Dđối với hàng da dầy yêu cầu như thế nào

Viêm loét dạ dày là bệnh rất thường gặp ở trẻ, bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu dạ dày, ung thư dạ dày. Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh, trong đó vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori), ăn uống không khoa học và hợp lý được nhiều nghiên cứu chỉ ra là các nguyên nhân hàng đầu. Vi khuẩn HP có lây qua đường ăn uống không? Viêm loét dạ dày ở trẻ nên ăn các loại thức ăn nào? Nên kiêng các loại thức ăn nào? Ăn uống ra sao để tránh bị bệnh tái phát? Đây là các câu hỏi rất thường gặp mà các mẹ hay dành cho bác sỹ!

1. Chế độ dinh dưỡng nhằm mục đích gì?

Đầu tiên, do vi khuẩn HP chủ yếu lây lan qua đường tiêu hóa. Việc ăn uống không đảm bảo vệ sinh: bát đũa rửa chưa sạch, không rửa tay trước khi ăn, gắp mớm thức ăn cho trẻ, cho trẻ ăn hàng quán…đều là làm tăng khả năng trẻ bị lây nhiễm vi khuẩn HP. Do vậy ăn uống hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là biện pháp đầu tiên và hiệu quả ngăn chặn trẻ nhiễm vi khuẩn HP- nguyên nhân chính gây bệnh.

Mục đích tiếp theo của chế độ dinh dưỡng là giúp cho dạ dày được nghỉ ngơi, giảm tiết dịch vị, trung hòa acid, tạo điều kiện cho niêm mạc dạ dày nhanh hồi phục, vết loét nhanh liền sẹo và tránh tái phát.

2. Các nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ?

Dùng thức ăn giảm tiết dịch vị: Chất ngọt, chất béo ít gây tiết dịch vị. Thịt nạc, cá nạc gây tiết nhiều dịch vị cho nên không ăn quá nhiều thịt, cá, nước luộc thịt, cá.

Tránh dùng các loại kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị như: ớt, tiêu, giấm, cà ri, mù tạc, trái cây chua, sữa chua, dưa hành, dưa cà muối chua, nước dùng thịt, thức ăn lên men như mắm, tương, chao; thịt nguội chế biến sẵn…

Dùng thức ăn có tính chất bọc, hút, thấm niêm mạc dạ dày, giúp giảm kích thích tiết dịch vị, trung hòa acid: sữa, gạo tẻ, bánh mỳ, bánh quy…Sữa, trứng là nguồn đạm có khả năng trung hòa acid; chất béo trong sữa, trứng có tác dụng ức chế tiết dịch dạ dày đồng thời làm tăng thời gian lưu thức ăn trong dạ dày.

Thức ăn giảm tiết acid dịch vị: mật ong, đường, bánh quy, dầu thực vật...

Dùng thức ăn phải mềm, chế biến thức ăn mềm, nhừ hoặc nếu cần thì cắt nhỏ, nghiền nhuyễn, cần cho trẻ ăn chậm nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày.

Tránh dùng thức ăn sống, thô, cứng, nhiều chất xơ như gạo lứt, đậu đỗ, một số rau trái… trong thời gian đau cấp tính.

Rau lá nên chọn ăn lá non, mềm như rau đay, rau mồng tơi, rau dền. Hạn chế các loại rau sinh hơi như súp lơ xanh, bắp cải, củ hành, cải hoa, dưa leo, tiêu xanh, bắp, củ cải, dưa cải…

Không nên để thức ăn nóng quá hay lạnh quá vì làm cho dạ dày co bóp mạnh. Nhiệt độ thức ăn, nước uống thích hợp là 40º - 50º C.

Thức ăn ít có tác dụng kích thích dạ dày. Một số thức ăn quay, rán có thể làm kích thích niêm mạc dạ dày.

- Cần ăn thành nhiều bữa nhỏ, có thể ăn thêm các bữa phụ vào lúc 10 giờ, 15 giờ và 22 giờ vì ăn số lượng ít sẽ làm giảm sự căng dạ dày nên giảm tiết acid dạ dày. Không ăn quá nhiều canh cùng bữa cơm vì làm căng dạ dày gây tiết acid.

Nên ăn thường xuyên, đều đặn, không ăn quá no và không để bụng quá đói. Khoảng cách giữa các bữa ăn ngắn giúp trong dạ dày luôn có thức ăn để trung hòa acid và giảm đau.

Nên dùng chất béo từ cá (mỡ cá, cá mỡ) vì cung cấp nhiều acid béo thiết yếu và năng lượng cho cơ thể, thức ăn giàu kẽm (hàu, sò, thịt, cá…) sẽ giúp mau lành vết thương, vitamin A giúp sinh trưởng lớp tế bào biểu mô của niêm mạc dạ dày.

