Cuộc chiến tranh chính nghĩa là gì

Cách đây 40 năm đã diễn ra một sự kiện trọng đại trong trang sử hào hùng của hai dân tộc Việt Nam và Campuchia: Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7-1-1979). Với thắng lợi lịch sử này, quân và dân ta đã đánh tan quân xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; đồng thời cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng man rợ nhất trong lịch sử loài người, bắt đầu công cuộc hồi sinh đất nước. Đến nay, với độ lùi thời gian, những sự kiện lịch sử ngày càng được sáng tỏ, chúng ta một lần nữa có thể tự hào khẳng định rằng: Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, đối với Việt Nam là cuộc chiến tự vệ, cuộc chiến vì sự nghiệp chính nghĩa, là biểu tượng cao đẹp của tình đoàn kết chiến đấu thủy chung, trong sáng giữa hai dân tộc Việt Nam và Campuchia.

Ở Campuchia, ngay sau thắng lợi ngày 17-4-1975, tập đoàn Pol Pot-Ieng Sary đã lợi dụng thành quả cách mạng, phản bội lại nhân dân Campuchia. Chúng thiết lập cái gọi là “nhà nước Campuchia dân chủ”, thi hành chế độ diệt chủng, tàn sát nhân dân, thanh trừng nội bộ, giết hại hàng triệu người dân vô tội; phá hủy hàng trăm nghìn trường học, bệnh viện, chùa chiền… Chủ trương tàn bạo của Pol Pot đối với những người chống đối là: “Dù phải diệt thêm một triệu người nữa cũng kiên quyết làm, giết nhầm một kẻ vô tội còn hơn để sót một kẻ chống đối; trong gia đình, nếu một người ra rừng theo chống đối thì sẽ bị giết ba đời”(1).Lực lượng yêu nước cách mạng ở Campuchia đứng trước tình thế vô cùng khó khăn, như lời của Thủ tướng Campuchia Hun Sen sau này: “Chúng ta chẳng còn gì ngoài hai bàn tay trắng và ngồi chờ cái chết”(2).

Cuộc chiến tranh chính nghĩa là gì
Cuộc chiến tranh chính nghĩa là gì
Cuộc chiến tranh chính nghĩa là gì
Cuộc chiến tranh chính nghĩa là gì
Cuộc chiến tranh chính nghĩa là gì
Đoàn công tác của Quân tình nguyện Việt Nam đến thăm, cứu trợ đồng bào Campuchia ngay sau khi đất nước thoát khỏi chế độ diệt chủng.

Đối với Việt Nam, tập đoàn Pol Pot-Ieng Sary xuyên tạc lịch sử, kích động hận thù dân tộc, phát động cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam, gây ra những tội ác đẫm máu đối với người dân vô tội; xâm phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; chà đạp lên những giá trị tốt đẹp của mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước, hai dân tộc Việt Nam và Campuchia. Chúng đề ra cái gọi là “đường lối chiến đấu mới”, trong đó xác định: “Chiến tranh giữa ta và Việt Nam là lâu dài, có tính chất gặm nhấm, ta không đánh nó trước thì ta không thắng… Chỉ cần mỗi ngày diệt vài chục, mỗi tháng diệt vài ngàn, mỗi năm diệt vài ba vạn, thì có thể đánh 10, 15 đến 20 năm, thực hiện 1 diệt 30, hy sinh 2 triệu người Campuchia để tiêu diệt 60 triệu người Việt Nam”(3).Ngạo mạn và hết sức phản động, theo BáoLe Monde(Pháp) ngày 8-1-1978, Pol Pot tuyên bố trên ĐàiPhát thanh Phnom Penh: “Trong đời tôi, tôi hy vọng giải phóng Sài Gòn”.

