Đơn vị mmol/l là gì

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Hoàng Đăng Mịch - Trưởng khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Đái tháo đường còn gọi là bệnh tiểu đường, là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận,... Nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh để có phương án điều trị kịp thời là việc cần thiết.

Tiểu đường là căn bệnh biểu hiện bởi tình trạng tăng đường trong máu mãn tính do thiếu insulin (vì tuyến tụy không tiết insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả). Các triệu chứng đầu tiên của bệnh tiểu đường khá mơ hồ nên nhiều người không nhận ra hoặc nhầm lẫn với các bệnh khác.

Nếu không được điều trị thì bệnh tiểu đường sẽ làm giảm chất lượng sống, gây ra các biến chứng trên thận, mắt, tim, hệ thần kinh và làm giảm tuổi thọ của bệnh nhân. Đó chính là lý do giải thích vì sao việc chẩn đoán bệnh sớm, ví dụ như dựa vào chỉ số Glucose trong máu đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Đơn vị mmol/l là gì

Đo chỉ số Glucose trong máu để xác định xem mình có mắc bệnh tiểu đường không.

Chỉ số Glucose của người bình thường là bao nhiêu?

Glucose (còn gọi là đường) là nguồn năng lượng chính đi nuôi cơ thể, được chuyển hóa từ các loại thực phẩm mà chúng ta cung cấp cho bản thân mỗi ngày. Trong máu của con người luôn có một lượng Glucose nhất định để đảm bảo việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động thường ngày:

  • 90 - 130 mg/dl (tức 5 - 7,2 mmol/l) ở thời điểm trước bữa ăn.
  • Dưới 180 mg/dl (tức 10 mmol/l) ở thời điểm sau ăn khoảng 1 - 2 tiếng.
  • 100 - 150 mg/l (tức 6 - 8,3 mmol/l) ở thời điểm trước khi đi ngủ.

Đo chỉ số Glucose của mình ở những khoảng thời gian đo này và đối chiếu chỉ số cho phù hợp để biết mình có mắc bệnh tiểu đường hay không.

Chỉ số Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?

Với bệnh nhân đái tháo đường, chỉ số Glucose như sau:

  • Đo chỉ số Glucose lúc đói (trong khoảng 8 tiếng chưa ăn) ra kết quả là 126 mg/dl (7 mmol/l) trở lên thì chứng tỏ đã bị tiểu đường. Lưu ý là cần đo 2 lần liên tiếp để có kết quả chính xác hơn bởi đôi khi các thông số này có những dao động lên xuống không đồng nhất. Trong trường hợp đo lại mà kết quả chỉ số sau dưới 110 mg/dl (6,1 mmol/l) nên đem kết quả tới bác sĩ để được tư vấn phù hợp.
  • Nếu mức Glucose đo lúc đói trong khoảng 110 - 126 mg/dl (6,1 - 7 mmol/l) thì đang nằm trong giai đoạn bị rối loạn đường huyết lúc đói. Nói cách khác thì đây là giai đoạn tiền tiểu đường. Có khoảng 40% người có chỉ số Glucose như này sẽ mắc bệnh tiểu đường trong 4 - 5 năm sau. Cho nên, nếu đang trong khoảng chỉ số này thì bạn cần có lộ trình điều trị phù hợp, tránh xảy ra bệnh nặng rồi mới điều trị vì vừa kém hiệu quả lại tốn nhiều chi phí.

Đơn vị mmol/l là gì

Bảng đo chỉ số đường huyết hỗ trợ chẩn đoán bệnh tiểu đường.

Nếu bị tiểu đường hay rối loạn đường huyết lúc đói thì người bệnh cũng không quá lo lắng. Với chế độ ăn ít tinh bột, giữ cân nặng ở mức hợp lý, sống lạc quan và duy trì hoạt động thể dục thể thao đều đặn hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh bình thường.

