?

Nhưng tôi lại nhớ ra rằng mình cũng có một người anh trai ra ở riêng từ năm 23 tuổi. Và phản ứng của tôi của 6 năm về trước lại hoàn toàn khác. Tôi ủng hộ 100% ngay khi anh quyết định ra ở riêng một cách vô cùng đột ngột, trong khi mẹ tôi thì không tin vào mắt mình rằng mẹ đẻ ra 2 anh em vô tâm lạnh lùng đến như thế... Mãi đến bây giờ mẹ mới hiểu, chuyện ở riêng hoá ra không to tát đến vậy.

Con trai một có nên ở riêng

"Độ tuổi ra ở riêng phụ thuộc vào năng lực tài chính của bản thân, sự tự chủ và tự lập của mỗi người. Nó cũng giống như việc lấy chồng lấy vợ. Khi bản thân tự thấy đến lúc thì làm chứ không thể có mốc tuổi nào là phù hợp cả." - Anh trai tôi (29 tuổi), người đã có trải nghiệm 6 năm ở riêng cho hay. Và khi lắng nghe những lời chia sẻ của những người đã ra ở riêng thì chỉ có một kết luận về vấn đề lớn nhất trong cuộc sống ra riêng của người trẻ, đó chính là vấn đề tài chính.

Xa gia đình, xa bố mẹ tức là bạn phải tự lo cho chính mình từ đầu đến chân, từ phòng vệ sinh ra gác bếp, từ tủ quần áo đi đến giường, tất tần tật từ những thứ nhỏ nhất đều sẽ đi về chiếc ví của bạn. Chi phí hàng tháng là một điều tối quan trọng. Bạn sẽ cảm thấy mình trưởng thành ngay lập tức khi đứng trước bảng kế hoạch chi tiêu mà mình cần phải lập ra khi ở riêng, nếu không muốn phá sản khi vừa bước chân ra khỏi nhà.

Điều khác biệt nhất khi ở riêng và khi sống chung với bố mẹ là: sống tự lập hơn, có kế hoạch hơn, biết tiết kiệm và trân trọng gia đình nhiều hơn!

Khi sống riêng, tức là bạn phải hoàn toàn làm chủ cuộc sống của mình, các quyết định đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân bạn. Đương nhiên, điều này hoàn toàn khác khi bạn ở cùng với gia đình. Ở chung với gia đình bạn phải lắng nghe ý kiến của bố mẹ, anh chị và những người sống chung. Bạn sẽ bị phụ thuộc và cân nhắc nhiều hơn đến suy nghĩ của người khác. Nhưng bù lại, bạn có gia đình để chở che và chịu trách nhiệm thay cho mình.

Không giống như khi sống một mình. Người trẻ thì luôn có tâm lý làm mọi thứ mình thích, cảm giác tự do thấy thoải mái và chỉ cần vui là được nên rất dễ đi đến những quyết định "yolo" nếu để tự bản thân mình quyết. Nhưng chính việc sống riêng và phải tự lo toan, tự chịu trách nhiệm cho hành động của chính mình sẽ giúp bạn phần nào thay đổi cách sống trước đây của bản thân.

Con trai một có nên ở riêng

Food & Travel Writer/Blogger Lê Trung Kiên (The Pandas' Flavor).

Anh Lê Trung Kiên (The Pandas' Flavor), Food & Travel Writer/Blogger đã ra ở riêng được hơn 1 năm nay cho biết: "Sự khác biệt lớn nhất là mình phải có kế hoạch tổ chức cuộc sống cho bản thân vì mọi việc từ những thứ nhỏ nhất đều đến tay mình, do đó cần biết sắp xếp để nó đi vào quy củ nề nếp và tiện lợi cho cuộc sống của mình hơn"

Và thêm một điều khác biệt nữa, không cần nói nhiều chắc chúng ta cũng có thể tưởng tượng được, rằng càng xa càng thấy nhớ, sống xa gia đình, tự lập như thế sẽ làm bạn cảm thấy yêu thương bố mẹ và trân trọng gia đình mình nhiều hơn đó!

