Đăng ký học khí công ở đâu

Sức khỏe là Vàng

Người ta thường nói vậy, thực ra sức khỏe là vốn quý của con người, không thứ gì có thể mang ra để so sánh hay đánh đổi với nó. Nhưng thường chỉ khi nào sức khỏe bị đe dọa hay con người bị bệnh tật, đau ốm thì chúng ta mới thấy được hay hiểu hết giá trị vô song của nó. Hầu hết những người tìm học khí công cùng có chung một mục đích đó là” sức khỏe ” bởi đơn giản là ” có sức khoẻ là có tất cả”

Dựa trên các kiến thức khí công và các bài tập luyện có từ hàng ngàn năm, sau gần 30 năm tập luyện và áp dụng vào thực tiễn, thầy Phí Tường Trúc mong muốn đem đến phương pháp tập luyện Khí công Việt Nam nhằm nâng cao sức khỏe và đẩy lùi bệnh tật cho mọi người. Đến nay, đã có nhiều học viên tại Hà Nội và TP-HCM tập luyện và nhiều người đã giảm các bệnh khó chữa như đau dạ dày, huyết áp, tiểu đường, máu không đông, suy thận ….

THÔNG TIN CHI TIẾT

1. Thầy dạy : Khí công sư Phí Tường Trúc 2. Thời gian linh hoạt với từng học viên 3 ca/ngày (sáng/chiều/tối). Để thuận lợi, mọi người đăng ký lịch học phù hợp với điều kiện của từng học viên. Tuy nhiên, trong quá trình học nếu có việc đột xuất vẫn có thể điều chỉnh và học bổ sung. 3. Học phí : 5 triệu/người. (Học trực tiếp với thầy) 4. Địa điểm học : Phòng 13.05 CT1, Sông Đà, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội

5. Quần áo : Khi đi tập học viên nên mang theo 01 bộ quần áo (có thể bộ thể thao) Không nên ăn no trước khi tập.

LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ

+ Di động : 09 44 88 8383
+ Email:

Để hiểu thêm về khí công và các kết quả tập luyện các bạn có thể xem thêm tại link sau:  https://khicongvn.com/category/ket-qua

ÂM DƯƠNG KHÍ CÔNG MỘT PHƯƠNG PHÁP TU DƯỠNG VÀ CHỮA BỆNH THẦN KỲ MẦ ÍT AI BIẾT (tâm ngôn BÙI QUỐC CHÂU)

Đăng ký học khí công ở đâu

Khai Giảng lớp ÂM DƯƠNG KHÍ CÔNG BÙI QUỐC CHÂU tại Hà Nội:

Trung Tâm Việt Y Đạo Quốc Tế Chi Nhánh Hà Nội là cơ quan đại diện chính thức của GS TSKH BÙI QUỐC CHÂU tại phía Bắc. Trung tâm được Thầy cho phép và uỷ quyền mở lớp đào tạo ÂM DƯƠNG KHÍ CÔNG.

Khoá học về ÂM DƯƠNG KHÍ CÔNG được khai giảng vào ngày 22/03/2021 tại Hà Nội, cụ thể như sau:

  • Thời gian: 8h30 -10h30 sáng ngày 22 tháng 03 năm 2021
  • Thời lượng: 5 buổi liên tiếp mỗi buổi 2h.   
  • Địa điểm lớp học: 314 Thuỵ Khuê- Tây Hồ- Hà Nội.
  • Học phí: 2.000.000VND (Hai triệu đồng).
  • Giảng viên: Thầy Nguyễn Trí Việt – Tổng Giám Đốc Hội Quán Diện Chẩn Bùi Quốc Châu.

Đăng ký học khí công ở đâu

– Nội dung:
+ Hướng dẫn kỹ thuật thở hai đường Âm và Dương.
+ Khắc phục những điểm lỗi khiến học viên khó tập luyện.
+ Hướng dẫn cách tìm tỷ lệ vàng.
+ Cách ứng dụng Âm Dương Khí Công trong phòng và nâng cao sức khỏe cho bản thân và cho người khác.
+ Ứng dụng Âm Dương khí công trong tiết thực giảm cân.
+ Ứng dụng Âm Dương khí công trong thể thao và một số sinh hoạt thường nhật khác.
+ Khi nào thì thở Dương trước Âm sau và ngược lại.
+ Kiểm tra cuối khoá và cấp giấy chứng nhận.

