Công văn đề nghị ra tb fe là gì năm 2024

Để phân biệt những điểm khác biệt về thể loại, thành phần thể thức giữa văn bản hành chính và văn bản của Đảng, dưới đây là thống kê, so sánh về tên loại văn bản, thành phần thể thức của văn bản hành chính và văn bản của Đảng.

1. Cơ sở pháp lý:

Thể loại và thành phần thể thức văn bản hành chính được quy định tại Khoản 2, 3 Điều 1 Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư.

Thể loại và thành phần thể thức văn bản của Đảng được quy định tại Điều 14, 15 và 16 của Quy định số 66-QĐ/TW Ngày 06 tháng 02 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng phát hành về thể loại, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của Đảng.

2. Thể loại văn bản:

  1. Văn bản hành chính gồm có 32 thể loại:

Nghị quyết (cá biệt), Quyết định (cá biệt), Chỉ thị, Quy chế, Quy định, Thông cáo, Thông báo, Hướng dẫn, Chương trình, Kế hoạch, Phương án, Đề án, Dự án, Báo cáo, Biên bản, Tờ trình, Hợp đồng, Công văn, Công điện, Bản ghi nhớ, Bản cam kết, Bản thỏa thuận, Giấy chứng nhận, Giấy uỷ quyền, Giấy mời, Giấy giới thiệu, Giấy nghỉ phép, Giấy đi đường, Giấy biên nhận hồ sơ, Phiếu gửi, Phiếu chuyển, Thư công.

  1. Văn bản của Đảng có 33 thể loại. Trong đó:

25 loại hình văn bản: Cương lĩnh chính trị; Điều lệ Đảng; Chiến lược; Nghị quyết; Quyết định; Chỉ thị; Kết luận; Quy chế; Quy định; Thông tri; Hướng dẫn; Thông báo; Thông cáo; Tuyên bố; Lời kêu gọi; Báo cáo; Kế hoạch; Quy hoạch; Chương trình; Đề án; Phương án; Dự án; Tờ trình; Công văn; Biên bản.

08 loại hình văn bản, giấy tờ hành chính: Giấy giới thiệu; Giấy chứng nhận; Giấy đi đường; Giấy nghỉ phép; Phiếu gửi; Giấy mời; Phiếu chuyển; Thư công.

3. Thành phần thể thức:

3.1. Văn bản hành chính có 10 thành phần và các trường hợp bổ sung:

  1. 10 thành phần:

- Quốc hiệu;

- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;

- Số ký hiệu của văn bản;

- Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản;

- Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản;

- Nội dung văn bản;

- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền;

- Dấu của cơ quan, tổ chức;

- Nơi nhận;

- Dấu chỉ mức độ khẩn, mật (đối với những văn bản loại khẩn, mật).

  1. Quy định khác:

- Đối với công văn, ngoài các thành phần được quy định tại điểm a của khoản này, có thể bổ sung địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ thư điện tử (E-mail); số điện thoại, số Telex, số Fax; địa chỉ Trang thông tin điện tử (Website) và biểu tượng (logo) của cơ quan, tổ chức.

- Đối với công điện, bản ghi nhớ, bản cam kết, bản thoả thuận, giấy chứng nhận giấy uỷ quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển, thư công không bắt buộc phải có tất cả các thành phần thể thức trên và có thể bổ sung địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ thư điện tử (E-mail); số điện thoại, số Telex, số Fax; địa chỉ Trang thông tin điện tử (Website) và biểu tượng (logo) của cơ quan, tổ chức.

3.2. Văn bản của Đảng có 9 thành phần bắt buộc và 3 thành phần bổ sung

  1. 9 thành phần thể thức bắt buộc:

- Tiêu đề “ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM”.

- Tên cơ quan ban hành văn bản.

- Số và ký hiệu văn bản.

- Địa danh và ngày tháng năm ban hành văn bản.

- Tên loại văn bản và trích yếu nội dung văn bản.

- Phần nội dung văn bản.

- Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.

- Dấu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

- Nơi nhận văn bản.

  1. Thành phần thể thức bổ sung:

Ngoài các thành phần thể thức bắt buộc, đối với từng văn bản cụ thể. Tùy theo nội dung và tính chất, có thể bổ sung các thành phần thể thức sau đây:

**Số của văn bản hành chính là số thứ tự văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành trong một năm được đăng ký tại Văn thư cơ quan theo quy định. Số của văn bản được ghi bằng chữ số Ả Rập.

Lưu ý, trường hợp các Hội đồng, Ban, Tổ của cơ quan, tổ chức (gọi chung là tổ chức tư vấn) được ghi là "cơ quan ban hành văn bản" và được sử dụng con dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức để ban hành văn bản thì phải lấy hệ thống số riêng.

**Ký hiệu của văn bản hành chính

Ký hiệu của văn bản bao gồm chữ viết tắt tên loại văn bản và chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản:

- Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức và các đơn vị trong mỗi cơ quan, tổ chức hoặc lĩnh vực do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định cụ thể, bảo đảm ngắn gọn, dễ hiểu.

- Chữ viết tắt tên loại văn bản:

STT

Tên loại văn bản hành chính

Chữ viết tắt

1.

Nghị quyết (cá biệt)

NQ

2.

Quyết định (cá biệt)

3.

Chỉ thị

CT

4.

Quy chế

QC

5.

Quy định

QyĐ

6.

Thông cáo

TC

7.

Thông báo

TB

8.

Hướng dẫn

HD

9.

Chương trình

CTr

10.

Kế hoạch

KH

11.

Phương án

PA

12.

Đề án

ĐA

13.

Dự án

DA

14.

Báo cáo

BC

15.

Biên bản

BB

16.

Tờ trình

TTr

17.

Hợp đồng

18.

Công điện

19.

Bản ghi nhớ

BGN

20.

Bản thỏa thuận

BTT

21.

Giấy ủy quyền

GUQ

22.

Giấy mời

GM

23.

Giấy giới thiệu

GGT

24.

Giấy nghỉ phép

GNP

25.

Phiếu gửi

PG

26.

Phiếu chuyển

PC

27.

Phiếu báo

PB

Ví dụ: Quyết định 2401/QĐ-BGDĐT năm 2020, có QĐ là tên viết tắt của văn bản hành chính - Quyết định, BGDĐT là tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản hành chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Riêng đối với văn bản hành chính là công văn, ký hiệu bao gồm chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công văn và chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc lĩnh vực được giải quyết.

Ví dụ: Công văn 4433/BYT-KCB năm 2020, có BYT là tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản hành chính - Bộ Y tế, KCB là tên viết tắt của đơn vị soạn thảo văn bản hành chính - Cục quản lý Khám chữa bệnh.

**Thể thức trình bày trên văn bản hành chính

- Số, ký hiệu của văn bản được đặt canh giữa dưới tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. Từ "Số" được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng; sau từ "Số" có dấu hai chấm (:); với những số nhỏ hơn 10 phải ghi thêm số 0 phía trước.

- Ký hiệu của văn bản được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng.

- Giữa số và ký hiệu văn bản có dấu gạch chéo (/), giữa các nhóm chữ viết tắt trong ký hiệu văn bản có dấu gạch nối (-), không cách chữ.

**Vị trí ghi số, ký hiệu của văn bản hành chính:

(1).png)

\>>> Xem thêm: Thời hạn thi hành quyết định xử phạt hành chính là bao lâu? Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính bao gồm những gì?

Quá thời gian thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà chưa thực hiện thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại không?

Thanh Lợi

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].