Phòng cách ly tiếng anh là gì

Phòng cách ly tiếng anh là gì

Official websites use .gov
A .gov website belongs to an official government organization in the United States.

Phòng cách ly tiếng anh là gì

Secure .gov websites use HTTPS
A lock (A locked padlock) or https:// means you’ve safely connected to the .gov website. Share sensitive information only on official, secure websites.

Hướng Dẫn Chung về Cô Lập, Cách Ly, và Xét Nghiệm

Nếu quý vị có xét nghiệm COVID-19 dương tính, có tiếp xúc với người bị nhiễm COVID-19, hoặc đang có các triệu chứng, hãy sử dụng Sơ Đồ Hướng Dẫn Cô Lập và Cách Ly Tại Nhà dưới đây để biết những gì cần làm:
Tiếng Anh | Tiếng HoaTiếng Tây Ban Nha | Tiếng Việt | Tiếng Tagalog |

Nội dung:  Sơ đồ này bao gồm các hướng dẫn căn bản về cô lập, cách ly, và xét nghiệm dành cho công chúng.  Nếu quý vị có xét nghiệm COVID-19 dương tính, có tiếp xúc với người bị nhiễm COVID-19, hoặc có triệu chứng, hãy dùng sơ đồ này để biết những gì cần làm.  Để biết thêm thông tin chi tiết về cô lập và cách ly, hãy xem Bảng phát tay về Cô Lập và Cách Ly Tại Nhà dưới đây.

Phòng cách ly tiếng anh là gì

Phòng cách ly tiếng anh là gì

Phòng cách ly tiếng anh là gì

Hình 1 Tôi có kết quả xét nghiệm COVID-19 dương tính, tôi phải làm gì? Hình 2 Tôi được xác định có tiếp xúc gần với người bị nhiễm COVID-19, tôi phải làm gì? Hình 3 Tôi bắt đầu có triệu chứng COVID-19, tôi phải làm gì?

Hướng dẫn trên đây được đưa ra dựa theo các hướng dẫn của Bộ Y Tế Công Cộng Tiểu Bang California.  Dưới đây là tóm tắt chi tiết của hướng dẫn cô lập và cách ly dành cho công chúng4:

Bảng phát tay về Cô Lập và Cách Ly Tại Nhà

PDF: | Tiếng Anh | Tiếng Hoa | Tiếng Tây Ban Nha | Tiếng Việt | Tiếng Tagalog |

Nội dung:  Tài liệu này cung cấp cho công chúng hướng dẫn khi nào và làm thế nào để cách ly và cô lập tại nhà.  Tài liệu này cũng có thêm phần hướng dẫn khi nào cần xét nghiệm và tại sao, những việc cần làm trong khi chờ kết quả xét nghiệm, và những việc cần làm sau khi nhận được kết quả xét nghiệm.

Phòng cách ly tiếng anh là gì

  • Cô lập và ở nhà ít nhất 5 ngày.
  • Có thể kết thúc cô lập sau 5 ngày nếu không hề có triệu chứng hoặc đã hết triệu chứng mẫu xét nghiệm chẩn đoán1 thu được vào ngày thứ 5 hoặc sau đó là âm tính.
  • Nếu không thể xét nghiệm hoặc lựa chọn không lấy xét nghiệm, và không có hoặc đã hết triệu chứng, có thể kết thúc cô lập sau 10 ngày.
  • Nếu vẫn còn sốt cao, tiếp tục cô lập đến khi hết sốt.
  • Nếu các triệu chứng khác, ngoài sốt cao, vẫn chưa hết, tiếp tục cô lập đến khi các triệu chứng đã hết hoặc đến sau 10 ngày.
  • Mang khẩu trang vừa khít khi ở xung quanh những người khác cho đủ 10 ngày, đặc biệt là ở những khu vực bên trong nhà.

1Nên làm xét nghiệm kháng nguyên.

  • Cách ly và ở nhà ít nhất 5 ngày, sau lần tiếp xúc cuối cùng với người bị nhiễm COVID-192.
  • Xét nghiệm vào ngày thứ 53.
  • Có thể kết thúc cách ly sau 5 ngày nếu không hề có triệu chứng  mẫu xét nghiệm chẩn đoán thu được vào ngày thứ 5 hoặc sau đó là âm tính.
  • Nếu không thể xét nghiệm hoặc lựa chọn không lấy xét nghiệm, và không có triệu chứng, có thể kết thúc cách ly sau 10 ngày.
  • Mang khẩu trang vừa khít khi ở xung quanh những người khác cho đủ 10 ngày, đặc biệt là ở những khu vực bên trong nhà.
  • Nếu có xét nghiệm dương tính, hãy tuân theo hướng dẫn cô lập nên trên.
  • Nếu bắt đầu có triệu chứng, hãy xét nghiệm và ở nhà.

Lưu Ý:  Đối với người có tiếp xúc sống cùng nhà mà cần phải cách ly, ngày tiếp xúc cuối cùng là ngày cuối cùng cô lập của người bị nhiễm sống trong nhà.

2Trong môi trường làm việc, người nhân viên không có triệu chứng, đã tiêm ngừa đầy đủ và đủ điều kiện tiêm liều hỗ trợ mà chưa tiêm liều hỗ trợ không bắt buộc ở nhà nghỉ làm nếu (1) có kết quả xét nghiệm chẩn đoán âm tính trong vòng 3-5 ngày sau lần tiếp xúc cuối cùng với một trường hợp nhiễm, và (2) luôn mang khẩu trang vừa khít khi ở xung quanh những người khác trong suốt 10 ngày, và (3) tiếp tục không có triệu chứng. Người nhân viên vẫn nên tuân theo hướng dẫn cách ly nêu trên khi không ở tại chỗ làm. Hướng dẫn này không áp dụng cho nhân viên y tế hoặc nhân viên làm việc trong môi trường tụ tập đông đúc.

3Những người có thể bị phơi nhiễm, cho dù có cách ly hay không, vẫn nên lấy xét nghiệm càng sớm càng tốt để xác định tình trạng viêm nhiễm và tuân theo các hướng dẫn cô lập nêu trên nếu có xét nghiệm dương tính.  Việc biết sớm tình trạng viêm nhiễm trong thời gian cách ly sẽ giúp cho (a) sớm được biết các lựa chọn trong việc điều trị, nếu được chỉ định (đặc biệt cho những người có nhiều rủi ro bệnh nặng), và (b) việc thông báo cho những người có thể bị phơi nhiễm (“có tiếp xúc gần”), để giúp cho họ biết được họ có nhiễm hay không.

  • Xét nghiệm vào ngày thứ 53
  • Mang khẩu trang vừa khít khi ở xung quanh những người khác cho đủ 10 ngày, đặc biệt là ở những khu vực bên trong nhà.
  • Nếu có xét nghiệm dương tính, hãy tuân theo hướng dẫn cô lập nên trên.
  • Nếu bắt đầu có triệu chứng, hãy xét nghiệm và ở nhà.

