Đánh giá đặt nội khí quản khó

Đặt nội khí quản khó được định nghĩa là trường hợp bệnh nhân được đặt nội khí quản nhiều lần bởi nhiều người, bằng nhiều loại dụng cụ với sự hỗ trợ của lực năng quá mức và thao tác ngoài thanh quản.Ngoài ra, đặt nội khí quản khó cũng được định nghĩa là đặt nội khí quản phải thực hiện ba lần trở lên với đèn soi thanh quản hoặc người đặt nội khí quản hoàn toàn không nhìn thấy lỗ thanh môn. Đặt nội khí quản khó là nguy cơ nguy hiển nhất khi khởi mê vì lúc này bệnh nhân đã hoàn toàn ngừng thở, nếu không đặt được nội khí quản và không thể thông khí qua mask hở, bệnh nhân sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng thiếu oxy nặng và ngừng tim trong một vài phút. 2.Khám đánh giá đường thở và các yếu tố liên quan Khám và đánh giá các dấu hiệu tiên lượng kiểm soát đường thở khó bao gồm: - Hỏi và đánh giá tiền sử gây mê, hồi sức của bệnh nhân: tiền sử đặt nội khí quản khó, đặt nội khí quản kéo dài, tiền sử mở khí quản. - Tiền sử các bệnh nội khoa, bệnh mạn tính như bệnh viêm đa khớp nhiều năm, tiểu đường, bệnh lý tuyến yên, tiền sử được xạ trị vùng đầu cổ, béo bệu với hội chứng ngừng thở khi ngủ. - Tiền sử ngoại khoa liên quan như đã phẫu thuật vùng tai mũi họng, đầu mặt cổ; tiền sử bỏng hoặc chấn thương đường hô hấp cũng như vùng đầu mặt cổ. - Khám lâm sàng phát hiện các dấu hiệu như: + Vùng đầu cổ: Vận động đầu cổ hạn chế hoặc cố định, cổ ngắn, sẹo dính, u bướu + Khoảng cằm giáp: ≤ 6cm hoặc 3 khoát ngón tay + Há miệng tối đa: hạn chế ≤3cm hoặc 2 khoát ngón tay, không há được miệng + Tình trạng răng: Răng rụng, lung lay, vẩu, răng không đều + Lưỡi: lưỡi to, ngắn, có tổn thương dễ chảy máu + Cằm: cằm lẹm nhiều, nhiều râu + Mallapati: độ 3, 4,… - Các thăm dò hỗ trợ: chụp X-quang hoặc CT Scanner cột sống cổ, hàm mặt để xác định tổn thương của cột sống hoặc hàm mặt,… - Thăm dò bằng đèn soi thanh quản để đánh giá khả năng nhìn thấy nắp thanh môn và lỗ thanh môn(đèn Cormack-Lehane).Phân loại Cormack-Lehane được coi như tiêu chuẩn vàng trong tiên lượng đặt nội khí quản khó, đặc biệt có giá trị trong cấp cứu. 3. Tiên lượng kiểm soát đường thở khó Tiên lượng kiểm soát đường thở khó không chỉ là tiên lượng đặt nội khí quản khó mà bao gồm cả tiên lượng về khả năng thông khí qua mask hở, đặt mask thanh quản và khả năng mở màng giáp nhẫn khi cần. Tiên lượng kiểm soát đường thở khó cần dựa vào sự kết hợp của nhiều dấu hiệu, bệnh nhân càng có nhiều dấu hiệu, tien lượng nguy cơ kiểm soát đường thở khó càng cao. Phân độ Cormack-Lehane được coi là tiêu chuẩn tiên lượng quyết định của đặt nội khí quản khó, tuy nhiên tiêu chuẩn phân độ này không thể thực hiện cho tất cả các trường hợp. Tiên lượng đặt nội khí quản khó. Các dấu hiệu lâm sàng quan trọng nhất bao gồm: - Mallapati > 2 - Há miệng ≤ 30mm - Khoảng cằm giáp ≤ 60mm - Hạn chế gập hoặc ngửa cổ(< 90 độ) - Béo phì - Thay đổi giải phẫu đường hô hấp Tiên lượng không thể đặt được nội khí quản. Các dấu hiệu quan trọng nhất bao gồm: - Há miệng ≤ 20mm - Cổ ở tư thế gặp cứng cố định - Biến dạng nặng mặt và cổ - Tiền sử không thể đặt nội khí quản Tiên lượng thông khí qua mask hở khó. Các dấu hiệu quan trọng nhất bao gồm: - Bệnh nhân không có răng - Cằm lẹm, nhiều râu, béo phì - Có u vùng hầu, thanh quản hoặc khí quản - Có hẹp thanh quản, khí quản - Ngủ ngáy và ngừng thở khi ngủ Tiên lượng đặt mask thanh quản khó. Các dấu hiệu quan trọng nhất bao gồm: - Tiền sử đã có phẫu thuật hoặc chấn thương đường thở - Có máu tụ hoặc nhiễm trùng vùng cổ - Béo phì - Có u vùng cổ, u thanh quản - Tiền sử được xạ trị vùng cổ Người gây mê hồi sức khi đã tiên lượng bệnh nhân có đặt nội khí quản khó cần cảnh giác tiên lượng đồng thời thông khí qua mask hở khó, đặt mask thanh quản khó và mở màng giáp nhẫn khó.Nếu các can thiệp này cũng gặp khó khăn, thất bại, bệnh nhân có nguy cơ tử vong rất cao ngay sau khởi mê.

Tại sao phải đặt ống nội khí quản?

Mục đích của đặt nội khí quản là đảm bảo việc thông khí và kiểm soát đường thở. Đặt nội khí quản thường được chỉ định khi người bệnh tự thở không hiệu quả, cần được giúp thở hoặc trong gây mê nội khí quản. Đây là một thủ thuật đòi hỏi phải thực hiện nhanh, chính xác để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Đặt nội khí quản trong bao lâu?

Quá trình đặt nội khí quản không được vượt quá 30 giây. Bệnh nhân có thể tử vong nếu không được thông khí đầy đủ. Bác sĩ có thể kiểm tra bằng cách lắng nghe hơi thở của bệnh nhân thông qua ống nghe để đảm bảo rằng ống được đặt đúng chỗ.

Bố đặt nội khí quản gồm những gì?

Các dụng cụ, thiết bị cần chuẩn bị đầy đủ để thực hiện thủ thuật đặt nội khí quản như sau:.

Nguồn oxy;.

Máy theo dõi điện tim;.

Máy đo nồng độ oxy máu mao mạch;.

Đèn và lưỡi thanh quản;.

Thiết bị hút đờm;.

Ống nội khí quản;.

Bơm tiêm 10ml;.

Que dẫn đường;.

Đặt nội khí quản là như thế nào?

Đặt nội khí quản là gì? – Đặt nội khí quản là việc luồn ống nội khí quản qua đường mũi hoặc đường miệng vào trong khí quản cho bệnh nhân. – Trong trường hợp bệnh nhân cấp cứu, thủ thuật cần thực hiện nhanh chóng và kịp thời để không gây ra tai biến do chậm khai thông đường thở.