đồ uống giáng sinh còn được gọi là sữa đấm là gì?

Bị bệnh tiểu đường đồng nghĩa với việc bạn phải quản lý những thức ăn và đồ uống mà bạn dùng, biết số lượng carbohydrate và cách chúng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Khi bạn chọn được các đồ uống phù hợp nó không những có thể giúp bạn tránh các tác dụng phụ khó chịu mà còn giúp bạn quản lý các triệu chứng và duy trì cân nặng hợp lý.

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến nghị đồ uống không calo hoặc ít calo có thể ngăn chặn sự tăng đột biến của lượng đường trong máu. Do đó, nó luôn là lựa chọn tốt nhất của bạn mà bạn nên có. Bạn có thể vắt một ít chanh tươi hoặc nước cốt chanh vào đồ uống của mình để tạo thêm hương vị và để có một cảm giác sảng khoái khi uống. Hãy nhớ rằng ngay cả những lựa chọn đồ uống ít đường, chẳng hạn như nước ép rau cũng nên được tiêu thụ vừa phải. Sữa ít béo cũng là một lựa chọn bổ dưỡng nhưng nó có nhược điểm là chứa đường, lactose. Nên bạn cần phải cân nhắc với tổng lượng carbohydrate cho phép trong ngày. Các lựa chọn từ sữa cũng không được coi là đồ uống ít đường.

Dù bạn đang ở địa điểm hay bối cảnh nào thì đây là những lựa chọn đồ uống thân thiện với bệnh tiểu đường nhất.

Khi nói đến hydrat hóa, nước là lựa chọn tốt nhất cho những người mắc bệnh tiểu đường vì nó sẽ không làm tăng lượng đường trong máu của bạn.

Cơ thể một khi được cung cấp đủ nước thì có thể loại bỏ lượng glucose dư thừa qua nước tiểu. Viện Y học khuyến nghị nam giới nên uống khoảng 13 cốc, tương đương 3.08 l mỗi ngày và phụ nữ uống khoảng 9 cốc tương đương 2,13l mỗi ngày.

Nếu nước lọc không hấp dẫn bạn, hãy tạo ra một số loại nước bằng cách thêm lát chanh hoặc cam, thêm một nhánh của các loại thảo mộc có hương vị, chẳng hạn như bạc hà, húng quế hoặc tía tô đất hoặc nghiền một vài quả mâm xôi tươi hoặc đông lạnh vào đồ uống của bạn.

đồ uống giáng sinh còn được gọi là sữa đấm là gì?

Nước giúp loại bỏ lượng glucose dư thừa qua nước tiểu

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà xanh có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe tổng thể, nó cũng có thể giúp giảm huyết áp và giảm mức cholesterol LDL có hại.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng uống 6 cốc, tương đương 1,42 l mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, cần thêm nhiều nghiên cứu để xác minh luận điểm này.

Cho dù bạn chọn trà xanh, trà đen hay trà thảo mộc thì bạn cũng nên tránh những loại trà có thêm đường. Để có một hương vị hấp dẫn, bạn hãy tự pha trà đá bằng cách sử dụng trà thơm ướp lạnh như rooibos và thêm vài lát chanh. Nếu bạn không bận tâm đến caffeine thì Earl Grey và trà xanh hoa nhài cũng là những lựa chọn tuyệt vời cho bạn.

Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy uống cà phê có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mức nguy cơ thậm chí còn thấp hơn đối với những người uống từ 2 đến 3 cốc mỗi ngày và cũng có tác dụng tương tự với những người uống 4 cốc trở lên mỗi ngày. Tác dụng này xảy ra ở cả cà phê có chứa caffeine và cà phê không chứa caffeine, vì vậy nếu caffeine khiến bạn cảm thấy bồn chồn, hãy thoải mái uống một tách cà phê decaf.

Cũng giống như đối với trà, điều quan trọng là cà phê của bạn không bị thêm đường. Cà phê khi được bổ sung sữa, kem, đường thì sẽ làm tăng tổng lượng calo và có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Nhiều chất làm ngọt không có calo hoặc ít calo có sẵn và bạn có thể chọn sử dụng chúng.

