Đất ảnh hưởng như thế nào đến thực vật?

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

yếu tố địa hình và đất đai ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố của thực vật trên trái đất

Các câu hỏi tương tự

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào tới động vật và thực vật ?

Các câu hỏi tương tự

Câu 1: Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi, vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Hướng sườn khác nhau cũng nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.

Câu 2: Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.

Ví dụ : Đất ngập mặn thích hợp với các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, …. vì vậy rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ờ các bãi ngập triều ven biển.

Đất đỏ vàng ở dưới rừng xích đạo có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên i: nhiều loài cây lá rộng sinh trưởng và phát triển.

Câu3:

Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.

– Nhiệt độ : Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bổ ở nhiệt đới. xích đạo ; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.

– Nước và độ ẩm không khí : Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ấm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ớ đây.

– Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác. 

Câu 4:

 – Phá rừng bừa bãi ảnh hưởng tiêu cực thực vật, động vật mất nơi cư trú sinh sống.

 – Ô nhiễm môi trường do phát triển công nghiệp, phát triển dân số, dẫn đến thu hẹp môi trường sống sinh vật.

Các sinh vật sống trên bề mặt Trái Đất tạo thành lớp vỏ sinh vật. Sinh vật có mặt cả trong các lớp đất đá, khí quyển và thủy quyển

2. Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật

a. Đối với thực vật

            -  Khí hậu (nhiệt độ và lượng mưa) là yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố và đặc điểm của thực vật.

           + Khu vực xích đạo, khí hậu nóng ẩm -> phát triển rừng rậm.

           + Gần cực, khí hậu lạnh giá ->thực vật phát triển khó khăn.

            -  Địa hình:

            +Chân núi: rừng lá rộng

            +Sườn núi: rừng lá hỗn hợp

            +Sườn cao gần đỉnh: rừng lá kim

            - Đất: Các loại đất có chất dinh dưỡng khác nhau nên thực vật khác nhau.

b. Đối với động vật

            - Khí hậu ảnh hưởng đến sự phân bố động vật trên Trái Đất.

            - Động vật chịu ảnh hưởng khí hậu ít hơn vì động vật có thể di chuyển.

c. Mối quan hệ giữa thực vật với động vật

            - Sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phân bố các loài động vật.

            - Thành phần, mức độ tập trung của thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố các loài động vật.

Loigiaihay.com

Lý thuyết sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật Địa lí 10 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu.

I. Sinh quyển

- Là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.

- Phạm vi của sinh quyển:

+ Phía trên: tiếp xúc với tầng ô-dôn.

+ Phía dưới: đến đáy đại dương nơi sâu nhất trên 11 km, trên lục địa đáy của lớp vỏ phong hóa.

=> Sinh quyển bao gồm toàn bộ tầng thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển và phần trên của thạch quyển.

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật

1. Khí hậu

- Nhiệt độ:

+ Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định.

+ Nhiệt độ thích hợp, sinh vật phát triển nhanh, thuận lợi.

- Nước và độ ẩm không khí: là môi trường thuận lợi, sinh vật phát triển mạnh.

- Ánh sáng:

+ Quyết định quá trình quang hợp của cây xanh.

+ Cây ưa sáng phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng, những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm.

2. Đất

- Đặc điểm: Các đặc tính lí, hóa, độ phì ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của thực vật.

- Ví dụ: Đất ngập mặn có rừng ngập mặn; đất feralit đỏ vàng có rừng xích đạo, cây lá rộng; đất chua phèn có cây tràm, cây lác,...

3. Địa hình

- Độ cao: Lên cao nhiệt độ thay đổi, độ ẩm thay đổi, thực vật phân bố thành vành đai khác nhau.

- Hướng sườn: Hướng sườn có ánh sáng khác nhau, thực vật phân bố khác nhau.

4. Sinh vật

- Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định sự phân bố, phát triển của động vật.

- Mối quan hệ: Nơi nào thực vật phong phú thì động vật phong phú và ngược lại.

5. Con người

- Ảnh hưởng đến phạm vi phân bố của sinh vật (mở rộng hay thu hẹp).

- Ví dụ:

+ Tích cực: Trồng rừng, mở rộng diện tích rừng.