Thực hiện tư tưởng phản động đó, ngay khi miền Nam Việt Nam vừa được giải phóng, tập đoàn Pol Pot-Ieng Sary đưa quân đánh chiếm các đảo Phú Quốc (3-5-1975), Thổ Chu (10-5-1975) và sau đó liên tiếp xâm phạm nhiều vùng lãnh thổ nước ta dọc biên giới từ Hà Tiên đến Tây Ninh với quy mô ngày càng lớn. Quân Pol Pot đã tiến hành nhiều vụ thảm sát khủng khiếp đối với dân thường Việt Nam, trong đó có thể kể đến vụ thảm sát ở Ba Chúc (An Giang). Ngày nay, Khu di tích nhà mồ Ba Chúc đang còn chứa đựng 1.159 bộ xương cốt người dân vô tội bị quân Pol Pot giết hại, là một bản cáo trạng, một chứng tích về tội ác “trời không dung, đất không tha” của bè lũ diệt chủng Pol Pot-Ieng Sary.

Những hành động của tập đoàn Pol Pot-Ieng Sary rõ ràng là xâm lược, phi nghĩa, không gì có thể biện minh được. Mặc dù lúc đó Việt Nam có quyền đánh trả và đủ khả năng tiêu diệt hoàn toàn quân xâm lược để bảo vệ độc lập, chủ quyền đất nước, nhưng xuất phát từ tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai dân tộc, đồng thời tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã kiên trì tìm cách cứu vãn hòa bình, nhiều lần đề nghị đàm phán, thương lượng để giải quyết những bất đồng. Song, với bản chất phản động, ngoan cố, lại được sự tiếp sức của các thế lực phản động nước ngoài, tập đoàn Pol Pot-Ieng Sary đã cự tuyệt mọi thiện chí của chúng ta, đẩy mạnh xâm lấn biên giới, tàn sát đồng bào, công khai thực hiện chính sách thù địch với Việt Nam. Thực tế đó đã buộc Đảng, Chính phủ Việt Nam phải thực hiện quyền tự vệ chính đáng để đánh đuổi quân xâm lược, bảo vệ nhân dân và chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Với sự giúp đỡ hiệu quả của Việt Nam và sự nỗ lực gây dựng lực lượng cách mạng của cán bộ cốt cán Campuchia, ngày 12-5-1978, Lực lượng vũ trang (LLVT) cách mạng đoàn kết cứu nước Campuchia, đơn vị tiền thân của Quân đội cách mạng Campuchia, được thành lập. Ngày 2-12-1978, Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia chính thức ra đời. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt phát triển của cách mạng Campuchia.

Ngày 23-12-1978, chính quyền Campuchia Dân chủ huy động 10/19 sư đoàn đang bố trí dọc biên giới mở cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới Tây Nam Việt Nam. Trước âm mưu và tội ác man rợ của tập đoàn Pol Pot-Ieng Sary, để bảo vệ chủ quyền đất nước, từ ngày 23-12-1978, Quân đội nhân dân Việt Nam mở cuộc tổng phản công-tiến công trên toàn tuyến biên giới Tây Nam.

Sau khi thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình, đập tan các hành động xâm lược của tập đoàn Pol Pot-Ieng Sary, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, theo yêu cầu của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia và nhân dân Campuchia anh em, Việt Nam đưa Quân tình nguyện sang giúp LLVT cách mạng Campuchia giải phóng dân tộc khỏi họa diệt chủng, khôi phục, xây dựng đất nước. Sau bao năm phải sống trong cảnh đọa đày đen tối của chế độ diệt chủng nên khiQuân tình nguyệnViệt Nam tiến vào Campuchia, nhân dân Campuchia đã đón tiếp bằng sự vui mừng khôn xiết, coi đó là một sự kỳ diệu đưa họ từ cõi chết trở về và gọi bộ đội Việt Nam là “Bộ đội nhà Phật”. ViệcQuân tình nguyệnViệt Nam giúp nhân dân Campuchia đánh đổ tập đoàn Pol Pot-Ieng Sary tuyệt đối không phải là “hành động xâm lược” như những lời vu cáo của các thế lực thù địch, mà xuất phát từ tình đoàn kết, hữu nghị, gắn bó lâu đời giữa nhân dân hai nước láng giềng; từ thiện chí và sự đồng cảm của một dân tộc yêu chuộng hòa bình, từng chịu bao thảm cảnh đau thương của chiến tranh; từ chân lý “giúp bạn là mình tự giúp mình” theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời, việc làm đó cũng là thể theo tiếng gọi khẩn thiết của nhân dân Campuchia, của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia kêu gọi cứu nguy một dân tộc đang rơi vào thảm cảnh tột cùng của sự tha hóa, đang đứng trước nguy cơ diệt chủng, cần sự giúp đỡ quốc tế, trong đó có người bạn láng giềng truyền thống Việt Nam. Đây là hành động hết sức cao cả và hoàn toàn chính nghĩa!