Tại Vinmec luôn cung cấp các chương trình sàng lọc bệnh tim mạch và tiểu đường - một trong những phương pháp giúp chúng ta tầm soát và phát hiện sớm bệnh tiểu đường, từ đó đưa ra phác đồ điều trị cụ thể, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Hướng dẫn sử dụng bút tiêm Insulin điều trị tiểu đường

XEM THÊM:

Tại Hoa Kỳ, hầu hết các kết quả nghiên cứu thí nghiệm được báo cáo theo đơn vị thuận tiện; trong khi các báo cáo trên thế giới sẽ theo Hệ thống đơn vị quốc tế (SI) hoặc các đơn vị quốc tế (IU). Các đơn vị cơ bản cho SI được cập nhật theo định kỳ bởi hội đồng.

Nhiều đơn vị SI tương đương với các đơn vị sử dụng trong hệ thống Hoa Kỳ; tuy nhiên, các đơn vị SI cho nồng độ thì không. Nồng độ SI được báo cáo là mol (mol) hoặc các phần thập phân của một mol (ví dụ millimole, micromole) trên một đơn vị thể tích trong lít (L). Các đơn vị thông thường được báo cáo dưới dạng khối lượng (ví dụ, gram, miligam) hoặc tương đương hóa học (ví dụ, milliequivalents) trên một đơn vị thể tích, có thể là lít hoặc decilít (ví dụ, deciliters, mililiters). Các kết quả được báo cáo với số lượng trên 100 mL (1 dL) đôi khi được thể hiện dưới dạng phần trăm (ví dụ, 10 mg/dL có thể được viết bằng 10 mg%).

Moles, miligams, và milliequivalents: Một mol là số Avogadro (6,023 × 1023) của các thực thể cơ bản (ví dụ, nguyên tử, ion, phân tử); khối lượng của 1 mol của một chất là trọng lượng nguyên tử của nó bằng gam (ví dụ, 1 mol của natri = 23 g, 1 mol canxi = 40 g). Tương tự như vậy, khối lượng của một lượng chất nhất định chất chia cho trọng lượng nguyên tử của nó ta được số lượng mol của chất (ví dụ, 20 g natri = 20/23, hoặc 0,87, mol).

Một đương lượng là một đơn vị tích hợp điện tích và số mol; 1 đương lượng đại diện cho 1 mol điện tích và được tính bằng số mol của các hạt điện tích trong 1 chất với hóa trị của chất đó. Như vậy, đối với ion 1+ hoặc 1 lần (ví dụ, Na​+, K​+, Cl), 1 mol là 1 đương lượng (1 × 1 = 1); đối với ion 2+ hoặc 2 (ví dụ, Ca​2+), ½ mol là 1 đương lượng (½ × 2 = 1), và tương đương cho các hóa trị khác. Một milliequivalent (mEq) là 1/1000 của một đương lượng.

Sau đây có thể được sử dụng công thức để chuyển đổi giữa mEq, mg và mmol:

mEq = mg/Công thức trọng lượng × hóa trị = mmol × valence

mg = mEq × Công thức trọng lượng/hóa trị = mmol × Công thức trọng lượng

mmol = mg/Công thức trọng lượng = mEq/hóa trị

(Lưu ý: Công thức trọng lượng = nguyên tử hoặc phân tử chất)

Ngoài ra, bảng chuyển đổi có sẵn trong bản in và trên Internet.

Hệ thống đơn vị quốc tế SI dùng trong Hóa sinh

1.1. Đơn vị cơ sở

            Đơn vị cơ sở là đơn vị được dùng làm cơ sở cho hệ thống SI. Có 7 đơn vị cơ sở của hệ thống SI:

            Bảng 1.1. Đơn vị cơ sở của SI

Đại lượng

Tên

Ký hiệu

1

Độ dài

Met

m

2

Khối lượng

Kilogram

kg

3

Thời gian

Giây

s

4

Cường độ dòng điện

Ampe

A

5

Nhiệt độ nhiệt động học

Kelvin

K

6

Cường độ ánh sáng

Candela

Cd

7

Lượng chất

Mol

mol

1.2. Đơn vị dẫn xuất

            Các đơn vị dẫn xuất được hình thành:

            - Hoặc bằng phép nhân với chính bản thân các đơn vị cơ sở

            Ví dụ: diện tích: m2

                                thể tích: m3

                - Hoặc bằng cách ghép 2 hay nhiều đơn vị cơ sở bằng phép nhân hoặc phép chia.