3Những người có thể bị phơi nhiễm, cho dù có cách ly hay không, vẫn nên lấy xét nghiệm càng sớm càng tốt để xác định tình trạng viêm nhiễm và tuân theo các hướng dẫn cô lập nêu trên nếu có xét nghiệm dương tính.  Việc biết sớm tình trạng viêm nhiễm trong thời gian cách ly sẽ giúp cho (a) sớm được biết các lựa chọn trong việc điều trị, nếu được chỉ định (đặc biệt cho những người có nhiều rủi ro bệnh nặng), và (b) việc thông báo cho những người có thể bị phơi nhiễm (“có tiếp xúc gần”), để giúp cho họ biết được họ có nhiễm hay không.

4Hướng dẫn nêu trên KHÔNG áp dụng cho những người đang sống hoặc làm việc trong các môi trường tụ tập đông đúc như nhà tù và các khu vực tạm trú, cũng như không cho các bác sĩ và nhân viên y tế trong các cơ sở y tế.  Học sinh từ TK-lớp 12  nên tuân theo Hướng Dẫn Cô Lập và Cách Ly Dành Cho Trường Học từ Mẫu Giáo-Lớp 12 của CDPH.

Các doanh nghiệp cũng có thể xem xét việc áp dụng các hướng dẫn dành cho người chưa tiêm ngừa đối với những người có tiếp xúc gần với người sống cùng nhà cho dù đã tiêm ngừa hay chưa.

Nếu quý vị được chẩn đoán đã nhiễm COVID-19 hoặc ̣có triệu chứng và đang chờ kết quả xét nghiệm COVID-19, quý vị phải tuân theo các Bước Cô lập Tại nhà để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. Yêu cầu này được áp dụng cho dù quý vị đã được tiêm ngừa hay chưa.

Ở nhà cho đến khi quý vị hồi phục và không còn có thể lây nhiễm sang người khác.

MỚI CẬP NHẬT  (Ngày 3 tháng 1, 2022) – Những người có xét nghiệm COVID-19 dương tính, cho dù đã tiêm ngừa hay chưa, đã bị nhiễm trước đây hoặc có triệu chứng hay không vẫn nên:

  • Cô lập và ở nhà ít nhất 5 ngày.
  • Có thể kết thúc cô lập sau 5 ngày nếu không hề có triệu chứng hoặc đã hết triệu chứng  mẫu xét nghiệm chẩn đoán1 thu được vào ngày thứ 5 hoặc sau đó là âm tính.
  • Nếu không thể xét nghiệm hoặc lựa chọn không lấy xét nghiệm, và không có hoặc đã hết triệu chứng, có thể kết thúc cô lập sau 10 ngày.
  • Nếu vẫn còn sốt cao, tiếp tục cô lập đến khi hết sốt.
  • Nếu các triệu chứng khác, ngoài sốt cao, vẫn chưa hết, tiếp tục cô lập đến khi các triệu chứng đã hết hoặc đến sau 10 ngày.
  • Mang khẩu trang vừa khít khi ở xung quanh những người khác cho đủ 10 ngày, đặc biệt là ở những khu vực bên trong nhà.

1Nên làm xét nghiệm kháng nguyên.

Lưu ý:

  1. Hướng dẫn trên đây KHÔNG áp dụng cho người đang sống hoặc làm việc trong các môi trường tụ tập đông đúc như nhà tù và khu vực tạm trú cho người vô gia cư, cũng như không cho nhân viên y tế trong các cơ sở chăm sóc y tế. Để biết thêm thông tin về các hướng dẫn cô lập và cách ly cho môi trường tụ tập đông đúc, hãy tham khảo AFL-21-08.
  2. Những người làm việc hoặc học tập trong môi trường trường học nên tuân theo Hướng Dẫn Cô Lập và Cách Ly dành cho Trường học từ Mẫu Giáo-Lớp 12 của CDPH.

Người có tiếp xúc gần

MỚI (Ngày 3 tháng 1, 2022) - Những người có tiếp xúc gần với người bị nhiễm COVID-19 đã được tiêm liều hỗ trợ HOẶC đã tiêm ngừa nhưng chưa đủ điều kiện tiêm liều hỗ trợ KHÔNG cần phải cách ly nhưng vẫn nên: 

  • Xét nghiệm vào ngày thứ 53. 
  • Mang khẩu trang vừa khít khi ở xung quanh những người khác cho đủ 10 ngày, đặc biệt là ở những khu vực bên trong nhà.
  • Nếu có xét nghiệm dương tính, hãy tuân theo hướng dẫn cô lập nên trên.
  • Nếu bắt đầu có triệu chứng, hãy xét nghiệm và ở nhà.

3Những người có thể bị phơi nhiễm, cho dù có cách ly hay không, vẫn nên lấy xét nghiệm càng sớm càng tốt để xác định tình trạng viêm nhiễm và tuân theo các hướng dẫn cô lập nêu trên nếu có xét nghiệm dương tính.  Việc biết sớm tình trạng viêm nhiễm trong thời gian cách ly sẽ giúp cho (a) sớm được biết các lựa chọn trong việc điều trị, nếu được chỉ định (đặc biệt cho những người có nhiều rủi ro bệnh nặng), và (b) việc thông báo cho những người có thể bị phơi nhiễm (“có tiếp xúc gần”), để giúp cho họ biết được họ có nhiễm hay không.

Lưu ý:

  1. Ngoại lệ miễn cách ly cho người đã từng bị nhiễm bệnh không còn áp dụng được. Hãy xem Hướng Dẫn Cô Lập và Cách Ly của CDPH để biết thêm thông tin.
  2. Hướng dẫn trên đây KHÔNG áp dụng cho người đang sống hoặc làm việc trong các môi trường tụ tập đông đúc như nhà tù và khu vực tạm trú cho người vô gia cư, cũng như không cho nhân viên y tế trong các cơ sở chăm sóc y tế. Để biết thêm thông tin về các hướng dẫn cô lập và cách ly cho môi trường tụ tập đông đúc, hãy tham khảo AFL-21-08.
  3. Các doanh nghiệp cũng có thể xem xét việc áp dụng các hướng dẫn dành cho người chưa tiêm ngừa đối với những người có tiếp xúc gần với người sống cùng nhà cho dù đã tiêm ngừa hay chưa.
  4. Những người đang làm việc hoặc học tập trong môi trường trường học nên tuân theo Hướng Dẫn Cô Lập và Cách Ly Dành Cho Trường Học từ Mẫu Giáo-Lớp 12 của CDPH.

