Đề văn so sánh văn học lớp 10 và 11

Muốn đạt điểm cao thi vào lớp 10, học sinh cần có dẫn chứng thực tế khi làm bài văn nghị luận xã hội, nắm chắc các tác phẩm nghị luận văn học và phân biệt được các dạng đề, tránh mất điểm đáng tiếc khi xác định sai yêu cầu đề bài, trả lời thiếu trọng tâm, không tuân thủ các nguyên tắc trình bày.

Đề văn so sánh văn học lớp 10 và 11

Nghị luận xã hội: Cần dẫn chứng thực tế

Cô Văn Trịnh Quỳnh An, giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI đưa ra một số lưu ý kỹ năng giúp học sinh dễ dàng chinh phục được các dạng bài nghị luận xã hội, nghị luận văn học trong đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn.

Ở phần Nghị luận xã hội, đề bài thường yêu cầu học sinh chọn 1 trong một số quan điểm. Do đó, ngay ở phần mở bài, các em phải chỉ rõ vấn đề nghị luận để người chấm bài dễ dàng biết được phương án lựa chọn. Sau đó, học sinh sẽ dễ dàng triển khai ở phần thân bài hơn.

Học sinh sẽ có được 0,25 điểm nếu đảm bảo được cấu trúc: Mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài phải khẳng định lại được vấn đề.

Một trong những phương pháp để học sinh có thể làm được bài tốt hơn, đó là hãy chia đoạn ở phần thân bài. Phần thân bài sẽ triển khai các ý bao gồm: giải thích, bàn luận, mở rộng, nêu bài học. Mỗi phần này các em hãy chia ra 1 đoạn để ý của mình được rõ ràng và sáng sủa hơn. Những bài văn trình bày rõ ràng, sáng ý luôn chiếm được nhiều cảm tình của người chấm điểm.

Yêu cầu quan trọng khi làm bài nghị luận xã hội là phải có dẫn chứng thực tế. Học sinh có thể lấy dẫn chứng từ những trường hợp là con người, hoạt động, tổ chức, phong trào cụ thể hoặc dùng lập luận của mình để tạo ra một dẫn chứng. Tuy nhiên, các em thường mắc phải lỗi, đó là lấy dẫn chứng không đúng cho yêu cầu cần nghị luận, hoặc lấy những dẫn chứng không tiêu biểu.

Nghị luận văn học

Với bài Nghị luận văn học, học sinh cần nắm chắc nội dung tác phẩm, phải phân biệt dạng đề liên hệ và thể hiện cảm nhận về tác phẩm.

Đề thi sẽ không yêu cầu các em phải phân tích quá sâu sắc hay thể hiện những kiến giải của bản thân. Yêu cầu đơn giản là cần biết viết 1 bài văn nghị luận về tác phẩm văn học (đoạn văn, đoạn thơ, nhân vật). Đây là kiểu bài đơn giản, tuy nhiên học sinh phải nắm được cách làm cơ bản: mở bài giới thiệu vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết luận tổng kết vấn đề. Khi triển khai vấn đề, hãy nhớ phải luôn bám sát đề.

Với dạng đề liên hệ, học sinh thường mắc phải lỗi sai là phân tích luôn cả tác phẩm liên hệ. Đây là thao tác dư thừa. Khi liên hệ, các em chỉ cần tìm ra được điểm tương đồng với văn bản có sẵn.

Còn ở dạng đề thể hiện cảm nhận về 2 tác phẩm, các em phải phân tích cả 2 tác phẩm thông qua việc làm rõ các yếu tố nghệ thuật.

Theo các giáo viên tổ Ngữ văn của HOCMAI, nghị luận văn học dạng so sánh trong đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn là dạng bài phức tạp bởi phạm vi kiến thức không chỉ nằm trong một tác phẩm, đòi hỏi học sinh phải có định hướng viết phù hợp.

