Mất cân bằng trong cuộc sống là gì

Khái niệm cân bằng là mục tiêu mà mỗi người chúng ta đều đang vật lộn để đạt đến - cân bằng giữa công việc và cuộc sống, giữa thành tựu vật chất và giá trị tinh thần, giữa danh vọng và tình yêu… Thế nhưng, bạn có tin không khi chúng ta chỉ có thể thành công nếu như chấp nhận sống “không cân bằng có chủ ý”?

Trong bài viết “5 yếu tố cần dung hòa để có được cuộc sống viên mãn”, chúng ta đã biết được cuộc sống của mỗi người được cấu thành bởi 5 yếu tố: công việc, mối quan hệ, sức khỏe, tâm linh và sở thích. Vậy việc cân bằng cuộc sống phải chăng là làm cho 5 yếu tố trên luôn cân bằng? Điều ấy có khả thi không?

Câu trả lời của Dan Thurmon, diễn giả lừng danh người Mỹ, là “Không. Khái niệm cân bằng tuyệt đối là hoàn hoàn không thực tế!”. Việc loay hoay tìm sự cân bằng giữa bộn bề cuộc sống chỉ đang khiến bạn dậm chân tại chỗ mà thôi. Và thay vì theo đuổi một thứ viển vông xa vời, tại sao chúng ta không lựa chọn sống không cân bằng có chủ ý để phát triển bản thân đầy đủ và có ý nghĩa nhất?

Trong những buổi diễn thuyết của mình, Dan Thurmon thường khiến khán giả ngỡ ngàng khi bắt đầu với hành động trồng cây chuối. Bằng việc cố gắng giữ thăng bằng trên hai tay, ông chứng minh một điều rằng: Sự cân bằng mà chúng ta hướng đến, thật ra, chỉ là cố gắng điều chỉnh tư thế của bản thân để không thất bại và vấp ngã mà thôi. Kết quả sau cùng, những nỗ lực ấy sẽ chẳng đưa ta đi đến đâu cả cũng như việc Dan vẫn mãi loay hoay trồng chuối tại một chỗ.

“Mọi người đua nhau tìm kiếm bí quyết để giữ cân bằng trong cuộc sống. Để rồi khi không đạt được, họ dằn vặt bản thân, nghĩ rằng nếu mình đủ giỏi, đủ thông minh, đủ chăm chỉ thì sẽ đạt được điều đó.” – Dan nói. “Hãy chấp nhận đi, mất cân bằng mới chính là thực tại cuộc sống! Chỉ đến khi nào chúng ta nhận thức được rằng sự cân bằng hoàn hảo không tồn tại, ta mới có thể học được cách sống không cân bằng có chủ ý.”

Bạn đã hiểu rằng cuộc sống không thể cân bằng tuyệt đối? Tốt lắm. Bước tiếp theo, hãy cùng Prudential khám phá cách thức dung hòa 5 yếu tố quan trọng của cuộc sống qua các chia sẻ của Dan Thurmon nhé.

Trong bài diễn thuyết của mình, Dan Thurmon đã tung hứng 5 quả bóng tượng trưng cho 5 yếu tố - công việc, mối quan hệ, sức khỏe, tâm linh và sở thích – và đường đi của những quả bóng đã tạo nên ký hiệu vô cực. Theo Dan, giữa các quả bóng “yếu tố” đều có mối liên hệ nhất định. Chính những mối liên hệ này sẽ giúp ông biết được khi nào cần phải tung và bắt quả bóng nào, cứ vậy tạo thành một vòng vô cực khép kín.