Trong khi hầu hết 100% nước ép trái cây là 100% đường thì bạn có thể thử nước ép cà chua hoặc nước ép rau. Tự làm hỗn hợp rau lá xanh, cần tây hoặc dưa chuột với một ít quả mọng để cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất.

Bạn nên cân nhắc việc bổ sung các sản phẩm từ sữa vào chế độ ăn của mình vì chúng chứa các vitamin, khoáng chất quan trọng và giúp bổ sung thêm carbohydrate vào chế độ ăn uống của bạn. Hãy luôn nhớ chọn các loại sữa không đường, ít béo hoặc tách béo.

Bạn nên giới hạn cho mình từ hai đến ba ly mỗi ngày. Bạn cũng có thể thử các lựa chọn khác chẳng hạn như hạt bổ sung hoặc nước cốt dừa. Lưu ý rằng đậu nành và sữa gạo có chứa carbohydrate, vì vậy hãy kiểm tra nhãn trên bao bì trước khi mua và dùng chúng. Ngoài ra, Bạn cũng nên lưu ý là nhiều loại sữa thay thế có thể thiếu vitamin D và canxi trừ khi chúng được tăng cường và một số loại sữa hạt có chứa một lượng protein tối thiểu.

Tránh đồ uống có đường bất cứ khi nào có thể vì chúng không chỉ có thể làm tăng lượng đường trong máu mà còn có thể chiếm một phần đáng kể lượng calo khuyến nghị hàng ngày.

Soda chiếm vị trí hàng đầu trong danh sách đồ uống nên tránh. Trung bình, một lon soda có một lượng lớn 40 gam carbohydrate và 150 calo.

Đồ uống có đường này cũng có liên quan đến việc tăng cân và sâu răng, vì vậy tốt nhất bạn nên để chúng trên kệ hàng. Thay vào đó, hãy uống nước hoặc trà pha trái cây không đường.

Nước tăng lực có thể chứa nhiều caffeine và carbohydrate. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước tăng lực không chỉ làm tăng lượng đường trong máu của bạn mà còn có thể gây ra kháng insulin. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Quá nhiều caffeine có thể gây lo lắng, tăng huyết áp của bạn dẫn đến mất ngủ. Tất cả những điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn.

Mặc dù 100% nước trái cây là tốt ở mức độ vừa phải, nhưng tất cả các loại nước trái cây đều có thể bổ sung một lượng lớn carbohydrate vào chế độ ăn uống của bạn và là đường nguyên chất (tự nhiên). Sự kết hợp này có thể tàn phá lượng đường trong máu của bạn và làm tăng nguy cơ tăng cân.

Đồ uống có hương vị trái cây hoặc quả đấm có thể chứa nhiều đường như một loại soda đầy đủ calo. Nếu bạn có cảm giác thèm nước trái cây không giảm, hãy đảm bảo bạn chọn loại nước trái cây nguyên chất 100% và không chứa thêm đường.

Ngoài ra, giới hạn khẩu phần của bạn ở mức 4 ounce (0,12 l), điều này sẽ làm giảm lượng đường của bạn xuống chỉ còn 3,6 thìa cà phê (15 gram). Thay vào đó, bạn có thể cân nhắc thêm một hoặc hai loại nước trái cây yêu thích của mình vào nước có ga.

Theo một nghiên cứu năm 2014 trên chuột cho thấy, chất làm ngọt nhân tạo, chẳng hạn như chất làm ngọt có trong soda ăn kiêng đã bị cáo buộc là ảnh hưởng tiêu cực đến vi khuẩn trong ruột. Các nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng điều này có thể làm tăng kháng insulin, gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu năm 2015 trên chuột cũng cho thấy vi khuẩn đường ruột có thể phản ứng với chất thay thế đường và do đó mỗi loài động vật có thể phản ứng khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần có những nghiên cứu thêm vì hầu hết các nghiên cứu cho đến nay đều sử dụng chuột hoặc một số lượng nhỏ đối tượng là người.