Để giành điểm cao đối với dạng bài này khi làm bài thi, học sinh cần tham khảo ngay những hướng dẫn dưới đây:

Đề văn so sánh văn học lớp 10 và 11

Những lỗi sai cần tránh

Với những lỗi để mất điểm đáng tiếc, cô Đỗ Khánh Phượng đưa ra lời khuyên về 5 lỗi chung hay gặp nhất.

Ngoài ra, học sinh cần phân chia thời gian làm bài hợp lí cho từng câu hỏi để đảm bảo chất lượng của bài thi, không vì mải mê làm những câu mình nắm chắc kiến thức nhất mà dành thời gian ít cho những câu hỏi khác, dẫn đến những câu sau thường bị thiếu ý, bài viết sơ sài, không đúng trọng tâm đề bài.

Dưới đây là một số câu hỏi thuộc dạng đề so sánh hai tác phẩm văn học thí sinh cần đặc biệt lưu ý để tránh bị bỡ ngỡ nếu có gặp phải trong đề thi môn Ngữ văn sắp tới.

Đề văn so sánh văn học lớp 10 và 11

Đề bài so sánh thông thường sẽ thuộc các dạng

  • So sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm văn học
  • So sánh hai đoạn thơ
  • So sánh hai đoạn văn
  • So sánh hai nhân vật
  • So sánh cách kết thúc hai tác phẩm
  • So sánh phong cách tác giả
  • So sánh, đánh giá hai lời nhận định về một tác phẩm.

Để hiểu thêm về các dạng đề so sánh, Hoc.vtc.vn xin tổng hợp lại một số dạng câu hỏi so sánh thường xuyên xuất hiện trong đề thi phầnnghị luận văn học.

1. Bài thơ sóng và vội vàng

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

“Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ”

(Sóng – Xuân Quỳnh)

“Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất, Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi”

(Vội vàng – Xuân Diệu)

2. Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” và “Chiếc thuyền ngoài xa”

So sánh nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” với người đàn bà làng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”.

3. Tác phẩm Rừng xà nu và Chiếc thuyền ngoài xa

Trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, trước mặt kẻ thù hung bạo, nhân vật Mai – người mẹ đã lấy thân mình che chở cho con trong hiểm nguy khốc liệt. Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, nhân vật người đàn bà hàng chài chịu đựng nhiều đau khổ, nhọc nhằn vì đàn con. Từ đó, anh/ chị hãy phân tích vẻ đẹp của tình mẫu tử ở hai nhân vật này.

4. Tác phẩm Vợ nhặt và Chiếc thuyền ngoài xa

Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt – Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu).

5. Tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ

So sánh giá trị nhân đạo trong Vợ nhặt( Kim Lân) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài).

6. Tác phẩm Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình

So sánh chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.

7. Bài thơ Đây thôn Vĩ dạ và tác phẩm Ai đặt tên cho dòng sông

Cảm nhận vẻ đẹp xứ Huế qua hai tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) và Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường).

8. Tác phẩm Vợ chồng A Phủ và Rừng xà nu

So sánh hai nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ và Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu.

9. Tác phẩm Chí Phèo và Vợ nhặt

So sánh 2 hình ảnh bát cháo hành của Thị Nở trong Chí phèo (Nam Cao) và cháo cám của bà mẹ Tứ trong Vợ nhặt (Kim Lân).

Hoặc:

So sánh cái kết trong tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao) với sự xuất hiện trở lại của cái lò gạch cũ và cái kết trong Vợ nhặt (Kim Lân) với hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới.

10. Bài thơ đất nước và Mặt đường khát vọng

So sánh hình tượng đất nước trong bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi) và đoạn trích Đất nước (Trích trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm).

11. Tác phẩm Chữ người tử tù và Người lái đò sông Đà

So sánh 2 nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù và nhân vật ông lái đò trong tác phẩm Người lái đò sông Đà để làm rõ sự khác biệt trong cách xây dựng hình tượng nhân vật của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945.