Css Profile là gì

Hiểu sao cho đúng về học bổng và hỗ trợ tài chính khi du học Mỹ bậc đại học?

Du học, một cụm từ mà ngày nay, quanh ngõ xóm làng xa hay phố phường đô thị, đều được vang lên như một trào lưu. Kinh tế ngày càng phát triển khiến các bậc phụ huynh càng muốn đầu tư một khoản tiền không nhỏ vào tương lai con em. Du học thông thường có hai loại chính: du học tự túc và du học có hỗ trợ tài chính hay học bổng. Rất nhiều học sinh có ước mơ đi du học Mỹ nhưng lại băn khoăn chuyện tài chính. Hôm nay, bài báo sẽ chia sẻ cụ thể hơn về các chính sách và thông tin cần thiết về học bổng cũng như hỗ trợ tài chính của các trường đại học Hoa Kỳ cho sinh viên quốc tế.

Hỗ trợ tài chính (Financial-aid) là gì?

Financial aid, hay còn gọi là hỗ trợ tài chính, là cụm từ rất quan trọng cần phải biết đối với các bạn đang có dự định đi du học nhưng lại ngần ngại chuyện tiền nong. Vì bài viết này dành cho học sinh quốc tế nên sẽ không bàn luận hay nhắc tới các khoản nợ Chính Phủ hay các chính sách hỗ trợ tài chính khác cho học sinh bản địa tại Hoa Kỳ.

Financial-aid dành cho sinh viên quốc tế thường có hai loại chính:

  • Merit-based Financial-aid (hay Merit-based Scholarships hay Merit Awards)

Merit-based Financial aid là gì?

Học bổng hỗ trợ tài chính dạng là khoản tiền học bổng được trao tặng cho học sinh, sinh viên dựa vào các thành tích và tài năng của họ, ví dụ như: học tập, giải thưởng, thể thao, nghệ thuật, v..v. Loại học bổng này thường được trao tặng từ nguồn tiền riêng của trường và rất linh hoạt.

Không phải trường nào cũng có nguồn học bổng này và giá trị học bổng thường không quá cao, tuỳ vào nguồn quỹ hiện tại của nhà trường cũng như thành tích của học sinh có nổi bật hay không.

Loại học bổng này cũng không hứa chắc và thông thường không trao cho bạn học bổng toàn phần, có thể chỉ là một giá trị nhất định đối với từng thành tích nhất định, trừ khi thành tích và tài năng của học sinh quá nổi bật khiến trường phải đưa ra quyết định đặc biệt. Ví dụ như, ở một số trường vào năm học đầu tiên, mức học bổng $5,000 được trao cho học sinh có GPA từ 3.5 trở nên.

Không giống như need-based Financial Aid, hỗ trợ tài chính dựa vào nhu cầu, (sẽ được bàn đến ở phần tiếp theo), học bổng này thường không xem xét đến khả năng đóng góp tài chính của gia đình bạn, chính vì thế, có lúc sẽ không giúp đỡ được nhiều nếu khoản tiền học bổng này quá ít hay khoản tiền đóng còn lại quá nhiều đối với một số học sinh.

Thêm một thông tin nữa là, thông tin, điều kiện và giá trị học bổng hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách của mỗi trường và không có quy tắc chung cho tất cả các trường đại học. Ví dụ, trường A có thể trao cho học sinh học bổng tài năng nhưng trường B lại không có dạng học bổng này. Chính vì thế, lời khuyên cho các bạn học sinh là phải tham khảo thật kỹ thông tin trên trang Scholarship thuộc trang web của mỗi trường.

Hơn nữa, học bổng dựa vào thành tích và tài năng có thể đi kèm theo yêu cầu để được duy trì học bổng trong các năm học tiếp theo. Ví dụ, nếu bạn được học bổng GPA>3.5 thì các điều kiện đi kèm có thể là, phải duy trì được GPA mỗi năm lớn hơn một mức nào đó, nếu không giá trị học bổng sẽ bị giảm đi học cắt mất. Điều kiện này gọi là renewable requirements và đặc biệt quan trọng, thường được đăng tải cùng với thông tin học bổng.

Về việc nộp đơn cho dạng học bổng này, đối với một số trường, thông thường, khi bạn nộp đơn vào trường đó (college application), bạn sẽ được tự động xem xét cho các loại merit-based scholarships đang có sẵn. Tuy nhiên, một số trường khác lại có quy trình nộp đơn học bổng riêng, thường là các học bổng giá trị lớn. Vì vậy, khi nộp đơn, bạn sẽ kiểm tra kỹ hồ sơ và thông tin học bổng để không bị trễ hạn hay bỏ lỡ.

Tóm lại, merit-based financial aid phải gọi là rất tốt để bổ sung thêm cho một số học sinh đã có điều kiện tài chính vì giá trị thông thường của học bổng không cao. Nếu bạn có khả năng đóng góp tài chính là rất thấp, thì ý tưởng sử dụng loại học bổng này để chi trả cho toàn bộ chi phí du học thực sự là không khả thi, trừ khi, bạn đạt được một thành tích cực kỳ ấn tượng mà nhà tuyển sinh nào cũng không thể bỏ qua hồ sơ của bạn được.