Khi vẫn cần phải cách ly:

MỚI CÂP NHẬT  (Ngày 3 tháng 1, 2022) - Những người có tiếp xúc gần với người bị nhiễm COVID-19 mà chưa tiêm ngừa* HOẶC đã tiêm ngừa và đủ điều kiện tiêm liều hỗ trợ nhưng vẫn chưa tiêm liều hỗ trợ thì nên:

  • Cách ly và ở nhà ít nhất 5 ngày, sau lần tiếp xúc cuối cùng với người bị nhiễm COVID-192.
  • Xét nghiệm vào ngày thứ 53.
  • Có thể kết thúc cách ly sau 5 ngày nếu không hề có triệu chứng mẫu xét nghiệm chẩn đoán thu được vào ngày thứ 5 hoặc sau đó là âm tính.
  • Nếu không thể xét nghiệm hoặc lựa chọn không lấy xét nghiệm, và không có triệu chứng, có thể kết thúc cách ly sau 10 ngày.
  • Mang khẩu trang vừa khít khi ở xung quanh những người khác cho đủ 10 ngày, đặc biệt là ở những khu vực bên trong nhà.
  • Nếu có xét nghiệm dương tính, hãy tuân theo hướng dẫn cô lập nên trên.
  • Nếu bắt đầu có triệu chứng, hãy xét nghiệm và ở nhà.

2 Trong môi trường làm việc, người nhân viên không có triệu chứng, đã tiêm ngừa đầy đủ và đủ điều kiện tiêm liều hỗ trợ mà chưa tiêm liều hỗ trợ không bắt buộc ở nhà nghỉ làm nếu (1) có kết quả xét nghiệm chẩn đoán âm tính trong vòng 3-5 ngày sau lần tiếp xúc cuối cùng với một trường hợp nhiễm, và (2) tiếp tục không có triệu chứng. Người nhân viên vẫn nên tuân theo hướng dẫn cách ly nêu trên khi không ở tại chỗ làm. Hướng dẫn này không áp dụng cho nhân viên y tế hoặc nhân viên làm việc trong môi trường tụ tập đông đúc.

3Những người có thể bị phơi nhiễm, cho dù có cách ly hay không, vẫn nên lấy xét nghiệm càng sớm càng tốt để xác định tình trạng viêm nhiễm và tuân theo các hướng dẫn cô lập nêu trên nếu có xét nghiệm dương tính.  Việc biết sớm tình trạng viêm nhiễm trong thời gian cách ly sẽ giúp cho (a) sớm được biết các lựa chọn trong việc điều trị, nếu được chỉ định (đặc biệt cho những người có nhiều rủi ro bệnh nặng), và (b) việc thông báo cho những người có thể bị phơi nhiễm (“có tiếp xúc gần”), để giúp cho họ biết được họ có nhiễm hay không.

Lưu ý:

  1. Hướng dẫn trên đây KHÔNG áp dụng cho người đang sống hoặc làm việc trong các môi trường tụ tập đông đúc như nhà tù và khu vực tạm trú cho người vô gia cư, cũng như không cho nhân viên y tế trong các cơ sở chăm sóc y tế. Để biết thêm thông tin về các hướng dẫn cô lập và cách ly cho môi trường tụ tập đông đúc, hãy tham khảo AFL-21-08.
  2. Các doanh nghiệp cũng có thể xem xét việc áp dụng các hướng dẫn dành cho người chưa tiêm ngừa đối với những người có tiếp xúc gần với người sống cùng nhà cho dù đã tiêm ngừa hay chưa.
  3. Những người đang làm việc hoặc học tập trong môi trường trường học nên tuân theo Hướng Dẫn Cô Lập và Cách Ly Dành Cho Trường Học từ Mẫu Giáo-Lớp 12 của CDPH.

Xét Nghiệm:

  1. Tất cả những người có tiếp xúc gần nên lấy xét nghiệm ngay nếu có triệu chứng.
  2. Người có tiếp xúc gần với người không sống cùng nhà(cho dù đã tiêm ngừa hay chưa) nên lấy xét nghiệm 2-5 ngày sau lần tiếp xúc cuối cùng với người bị nhiễm.
  3. Người có tiếp xúc gần với người sống cùng nhà(cho dù đã tiêm ngừa hay chưa) mà vẫn tiếp tục có tiếp xúc, nên xét nghiệm 3 lần:
    • 2-5 ngày sau lần tiếp xúc đầu tiên với người bị nhiễm VÀ
    • 5 ngày sau khi người bị nhiễm đã kết thúc thời gian cô lập

Nếu quý vị có các triệu chứng thì sao?

  • Theo dõi chặt chẽ các triệu chứng của quý vị và đi khám bệnh nếu đó là triệu chứng nghiêm trọng hoặc khi trở nặng hơn, đặc biệt nếu quý vị có nhiều rủi ro nhiễm bệnh nặng.

Trẻ em đang đi học (từ Mẫu giáo tới lớp 12)

Trẻ em đang đi học (từ Mẫu giáo tới lớp 12) có tiếp xúc với một trường hợp đã được xác nhận nhiễm COVID-19 tại trường học thường được yêu cầu phải xét nghiệm ngay khi biết được có sự tiếp xúc và có thể phải xét nghiệm lại vào hoặc sau ngày thứ 5 sau lần tiếp xúc.  Chi tiết về lời khuyên cách ly và xét nghiệm cụ thể đối với các trường hợp có tiếp xúc tại trường học được dựa theo Bộ Y Tế của Tiểu bang California và theo chỉ định của trường học.

Trở lại Nơi làm việc và Trường học

Nếu quý vị đã hoàn thành thời gian cô lập và cách ly theo hướng dẫn của Sở Y Tế Công Cộng, quý vị có thể không còn bị xem là dễ lây nhiễm hoặc có rủi ro lây nhiễm cao. Sở Y tế Công cộng không cung cấp Thư Xin Đi Làm Trở Lại hoặc Thư Xin Phép Ngừng Đi Làm cho nhân viên hoặc chủ nhân sở làm hoặc Thư Xin Phép Ngừng Đến Trường Học cho học sinh. Quý vị có thể tải xuống và in tờ thư này để cung cấp bằng chứng rằng quý vị có thể trở lại nơi làm việc hoặc trường học nếu quý vị đáp ứng các tiêu chuẩn trong thư này. Chủ nhân sở làm hoặc trường học của quý vị không nên yêu cầu phải có bằng chứng xét nghiệm âm tính.

Hãy xem Hướng Dẫn Cô Lập và Cách Ly dành cho Trường Học của CDPH để biết thêm thông tin.

MỚI CẬP NHẬT ngày 19 tháng 1 năm 2022:  Thư Trở Lại Sở làm (PDF):
| Tiếng Anh | 
Tiếng Hoa | Tiếng Tây Ban Nha | Tiếng Việt | Tiếng Tagalog |

Nhân viên không còn bị xem là dễ lây nhiễm nếu họ hội đủ tiêu chuẩn nêu rõ trong Thư Trở Lại Sở làm.  Hạt Santa Clara phản đối việc chủ sở làm yêu cầu phải có giấy bác sĩ hoặc kết quả xét nghiệm âm tính để được trở lại sở làm nếu các tiêu chuẩn nêu rõ trong thư đã được thực hiện.