Một nghiên cứu năm 2009 đã tìm ra mối liên hệ giữa việc tăng lượng soda ăn kiêng với nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa. Hội chứng này đề cập đến một nhóm các điều kiện bao gồm huyết áp cao, hàm lượng cholesterol cao, lượng chất béo trung tính cao, tăng cân, lượng đường trong máu cao.

Một nghiên cứu năm 2016 chỉ ra rằng những người uống sô-đa ăn kiêng đã làm tăng lượng đường trong máu và vòng eo. Tuy nhiên, nghiên cứu này không kiểm soát các bữa ăn, không kiểm soát các hoạt động thể chất hoặc các biến số khác trước khi mỗi vòng thử nghiệm được thực hiện. Hơn nữa, các tác giả nói rằng những người có mức insulin cao hơn khi bắt đầu nghiên cứu có thể đã gặp các vấn đề về trao đổi chất không liên quan đến việc họ uống nước ngọt không đường. Đối với hầu hết những người sống chung với bệnh tiểu đường, nước ngọt không đường an toàn ở mức độ vừa phải.

đồ uống giáng sinh còn được gọi là sữa đấm là gì?

Người bệnh tiểu đường cần thận trọng với đồ uống có cồn

Nếu bạn bị cao huyết áp hoặc tổn thương dây thần kinh do bệnh tiểu đường thì uống rượu có thể làm trầm trọng thêm những tình trạng này. Do đó, bạn nên kiểm tra với bác sĩ của mình để xác định xem đồ uống có cồn có an toàn cho bạn uống hay không.

Rượu có thể làm giảm lượng đường trong máu trong vài giờ tiếp theo sau khi uống. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người dùng insulin hoặc các loại thuốc khác có thể gây hạ đường huyết hoặc lượng đường trong máu thấp. Một số loại rượu chưng cất thường được trộn với nước ngọt hoặc nước trái cây chứa đường có thể làm tăng lượng đường trong máu.

Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy những người đàn ông uống đồ uống có cồn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 tăng lên. Tuy nhiên, đối với phụ nữ thì nguy cơ còn phụ thuộc vào mức tiêu thụ.

Uống nhiều rượu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiền tiểu đường hoặc tiểu đường loại 2, trong khi uống rượu vừa phải có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Một số nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng có lợi của rượu vang đỏ đối với bệnh tiểu đường, mặc dù bằng chứng vẫn chưa chắc chắn. Do đó, nếu bạn định uống đồ uống có cồn, rượu vang đỏ có thể là một lựa chọn tốt vì nó có một số đặc tính chống oxy hóa và có thể có hàm lượng carbohydrate thấp hơn. Các loại rượu có vị ngọt hơn có nhiều đường hơn. Uống rượu vang đỏ vừa phải như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh không làm tăng cân và không làm tăng bất kỳ tác dụng chuyển hóa có hại nào ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Các hướng dẫn khuyến cáo rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế uống 1 ly hoặc ít hơn mỗi ngày đối với phụ nữ và 2 ly trở xuống mỗi ngày đối với nam giới. Đối với các thức uống khác là 5 ounce (0,15l) rượu vang, 1 1/2 ounce (0,04 l) rượu mạnh chưng cất hoặc một cốc bia 12 ounce. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần có những nghiên cứu thêm để hiểu mối quan hệ tiềm ẩn giữa nguy cơ tiểu đường và uống rượu.

Một khi mắc tiểu đường, bạn hãy lưu ý chọn những đồ uống đơn giản. Hãy chọn nước lọc bất cứ khi nào có thể hoặc trà không đường và tất cả đồ uống không đường cũng là những lựa chọn tốt. Nước trái cây tự nhiên và sữa tách béo thường tốt nhưng nên uống ở mức độ vừa phải.

Nếu bạn thèm một chút ngọt trong đồ uống của mình, hãy thử thêm các nguồn tự nhiên như thảo mộc thơm, thêm lát trái cây có múi và một vài quả mọng nghiền nát.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: healthline.com

XEM THÊM: