Công nghệ thực phẩm chất lượng cao đại học Cần Thơ

Hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có kiến thức, kỹ năng và thái độ như sau:

* Kiến thức

Khối kiến thức giáo dục đại cương :

-Hiểu biết cơ bản chủ nghĩa Mác – Lênin; đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, có sức khỏe, có kiến thức về giáo dục quốc phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

-Có kiến thức cơ bản về pháp luật đại cương, về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên để đáp ứng yêu cầu tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.

-Có kiến thức cơ bản về máy tính, các phần mềm văn phòng và cơ bản khác.

Khối kiến thức cơ sở ngành

-Kiến thức cơ bản về vi sinh , hóa sinh, hóa lý và kỹ thuật điện.

-Kiến thức cơ bản về phương pháp NCKH trong ngành CNTP.

-Kiến thức về các quá trình truyền vật chất và năng lượng trong CNTP.

-Kiến thức cơ bản về đọc bản vẽ và vận hành máy thiết bị chế biến

-Kiến thức về bố trí các thí nghiệm trong CNTP và xử lý số liệu thu được.

Khối kiến thức chuyên ngành

-Kiến thức về vi sinh và hóa học thực phẩm; về dinh dưỡng của thực phẩm

-Kiến thức về các kỹ thuật trong quá trình chế biến thực phẩm: kỹ thuật chế biến nhiệt, kỹ thuật lạnh, kỹ thuật sau thu hoạch.

-Kiến thức về các công nghệ chế biến cơ bản trong thực phẩm.

-Kiến thức thực hành trong phòng thí nghiệm và trong nhà máy.

* Kỹ năng

Kỹ năng cứng

-Áp dụng kiến thức về toán học, khoa học và cơ khí.

-Thiết kế thí nghiệm và thực hiện các thí nghiệm, cũng như phân tích và diễn giải các dữ liệu thu nhận được trong quá trình sản xuất và nghiên cứu.

-Thiết kế một hệ thống, một bộ phận, hoặc một quy trình sản xuất thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu về kinh tế, môi trường, xã hội, chính trị, đạo đức, sức khỏe và an toàn, sản xuất được, và tính bền vững.

-Xác định, xây dựng và giải quyết các vấn đề.

-Có thái độ về trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức.

-Nhận dạng, xác định và phân tích được tác động của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường và xã hội, toàn cầu để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực thực phẩm.

-Có kiến thức về các vấn đề đương đại như biến đổi khí hậu, mối liên quan giữa thực phẩm và môi trường.

-Sử dụng các kỹ thuật, kỹ năng và công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết để giải quyết các vấn đề thực tế trong lĩnh vực Công nghệ thực phẩm.

Kỹ năng mềm

-Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản, khai thác và sử dụng Internet..

-Kỹ năng trình bày, thuyết trình và giao tiếp hiệu quả.

-Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

-Kỹ năng làm việc độc lập, làm việc trên nhóm đa ngành.

-Kỹ năng nghiên cứu: đề xuất, xây dựng đề cương và thực hiện các đề tài khoa học trong lĩnh vực Công nghệ thực phẩm.

* Thái độ

-Tự chủ, tự tin và có ý thức học tập suốt đời, chủ động nâng cao trình độ chuyên môn trong các hoạt động học tập, nghiên cứu và ứng dụng kiến thức chuyên môn về Công nghệ thực phẩm.

-Có lập trường chính trị-tư tưởng rõ ràng; có sự nhạy cảm và nhận thức đúng về các vấn đề kinh tế, xã hội; có khả năng thích ứng với yêu cầu của sự phát triển xã hội và sự thay đổi của công việc.

-Đạo đức: Hiểu biết và có thái độ đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức trách nhiệm công dân, có ý thức trách nhiệm trong công việc và tổ chức kỷ luật tốt.

Hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có kiến thức, kỹ năng và thái độ như sau:

* Kiến thức

Khối kiến thức giáo dục đại cương

- Hiểu biết cơ bản chủ nghĩa Mác – Lênin; đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, có sức khỏe, có kiến thức về giáo dục quốc phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Có kiến thức cơ bản về pháp luật đại cương, về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, để đáp ứng yêu cầu tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.

- Có kiến thức cơ bản về tiếng Anh tương đương trình độ B2 (khung châu Âu).

- Có kiến thức cơ bản về máy tính, các phần mềm văn phòng và các phần mềm cơ bản khác.

- Có kiến thức về toán học, hóa học, vật lý, sinh học và xác xuất thống kê.