Đăng ký học khí công ở đâu

      * Mỗi buổi học đều xen kẽ hướng dẫn và thực hành ngay tại lớp tìm ra điểm chưa đúng để điều chỉnh.
– Đối tượng: cho người mới bắt đầu hoặc đã biết về Diện Chẩn.
*** Các bạn có thể tìm hiểu thêm hoặc tự tập Âm Dương Khí Công qua bài viết trước của Hội Quán hoặc trên web www.dienchan.com.vn

Ở đây tôi chỉ muốn đưa một vài nét chính của các môn Khí công mà tôi đã tập qua, để người đọc theo đó sẽ chọn được một môn pháp thích hợp cho mình tập. Chả thế người xưa thường hay nói “Tùy bịnh chọn công“, tùy theo thể chất và sức khoẻ mà chọn cách tập Khí công.

Những món nợ nhỏ dễ có:

Đăng ký học khí công ở đâu

Tôi đang ở vào cái tuổi, già thì chưa muốn mình già mà trẻ thì không ai cho mình trẻ . Ở cái tuổi mà sắp sửa bị cuộc đời đá về hưu, cho ngồi chơi sơi nước để đếm ngày tháng trôi qua nhanh. Thời gian là cái thứ vô tình, không chờ không đợi, cứ kiểu đếm lá mùa thu này, thì lục tuần chưa qua, thất tuần sắp gõ cửa vào.

Bạn đang xem: Học khí công ở đâu

Tiểu trái tầm thường hành sử hữuNhân sinh thất thập cổ lai hy (*)(Món nợ nhỏ người thường dễ cóSống bẩy mươi tuổi đã mấy người?)

mấy cái món nợ nhỏ dễ có ở đây là những bệnh tật từ từ ầm ầm kéo tới.

Tôi đã bắt đầu biết đau lưng, đau vai, đau đầu gối, mắt kém và hay quên. Chưa kể vừa rồi mới phải mấy lần đi mổ mắt nguy kịch, đã làm tôi phải suy nghĩ rất nhiều về sức khoẻ của mình.

Tôi là người ham sống, còn muốn đi đây đi đó, vẫn còn ham ăn ngon, mặc đẹp, mà đứng trước những món nợ nhỏ đó cũng thấy ớn ớn, cái điệu này nếu kéo dài thì không biết còn "cổ lai hy" với ai được không. 

Nên tôi quyết tìm thầy học đạo, tôi không muốn sống lâu như ông Bành Tổ, 1000 năm thì hơi nhiều, nhưng những ngày tôi sống, tôi muốn là những ngày tháng thật vui và thật khoẻ.

Bài học vỡ lòng:

Tôi đã có chủ định là phải làm cái gì cho mình khoẻ ra một chút, nhưng vẫn chưa biết mình phải bắt đầu từ đâu và tập tành ra sao. Cũng may có người bạn nối khố vong niên chỉ cho tôi một con đường đi, hắn nói:

-Mày, nó vẫn gọi tôi như thế dù bây giờ nó đã thành ông nội ông ngoại rồi, thì trước sau như một, là mày cả đời làm nghề vác ô đi tối vác về, chẳng có gì hay ho. Bây giờ lại đòi tập tành võ nghệ, tao thấy cũng khó coi . Thái cực quyền có đến 108 bài quyền, mày học chưa hết bài 108 đã ra đi theo ông bà ông vải, kể cũng phí đi. Còn Yoga, ở cái tuổi mày mà tập cái đó coi bộ không ổn, vì xương cốt mày đã cứng ra như đá rồi, còn uốn qua uốn lại gì được nữa…. Tao chỉ còn thấy có cái Khí công vừa thở vừa tập nhẹ nhàng có lẽ hợp với mày nhất. Mày thử đi biết đâu lại hay cho mày.

Cổ nhân dậy rằng "Lục tuần thuận nhĩ" (sáu mươi tuổi nói sao cho thuận lỗ tai), nó thì hơn 60 tuổi mà nói toàn là chuyện nghịch nhĩ, nên lúc đầu tôi hơi tức tức, nhưng ngồi nghĩ lại thì thấy nó cũng có lý. Nó thấy mặt tôi có vẻ đờ đẫn ra, bèn tiếp tục lên mặt dạy đời:

-Mới bắt đầu, mày không nên tập nhiều quá, phải nhìn thấy được sự tiến triển của mình thì mày mới thích tập. Tao thấy mấy đứa lúc đầu ham tập nhiều, sau này kham không nổi đều bỏ hết. Mày nghe tao, tập lúc đầu ít thôi sau đó mới từ từ tăng lên. Quan trọng nhất là phải đều đặn.