MỚI CẬP NHẬT ngày 19 tháng 1 năm 2022:  Thư trở lại trường học (PDF): 
| Tiếng Anh | Tiếng Hoa | Tiếng Tây Ban Nha | Tiếng Việt | Tiếng Tagalog |

Học sinh và nhân viên trường học không còn bị xem là dễ lây nhiễm nếu họ hội đủ tiêu chuẩn nêu rõ trong Thư trở lại trường học.  Để biết thêm thông tin về hướng dẫn dành cho nhân viên trường học và học sinh, hãy vào trang mạng Siêu vi khuẩn Corona và Các Chương Trình Giáo Dục. 

Nếu chủ nhân sở làm yêu cầu quý vị trở lại làm việc trước khi kết thúc thời gian cô lập hoặc cách ly nêu ra trong Hướng Dẫn Cô Lập và Cách ly của CDPH dành cho Trường Học do bác sĩ của quý vị và Sở Y tế Công cộng của Quận Hạt đưa ra, vui lòng liên lạc với đường dây tư vấn pháp lý miễn phí của Văn phòng Thực thi Tiêu chuẩn Lao động ở số 1-866-870-7725 hoặc vào trang  www.sccfairworkplace.org để nộp đơn khiếu nại. Các luật sư của Đường dây Tư vấn Pháp lý không phải là nhân viên của Quận Hạt và họ tư vấn bằng tiếng Anh, Tây Ban Nha, Việt, Hoa và Tagalog.

Hướng dẫn Cách ly vì COVID-19 cho Nhân viên Y tế

Các Cơ Sở Bảo Hiểm Y Tế có thể tìm thêm thông tin về COVID-19 từ đâu?

Các cơ sở bảo hiểm y tế có trách nhiệm thông báo các trường hợp đã được xác nhận hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 cho Sở Y Tế Công Cộng.  Vui lòng tham khảo Trang mạng dành cho Cơ Sở Bảo Hiểm Y Tế để biết thêm thông tin chi tiết và nguồn tài liệu.

Tại sao tôi nhận được tin nhắn này?

  • Chúng tôi cần quý vị điền mẫu thăm dò truy tìm tiếp xúc COVID-19.
  • Chúng tôi có thể cần thông báo với quý vị về kết quả xét nghiệm dương tính và/hoặc có thể đã tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
  • Chúng tôi cũng sẽ liên lạc lại qua tin nhắn để theo dõi triệu chứng xem quý vị có bị nhiễm bệnh hay không.
  • Đây là hệ thống tự động được Tiểu bang California thiết lập. Hệ thống này được sử dụng để hỗ trợ quý vị như là một trong những nỗ lực truy tìm tiếp xúc của Hạt Santa Clara.

Vì sao việc hồi đáp tin nhắn lại quan trọng như vậy?

  • Càng sớm hồi báo, quý vị sẽ càng sớm nhận được các thông tin quan trọng, tư vấn, xét nghiệm và các hỗ trợ cần có.
  • Được chăm sóc y tế sớm sẽ giúp quý vị phục hồi nhanh hơn nếu bị nhiễm bệnh.
  • Biết được mình có thể đã có tiếp xúc với người bị nhiễm COVID-19 sẽ giúp bảo vệ bạn bè và những người thân yêu của quý vị không bị tiếp xúc hoặc bị bệnh.  Hồi đáp tin nhắn có thể tránh việc lây lan bệnh cho người xung quanh.

Làm sao tôi biết tin nhắn này có hợp pháp không hay chỉ là sự lừa gạt?

 

Phòng cách ly tiếng anh là gì

  • Nếu nhận tin nhắn với đường dẫn từ số điện thoại 233-93, quý vị có thể an toàn bấm vào đường dẫn trong tin nhắn này. 
  • Tin nhắn dẫn quý vị vào trang mạng của Tiểu bang California gọi là California Connected tại caconnected.cdph.ca.gov.  Đây là phương pháp an toàn và bảo mật để chia sẻ thông tin với chúng tôi.

Dưới đây là các màn hình chụp lại của tin nhắn quý vị có thể nhận được với yêu cầu hoàn tất bản thăm dò:

Phòng cách ly tiếng anh là gì

Các màn hình điện thoại từ CA Connected

Màn hình #1

Nội dung: Đây là tin nhắn quý vị sẽ nhận được từ Sở Y Tế Công Cộng Hạt Santa Clara.

Xin chào ông Donald, chúng tôi từ Sở Y Tế Hạt Santa Clara muốn liên lạc với ông về một vấn đề y tế quan trọng.  Vui lòng bấm vào đường dẫn này để nhận tin nhắn được bảo mật của ông.  Thông tin của ông sẽ được giữ kín và được luật bảo mật nghiêm ngặt của California bảo vệ.  

https://caconnected.cdph.ca.gov/?token=I2G4Z5E4H1&id=3A.

Nos estamos comunicando con usted para compartir información importante sobre su salud. Para español, responda “2”.

Màn hình #2

Nội dung:  Sau khi bấm vào đường dẫn trong tin nhắn, đây là trang đầu tiên của bản thăm dò.  Quý vị cần điền tên họ, mã số vùng và ngày sinh vào mẫu đơn.

Caconnected.cdph.ca.gov

Vui lòng điền ngày sinh và mã số vùng để xác nhận danh tính

Tên: Donald

Mã số vùng

Ngày sinh

[Nút Tiếp theo]

Màn hình #3

Nội dung: A Sau khi bấm vào nút ‘tiếp theo’, quý vị sẽ sang trang kế tiếp của bản thăm dò, có thể xem chính sách bảo mật và bắt đầu trả lời các câu hỏi thăm dò.

Caconnected.cdph.ca.gov

Sở Y Tế Hạt Santa Clara đang có cố gắng để làm chậm lại sự lây lan của COVID-19.  Quý vị có thể giúp chúng tôi bằng cách trả lời một vài câu hỏi quan trọng.  Các câu trả lời của quý vị sẽ giúp chúng tôi bảo vệ chính quý vị, những người trong gia đình và cộng đồng của quý vị.  Và câu trả lời của quý vị cũng giúp chúng tôi hiểu được sự lây lan của COVID-19 trong khu vực của chúng ta.

Chúng tôi SẼ KHÔNG hỏi Số An Sinh Xã Hội của quý vị, thu nhập. thông tin thẻ tín dụng, mật khẩu, hoặc tình trạng di trú của quý vị.

“Xem Chính Sách Bảo Mật” – giúp quý vị xem chi tiết về quyền riêng tư và việc sử dụng thông tin của quý vị.

“Tiếp tục” – bắt đầu các câu hỏi.