Sự hy sinh xương máu, thái độ chí tình, chí nghĩa của Quân tình nguyện Việt Nam được nhân dân Campuchia ca ngợi, tôn vinh. Ngài Chhay Yi Heang, Cố vấn Chính phủ Hoàng gia Campuchia viết: “Chế độ diệt chủng của Pol Pot không phải chỉ là kẻ thù của nhân dân Campuchia mà còn là kẻ thù của nhân loại. Việc nhân dân, Chính phủ và Quân tình nguyện Việt Nam giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng Pol Pot và hồi sinh dân tộc là một sự nghiệp cao cả, sáng ngời chính nghĩa trong thế kỷ 20”(4).

Nguyên Tổng Bí thưLÊ KHẢ PHIÊU

(1)Tình hình chính trị nội bộ và hoạt động nổi dậy của lực lượng chống đối ở Campuchia. Tài liệu lưu tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, phông số 82, đơn vị bảo quản 2319.

(2)Dẫn theo: Phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ kỷ niệm “40 năm con đường cứu nước của Thủ tướng Campuchia Hun Sen”, ngày 21-6-2017.

(3)Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, phông số 82, đơn vị bảo quản 2395.

(4)Việt Nam trong thế kỷ XX, tập 1, Nxb CTQG-ST, H, 2011, tr.130

QĐND - 60 năm đã trôi qua song Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 vẫn mãi là đề tài lịch sử sống động của nhân loại. Từ nhiều góc độ nghiên cứu, gồm cả những quan điểm và lập trường khác nhau, dù chưa thật khách quan, đầy đủ, song nhiều người nước ngoài đã thừa nhận nhân tố chính trị-tinh thần là nhân tố cơ bản, quan trọng nhất giúp quân và dân Việt Nam làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bài viết này xin đề cập tới những nét tiêu biểu mà người nước ngoài đã nhấn mạnh khi “giải mã” nhân tố đó.

Cuộc chiến tranh mà nhân dân và quân đội Việt Nam phải tiến hành là cuộc chiến tranh chính nghĩa.

Lý giải nguyên nhân vì sao quân đội viễn chinh Pháp lại thua ở Điện Biên Phủ, sách báo phương Tây và ngay cả Na-va thú nhận: “Chúng ta đã tìm cách lập lại ở đó, nếu không phải là chế độ thuộc địa, thì ít ra cũng là một cái gì na ná như vậy”; “Nước Pháp đã phát động một cuộc chiến tranh thôn tính ở nơi xa xôi, với một quân đội nhà nghề đơn độc”… đã nhanh chóng bị nhân dân Pháp, dẫn đầu là Đảng Cộng sản Pháp lên án là cuộc “chiến tranh bẩn thỉu”, lộ rõ bản chất một “cuộc chiến tranh phi chính nghĩa” với kết cục thảm bại; “nơi người ta đã chiến đấu, đã bị bắt làm tù binh chẳng vì một cái gì hết”(1).