Rồi nó dạy khôn tôi, bằng cách ngâm một câu của nhà thơ Nhật tên là Matsuo Basho:

"Hỡi con ốc sên thương yêu của tôi ơi, hãy bò lên đến tận đỉnh núi Phú Sĩ.... nhưng xin thật thong dong"

À thì ra đơn giản như thế thôi, chỉ có sự thong dong tự tại, đều đặn, mỗi ngày một ít, mới trèo nên đỉnh cao của thành công dù chỉ là một con ốc sên nhỏ bé đi nữa. Thử làm một bài toán cộng trừ của lớp ba trường làng, một ngày đi làm 8 đến 9 tiếng, chưa kể giờ đi và về, rồi trừ thời gian để ăn và ngủ còn lại bao nhiêu thời gian để tập. Bài toán thì quá dễ, nhưng làm theo thì không dễ chút nào. Bởi cái gì bức thì dễ đứt, cái gì nhiều quá thì dễ làm ta chóng chán và mau bỏ, nhưng nếu tập ít quá thì không có hiệu quả. Mỗi người lúc đầu phải tùy theo khả năng của mình mà chia thời gian để tập. Sự tập luyện nào cũng đòi hòi sự cố gắng thường xuyên và phải tập đều đặn mỗi ngày. Không có chuyện nửa chừng xuân, tập rồi bỏ, bỏ rồi tập, đã không mang lại lợi ích gì mà nhiều khi còn mất thì giờ một cách vô ích. Như vậy bài học đầu tiên mà tôi học được là sự đều đặn, kiên trì, không có sự hấp tấp vội vàng, thư giãn phải luôn luôn hiện diện trong mỗi buổi tập và trong cuộc sống hàng ngày. Không có kiểu "nhổ mạ cho mau lớn", không có kiểu đứng núi này trông núi nọ, mà phải tập từ từ mới mong có kết quả.

Bây giờ tôi đã muốn tập lắm rồi, nhưng Khí công là gì?

Khái niệm về Khí công:

Theo sách vở xưa, cho rằng Khí công là phương pháp dưỡng sinh truyền thống của Á Châu, đã xuất hiện cách đây hơn 2000 năm ở Trung Hoa. Năm 1972, người ta đã tìm được ở vùng Mawandui (Hunan) một ngôi mộ được xây từ thời nhà Hán, có những hình vẽ các thế tập khí công.

Xem thêm: Ghim Trên 10 Công Đức Niệm Phật, Lễ Phật, 10 Công Đức Niệm Phật Lớn Tiếng

Khí công đã được hấp thụ các học thuyết của Nho giáo, Phật giáo,.. nhằm để tăng cường sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ, phòng trị bịnh, tăng trí thông minh, kích thích các tiềm năng trong người,.... Khái niệm về Khí công khi xưa được nhìn tùy theo giáo phái, như Đạo gia gọi là nội đan, thổ nạp...; Y học gọi là dưỡng tính, đạo dẫn,...; Nho gia gọi là dưỡng khí, tâm thuật tĩnh toạ,...; Phật gia gọi là tọa thiền, chỉ quán, tu định....<2>.

Khí là nguồn năng lực sống của con người. Khí luân lưu trong cơ thể và theo các Kinh mạch mà đi vào Lục phủ ngũ tạng. Sức khoẻ chúng ta tùy thuộc rất nhiều vào Khí (Chân khí/Prana), Khí thịnh ta khoẻ, Khí suy ta yếu đi hay bị bệnh, Khí kiệt ta chết. Khí công là công phu tập luyện để điều hòa, phát huy và tích lũy Khí đó. Khí công lấy từ nguyên lý Quân Bình Âm Dương, Điều Hoà Ngũ Hành làm căn bản cho sự luyện tập và dựa vào y học để tự trị được một số bệnh tật.

Đến đây tôi mới hiểu sơ sơ về Khí công, nhưng cái cơ bản của Khí công là gì?

Ba cột trụ chính của Khí công:

Thằng bạn vong niên của tôi nói là Khí công chỉ cần thở ra thở vào dăm ba cái dễ ợt như đi ăn hủ tíếu. Tôi tức quá bèn đi tìm thầy, tìm sách, tìm bạn mà học đạo. Sau một thời gian tìm tòi, tôi mới nghiệm ra Khí công dễ mà khó, khó mà dễ, lúc đầu thì dễ nhưng để có hiệu quả không phải là chuyện trong chốc lát. Khí công không chỉ thở ra thở vào dăm ba cái mà có cả một triết lý sống đứng sau lưng. Khí công lấy "Tam điều" làm căn bản, điều ở đây là điều chỉnh, điều luyện thân thể (điều thân), hơi thở (điều tức) và tập trung tư tưởng (điều tâm):

Đăng ký học khí công ở đâu

1) Điều thân là điều chỉnh tư thế khi tập cho đúng qui cách, trong khi đi, đứng, nằm, ngồi. Thí dụ như khi tập luyện mà đứng thế sai đã không đạt được hiệu quả của Khí công mà còn có thể đưa đến tình trạng lệch vẹo các cơ bắp và ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng. Điều cần lưu ý nhất là trong khi tập cơ thể phải trong tình trạng hoàn toàn thư giãn, thả lỏng.