[Nút Tiếp tục]

[Nút để xem Chính sách Bảo mật]

Hệ thống tin nhắn hoạt động như thế nào?

  • Quý vị có thể nhận được đường dẫn trên điện thoại của quý vị đến Mẫu Thăm dò, Câu hỏi thường gặp hoặc Hệ thống Theo dõi Triệu chứng. Quý vị có thể trả lời bằng từ STOP vào bất cứ lúc nào để ngưng nhận các tin nhắn.
  • Tất cả các thông tin thu thập được sẽ được bảo mật và chỉ được sử dụng trong mục đích y tế. Không bao giờ chúng tôi yêu cầu cho các thông tin cá nhân như Số An Sinh Xã Hội, thông tin thanh toán tiền hoặc tình trạng di trú.
  • Hãy xem trang CDPH để biết thêm thông tin.

  • Vì biến thể Omicron đang lây lan quá nhanh so với các biến thể COVID-19 trước đây, các nhân viên truy tìm tiếp xúc đang cố gắng tiếp xúc với từng trường hợp và từng thông tin liên lạc.
  • Hệ thống tin nhắn là công cụ để giúp các nhân viên truy tìm tiếp xúc theo kịp với số trường hợp đang tăng cao vì biến thể Omicron. Trợ Tá Mạng Ảo (Virtual Assistant) cũng phần nào giúp bảo đảm mỗi người đều được cập nhật thông tin và nhận được sự hỗ trợ kịp thời. 

Các cuộc gọi điện thoại để Truy tìm tiếp xúc – Điều cần biết

Phòng cách ly tiếng anh là gì

Là một cộng đồng, chúng ta cần mỗi người trong chúng ta đều phải góp tay vào việc giảm thiểu sự lây lan và giữ cho cộng đồng được khỏe mạnh. 

Quyền riêng tư của quý vị rất quan trọng đối với chúng tôi, và mọi thông tin quý vị cung cấp chỉ được Sở Y Tế Công Cộng sử dụng với mục đích bảo đảm sức khỏe và an toàn cho cộng đồng của chúng ta.  Chúng tôi không bao giờ hỏi về số an sinh xã hội, thông tin tài chính hoặc tình trạng di trú của quý vị. 

Chuyện gì sẽ xảy ra khi một nhân viên truy tìm tiếp xúc liên lạc với tôi?

Quý vị có thể nhận được một tin nhắn và một cuộc gọi từ 916-262-7553 với danh xưng của người gọi là “CA COVID TEAM.”  Đây là Nhóm Hỗ Trợ COVID của Hạt Santa Clara đang muốn liên lạc với quý vị.  Quý vị có thể giúp bảo vệ gia đình và bạn bè của mình bằng cách trả lời các cuộc gọi này.

Mục đích của cuộc gọi là để bảo đảm quý vị đã có tất cả những gì quý vị cần để có thể ở tại nhà một cách an toàn và tránh sự lây nhiễm cho  người khác qua tiếp xúc.

Nếu quý vị có kết quả xét nghiệm dương tính, Nhóm Hỗ Trợ COVID của chúng tôi sẽ xác nhận danh tính của quý vị, hỏi thăm sức khỏe, và hỏi thêm vài câu hỏi quan trọng để giúp chúng tôi tìm hiểu về trường hợp của quý vị.  Chúng tôi sẽ tìm hiểu những nơi quý vị đã từng ở trong vòng 48 giờ trước khi triệu chứng bắt đầu đến bây giờ. Nếu quý vị không hề có triệu chứng, chúng tôi sẽ nhờ quý vị nhớ lại từ 48 giờ trước khi lấy mẫu xét nghiệm dương tính đến bây giờ. Chúng tôi sẽ tìm hiểu về những người có tiếp xúc gần gũi với quý vị và có thể bị lây nhiễm.  Những người có thể bị lây nhiễm đó sẽ được liên lạc để có thể biết về vấn đề này, trong khi danh tính của quý vị vẫn được chúng tôi cố gắng bảo mật.

Nếu quý vị có tiếp xúc gần gũi với một người trong thời kỳ dễ lây nhiễm của họ, Nhóm Hỗ Trợ COVID của chúng tôi sẽ xác định danh tính của quý vị và thông báo rằng quý vị có khả năng đã bị lây nhiễm COVID-19. Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về thời gian sự lây nhiễm đó xảy ra nhưng không đề cập đến việc như thế nào hoặc từ ai, như vậy là để bảo vệ danh tính của người bị bệnh.  Chúng tôi sẽ trả lời các câu hỏi của quý vị và khuyên quý vị nên đi xét nghiệm COVID-19.

Để ngăn chăn sự lây lan của siêu vi khuẩn trong cộng đồng, quý vị cần phải hồi đáp các cuộc gọi của chúng tôi và ở tại nhà nếu được yêu cầu.  Nếu quý vị có kết quả dương tính và hiện đang trong thời kỳ dễ lây nhiễm, hoặc nếu quý vị có khả năng bị nhiễm và có thể lây nhiễm hoặc sẽ trở nên dễ lây nhiễm, việc ở tại nhà sẽ tránh những người khác bị nhiễm bênh.  Các nhân viên truy tìm tiếp xúc của chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ quý vị ở nhà một cách an toàn và sẽ chia sẻ với quý vị các hỗ trợ cần có để có thể ở tại nhà trong suốt thời gian yêu cầu.

Làm sao tôi biết cuộc gọi là thật hay giả?

Cuộc gọi quý vị nhận được sẽ từ số 916-262-7553, với vị trí xác định từ Sacramento. Caller ID sẽ là CA COVID Team đang gọi quý vị.  Khi chúng tôi liên lạc với quý vị, chúng tôi sẽ báo là chúng gọi từ Hạt Santa Clara County và sẽ xác nhận danh tính của quý vị bằng cách hỏi ngày sinh của quý vị.  Chúng tôi cần hỏi các câu hỏi vê những nơi quý vị đã từng ở và những người ở chung với quý vị. 

Nhóm Hỗ Trợ COVID Hạt Santa Clara sẽ không bao giờ hỏi quý vị về:

  • Ngân hàng, thẻ tín dụng, hoặc thông tin tài chánh;
  • Tiền bạc, thẻ quà tặng, hoặc chuyển tiền;
  • Số An sinh xã hội; hoặc
  • Tình trạng di trú.

Nếu quý vị muốn kiểm tra lại để xác định rằng đây là Nhóm Hỗ Trợ COVID Hạt Santa Clara đang liên lạc với quý vị, quý vị có thể gác điện thoại và gọi lại cho chúng tôi ở số 916-262-7553.  Nếu quý vị dùng số điện thoại chúng tôi gọi cho quý vị, quý vị sẽ được chuyển đến người nhân viên truy tìm tiếp xúc đã gọi cho quý vị trước đó.