Vậy làm thế nào để áp dụng công thức vô cực vào cuộc sống? Thay vì cố gắng cân bằng cả 5 yếu tố - điều ấy bất khả thi như việc bạn cố bắt gọn 5 quả bóng cùng một lúc vậy, Dan khuyên bạn nên dung hòa các cặp yếu tố. Dan đã lấy chính cách ông dung hoà cuộc sống của chính mình làm ví dụ: Là một diễn giả, cuộc sống của Dan gắn liền với những chuyến lưu diễn trong nước và quốc tế. Để cân bằng giữa quả bóng “công việc” và quả bóng “mối quan hệ”, Dan luôn thường xuyên trò chuyện với các con về những chuyến đi diễn thuyết, hay thậm chí là mang chúng theo mình lên sân khấu. Và để mang quả bóng “sở thích” vào “công việc”, Dan đã mang những kết quả rèn luyện thể thao và thể dục dụng cụ của ông vào các buổi thuyết trình và những cuốn sách về triết lý sống để người xem dễ dàng tiếp nhận kiến thức hơn.

Có thể nói, chủ động không cân bằng và dung hòa 5 yếu tố cốt lõi là bí quyết dung hoà cuộc sống của Dan Thurmon. Và bạn hoàn toàn có thể làm được điều đó nếu tìm ra được quy luật di chuyển của các quả bóng, từ đó, học cách “không cân bằng” để “tung hứng” chúng trong tay.

Năm 11 tuổi, câu bé Dan Thurmon bắt đầu học cách tung hứng với 3 quả bóng từ một diễn viên xiếc tại hội chợ Phục Hưng. Công thức bắt – ném bóng của thuở ban đầu là theo hình chữ X đơn giản. Đến khi Dan áp dụng nó cho nhiều quả bóng hơn, cậu đã thất bại. Và chính khi ấy, Dan học được rằng mỗi khi thêm bóng trong màn tung hứng, ta lại phải học thêm một công thức khác. Với cuộc sống cũng vậy, bạn không thể áp dụng một công thức để giải quyết cho tất cả các vấn đề phải không nào? Vậy nên hãy không ngừng học hỏi, mở mang vốn sống và hiểu biết của mình.

Thành thạo là thế nhưng chính Dan cũng từng thừa nhận rằng ông đã gặp không ít khó khăn vào thời điểm ban đầu, dù cho đã biết được bí quyết của việc tung hứng. Trong lúc ông đang chật vật tung hứng với 4 quả bóng thì trình độ tung hứng 3 quả bóng của ông đã tiến bộ kinh ngạc. Và Dan nhận ra rằng, việc thách thức bản thân cao hơn cùng sự luyện tập không ngừng nghỉ đã vô tình giúp ông hoàn thiện kỹ năng tung hứng bóng cũng như cải tiến các động tác của mình.

Mất cân bằng trong cuộc sống là gì

Trở lại với 5 yếu tố cốt lõi, bạn chắc chắn không thể thành công ngay từ lần thử “không cân bằng” đầu tiên. Chỉ có việc luyện tập mỗi ngày mới giúp ta quen dần với sự không cân bằng, ngày một tiến bộ hơn rồi từ đó hoàn toàn làm chủ được cuộc sống.

Một trong những phần trình diễn gây thích thú nhất của Dan là màn đi xe đạp một bánh trên sân khấu. Vừa giữ thăng bằng trên xe, ông vừa cất tiếng hỏi khán giả: “Đâu là bí quyết để tiến về phía trước?”. Sau khi chứng kiến Dan biểu diễn, tất cả đều đồng thanh: “Hướng người bạn về phía trước!”

Nhìn hình ảnh trên, bạn có suy nghĩ gì không? Bản năng của con người là tìm đến sự an toàn. Chúng ta luôn chần chờ trước sự mạo hiểm, không dám tiến lên vì lo sợ sẽ bị mất thăng bằng và ngã nhào. Thế nhưng qua màn trình diễn xe đạp của Dan, ta có thể thấy rằng chỉ khi chủ động phá vỡ thế cân bằng, mạo hiểm hướng về phía trước, chúng ta mới có thể tiến bộ và phát triển. Bằng không, ta sẽ chỉ mãi đứng yên hoặc thậm chí là đi thụt lùi.

“Nếu bạn tự nhốt mình trong những điều thoải mái, bạn đang chối từ các cơ hội.” – Dan nói. Vậy nên trong cuộc sống, dù là với yếu tố nào đi chăng nữa, hãy đừng ngại ngần mạo hiểm một chút, bạn nhé!

