Đổi tiền giấy cũ ở đâu

Z7_10A8HCO0N8J350AFNMB9023C95

Đổi tiền giấy cũ ở đâu
Web Content Viewer

Component Action Menu Actions


Page 2

Z7_10A8HCO0N8J350AFNMB9023C95

Web Content Viewer

Component Action Menu Actions

Ngân hàng Nhà nước có chế độ thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, đặc biệt thu đổi các loại tiền mệnh giá nhỏ rách nát, hư hỏng để làm sạch đẹp đồng tiền trong lưu thông.

Trước kia việc đổi tiền rách, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông được phân làm hai loại. Nếu do quá trình lưu thông và do quá trình in - đúc thì thu đổi không thu phí, do bảo quản làm hư hỏng thì có thu phí.

Đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã có quy định các ngân hàng phải tạo điều kiện cho người dân có nhu cầu đổi tiền, không được từ chối đổi hoặc thu phí đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.

Bởi vậy, người dân có thể đến đổi tiền tại các chi nhánh ngân hàng hay vì đến các điểm đổi tiền ngoài chợ để phải trả phí cao.

Đổi tiền giấy cũ ở đâu

Các loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông hiện được đổi hoàn toàn miễn phí tại các chi nhánh ngân hàng

Theo Quyết định số 1722 hướng dẫn thu hồi và đổi các loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông của Ngân hàng Nhà nước, ấn định phí đổi 3 - 4% với các món tiền biến dạng, hỏng do quá trình bảo quản.

Riêng các loại tiền hỏng do lưu thông sẽ được ngân hàng đổi miễn phí.

Quyết định 1722 cũng phân loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông thành 3 dạng:

  • Tiền biến dạng, hư hỏng do quá trình lưu thông
  • Tiền biến dạng, hư hỏng do quá trình bảo quản
  • Tiền biến dạng, hư hỏng do hành vi hủy hoại

Để đổi tiền, người dân có thể đến chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước. 

Các đơn vị này cũng phải niêm yết công khai tại nơi giao dịch về tiêu chuẩn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Loại thứ nhất bao gồm các loại tiền giấy, polymer bị nhàu, nát, bẩn, rách rời hay liền mảnh được can, dán lại, mất góc (kích thước theo mỗi cạnh tờ bạc không quá 10 mm), mờ nhạt màu sắc, hình ảnh, hoa văn, chữ, số do quá cũ, hoặc do lớp mực in bị mòn trong quá trình lưu thông. 

Loại tiền biến dạng, hư hỏng do quá trình bảo quản gồm tiền giấy, tiền polymer dính mực; bị thủng, rách mất một phần; cháy hoặc biến dạng do tiếp xúc với nguồn nhiệt cao; giấy in, màu sắc, đặc điểm kỹ thuật bảo an của đồng tiền bị biến dạng do tác động của hóa chất (như chất tẩy rửa, axít, chất ăn mòn...); viết, vẽ trên đồng tiền; đồng tiền bị mục hoặc biến dạng bởi các lý do khác. 

Được biết, số tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, sau khi thu đổi sẽ được hủy. Phần phí thu được sẽ dùng vào việc tái tạo các đồng tiền khác.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, trường hợp phát hiện tiền biến dạng, hư hỏng nghi do hành vi hủy hoại, đơn vị thu - đổi lập biên bản tạm thu giữ hiện vật và chuyển ngay đến cơ quan công an trên địa bàn để xem xét. Kết luận của cơ quan công an là cơ sở để đơn vị thu đổi thực hiện đổi cho khách hàng hoặc xử lý hiện vật theo quy định của pháp luật.

Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông được đổi là tiền giấy, tiền polymer, tiền kim loại và phải có đủ các điều kiện sau:

1. Tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành, đang lưu hành hợp pháp;

2. Tiền hư hỏng, biến dạng không phải do hành vi hủy hoại;

3. Trường hợp tờ tiền bị cháy, thủng, rách mất một phần thì diện tích còn lại phải bằng hoặc lớn hơn 60% diện tích tờ tiền cùng loại; nếu được can dán từ hai mảnh tờ bạc cùng mệnh giá, cùng loại thì phải có diện tích lớn hơn 90% diện tích tờ tiền cùng loại.