Khối kiến thức cơ sở ngành

- Kiến thức cơ bản về vi sinh, hóa sinh, hóa lý, vật lý hướng đến ứng dụng trong kiểm soát vệ sinh và an toàn thực phẩm.

- Kiến thức về kỹ thuật thực phẩm (truyền nhiệt, truyền khối, cơ học lưu chất, tổng kê vật chất và năng lượng, kỹ thuật các quá trình sinh học, máy và thiết bị chế biến, thiết kế thiết bị và nhà xưởng).

- Kiến thức về điện và kỹ thuật điện, mô hình, mô phỏng, lập trình, tích hợp số liệu và tự động hóa trong công nghiệp thực phẩm.

- Kiến thức về đọc và vẽ bản vẽ kỹ thuật trên khuôn giấy và trên các phần mềm máy tính như autocard và vận hành máy thiết bị chế biến.

- Kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản, phương pháp bố trí, thiết kế thí nghiệm và xử lý số liệu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thực phẩm.

Khối kiến thức chuyên ngành

- Kiến thức về sinh hóa, vi sinh, hóa học và dinh dưỡng thực phẩm.

- Kiến thức về chuỗi giá trị thực phẩm, đánh giá cảm quan thực phẩm, các vấn đề về kiểm soát, quản lý chất lượng thực phẩm và luật thực phẩm.

- Kiến thức về các kỹ thuật trong quá trình chế biến thực phẩm như nguyên lý chế biến và bảo quản thực phẩm, kỹ thuật chế biến nhiệt độ cao, kỹ thuật lạnh, kỹ thuật lên men thực phẩm.

- Kiến thức thực tế về sản xuất tại nhà máy chế biến công nghiệp hiện đại.

- Kiến thức về nghiên cứu khoa học giải quyết các vấn đề thực tế sản xuất, xây dựng và phát triển các quy trình công nghệ chế biến trong thực phẩm.

* Kỹ năng

Kỹ năng cứng

- Kỹ năng áp dụng kiến thức về toán học, hóa học, sinh học và vật lý trong công nghiệp thực phẩm.

- Kỹ năng về thực hành trong phòng thí nghiệm cũng sử dụng các công cụ, trang thiết bị phân tích hiện đại trong công nghiệp thực phẩm, thích ứng với điều kiện làm việc công nghiệp.

-Kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thaythếtrong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi.

- Kỹ năng thiết kế một hệ thống, một bộ phận, hoặc một quy trình sản xuất thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế xã hội.

-Kỹ năng phân tích, đề xuất, xây dựng đề cương và thực hiện các nghiên cứu khoa học cũng như phân tích và diễn giải các dữ liệu thu được trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm.

- Kỹ năng về lập kế hoạch, tổ chức, quản lý và giám sát các quá trình trong công nghệ thực phẩm theo xu hướng tự động hóa

Kỹ năng mềm

-Kỹ năng sử dụng các phần mềm tin học cơ bản như Word, Excel, Powerpoint, khai thác và sử dụng Internet, các phầm mềm ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm.

-Có kỹ năng tiếp cận các vấn đề đương đại như biến đổi khí hậu, mối liên quan giữa thực phẩm và môi trường, nền công nghiệp 4.0, quốc phòng an ninh, phổ biến luật, chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

-Kỹ năng làm việc độc lập, thích ứng trong điều kiện môi trường làm việc khác nhau. Có kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác. Có kỹ năng truyền đạt vấn đề, thuyết trình, chuyển tải, phổ biến kiến thức và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc.

-Kỹ năng làm việc theo nhóm, tổ chức công việc trong nhóm, có khả năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

- Kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Kỹ năng đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh. Có năng lực ngoại ngữ (B2) theo Khung năng lực ngoại ngữ châu Âu (Bậc 4/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam).

* Thái độ

-Tự chủ, tự tin và có ý thức học tập suốt đời, chủ động nâng cao trình độ chuyên môn trong các hoạt động học tập, nghiên cứu và ứng dụng kiến thức chuyên môn về Công nghệ thực phẩm..

- Có lập trường chính trị-tư tưởng rõ ràng; có sự nhạy cảm và nhận thức đúng về các vấn đề kinh tế, xã hội; có khả năng thích ứng với yêu cầu của sự phát triển xã hội và sự thay đổi của công việc.

- Đạo đức: Hiểu biết và có thái độ đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức trách nhiệm công dân, có ý thức trách nhiệm trong công việc và tổ chức kỷ luật tốt.