Và xin chúc mừng, bí quyết dung hòa cuộc sống từ Dan Thurmon nay đã “nằm gọn” trong tay bạn rồi đấy. Giờ thì bạn sẽ cùng Prudential áp dụng “không cân bằng có chủ ý” để thành công chứ?

Thực hành nghệ thuật diễn thuyết và thu hút đám đông từ năm 11 tuổi, Dan Thurmon đã mang vốn sống phong phú cùng lối tư duy khác biệt của mình đi qua hơn 6 châu lục với hơn 33 quốc gia. Không chỉ thành công trong vai trò một nhà diễn thuyết, ông còn là một doanh nhân, tác giả, nhà mạo hiểm và người trình diễn đỉnh cao trên sân khấu. Triết lý sống của Dan có thể gói gọn trong tiêu đề cuốn sách nổi tiếng của ông, “Off Balance On Purpose” (tạm dịch là “Không cân bằng có chủ ý”).

Cuộc sống xô bồ dễ khiến người ta mỏi mệt, quá tải và chông chênh. Nhưng làm gì khi mất cân bằng cuộc sống là điều không phải ai cũng biết. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến những căn bệnh tâm lý ngày càng phổ biến đối với những cư dân hiện đại. Đừng để những điều này hủy hoại bạn, cùng FarmerBox tìm lại sự cân bằng qua bài viết này nhé.

Đây là kỷ nguyên 4.0, thời đại số, khi mà mọi thứ đang phát triển một cách “thần tốc” mà chính con người – những người tạo ra điều này đôi khi không thể theo kịp. Ngày nay, những cụm từ “deadline”, “overtime” dường như trở nên quá quen thuộc với người lao động. Thật không khó bắt gặp hình ảnh người công nhân ngày đêm tăng ca, nhân viên văn phòng rệu rã về nhà vẫn phải cặm cụi bên laptop. Họ dường như đang miệt mài theo đuổi hoặc bị buộc đuổi theo tốc độ phát triển của những công cụ hiện đại, vì chỉ cần sơ sẩy, họ sẽ bị bỏ lại phía sau vì không theo được guồng quay công việc.

Kết quả, áp lực công việc, sự tham vọng, mất cân đối về thời gian, bỏ bê bản thân và gia đình là những vấn đề phát sinh và gây ra tình trạng mất cân bằng cuộc sống – trạng thái mất cân đối giữa công việc, gia đình, cuộc sống cá nhân dẫn tới nhiều vấn đề tiêu cực về tâm lý.

Sai lầm khi đặt Công việc – Gia đình – Cá nhân lên bàn cân

Khi áp lực và trách nhiệm lên ngôi thì dường như người ta lại quên mất yếu tố thứ ba: bản thân. Chúng ta gồng mình làm việc kiếm tiền, chạy đôn chạy đáo lo cho gia đình mà không màng tới sức khỏe, ngoại hình và cả những sở thích của riêng mình. Kết quả, qua thời gian thì phần lớn những người lao động, người cha, người mẹ sống như một cỗ máy chỉ biết vận hành theo những chức năng cuộc sống đã lập trình cho, đến khi mỏi mệt thì dường như gục ngã vì đuối sức hay thất vọng, để rồi lại không biết phải làm gì khi mất cân bằng cuộc sống.

Mất cân bằng trong cuộc sống là gì

Đây là ba yếu tố làm nên cuộc sống của bạn, do đó bất kể yếu tố nào cũng không thể thay thế. Đánh mất công việc, bạn sẽ chật vật và không thể tự chủ cuộc sống, nhất là về tài chính. Không có gia đình, bạn mất đi chỗ dựa tinh thần quý giá, dễ chơi vơi và lạc lõng. Đánh mất chính mình, bạn sẽ dễ chạy theo số đông, quên đi những giá trị của bản thân và không thể có hạnh phúc đích thực. Đâu cũng sẽ là nguyên nhân mất cân bằng cuộc sống.