            Ví dụ: mét/giây (m/s).

1.3. Đơn vị phụ

Ví dụ: Radian và Steradian, những đơn vị này không được sử dụng trong Y học thực hành.

1.4. Những bội số và ước số của đơn vị SI

            Khi những đơn vị cơ sở và những đơn vị dẫn xuất có độ lớn không thích hợp trong các hằng số sinh học của người, ta dùng những bội số và chủ yếu là ước số thập phân của các đơn vị bằng cách ghép vào tên các đơn vị những tiếp đầu ngữ tương ứng với các hệ số.

            Bảng 1.2. Những tiếp đầu ngữ thông dụng trong Hóa sinh

Tiếp đầu ngữ

Ký hiệu

Hệ số

mili

m

10-3

micro

µ

10-6

nano

n

10-9

pico

p

10-12

            Bảng 1.3. Những ước số của mol

            Đơn vị

Ký hiệu

Kết quả

mol

mol

milimol

mmol

10-3mol

micromol

µmol

10-6mol          

nanomol

nmol

10-9mol          

            Ví dụ: 1mol glucose = 180g, song thực tế người ta không thể dùng đơn vị mol để chỉ nồng độ glucose trong máu, vì vậy phải sử dụng ước số của mol là mmol.

            1mmol glucose = 0,18g.

            5mmol glucose = 0,9g

2. Đơn vị SI dùng trong y học   

            Năm 1957, Hội nghị Quốc tế về đo lường đã thống nhất quy định đơn vị đo lường quốc tế SI (Systeme international). Đó là các đơn vị cơ bản: mét (m), ampe (A), candela (cd), kilogam (kg), giây (s). Năm 1971, Hội nghị của Liên Đoàn Hóa học lâm sàng quốc tế đã qui định đơn vị SI thứ 7 về đơn vị mới biểu thị kết quả xét nghiệm, khắc phục tình trạng nhiều đơn vị khác nhau, khó chuyển đổi, chưa khoa học.

            Trước kia, ở một số địa phương nước ta vẫn còn đang dùng các đơn vị chưa đúng với hệ thống đơn vị SI để ghi kết quả các xét nghiệm hóa sinh. Hiện nay, các xét nghiệm được Hội Hóa sinh-Y-Dược Việt Nam, Bộ Y tế thống nhất dùng đơn vị Quốc tế (SI) để ghi kết quả các xét nghiệm hóa sinh. Để phục vụ cho quá trình học tập, tham khảo tài liệu và thực hiện thống nhất trong các bệnh viện, các thầy thuốc cần biết các đơn vị quốc tế (SI) đang dùng để viết các kết quả xét nghiệm. Dưới đây là các đơn vị SI dùng cho các xét nghiệm hóa sinh lâm sàng.

2.1. Đơn vị lượng chất

            Đơn vị lượng chất là những đơn vị dùng để biểu thị kết quả phân tích những hỗn hợp phân tử giống nhau và khối lượng phân tử xác định.

Đơn cơ sở của đơn vị lượng chất là mol.

            Mol (mol) là lượng chất của một hệ thống gồm một số thực thể cơ bản, bằng số nguyên tử có trong 0,012 kg carbon 12. Khi dùng mol phải xác định cụ thể thực thể là nguyên tử, phân tử, ion, điện tử, hạt khác hoặc những nhóm riêng của hạt đó. Một số đơn vị lượng chất thường dùng là:

1 mol (mol) = 1 phân tử gam.

Ngoài đơn vị cơ bản, người ta còn dùng các đơn vị dẫn xuất là các ước số của đơn vị cơ bản, như:

Millimol (mmol)  = 10-3mol.

Micromol (µmol) = 10-6mol.

Nanomol (nmol) = 10-9mol.

Picromol (pmol) = 10-12mol.

2.2. Đơn vị khối lượng

Đơn vị khối lượng là những đơn vị dùng để biểu thị kết quả phân tích những hỗn hợp phân tử có khối lượng phân tử thay đổi hoặc chưa được xác định. Ví dụ: protein nước tiểu 24 giờ = 90 mg.

Đơn vị cơ sở khối lượng là kilogam và các ước số của chúng.