Sau khi ăn xong không nên chạy nhảy ngay mà cần có chế độ nghỉ ngơi

3. Phòng ngừa tái phát bằng chế độ ăn như thế nào?

Khi viêm loét dạ dày đã ổn định vẫn nên duy trì cho trẻ 2-3 bữa ăn phụ giữa các bữa ăn chính, không để trẻ ăn quá no hoặc quá đói, chọn cho trẻ thức ăn mềm, tránh những thức ăn kích thích niêm mạc dạ dày và gây tăng tiết dịch dạ dày kể trên. Cần đảm bảo cho trẻ ăn uống điều độ, đúng bữa, không nhịn đói, bỏ bữa. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống tránh nhiễm vi khuẩn HP. Ngoài ra, cần tránh cho trẻ stress, căng thẳng nhiều, đặc biệt là áp lực thi cử. Khi sử dụng thuốc, lưu ý với bác sĩ về tiền sử bệnh của trẻ để được dùng thuốc phù hợp, khi dùng thuốc nên cho trẻ uống thuốc sau ăn no.

Đau dạ dày là một bệnh lý phổ biến gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Đây còn được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cơ thể bị suy nhược. Việc nắm được những thông tin cơ bản về bệnh như nguyên nhân, các triệu chứng thường gặp và cách điều trị sẽ giúp người bệnh chủ động hơn nếu không may mắc bệnh.

1. Thế nào là đau dạ dày?

đau dạ dày là một bệnh lý thường gặp bao gồm các vấn đề về dạ dày: chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn,… Điều này gây nhiều đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Không những thế, trong nhiều trường hợp, bệnh còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sinh lý sinh dục của quý ông, quý bà, gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Dđối với hàng da dầy yêu cầu như thế nào

Đau dạ dày gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống người bệnh

Có 3 vị trí phổ biến mà người mắc chứng đau dạ dày cần quan tâm:

  • Đau vùng thượng vị: Là vùng nằm trên rốn và dưới xương ức. Bệnh nhân có cảm giác đau dữ dội hoặc đau âm ỉ kéo dài, cơn đau có thể lan sang vùng ngực hoặc xiên ra sau lưng.
  • Đau vùng bụng giữa: vùng bụng giữa còn được gọi là vùng quanh rốn, nơi đây chứa nhiều cơ quan nội tạng nên rất khó để phân biệt các bệnh lý tại vùng này. Cơn đau quặn thắt hoặc âm ỉ, có thể lan sang vùng bụng phải. Bệnh nhân thường bị buồn nôn, khó tiêu, ợ chua, đầy bụng,…
  • Đau vùng bụng dưới phía bên trái: Bệnh nhân có cảm giác đau khi đói, ăn vào đỡ đau nhưng tức bụng, nóng bụng, khó tiêu, đầy hơi,…

2. Nguyên nhân

Theo các nghiên cứu khoa học, đau dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Các nguyên nhân gây nên bệnh lý này thường phụ thuộc nhiều vào thói quen sinh hoạt của người bệnh. Cụ thể có thể điểm lại một số nguyên nhân gây đau dạ dày sau đây:

Do vi sinh vật

Nhiều loại vi khuẩn, nấm gây nên tình trạng viêm loét dạ dày gây đau, xuất huyết. Trong đó, phổ biến nhất là vi khuẩn HP, viết tắt từ Helicobacter pylori. Nhiều trường hợp bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP nhưng không bị loét dạ dày, việc uống nhiều rượu bia, ăn đồ độc hại sẽ tạo môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển và gây hại dạ dày.

Dđối với hàng da dầy yêu cầu như thế nào

Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân gây các bệnh lý tại dạ dày

Do thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng viêm loét dạ dày. Những người có thói quen xấu trong ăn uống thường mắc phải bệnh liên quan đến dạ dày:

  • Ăn uống không điều độ, đúng giờ, ăn quá khuya.
  • Ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
  • Ăn nhiều đồ chua, đồ cay nóng, chiên rán.
  • Vừa ăn vừa làm những việc khác như xem tivi, đọc sách, chơi game, học bài,…
  • Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo chất lượng, thực phẩm bẩn, ôi thiu, hư hỏng,…
  • Sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích.

Tất cả các thói quen ăn uống không khoa học đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày và hệ tiêu hóa. Vì thế cần có một thói quen ăn uống điều độ, hợp lý để bảo vệ sức khỏe tiêu hóa của bạn.