Mất cân bằng trong cuộc sống là gì

Vạn vật đều sẽ thay đổi, kể cả cuộc sống con người. Có thể thời trẻ sự nghiệp, cái tôi là quan trọng nhất, nhưng khi có gia đình thì đây mới là ưu tiên hàng đầu của bạn. Chúng ta không thể mong áp dụng một công thức cho mọi thời điểm trong đời. Điều quan trọng là bạn phải luôn ý thức và kiểm soát được cả ba yếu tố, linh hoạt với mọi thay đổi để có được sự cân bằng trong cuộc sống.

Mất cân bằng trong cuộc sống là gì

Vậy bạn nên làm gì khi mất cân bằng cuộc sống?

Suy nghĩ đơn giản sẽ giúp bạn nhìn nhận vấn đề dễ dàng, chính xác và tìm được cách giải quyết nhanh chóng hơn, tránh tình trạng chìm đắm trong uất ức, mặc cảm, bế tắc, dẫn đến nhiều vấn đề tâm lý. 

Đây là việc không dễ dàng gì nhưng bắt buộc bạn phải làm được để giữ cho mình tỉnh táo, mạnh mẽ mới giải quyết được vấn đề. Hãy tạm rời xa nguyên nhân gây stress, tìm tới những người thân, bạn bè mình tin tưởng, nghỉ ngơi, làm những gì mình thích để cân bằng trở lại.

Có thể trước mắt bạn có quá nhiều thứ phải lo, nhưng điều bạn cần ngay lúc này là nghỉ ngơi, thư giãn. Sự căng thẳng chỉ làm bạn càng thêm lo lắng, thiếu tỉnh táo và dẫn đến nhiều quyết định sai lầm hơn thôi. Lúc này, hãy dành một khoảng thời gian ngắn làm những điều mình thích, gặp gỡ bạn bè, ở bên người thân, thậm chí một mình nếu bạn cảm thấy phù hợp. Nhờ đó, bạn sẽ có đủ tinh thần để nhìn nhận vấn đề sáng suốt hơn.

Vấn đề có thể đến cùng lúc, ôm đồn khiến bạn mệt mỏi và thêm căng thẳng. Hãy lùi lại, phân tích từng vấn đề một thật thấu đáo xem bạn có gì, phải làm gì rồi bắt tay giải quyết từng thứ, nhờ đến sự trợ giúp của người khác nếu có thể. Đây là việc nên làm khi không biết làm gì khi mất cân bằng cuộc sống

Mất cân bằng trong cuộc sống là gì

Khi nhận biết mình mất cân bằng thì đồng nghĩa bạn phải phân chia lại cán cân của mình. Công việc quá bận rộn hay áp lực thì nên xem xét, đề bạt với cấp trên hay chia sẻ với đồng nghiệp. Việc gia đình bề bộn thì hãy thảo luận với các thành viên trong nhà để cùng sắp xếp lại.

Khi xác định cần làm gì thì bạn cần làm ngay vì sự trì hoãn sẽ kéo bạn xuống dần dần đấy. Cần nghỉ ngơi thì việc kéo dài chỉ làm bạn thêm căng thẳng, mệt mỏi. Khi cần làm việc thì kéo dài cũng khiến bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội, đánh mất cả động lực để thực hiện.

Sau tất cả, dù có gì xảy ra thì bạn cần giữ vững tinh thần lạc quan. Đây sẽ là nguồn sức mạnh to lớn để bạn nhìn nhận, xử lý vấn đề, vượt qua áp lực hiệu quả đấy. Nếu bản thân tự cảm thấy tiêu cực, bạn có thể tìm đến những người bạn, người thân lạc quan để xin lời khuyên, hoặc đơn giản việc trò chuyện cùng họ cũng sẽ khiến bạn tích cực hơn.

Với những chia sẻ vừa rồi, FarmerBox hy vọng bạn đã biết được phải làm gì khi mất cân bằng cuộc sống. Đối mặt với khoảng thời gian này không dễ dàng, tuy nhiên một khi vượt qua, bạn sẽ mạnh mẽ hơn và tự tin hơn đấy.