Con trai một có nên ở riêng

Con trai một có nên ở riêng

Căn nhà riêng đẹp như studio của Lê Trung Kiên (The Panda's Flavor)

Rồi khi bạn đã quen với cuộc sống riêng, bạn sẽ muốn có một căn nhà như bảo chứng cho sự ổn định của bản thân

Lý do để những người con chọn ra ở riêng là vì muốn có một không gian sống riêng của bản thân mình. Đa số người trẻ dọn ra ở riêng trong một căn nhà thuê với mức giá phù hợp với tiền lương và yêu cầu của bản thân.

Giá cả phải chăng, tiện nghi đầy đủ, được trang trí theo sở thích của bản thân, không gian và môi trường sống an toàn thân thiện, đẹp thì càng tốt... Từng đấy gạch đầu dòng là đủ tiêu chuẩn cho một căn nhà thuê cho người sống một mình với giá từ 5 triệu, 7 triệu hay sang chảnh hơn thì 10 triệu đồng / tháng.

Nhưng suy xét cho kĩ thì về lâu về dài, sống trong một căn nhà thuê đâu có thể hiện rằng bạn đã có một cuộc sống ổn định đâu đúng không? Với số tiền thuê nhà như thế, nếu tham khảo kĩ lưỡng thì bạn có thể mua một căn nhà trả góp luôn rồi. Xin nhấn mạnh, căn nhà đó khiến bạn có thể tự tin nói rằng đó là NHÀ CỦA MÌNH, chứ chẳng phải tạm bợ.

Anh Lê Trung Kiên (The Pandas' Flavor) chia sẻ về chuyện người trẻ có nên mua nhà trả góp trong thời gian dài: "Mình nghĩ mua nhà trả góp hoặc vay mua trả lãi hàng tháng là 1 lựa chọn khá phù hợp với người trẻ, tránh để trứng hết vào một giỏ. Việc thuê nhà hay mua nhà mình cho là phụ thuộc vào tính chất công việc. Công việc hay yêu cầu di chuyển hoặc ít cố định thì nên cân nhắc chuyện mua, còn nếu chỉ ở thành phố, chỗ làm cố định thì nên tính tới việc có một chỗ ở đảm bảo lâu dài. Phụ thuộc vào kế hoạch tài chính của từng người, dù là trả góp nhưng vẫn nên có kế hoạch tích luỹ tài chính và sắp xếp để riêng một khoản để có thể chủ động giảm hoặc dứt nợ khi điều kiện cho phép"

Đại đô thị VinCity Ocean Park có tổng diện tích 420ha, cách Đại học Nông nghiệp 2km và trung tâm Thành phố khoảng 15 – 20 phút chạy xe.

Cùng với cảnh quan độc đáo, VinCity Ocean Park còn sở hữu tổ hợp dịch vụ tiện ích đủ đầy, bao gồm trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại và các đại tiện ích điểm nhấn.

Đối diện với Đại đô thị sẽ là Công viên Vui chơi Giải trí Vinpearl Land quy mô hơn 80ha với tổng mức đầu tư dự kiến là 1,5 tỷ USD và Công viên Công cộng Thành phố rộng 210ha, mang đến tầm nhìn cảnh quan khoáng đạt và "lá phổi xanh" cho toàn khu vực.

Khách hàng chỉ phải đóng 10% giá trị căn hộ đã được ký ngay hợp đồng mua bán, thay vì 30% như thông lệ. Sau lần đóng tiền đầu tiên 3 tháng mới phải đóng tiếp 10%. 6 tháng mới phải đóng tiếp 10%. Chính sách chưa-từng-có này giải quyết được vướng mắc xoay xở số vốn tự có ban đầu của đối tượng mua VinCity. Techcombank phối hợp cùng Vingroup hỗ trợ khách hàng vay 70% phần tiền còn lại, trả góp dài hạn lên đến 35 năm. Khách hàng có thể chọn hoặc trả lãi hàng tháng và trả gốc sau tối đa 24 tháng, hoặc chọn trả cả gốc lẫn lãi sau tối đa 24 tháng. Đây là hình thức giúp khách hàng rút ngắn khoảng thời gian tích lũy, sở hữu căn hộ nội đô với chỉ từ 3,9 triệu mỗi tháng.