2) Điều tức là điều luyện hơi thở. Chúng ta đều biết hơi thở rất là quan trọng, chúng ta có thể nhịn ăn, nhịn uống nhưng không nhịn thở được và ngoài ra nó cũng là gạch nối giữa tâm và thân. Luyện thở là tập trung tư tưởng để làm chủ hơi thở của mình và qua đó điều chỉnh có ý thức hơi thở của mình cho phù hợp với cơ thể và sau cùng để tác dụng làm cho khoẻ mạnh và trị bệnh. Có bốn điều cần nhớ khi thở là sâu, nhẹ, đều và dài. Thở phải thật tự nhiên không được cố gắng quá sức và nhất là lúc nào cũng có tư tưởng vui vẻ thoải mái. 

3) Điều tâm là hướng dẫn tư tưởng vào một mục đích. Đây là vấn đề quyết định thành bại trong khi tập Khí công. Điều tâm là làm chủ, là kiềm chế được ý niệm của mình, để không bị phân tâm trong khi tập và điều khiển cho các động tác và hơi thở của mình được hợp nhất ("Thân tâm hợp nhất"). Nếu thiếu sự tập trung này thì không còn là Khí Công nữa mà là tập thể dục.

Điều thân, điều khí, điều tâm là ba cái cột trụ của Khí công. Nhưng ba cột trụ đó không đứng một mình mà đứng theo thế chân vạc, ba cái đó bổ túc cho nhau để thành một phương pháp luyện tập tâm thân toàn diện.

Đã có cái khái niệm về Khí công và hiểu được cái căn bản của nó, nhưng bây giờ tôi phải tập cái gì?

Vạn sự khởi đầu nan:

Hiện nay ở Trung Hoa có khoảng hơn 10 loại khí công <2>, nào là Bát Đoạn Cẩm, Dịch Chân Kinh, Lục Tự Khí Công, Hương Khí Công, Ngũ li hồ,…. Ôi thôi nhiều vô tả, cái nào cũng có cái hay cái đẹp, cái nhất nhất của nó mà chắc chắn người trần mắt thịt như tôi không thể học hết được trong nhất thời. Chẳng lẽ theo người xưa mà than rằng :

Thế sự du du nại lão hà

(Cảm Hoài-Đặng Dung)

Việc đời dằng dặc mà ta đã già, biết làm thế nào ư? Làm sao thì chẳng làm sao, chi bằng bắt đầu một cái nào để tập để luyện chứ cứ ngồi mà so sánh cái này cái kia đến lúc nằm xuống vẫn chọn chưa xong. Tôi lại chạy đến vấn kế thằng bạn quân sư quạt mo để tìm lối thoát cho mình, nó phán rằng:

-Lẽ dĩ nhiên mày không thể học hết một lúc được, tao không cần phải nói, mày cũng biết. Tao thấy cái "Bát Đoạn Cẩm" có tám thế mà tương đối nhẹ nhàng dễ học, nhất là cho những đứa mới học như mày. Ngoài ra nó còn có lợi điểm là lắm thầy, lắm sách, mày tha hồ mà học chỉ sợ mày lại không đủ kiên trì học cho đến nơi đến chốn.

Xem thêm: Bàn Thờ Phật Nên Đặt Hướng Nào? Cách Bố Trí Bàn Thờ Phật Hướng Dẫn Cách Bài Trí Bàn Thờ Phật Tại Nhà

Quả thật nó nói cũng có lý, không cần phải đi đâu xa lên "YouTube" cũng kiếm ra bao nhiêu Video về Bát Đoàn Cẩm (BĐC). Về lý thuyết tôi chọn sách BĐC do Võ Sư Hàng Thanh viết và về thực hành tôi lấy bài tập của Andreas W. Friedrich, người Đức, làm căn bản. Ông Friedrich có mở trường dạy Thái Cực Quyền và Khí công ở München ngoài ra ông đã dạy BĐC trên Tivi Đức (BR3). Tại sao tôi chọn một người Đức để làm căn bản cho việc luyện tập của mình về Khí công? Phần đông các thế võ Á Châu đều được khẩu truyền từ đời này qua đời khác, mỗi ông thầy lại tự sáng tác cho mình các thế mới, nhiều khi đâm ra cầu kỳ, rườm rà khó bắt chước. Theo tiến trình của khoa học, một số các võ sư trong đó có người Tây Phương tìm cách đơn giản hóa các thế võ để cho dễ học mà hiệu quả vẫn cao. Ngoài ra ông ta còn có phát hành DVD về BĐC nên khi cần và bất cứ lúc nào tôi cũng có thể lấy ra coi lại được để tập hay sửa lại những thế mình nghĩ là đã tập sai. Bước đầu coi như vậy tạm ổn, tôi chỉ còn mỗi việc tập mà thôi.