Yếu tố tâm lý

Những người thường xuyên bị căng thẳng, áp lực thường có nguy cơ đau dạ dày cao hơn những người bình thường. Nguyên nhân là do căng thẳng, áp lực khiến dạ dày tăng co bóp và tiết dịch, mất cân bằng dẫn đến tự bào mòn niêm mạc gây viêm loét.

Dđối với hàng da dầy yêu cầu như thế nào

Người thường xuyên chịu áp lực thường mắc bệnh tiêu hóa cao hơn bình thường

Do bệnh lý

Một số bệnh lý đường tiêu hóa gây ảnh hưởng xấu đến chức năng của dạ dày như: viêm hoặc ung thư tuyến tụy, túi mật, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích,… Ngoài ra, đau dạ dày còn có thể là hậu quả của các bệnh lý tại tuyến giáp do tuyến này điều khiển chức năng tiêu hóa của dạ dày.

Do dùng thuốc

Các thuốc kháng viêm không chứa steroid và thuốc kháng sinh liêu cao gây ức chế hệ vi sinh vật có hại trong dạ dày, dẫn đến nhiều hệ lụy không mong muốn như: viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày,....

3. Triệu chứng

Đau dạ dày là một bệnh nguy hiểm nhưng có thể được nhận biết dễ dàng qua các triệu chứng dưới đây:

Đau bụng vùng thượng vị: đây là triệu chứng phổ biến và dễ nhận biết nhất. Người bệnh thường bị đau rát vùng thượng vị, đôi khi tức ngực. Tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể bị nhầm lẫn với 1 số bệnh lý khác tại vùng tương ứng. Ngoài ra bệnh nhân còn có thể đau vùng giữa bụng hoặc bên trái.

buồn nôn: khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương thì dạ dày sẽ bị kích thích, bệnh nhân luôn có cảm giác buồn nôn, khó chịu.

Ợ chua: Một số nguyên nhân làm dạ dày tăng tiết dịch sẽ làm mất cân bằng pH dạ dày, dẫn đến chứng trào ngược thực quản gây nên ợ chua.

Chán ăn: Khi dạ dày không hoàn thành nhiệm vụ của mình, người bệnh sẽ không có cảm giác đói. Điều đó dẫn đến người bệnh cảm thấy chán ăn và không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, lâu dần gây suy nhược cơ thể.

Xuất huyết tiêu hóa: Các trường hợp viêm loét dạ dày nặng sẽ gây xuất huyết dạ dày. Biểu hiện là nôn ra máu tươi, phân màu cà phê,… Đây là một dấu hiệu cảnh báo sự nghiêm trọng của chứng đau dạ dày mà bạn không nên xem thường.

Khi có các triệu chứng điển hình của chứng đau và viêm loét dạ dày, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được khám và điều trị sớm. Việc này sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Dđối với hàng da dầy yêu cầu như thế nào

Cần đi khám khi có các dấu hiệu điển hình của bệnh dạ dày

4. Điều trị

Bệnh dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra, điều trị thường cần có thời gian dài thì bệnh nhân mới có thể bình phục. Vì thế, ngay khi gặp các dấu hiệu bất thường ở cơ quan tiêu hóa, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Có chế độ sinh hoạt khoa học: Đau dạ dày chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi thói quen ăn uống và sinh hoạt. Vì thế, để việc điều trị có kết quả tốt, bạn cần có một thói quen sống khoa học, hợp lý:

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây và các thức ăn tốt cho dạ dày.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, thực phẩm không đảm bảo chất lượng.
  • Hạn chế sử dụng thức uống có gas, cồn.
  • Thường xuyên vận động thể dục để nâng cao sức đề kháng.
  • Tránh thức khuya, tránh căng thẳng.

Dđối với hàng da dầy yêu cầu như thế nào

Tập luyện thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe

Điều trị bằng thuốc: Để điều trị dứt điểm đau dạ dày, ngoài các phương pháp nói trên thì bệnh nhân cần sử dụng các thuốc có tác dụng tốt trong điều trị bệnh dạ dày. Một số lưu ý cho bệnh nhân khi điều trị đau dạ dày bằng thuốc: sử dụng thuốc đúng liều, đúng giờ, không được tự ý dùng thuốc ngoài đơn thuốc của bác sĩ.

Đau dạ dày là một căn bệnh tuy phổ biến nhưng không thể chủ quan. Với những thông tin cung cấp trên đây, chúng tôi mong rằng bạn đã có những kiến thức hữu ích để có thể kiểm soát bệnh tình của mình tốt hơn. Nếu có các vấn đề thắc mắc về sức khỏe, vui lòng liên hệ với MEDLATEC chúng tôi qua hotline 1900 56 56 56 để được giải đáp.