+ Tiêu cực: Khai thác rừng bừa bãi, rừng thu hẹp.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 - Xem ngay

Thảo luận môn: Sinh Thái Học• Chủ đề: Ảnh hưởng của đất đến sinh vật- Thành viên:1) Trần Thành Đạt: 13530614482) Vũ Duy Khánh: 13530613063) Bùi Ngọc Diệp: 13530613784) Nguyễn Duy Khánh: 13530602175) Lê Thị Ly Na: 13530601716) Nguyễn Văn Thịnh: 1354030611Nội dung1. Tổng quan về đất2. Ảnh hưởng của đất với thực vật3. Ảnh hưởng của đất với động vật4. Tình trạng ô nhiễm môi trường đất5. Kết luận1. Tổng quan về đấta. Khái niệmĐất là thuật ngữ chỉ những vật chất nằm trênbề mặt trái đất, có khả năng hỗ trợ sinh trưởngcủa thực vật và là môi trường sống của độngvật, vi sinh vật...1. Tổng quan về đấtb. Sự hình thành đấtđá mẹđịahìnhsinhvậtĐấtkhíhậu1. Tổng quan về đấtc. Thành phần đất1. Do đáphá hủyChất vôcơChất hữu2. Do độngcơvật phânhủy3. Thựcchất làdung dịchNướcđấtSinh vậtKhôngkhí5. Côntrùng,nguyênsinh, tảo4. O2,CO2, N22. Ảnh hưởng của đất đến thực vậtẢnh hưởng tới sự sinhtrưởng và phát triển.1Ảnh hưởng tới sự phân bố.2Ảnh hưởng tới hệ rễ3Ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển.• Độ phì, độ chua, độ mặn, độ pH... có ảnh hưởng lớn tớiđời sống thực vật• VSV trong đất phân giải, chuyển hóa chất vô cơ và hữu cơphức tạp thành các chất đơn giản mà cây trồng dễ sửdụngVD: Vi khuẩn nốt sần cây họ đậu.Vi khuẩn phân giải hydratcacbon.• Chất hữu cơ chứa các hợp chất kháng sinh và mùn là "khothức ăn" cho thực vật, giúp thực vật chống lại sâu bệnh• Nhiệt độ, không khí đất ảnh hưởng tới sự ra hoa, kết quảcủa câyRừng ngập mặnRhizobium - Loại vikhuẩn có khả năng cốđịnh nitơ khí trờithành đạm hợp chất.Trong quá trình cộngsinh với cây họ đậu, vikhuẩn cung cấp hợpchất đạm cho đất vàcâyMùn bã hữu cơẢnh hưởng tới bộ rễ.• Hệ rễ của các loài cây vùng sa mạc có loài rễ ăn lan sát mặtđất nhưng cũng có loài rễ ăn sâu tới 20m• Vùng đầm lầy phần lớn các cây gỗ đều có rễ cọc chết sớmhoặc không phát triển nhưng hình thành nhiều rễ bênxuất phát từ gốcẢnh hưởng tới sự phân bố và cơ cấu cây trồng• Cùng với điều kiện khí hậu thì đất đóng vai trò quantrọng đối với sự phân bố cây trồng.• Mỗi loài cây trồng sẽ thích hợp sinh trưởng và phát triểnở những loại đất khác nhauVD: Đất bazan và feralit thích hợp trồng các cây côngnghiệp như: Cao su, hồ tiêu, Cà phê...Đất đồng bằng, phù sa màu mỡ thích hợp với cây lúanước3.Ảnh hưởng tới động vật• Đất là môi trường sống chủ yếu của nhiều loàiđộng vật3. Ảnh hưởng tới động vật- Đối với động vật sống trong lòng đất gồm• VSV: vi khuẩn, virus, vsv phân giải…• Động vật đất: giun đất, tiểu túc, nhuyễnthể…Những loài này lấy đất làm môi trường sống,lấy chất dinh dưỡng từ đất đồng thời chúngcũng góp phần làm tăng độ phì nhiêu của đất3. Ảnh hưởng tới động vật- Đối với động vật sống trên mặt đất• Đất đóng vai trò điều hòa nhiệt độ giúp độngvật tồn tại và phát triển• Đất nuôi dưỡng thực vật là nguồn thức ăncho nhiều loài động vật4. Ô nhiễm môi trường đất- Thực trạng• Đất bị xói mòn• Đất bị ô nhiễm do rác thải công nghiệp, rácthải sinh hoạt…• Đất bị nhiễm hóa chất do hoạt động nôngnghiệp• Đất bị nhiễm chua, nhiễm phèn…5. Kết luậnCùng với các nhân tố sinh thái ánh sáng, nhiệt độ,độ ẩm…. thì đất cũng đóng vai trò rất quan trọng đốivới đời sống sinh vậtTuy nhiên môi trường đất đang bị ô nhiễm ảnhhưởng lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của sinhvật, trong đó có cả con ngườiVì vậy chúng ta phải có ý thức và những biện phápthiết thực đê bảo vệ môi trườngThank you verry much