Cập Nhật Tình Trạng Tiêm Ngừa có nghĩa là một người đã nhận tất cả các liều tiêm ngừa COVID-19 cần thiết, bao gồm cả các liều hỗ trợ một khi đã đủ điều kiện. 

Tiêm Ngừa Đầy Đủ có nghĩa là một người đã nhận loạt thuốc tiêm ngừa COVID-19 đầu tiên. 

Để biết thêm thông tin, hãy xem Hướng Dẫn Cập Nhật Các Liều Tiêm Ngừa của quý vị từ CDC.

Cô lập là gì? Cách ly là gì?

Cả hai từ đều có nghĩa là ở nhà, không tiếp xúc với người khác, trong một khoảng thời gian nhất định để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. "Cô lập" được dùng cho người đã có kết quả xét nghiệm dương tính và có thể lây nhiễm, và "cách ly" được dùng cho người đã tiếp xúc gần gũi với người có kết quả xét nghiệm dương tính và có thể sẽ nhiễm bệnh cho người khác trong tương lai gần đây.

  • Ở nhà
  • Tách biệt bản thân với những người khác trong nhà
  • Không cho khách đến thăm
  • Không sử dụng phương tiện giao thông công cộng
  • Không nấu nướng hoặc phục vụ thức ăn cho người khác
  • Nếu quý vị không thể cô lập hoặc cách ly an toàn tại nhà, hãy báo cho Nhóm Hỗ trợ COVID của Hạt Santa Clara biết khi họ gọi cho quý vị. Họ có thể xét xem quý vị có hội đủ điều kiện nhận giúp đỡ về nhà ở, thực phẩm hoặc các dịch vụ hỗ trợ khác hay không.

Tùy thuộc vào việc quý vị đang cô lập hoặc cách ly, dưới đây là những điều quý vị nên làm thêm.

Khi nào người bị nhiễm COVID-19 được xem là dễ lây nhiễm?

Người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 sẽ được coi là có thể lây nhiễm từ 48 giờ trước khi các triệu chứng bắt đầu cho đến ít nhất 5 ngày sau khi bắt đầu có triệu chứng NẾU các triệu chứng đã hết VÀ kết quả xét nghiệm lại là âm tính.  Nếu vẫn còn triệu chứng sau 5 ngày từ khi bắt đầu có triệu chứng HOẶC chưa có kết quả xét nghiệm âm tính sau lần chẩn đoán đầu tiên, người này vẫn được xem là dễ lây nhiễm đến hết 10 ngày sau khi triệu chứng bắt đầu VÀ ít nhất 24 giờ sau khi hết sốt mà không phải dùng thuốc giảm sốt (như Tylenol hay ibuprofen) VÀ các triệu chứng khác cũng đã giảm.  Nếu người có xét nghiệm dương tính KHÔNG có triệu chứng, người đó được xem là dễ lây nhiễm từ 48 giờ trước khi mẫu xét nghiệm dương tính đầu tiên của họ được thu thập cho đến 5 ngày sau khi mẫu xét nghiệm dương tính đầu tiên của họ được thu thập NẾU kết quả xét nghiệm lại là âm tính.  Hãy xem thêm thông tin từ Hướng Dẫn Cô Lập và Cách Ly của CDPH.

Như thế nào là người có tiếp xúc gần?

Người tiếp xúc gần là người đã ở trong vòng 6 feet với người bị nhiễm bệnh COVID-19 trong ít nhất 15 phút vào bất kỳ thời điểm nào, bắt đầu từ 48 giờ trước khi người bị nhiễm bệnh có các triệu chứng hoặc kết quả xét nghiệm dương tính. 

Những người tiếp xúc gần bao gồm những người đã tiếp xúc liên tục trong 15 phút với người bị nhiễm bệnh, cũng như những người đã tiếp xúc trong thời gian ngắn nhưng nhiều lần với người bị nhiễm bệnh. Ví dụ, nếu trong vòng 48 giờ trước khi người bị nhiễm bệnh có triệu chứng hoặc có xét nghiệm dương tính, người nào có tiếp xúc với người bị nhiễm trong thời gian 24 giờ đều được xem là có tiếp xúc gần. 

Đồng thời, mặc dù khăn che mặt giúp giảm khả năng lây truyền COVID-19, nhưng không ảnh hưởng đến việc xác định xem ai đó có phải là người đã tiếp xúc gần gũi và có nên cách ly hay không.

Tôi có cần đi xét nghiệm COVID-19 không?

 Cho dù tình trạng tiêm ngừa như thế nào, Hạt Santa Clara vẫn yêu cầu công chúng đi xét nghiệm COVID-19 khi thấy mình có các triệu chứng COVID-19,  khi được xác nhận có tiếp xúc gần với một trường hợp nhiễm, và khi được giới thiệu theo Hướng dẫn Xét Nghiệm đã được Cập nhật từ Bộ Y Tế Công Cộng của tiểu bang California.  Nói chung, Quận hạt yêu cầu phải xét nghiệm 2-5 ngày sau lần tiếp xúc cuối cùng với một trường hợp đã xác nhận nhiễm COVID-19.

Nếu quý vị vẫn tiếp tục tiếp xúc với một trường hợp nhiễm bệnh và không thể tách rời khỏi người đó, hãy tuân theo các hướng dẫn về xét nghiệm và xét nghiệm thêm vào ngày thứ 5 sau khi người bị nhiễm đã hoàn tất thời hạn cô lập của họ. 

Những người đang có kế hoạch tham dự một buổi họp mặt

Những người đang có các triệu chứng giống như của COVID-19, cho dù trước đây đã bị nhiễm COVID hay chưa, vẫn nên đi xét nghiệm.  Nếu có triệu chứng, không nên tham dự các buổi họp mặt hoặc tụ tập hoặc đến những nơi đông đúc, cho dù kết quả xét nghiệm như thế nào đi nữa.  Hãy vào trang mạng của CDPH để xem thêm thông tin.

Các Sự Kiện Lớn

Có hiệu lực từ ngày 15 tháng 12 năm 2021, đối với những người không thể xuất trình bằng chứng đã tiêm ngừa COVID-19 đầy đủ, họ phải lấy xét nghiệm cho các Sự Kiện Lớn với xét nghiệm kháng nguyên trong vòng một ngày hoặc xét nghiệm PCR trong vòng hai ngày trước khi bước vào cơ sở hoặc nơi diễn ra sự kiện. Vui lòng xem hướng dẫn của CDPH  để biết thêm thông tin về các sự kiện lớn.

Hãy đi xét nghiệm trước, và sau khi đi xa hoặc họp mặt

Biết rõ trước khi lên đường.  Hãy đi xét nghiệm 1-3 ngày trước buổi họp mặt với gia đình, hoặc trước khi đi xa, ngay cả khi không có triệu chứng. Nên làm xét nghiệm kháng nguyên 24 giờ trước khi tụ họp hoặc đi xa. Nên xét nghiệm PCR trong vòng  72 giờ – với kết quả có được trước khi tụ họp hoặc đi xa. Quý vị không phải trả tiền túi để được xét nghiệm.