  • Hỗ trợ tài chính dựa vào nhu cầu (Need-based Financial Aid)

Khác với merit-based financial aid, need-based financial aid (hỗ trợ tài chính dựa vào nhu cầu), giống như tên gọi của nó, có nghĩa là: trường sẽ hỗ trợ tài chính dựa trên khả năng đóng góp và nhu cầu của gia đình học sinh (Expected Family Contribution and Expected Need). Nếu bạn có hoàn cảnh kinh tế khó khăn và cần sự trợ giúp lớn về tài chính từ trường thì đây có lẽ là cơ hội lớn nhất để bạn có thể thực hiện ước mơ du học Mỹ của mình. Một ví dụ về loại hỗ trợ tài chính này như: nếu gia đình bạn chỉ có thể đóng được $2,000 một năm và tổng chi phí du học trường A là $56,000/năm thì nếu bạn nhận được need-based financial aid từ trường, trường sẽ hỗ trợ bạn $54,000, hay nói cách khác, bạn chỉ còn đóng đúng số tiền $2,000 mà gia đình có thể hỗ trợ được.

Với một số trường, nếu thu nhập gia đình dưới một khoản nhất định nào đó, không những trường sẽ hỗ trợ toàn bộ chi phí cho bạn (thường được gọi là học bổng toàn phần), mà còn cho thêm bạn các khoản tiền phụ như: vé máy bay, laptop, v..v..

Nói về khoản tiền này, tiền đâu mà các trường có thể hỗ trợ mạnh bạo đến như vậy?

Trả lời:

Số tiền được trao thường đến từ endowment funding của nhà trường. Endowment funding, hay còn gọi là quỹ đầu tư trường tồn mà các nhà tài trợ đã đóng góp cho trường (thông thường từ các cựu học sinh hay tỉ phú, triệu phú). Số tiền này được mang đi đầu tư và dùng phần tiền lãi mỗi năm (khoảng 3% tới 5%) để trao học bổng hay chi tiêu cho lương Giáo sư. Phần tiền gốc không được chi tới. Chính vì thế, khi nhắm đến nộp đơn cho need-based financial aid từ trường đại học, cần phải chú tâm tới quỹ đầu tư trường tồn của trường này, bởi vì nếu khoản tiền này của trường khiêm tốn thì cơ hội được nhận hỗ trợ tài chính cũng tỉ lệ thuận. Bạn có thể tham khảo khoản tiền đầu tư trường tồn của các trường tại đây:

Làm thế nào để nộp đơn cho loại hỗ trợ tài chính này?

Thông thường, ở đoạn đầu của mỗi hồ sơ nộp đại học, college application, sẽ có một câu hỏi là: Do you intend to pursue need-based financial aid? (Bạn có ý định nộp đơn cho hỗ trợ tài chính dựa trên nhu cầu không?).

Css Profile là gì

Câu trả lời cho câu hỏi này cực kỳ quan trọng và có thể ảnh hưởng đến ước mơ du học Mỹ của bạn.

Để tìm hiểu vì sao, chúng ta hãy làm quen với khái niệm need-blind admission (tuyển sinh không xem xét khả năng tài chính). Need-blind admission, tức là trong quá trình tuyển chọn sinh viên, khả năng đóng góp tài chính của sinh viên không hề ảnh hưởng tới quyết định chấp nhận hay từ chối sinh viên đó bởi hội đồng tuyển sinh.

Ngược lại với need-blind admission là need-sensitive (hay need-aware) admission là khi điều kiện thiếu thốn về tài chính của một học sinh có thể là một rào cản lớn trong quá trình nộp đơn và được chấp nhận vào trường.

Dưới đây là một ví dụ: Một học sinh A nộp đơn vào trường đại học B có chế độ need-blind admission và khả năng đóng góp tài chính của học sinh này rất thấp. Học sinh A thuộc dạng giỏi nhưng không phải xuất sắc và đặc biệt. Chính vì thế, nhiều trường need-sensitive admission sẽ có thể từ chối học sinh A vì điều kiện tài chính không cho phép. Thế nhưng, với trường đại học B nêu trên, việc học sinh A cần hỗ trợ tài chính không hề ảnh hưởng đến quyết định tuyển sinh của họ.

Liệu trường có cam kết 100% hỗ trợ tài chính dựa trên nhu cầu hay không?

Thêm một khái niệm nữa rất quan trọng, đó là: Meet full demonstrated need (100% cam kết hỗ trợ tài chính theo nhu cầu của học sinh) và Do not meet full demonstrated need (không cam kết hỗ trợ tài chính 100% theo nhu cầu của học sinh).

Bảng tóm tắt dưới đây sẽ chỉ rõ ra bốn dạng trường có chính sách hỗ trợ tài chính khác nhau cho sinh viên quốc tế:

Css Profile là gì
Css Profile là gì

Mỗi trang web của trường đều có cung cấp thông tin cụ thể về financial aid (hỗ trợ tài chính) nên mỗi học sinh khi tìm hiểu cần phải đọc kỹ thông tin này để thiết lập chiến lược apply thành công.

Hồ sơ tài chính thường được các trường chấp nhận thông qua CSS (Financial Aid Profile) hoặc International Student Financial Aid Application. Bộ hồ sơ này khá dài và tỉ mỉ yêu cầu các thông tin cụ thể. Chính vì thế, khi khai báo, bạn cần dành thời gian để chắc chắn mọi thông tin gởi đi đều chính xác (thuế, thu nhập của bố, mẹ, tài sản, v..v).

Mặc dù số lượng học bổng và hỗ trợ tài chính dành cho sinh viên quốc tế bậc đại học ở Hoa Kỳ khá giới hạn và không rộng rãi, tuy nhiên, cơ hội không phải là 0%. Bạn cần lập chiến lược và tìm hiểu kỹ các trường trước khi nộp đơn và nhớ dành nhiều thời gian đầu tư vào bộ hồ sơ của mình nhé!

Bạn có thể tham khảo các học bổng tài năng và thành tích cho sinh viên quốc tế tại đây

Danh sách các trường có quỹ hỗ trợ tài chính lớn cho sinh viên quốc tế tại đây

Share this:

  • Twitter
  • Facebook

Thích bài này:

Thích Đang tải...

Có liên quan