Đối với tiền polymer bị cháy hoặc biến dạng do tiếp xúc với nguồn nhiệt cao, diện tích còn lại được xác định trên cơ sở bố cục tổng thể, hình ảnh, hoa văn và các đặc điểm kỹ thuật bảo an còn lại của tờ tiền.

Vì những tờ tiền này đều bị trả lại khi mang ra tiêu nên tôi đều giữ lại chứ không mang ra dùng. Tôi xin hỏi ở TPHCM có địa điểm nào nhận đổi tiền cũ, tiền rách không đủ điều kiện lưu thông?

Luật sư tư vấn

Theo điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 điều 4 Thông tư số 25/2013 ngày 2/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông:

1. Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông (nhóm nguyên nhân khách quan):Tiền giấy bị thay đổi màu sắc, mờ nhạt hình ảnh hoa văn, chữ, số; nhàu, nát, nhòe, bẩn, cũ; rách rời hay liền mảnh được can dán lại nhưng còn nguyên tờ tiền.

2. Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình bảo quản (nhóm nguyên nhân chủ quan):Tiền giấy bị thủng lỗ, rách mất một phần; tiền được can dán; cháy hoặc biến dạng do tiếp xúc với nguồn nhiệt cao; giấy in, màu sắc, đặc điểm kỹ thuật bảo an của đồng tiền bị biến đổi do tác động của hóa chất (như chất tẩy rửa, axít, chất ăn mòn...); viết, vẽ, tẩy xóa; đồng tiền bị mục hoặc biến dạng bởi các lý do khác nhưng không do hành vi hủy hoại.

Ngoài ra, khoản 1 điều 6 Thông tư số 25/2013/TT-NHNN cũng quy định về việc đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông như sau:

Đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông quy định tại khoản 1 và khoản 3 điều 4 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi có trách nhiệm thực hiện việc thu, đổi ngay cho khách hàng có nhu cầu, không hạn chế số lượng, không yêu cầu thủ tục giấy tờ.

Như vậy, nếu tiền này rách, cũ mờ, can dán do quá trình lưu thông thì bạn có thể đổi tiền này ở Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM. Ngân hàng Nhà nước không hạn chế số lượng và không yêu cầu thủ tục giấy tờ.

Tuy nhiên, nếu tiền của bạn rách nát, hư hỏng do quá trình bảo quản muốn được đổi thì phải đáp ứng các điều kiện theo khoản 2 điều 6 Thông tư số 25/2013/TT-NHNN như sau:

- Tiền rách nát, hư hỏng không phải do hành vi hủy hoại.

- Trường hợp tờ tiền bị cháy, thủng, rách mất một phần thì diện tích còn lại phải bằng hoặc lớn hơn 60% so với diện tích tờ tiền cùng loại. Nếu được can dán thì tờ tiền phải có diện tích tối thiểu bằng 90% so với diện tích tờ tiền cùng loại và đảm bảo nguyên gốc, nguyên bố cục một tờ tiền (mặt trước, mặt sau; trên, dưới; bên phải, bên trái), đồng thời nhận biết được các yếu tố bảo an.

Đối với tiền polymer bị cháy hoặc biến dạng co nhỏ lại do tiếp xúc với nguồn nhiệt cao, thì diện tích còn lại tối thiểu phải bằng 30% so với diện tích tờ tiền cùng loại và còn giữ nguyên bố cục một tờ tiền, đồng thời nhận biết được ít nhất hai trong các yếu tố bảo an như: yếu tố hình ẩn trong cửa sổ nhỏ, mực không màu phát quang, phát quang hàng số sêri, dây bảo hiểm, yếu tố IRIODIN, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nếu không đủ điều kiện được đổi tiền nêu trên, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đơn vị thu đổi trả lại tiền cho bạn và thông báo lý do.

Do đó, bạn cần xem xét lại những tờ tiền của mình có đáp ứng các điều kiện nêu trên hay không rồi mang đến chi nhánh Ngân hàng Nhà nước ở TP HCM để đổi tiền.

Luật sư, Thạc sĩ Phạm Quốc Bảo
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội