Công văn thi thpt quốc gia 2023

Tin Tức

  • Tin tức chung
  • Hoạt động sinh viên
  • Thư viện ảnh
  • Cảm nhận
  • Học Tiếng Nhật
  • Học Tiếng Trung Quốc
  • Học Tiếng Hàn Quốc
  • Học Tiếng Anh

Công văn thi thpt quốc gia 2023

Bắt đầu từ năm 2021- 2023 kỳ thi THPT Quốc gia sẽ thay đổi như thế nào

Ông Mai Văn Trinh thông tin Bộ GD&ĐT đang tính toán từ giai đoạn 2021-2023 kỳ thi THPT Quốc gia sẽ thí điểm thi trên máy tính ở một số nơi.

Tại hội nghị Tổng kết năm học 2018-2019 triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 đối với giáo dục trung học được tổ chức ở Đà Nẵng mới đây, ông Mai Văn Trinh thông tin Bộ GD&ĐT đang tính toán từ giai đoạn 2021-2023 kỳ thi THPT quốc gia sẽ giữ ổn định và thí điểm thi trên máy tính ở một số nơi.

Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức kỳ thi THPT quốc gia ổn định đến năm 2020 đồng thời phấn đấu xây dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa đề thi trên máy tính, trên cơ sở đó các Sở GD&ĐT sẽ đánh giá, kiểm tra thường xuyên.

Bộ GD&ĐT dự tính giai đoạn từ năm 2021-2023 học sinh vẫn theo chương trình hiện hành nên về cơ bản vẫn giữ phương thức như hiện nay. Bên cạnh đó, kỳ thi cần cải tiến từng bước để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo theo cách tiệm cận với cách thi của chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm 2024 và tiếp cận quốc tế.

Từ năm 2021-2023, những nơi có đủ điều kiện sẽ được tính toán từng bước thực hiện thi trên máy tính một số lần mỗi năm, dần sẽ hình thành các test site (vệ tinh của trung tâm khảo thí quốc gia) để tiến tới thi THPT quốc gia đại trà trên máy tính.

Được biết, kỳ thi THPT Quốc gia "3 chung" đã được duy trì từ năm học 2015-2016 tới nay.


Bình luận

Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)“Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm là tác phẩm xuất hiện với tần số dày đặc trong đề thi Ngữ văn như thi THPT quốc gia 2017, thi tốt nghiệp năm 2013, thi tốt nghiệp năm 2008, thi tốt nghiệp năm 2020, thi Đại học khối C năm 2005… Có rất nhiều đoạn thơ được trích ra và yêu cầu thí sinh nêu cảm nhận, điển hình là đoạn “Đất là nơi anh đến trường/Nước là nơi em tắm/Đất nước là nơi ta hò hẹn…”.

Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” từng xuất hiện trong đề thi Đại học khối C 2012, khối C 2010, thi tốt nghiệp năm 2009… Năm 2019, đề thi Văn phần nghị luận văn học cũng vào tác phẩm này. Đề bài yêu cầu cảm nhận về đoạn văn, cảm nhận về vẻ đẹp của hình tượng sông Hương qua ngòi bút tác giả…

Năm nay, tác phẩm này xuất hiện trong đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT 2021 của Bộ GD&ĐT, chắc hẳn nhiều thí sinh băn khoăn không biết liệu có xuất hiện trong đề thi chính thức hay không.

Việt Bắc (Tố Hữu)

“Việt Bắc” tác phẩm rất hay xuất hiện trong đề thi tốt nghiệp nhiều năm qua. Điển hình như đề thi tốt nghiệp THPT 2020 đợt 2 đã vào bài Việt Bắc với yêu cầu phân tích cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến qua đoạn trích: “Nhớ khi giặc đến giặc lùng… Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”.

Nhiều năm trước, nội dung đề thi yêu cầu chủ yếu là phân tích cái đẹp trong đoạn thơ “Mình đi, có nhớ những ngày/Mưa nguồn suối lũ,những mây cùng mưa/Mình về, có nhớ chiến khu…”.

Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)

“Người lái đò sông Đà” cũng được ra tới 4 lần trong đề thi Ngữ văn như thi tốt nghiệp năm 2012, thi đại học khối C năm 2003… Đề bài yêu cầu phân tích hình tượng sông Đà, hình tượng người lái đò để làm nổi bật cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân.

Tây tiến (Quang Dũng)

“Tây tiến” là tác phẩm thơ thường xuyên góp mặt trong đề thi Ngữ Văn . Năm gần nhất “Tây tiến” xuất hiện là năm 2013 trong đề thi Đại học khối C với yêu cầu cảm nhận về hình tượng người lính trước 2 nhận định cụ thể. Ngoài ra, “Tây tiến” còn được ra trong đề thi Đại học khối C 2008, thi tốt nghiệp năm 2006, thi tốt nghiệp năm 2005…

Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

“Vợ chồng A Phủ” cũng được ra tới 4 lần trong đề thi Ngữ Văn từ năm 2002 tới nay. Đề bài chủ yếu xoay quanh sức sống tâm hồn, diễn biến biến tâm trạng, hành động trong đêm tình của nhân vật Mị.

Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)

Những năm gần đây, “Chiếc thuyền ngoài xa” được ra thường xuyên . Gần nhất là thi THPT quốc gia 2018, thi THPT quốc gia 2015. Đề văn yêu cầu phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình làng chài, từ đó liên hệ với tác phẩm khác để lột tả cách nhìn hiện thực của 2 tác giả. Ngoài ra, đề bài còn yêu cầu phân tích người đàn bà hàng chài trong đoạn trích, chi tiết tấm ảnh của cuối truyện.

Chí Phèo (Nam Cao)

Tác phẩm lớp 11 này cũng rất hay trở thành nguồn cảm hứng của người ra đề nhiều năm qua. “Chi Phèo” từng có mặt trong đề thi đại học khối D 2012, đại học khối D 2010, đại học khối D 2004…

5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ Văn chỉ mang tính chất tham khảo.