Cuộc chiến tranh chính nghĩa là gì

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu

Đại tá Lăng-le, từng là phó chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trong cuốn “Điện Biên Phủ” của mình, đã thừa nhận về phía Việt Minh, cuộc chiến tranh ở Đông Dương là một cuộc chiến tranh giành độc lập…, “binh lính của họ dũng cảm xung phong vào những vị trí ở Điện Biên Phủ chỉ nhằm để tống cổ chúng ta ra khỏi đất nước của họ, một nơi không phải là nhà của chúng ta".

Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự kế thừa truyền thống đoàn kết đấu tranh kiên cường bất khuất bảo vệ nền độc lập dân tộc của nhân dân và quân đội Việt Nam.

Ngay cả Tướng Na-va cũng phải ghen tị: “Sức mạnh to lớn của Việt Minh nằm ở trong tinh thần dân tộc và cả xã hội. Còn chúng ta, chưa bao giờ ta có tính liên tục của những người lãnh đạo. Suốt 7 năm nay (1946-1953) đối phương chỉ có một lãnh tụ chính trị duy nhất là Hồ Chí Minh và Tổng chỉ huy quân sự duy nhất là Võ Nguyên Giáp, trong khi chúng ta thay đổi liên tục 19 Chính phủ, 5 Cao ủy Đông Dương… 6 Tổng chỉ huy mà tôi là người thứ 7”. Na-va so sánh: “Một yếu tố nữa trong vị trí chính trị của chúng ta (Pháp) là sự chia rẽ nhiều mặt ngay trong nội bộ phe ta, đó là sự chia rẽ ở nội bộ các nước liên kết, rồi đến chia rẽ giữa các lợi ích của Pháp ở các nước này” trong khi phải “đối diện với một kẻ thù (Việt Nam) rất thống nhất về chính trị, năng động và quyết tâm đạt đến mục tiêu bằng mọi cách, còn chúng ta lại là một mặt trận không đoàn kết, có những khuynh hướng không rõ rệt và phân hóa, không có quyết tâm hoàn thành”(2).

Quân và dân Việt Nam có đường lối chính trị đúng đắn, có lãnh tụ vĩ đại lãnh đạo, có Tổng chỉ huy tài giỏi.

Trong cuốn "Thời điểm của sự thật" của mình, Na-va đã thừa nhận sự thất bại của Pháp ở Điện Biên là sự sụp đổ của những tư tưởng thực dân; sự mâu thuẫn giữa đường lối chính trị với đường lối quân sự của Chính phủ Pháp và các thế lực thực dân, đế quốc ở Đông Dương. Trong khi đó, đối thủ của ông ta lại có một đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất, chặt chẽ và xuyên suốt lãnh đạo cuộc kháng chiến. Na-va viết: “Ở Việt Minh, không có những chủ trương chính trị và những chủ trương quân sự riêng rẽ mà là những chủ trương chính trị quân sự thống nhất. Những chủ trương đó được quyết định bởi một Ủy ban Trung ương mà người Tổng chỉ huy đồng thời là Bộ trưởng Quốc phòng là một ủy viên. Kế hoạch quân sự được đặt trong một tổng thể mà tất cả mọi việc đều hướng vào nhiệm vụ bảo đảm cho sự thành công”(3).

Nhìn toàn cảnh cuộc chiến ở Đông Dương 1953-1954, Báo Ri-va-ron số ra ngày 8-7-1954 chỉ ra, một trong những nhân tố quan trọng làm nên chiến thắng của người dân Việt Nam là niềm tin yêu của toàn dân tộc đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại, đại biểu cho tinh thần quyết chiến quyết thắng của toàn dân. Tờ báo viết: “Tinh thần quân đội họ cao. Đó là tinh thần của kẻ chiến thắng… Mặt khác cũng phải nói rằng, dân chúng có cảm tình với Cụ Hồ Chí Minh. Dân chúng sẵn sàng rời bỏ nơi mình ở” để theo Cụ Hồ, theo Việt Minh. Ngược lại, “tinh thần của quân Pháp thì dao động mạnh, tinh thần quân Việt (ngụy) sát cánh với họ đã suy sụp từ lâu, vì họ cho là Việt Minh chắc chắn sẽ chiến thắng”.