Gam (g) = 10-3kg.

Milligam = 10-3g.

Microgam (µg) = 10-6g.

Nanogam (ng) = 10-9g.

2.3. Đơn vị nồng độ

            Trước đây, trong hoá sinh y học người ta dùng nhiều đơn vị khác nhau để biểu thị các loại nồng độ: g/l, mg/l, mEq/l, mol/l... Do đó, đại lượng nồng độ cần phải hiểu chính xác, thống nhất. Trong SI có 2 loại biểu thị nồng độ: đơn vị nồng độ lượng chất và đơn vị nồng độ khối lượng.

2.3.1. Nồng độ lượng chất

            Nồng độ lượng chất dùng để biểu thị nồng độ của các chất tan mà có KLPT đã xác định.

Một số nồng độ lượng chất thường dùng là mol/l, mmol/l, µmol/l, nmol/l. Ví dụ: Nồng độ glucose huyết tương là 5,5 mmol/l.

2.3.2. Nồng độ khối lượng

            Đơn vị nồng độ khối lượng để biểu thị nồng độ của chất tan mà có KLPT thay đổi hay chưa xác định.

Một số đơn vị nồng độ khối lượng thường được sử dụng là: g/l, mg/l, µg/l, ng/l.

Ví dụ: Protein toàn phần huyết thanh là 72 g/l; Lipid toàn phần huyết thanh là 6 - 8g/l.

Chú ý:

Cách chuyển đổi từ nồng độ khối lượng sang nồng độ lượng chất như sau:

Nồng độ lượng chất = (Nồng độ khối lượng) / (Khối lượng phân tử hoặc khối lượng nguyên tử)

Ví dụ:

Nồng độ glucose máu bình thường là 4,4 - 6,1 mmol/l.

Glucose = 0,8 (g/l)/ 180,16 = 0,0044 mol/l hay = 4,4 mmol/l.

Glucose = 1,1 (g/l)/ 180,16 = 0,0061 mol/l hay = 6,1 mmol/l.

Cách chuyển từ nồng độ đương lượng sang nồng độ lượng chất như sau:

Nồng độ lượng chất = (Nồng độ đương lượng) / (Hoá trị).

Ví dụ: Nồng độ chất điện giải huyết thanh bình thường như:

Na+ huyết thanh = 140 mEq/1 = 140 mmol/l.

Ca++ = 4,5 mEq/2 = 2,25 mmol/l.

2.4. Đơn vị thể tích

Trong hệ thống SI, đơn vị thể tích cơ bản là mét khối (m3), ngoài ra còn dùng các đơn vị ước số của nó, gồm:

Lit (l) =  1dm3.

Decilit (dl) =  10 -2l.

Millilit (ml) = 10 -3l.

Microlit (µl) = 10 -6l.

Nanolit (nl) = 10 -9l.

Picrolit (pl) = 10 -12l.

Femtolit (fl) = 10 -15l.

2.5. Đơn vị hoạt độ enzyme

Trước đây, đơn vị hoạt độ enzyme (đơn vị quốc tế cũ) là U (unit). Hiện nay theo hệ thống SI, đơn vị hoạt độ enzyme là Katal (Kat).

“Đơn vị quốc tế” (U): là “Lượng enzyme xúc tác biến đổi 1µmol cơ chất trong 1 phút ở những điều kiện nhất định”.

                        1U = 1 µmol/min.

Đơn vị mới: Katal (Kat): là “Lượng enzyme xúc tác biến đổi 1 mol cơ chất trong 1 giây ở những điều kiện nhất định”.

1 Kat = 1 mol/s.

Ngoài ra, có các ước số của nó µKat (10-6Kat), nKat (10-9Kat).

Hiện nay, ở Việt Nam, đơn vị SI (Katal) ít được dùng, do thói quen nên vẫn dùng đơn vị U/l.

U/l là hoạt độ enzyme có trong một lít huyết tương phân huỷ hết1 µmol cơ chất trong một phút ở điều kiện tối ưu (nhiệt độ 370C và pH tối thích).

Có thể biến đổi U/l và Kat theo công thức sau:

U/l = 16,67nKat.