Biết rõ sau khi trở về.  Hãy đi xét nghiệm sau khi đi xa trở về. Hãy đi xét nghiệm lại 3-5 ngày sau đó.  Hãy vào trang mạng của CDPH để xem thêm thông tin.

Để tìm các địa điểm tiêm ngừa và lấy hẹn, hãy vào trang  www.sccfreetest.org.

Vẫn nên, người đã từng bị nhiễm SARS-CoV-2, kể cả khi bị trong vòng 90 ngày vừa qua, vẫn nên đi xét nghiệm lại nếu cần kết thúc cô lập hoặc cách ly như đã nêu trên.  Xét nghiệm kháng nguyên, xét nghiệm phóng đại nguyên tử nucleic acid (NAAT), hoặc xét nghiệm LAMP đều được chấp nhận; tuy nhiên, nên dùng xét nghiệm kháng nguyên để kết thúc cô lập.  Người có tiếp xúc mà đã bị SARS-CoV-2 trong vòng 90 ngày trước lần tiếp xúc hiện tại nên dùng xét nghiệm kháng nguyên.  Sử dụng các loại xét nghiệm không cần toa bác sĩ cũng được chấp nhận để kết thúc cô lập hoặc cách ly.  Hãy xem hướng dẫn của CDPH để biết thêm thông tin. 

Dành cho Nhân viên:  Vui lòng xem AFL 21-08 để biết hướng dẫn xét nghiệm dành cho nhân viên y tế.

Tôi cần làm gì trong khi chờ kết quả xét nghiệm?

Nếu quý vị có tiếp xúc gần với người bị nhiễm COVID-19 mà không có triệu chứng, hãy làm theo Các Bước Cách Ly Tại Nhà trong khi chờ kết quả xét nghiệm của quý vị.

Nếu quý vị không có tiếp xúc gần với người bị nhiễm COVID-19 và không có triệu chứng COVID-19, chỉ cần chờ kết quả xét nghiệm của quý vị.  Quý vị không cần phải làm theo các bước cô lập hay cách ly trong khi chờ kết quả xét nghiệm.

Nếu quý vị có triệu chứng COVID-19, và đây là những triệu chứng mà quý vị không thường thấy hằng ngày, quý vị có thể đã nhiễm COVID-19 và phải thực hiện Các Bước Cô Lập Tại Nhà, ngay cả khi quý vị đã tiêm ngừa đầy đủ.

Nếu quý vị không thể tách biệt với người khác thì sao?

Nếu quý vị bị nhiễm COVID-19, những ai vẫn tiếp tục tiếp xúc gần với quý vị trong thời gian quý vị đang cô lập có thể cần phải kéo dài thời gian cách ly của họ thêm 5 ngày kể từ ngày quý vị kết thúc cô lập.  Điều này có thể kéo dài khoảng 10 ngày.  Hãy xem Hướng Dẫn Cô Lập và Cách Ly của CDPH để biết thêm thông tin.

Hai hoặc hơn hai người bị nhiễm COVID-19 có thể cô lập trong cùng phòng hoặc cùng không gian một cách an toàn.  Trong các môi trường tụ tập đông đúc thuộc y tế và không thuộc y tế, khi việc giới hạn về không gian không cho phép có phòng cô lập riêng cho từng người, thì việc cô lập những người bị nhiễm COVID-19 dương tính với nhau thành từng nhóm hoặc “đội” cũng là một biện pháp kiểm soát sự lây nhiễm quan trọng.

Tôi có cần cách ly sau khi đi du lịch không?

Những người nào cần phải phòng ngừa cẩn thận hơn?

Cách phòng ngừa quan trọng nhất mọi người có thể thực hiện để chống lại COVID-19 là cần phải cập nhật tình trạng tiêm ngừa với tất cả các liều tiêm ngừa COVID-19 cần thiết.  Viên Chức Y Tế Quận Hạt thúc giục mọi người nên đi tiêm ngừa đầy đủ và tiêm thêm liều hỗ trợ khi đã đủ điều kiện, và những người chưa được tiêm ngừa nên tiếp tục thực hiện các biện pháp an toàn thích hợp.

Một số người có nhiều rủi ro nhiễm bệnh COVID-19 nghiêm trọng hơn những người khác.  Đặc biệt, người lớn tuổi chưa được tiêm ngừa và người có các chứng bệnh tiềm ẩn lại chưa được tiêm ngừa dễ có các triệu chứng nghiêm trọng hơn và cần được chăm sóc y tế đặc biệt hơn. 

Dựa trên những gì chúng tôi hiện biết, những người chưa được tiêm ngừa sau đây có nhiều rủi ro bị bệnh nặng do COVID-19:

  • Người chưa được tiêm ngừa từ 50 tuổi trở lên
  • Người chưa được tiêm ngừa sống trong viện dưỡng lão hoặc cơ sở chăm sóc dài hạn
  • Người chưa được tiêm ngừa trong mọi lứa tuổi hiện có các chứng bệnh tiềm ẩn, đặc biệt nếu không được kiểm soát tốt, bao gồm:
    • Bệnh phổi mãn tính hoặc hen suyễn từ trung bình đến nặng
    • Bệnh tim nghiêm trọng
    • Hệ miễn dịch bị tổn hại
      • Có nhiều tình trạng sức khỏe làm suy yếu hệ miễn dịch của chúng ta, bao gồm việc điều trị ung thư, hút thuốc, cấy ghép tủy xương hoặc nội tạng, hệ miễn dịch bị suy thoái, bệnh HIV hoặc AIDS không được kiểm soát, cũng như việc sử dụng quá lâu thuốc corticosteroid và các loại thuốc làm suy giảm miễn dịch khác
    • Béo phì nghiêm trọng (chỉ số khối cơ thể [BMI] từ 40 trở lên)
    • Bệnh tiểu đường
    • Bệnh thận mãn tính phải lọc máu
    • Bệnh gan
  • Những người đang mang thai chưa được tiêm ngừa.

Sở Y Tế Công Cộng Quận Hạt đặc biệt kêu gọi những người chưa được tiêm ngừa có rủi ro nhiễm bệnh nghiêm trọng nên ở nhà cho đến khi họ được cập nhật tất cả các liều tiêm ngừa COVID-19 và đó là việc họ cần làm càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, hãy làm theo các hướng dẫn chung sau đây:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước, ho vào khăn giấy hoặc khuỷu tay, và tránh chạm vào mắt, mũi hoặc miệng.
  • Tránh xa những người bị bệnh.
  • Nghỉ ngơi nhiều, uống nước nhiều, ăn thức ăn bổ dưỡng, và quan tâm đến sự căng thẳng đầu óc để giúp khả năng miễn dịch của quý vị mạnh hơn.
  • Tuân theo Các Đề Nghị của CDC về việc sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE).
  • Nếu quý vị chưa được tiêm ngừa đầy đủ, hãy tránh những chuyến đi không cần thiết đến bệnh viện, cơ sở chăm sóc dài hạn, hoặc viện dưỡng lão, hoặc những nơi có nhiều người dễ bị tổn thương.  Nếu quý vị cần phải đến một trong những cơ sở này, hãy hạn chế thời gian của quý vị ở đó, mang khăn che mặt và luôn giữ khoảng cách 6 feet với tất cả bệnh nhân và nhân viên của cơ sở.