Với cuốn “Cuộc chiến tranh mười nghìn ngày" của mình, Mai-cơn Mắc-clia (Michael Maclear) đã làm cho nhiều người thấy, nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp bởi lẽ họ có Tổng chỉ huy tài giỏi. Ông viết: “Đối với ông Giáp, cảm giác khi gặp thì người ta thấy ông là một con người giống Na-pô-lê-ông về dáng vóc và kiến thức. Ông ta là một chiến lược gia có tài, với chủ trương chạy đua thời gian, trước mắt phải diệt tốt, đợi thời cơ sẽ diệt xe. Ông có thể kể làu làu mọi trận đánh của Na-pô-lê-ông, nhưng ông lại khác hẳn Na-pô-lê-ông: Ông thua nhiều trận nhưng ông ta lại chẳng bao giờ thua một cuộc chiến tranh nào”.

Sức mạnh chủ yếu của Quân đội nhân dân Việt Nam được xây dựng trên nền tảng quân đội cách mạng, mang bản chất vô sản, thấm đượm tinh thần dân tộc với nhiều phẩm chất chính trị ưu việt mà quân đội thực dân, đế quốc không thể có.

Sau “bài học” Điện Biên Phủ, bại tướng Na-va đã có cái nhìn mới hơn về sức mạnh chính trị-tinh thần của quân đội đối phương, rằng: “Quân đội Việt Minh được tổ chức dựa trên những nguyên tắc của chủ nghĩa Cộng sản, rất khác với quân đội phương Tây, theo một mô hình “Kim Tự Tháp sống” mà đáy là những nền móng gắn liền với dân tộc”(4).

Sau này, trong cuốn "Chiến tranh cách mạng của Cộng sản", nhà văn Gioóc-giơ Tê-ni-hen (Mỹ) cũng nhận định: “Cái mới và phần lớn sức mạnh của Việt Nam nằm trong khái niệm rộng rãi và thực chất về quân đội Cộng sản và chức năng của nó… Họ là một lực lượng được huấn luyện với nhiều nhiệm vụ riêng biệt, để thực hiện các hoạt động quân sự, các hoạt động thâm nhập và chiếm lĩnh về chính trị. Đó là chìa khóa thắng lợi của Việt Minh”(5). Còn tướng Xa-lăng (Pháp) thì nhận ra: “Quân đội Việt Minh, “cột trụ của chế độ” là lực lượng hoàn toàn thích hợp với chiến tranh vận động. Nhiệm vụ của nó là phá hủy đồn bốt và tiêu diệt quân tiếp viện của chúng ta trong những trận giao chiến lớn. Quân đội này thích hợp với chiến tranh du kích và công tác tuyên truyền, vừa hoàn thành xuất sắc chiến tranh vận động và chiến tranh trận địa”(6)./.

Đại tá, TS Nguyễn Văn Quang*

Bài 2: “Tôi sẽ trả lời rằng, nhân dân Việt Nam là vĩ đại nhất”

*Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự, Bộ Quốc phòng

(1) Hăng-ri Na-va, Đông Dương hấp hối 1953-1954, Nxb Plông, Pa-ri, 1956.

(2) Lê Kim, Tướng Hăng-ri Na-va với trận Điện Biên, Nxb QĐND, Hà Nội, 1994, tr. 17, 18, 20.

(3) Hăng-ri Na-va, Thời điểm của sự thật, Nxb Plông Pa-ri, 1979, tr.285.

(4) Lê Kim, Tướng Hăng-ri Na-va với trận Điện Biên Phủ, Nxb QĐND, Hà Nội, 1994, tr. 21.

(5) Nxb QĐND, Điện Biên Phủ nhìn từ phía bên kia, Hà Nội, 1994, tr.174.

(6) Xa-lăng, Hồi ký