Chúng tôi cũng biết rằng việc lây nhiễm COVID-19 đặc biệt nguy hiểm đối với người vô gia cư.  Những người không có nhà ở ổn định không chỉ gặp khó khăn hơn trong việc phòng ngừa, mà họ thường có sức khỏe kém hơn những cư dân khác.  Hạt Santa Clara đang cố gắng làm việc với các tổ chức cộng đồng để giải quyết nhu cầu của những người vô gia cư, và quý vị có thể tìm hiểu thêm về các hoạt động của chúng tôi trong trang này.

Tôi cần biết gì về khăn che mặt?

Với số trường hợp nhiễm COVID-19 gia tăng tại địa phương và sự lây lan của biến thể Delta với khả năng lây truyền cao, Quận Hạt khuyến khích mọi người, cho dù đã được tiêm ngừa hay chưa, hãy mang khẩu trang bên trong nhà tại các khu vực công cộng để bảo đảm rằng tất cả những người chưa được tiêm ngừa ở đó đều được che mặt và xem đây là một biện pháp phòng ngừa thêm cho tất cả mọi người. 

Không phải tất cả mọi người trong cộng đồng của chúng ta đều đã được tiêm ngừa, và khăn che mặt vẫn là vật quan trọng trong việc bảo vệ cộng đồng khỏi bị lây nhiễm COVID-19.  Tuy nhiên, khi có nhiều người trong cộng đồng được tiêm ngừa hơn, CDC và Bộ Y tế Công cộng California cũng đã cập nhật hướng dẫn của họ về việc sử dụng khăn che mặt.  Tại Hạt Santa Clara, quý vị vẫn phải mang khăn che mặt mỗi khi được yêu cầu tuân theo quy tắc che mặt của Quận Hạt hoặc Tiểu bang.  Để biết thêm thông tin về những yêu cầu này, vui lòng xem Trang “Câu hỏi thường gặp về Lệnh của Sở Y tế Công cộng” của Quận Hạt.

Nếu bị nhiễm COVID-19, tôi có thể tiếp tục cho con tôi bú sữa mẹ không?

Nuôi con bằng sữa mẹ đã được chứng minh là có nhiều lợi ích cho cả trẻ sơ sinh và người mẹ.  Tuy nhiên, vì việc cho con bú cần người mẹ và em bé ở gần nhau dưới 6 feet, nếu người mẹ có COVID-19, sẽ có rủi ro lây truyền COVID-19 rất cao cho em bé.

Quyết định có cho con bú sữa mẹ hay không là một quyết định phức tạp và riêng tư, và có nhiều cách để làm giảm rủi ro lây COVID-19 cho bé trong lúc vẫn cho bé bú sữa mẹ:

  • Người mẹ có thể lựa chọn tiếp tục cho con bú sữa mẹ trong thời kỳ dễ lây nhiễm vì COVID-19 và giảm rủi ro lây truyền cho trẻ sơ sinh bằng cách luôn mang khăn che mặt, thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi cho bé bú, và nếu được, nên giảm bớt thời gian ở gần bé trong vòng 6 feet.
  • Người mẹ có thể bơm sữa và nhờ người lớn khác cầm bình sữa để cho bé bú trong thời gian người mẹ được hướng dẫn phải cô lập do COVID dương tính. Vệ sinh tay và thực hiện hướng dẫn rửa sạch các bộ phận của máy bơm, bình sữa cũng như các vật dụng vắt sữa khác sẽ giúp làm giảm rủi ro nhiều hơn nữa.
  • Một lựa chọn khác là tiếp tục bơm sữa để giữ nguồn sữa trong thời gian người mẹ bị COVID dương tính phải cô lập và nhờ một người lớn khác cho bé bú sữa bột (“vắt sữa và vất đi”).
  • Cuối cùng, người mẹ cũng có thể chọn cách ngưng cho bé bú trong thời gian cô lập do COVID-19 để giảm rủi ro lây truyền COVID-19, cho dù sau đó có thể không cho bé bú được nữa.

Một số điều khác cần lưu ý đối với việc cho con bú khi người mẹ được chẩn đoán nhiễm COVID-19:

  • Có bằng chứng cho thấy trẻ sơ sinh và trẻ em thường bị bệnh nhẹ hơn khi nhiễm COVID-19 và có rủi ro tử vong thấp nhất so với mọi lứa tuổi.
  • KHÔNG có bằng chứng cho thấy COVID-19 có thể truyền qua sữa mẹ.
  • Khẩu trang và khăn che mặt có thể giảm thiểu một cách đáng kể lượng siêu vi khuẩn người bị nhiễm bệnh thở ra.

Hãy nói chuyện với bác sĩ, y tá hoặc nhà tư vấn về việc bú sữa mẹ nếu quý vị có câu hỏi cụ thể về hoàn cảnh và việc cho con bú trong thời gian nhiễm COVID-19.

Ghi chú: Những người đang mang thai không bị nhiễm COVID-19 cần phải cập nhật tình trạng tiêm ngừa với tất cả các liều tiêm ngừa COVID-19.  CDC và FDA chưa xác định vấn đề lo ngại cho an toàn nào ở người đang mang thai đã được tiêm ngừa hoặc cho con của họ, nhưng những người đang mang thai chưa được tiêm ngừa lại đặc biệt có nhiều rủi ro bị bệnh COVID-19 nghiêm trọng hơn.

Tôi cần biết gì về biến thể Omicron trong Hạt Santa Clara?

Omicron là một biến thể mới của cùng loại siêu vi khuẩn gây ra COVID-19.  Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố đây là một Biến thể đáng lo ngại vì khả năng dễ dàng lây lan hơn hoặc ít phản ứng hơn với việc điều trị hoặc tiêm ngừa. Quý vị có thể tìm thấy thêm thông tin về các biến thể được phát hiện trong Hạt Santa Clara tại đây.

Cũng như với tất cả các biến thể COVID khác, cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và những người thân là:

  1. tiêm ngừa và tiêm thêm liều hỗ trợ;
  2. mang khăn che mặt khi vào các khu vực bên trong nhà;
  3. đi xét nghiệm nếu có các triệu chứng; và
  4. ở nhà nếu bị bệnh.