Emotional attachment là gì

What Is Emotional Attachment?

  • Emotional attachment is the tendency to cling to people, beliefs, habits, possessions and circumstances, and the refusal to let go and try new things.
  • When you are emotionally attached, you are unable or unwilling to let go, make changes, or get out of your comfort zone and do new things.
  • Emotional attachment also means lack of freedom, because you tie yourself to people, possession, habits and beliefs, and avoid change and anything new. This means that if you lose something to which you are attached, you feel bad and unhappy.

When you become emotionally attached to certain habits or beliefs, you find it difficult to change them, and it becomes difficult to see things from a different point of view..

If you attach yourself too much to people, this can sometimes lead to unhappiness and suffering, when you disagree with them about certain matters, or if they leave you.

When you build up emotional attachments, you might find it difficult to let go when something gets wrong. You will also be unwilling leave your comfort zone and do something different, meet new people or change your beliefs.

When you get used to a certain situation or habits, you build strong bonds that tie you like ropes, and it becomes difficult to let go and make changes.

Emotional attachment là gì

Learn How to Stay Calm and Poised in Stressful Situations

Stop taking everything too personally and becoming upset by what people say and do.

Detachment & Letting Go

Most People Have Difficulty Letting Go

This might seem strange, but people in bad relationships, even though they might suffer, often, continue the relationship, unable to end it. They feel attached to the other person, even if there is no love between them.

There are cases, where a person feels bad in a relationship, yet continues it, due to the fear of being alone and having to deal with changes in life.

People might also get attached to their possessions, and refuse to throw or give away things that they no longer need. They just hoard stuff, unable to let go of it when they no longer need it, or when it becomes useless.

Sometimes, emotional attachment shows up when you need to make changes in your life, from changing your wardrobe, or changing your eating habits, to starting new job or relocating to another city. At these times, there might be inner resistance and reluctance to make the changes.

A great number of people prefer to avoid making changes, even if they are living in uncomfortable situations.

These people are so used to their habits of life and attached to their present way of life, so that any change seems threatening. They are afraid to change the conditions they well know, and they refuse to leave their comfort zone. This is one of the form of emotional attachment.

You only lose what you cling to.” – Buddha

Related: What Are the Benefits of Emotional Detachment?

Emotional Attachment to People

When you get used to the presence of certain people in your life, do you feel uncomfortable when they go away or leave you, even if it is only temporary?

This is natural, however, when there is too much emotional involvement, and when this becomes too exaggerated, it can become a problem, and you will unnecessarily suffer.

There is another side to emotional attachment to people. When there is too much emotional attachment to people, you allow them to transfer their problems, anxieties and stress to you. This might adversely affect your feelings and state of mind.

There is another reason why you should be careful of too much attachment. Too much of it can lead to jealousy, anger and fights.

Emotional Attachment to Possessions

  • Do you hoard stuff? Do you agonize if you lose something you own, or if something breaks down?
  • Is there something that will make you sad or angry if you lose it?
  • Is there something, which you feel your life would not be worth much if you lose it?

This is due to too much emotional attachment to possessions.

It might seem weird, but people are attached to their smartphones, certain clothes or other possessions. It is like a kid who is attached to his or her toy or doll.

It is okay to have possessions and enjoy them, but you need to develop a certain degree of detachment, so that if you lose something you remain calm and poised.

Everything in life comes and goes. Accepting this idea allows you to let go, develop a certain degree of detachment, remove your attachments, and be willing to go forward, leave your comfort zone, and make changes in your life.

Attachment to Habits

Smoking, overeating and overworking are addictive habits. People who are addicted to them know that these habits are unhealthy for them. Yet, they do not have the inner strength or desire to overcome them.

People who smoke heavily, for example, or people who love to eat, are unwilling to let go of these habits. They feel they would lose something important if they give them up. They feel they cannot live without their habit, but they are wrong.

Life would be much better without these habits, but to overcome them, some work is required. You will need to resist them over and again, and remove your attachment to them. This requires that you learn some willpower, self-discipline and motivation.

Emotional Attachment to Situations and Places

Another phase of emotional attachment is the habit of clinging to situations or places. We might not want to move to another house or another town, because we want to stick with the familiar environment and the people we know, even when the change is good for us.

We often do not want to change anything we are used to do, since it feels familiar and safe. This attitude prevents progress and improvement.

Emotional Attachment to Memories

Dwelling on the past, irrespective if it was good or bad, and longing for the past, keeps you in the past. The past is gone and you cannot bring it back. The future has not occurred yet. The only thing that exists is the present moment. This is the only real time that exists.

To be happy and successful, you need to stop dwelling on your bad memories and reliving them. You need to start living in the present. You need to focus on the present moment, enjoy it, and make the most of it. This would free you of most of your emotional attachments.

Emotional attachment, when exaggerated, is like chains that tie you down and take away your freedom. Freeing yourself from these chains brings you inner peace, happiness, common sense and freedom of choice.

You can love, own possessions, and yet not allow them to interfere with your judgment and choices or limit your freedom. For this, you will need to develop a little detachment.

I hope that this article clarified a little what does emotional attachment mean and contributed to its definition.

“Attachment is the great fabricator of illusions; reality can be attained only by someone who is detached.”
– Simone Weil

“Attachment to the past and fears concerning the future not only govern the way you select the things you own, but also represent the criteria by which you make choices in every aspect of your life, including your relationships with people and your job.”
– Marie Kondo

Learn How to Stay Calm and Poised in Stressful Situations

Stop taking everything too personally and becoming upset by what people say and do.

Detachment & Letting Go

Attached là quyển sách nói về các kiểu gắn bó của con người (attachment styles). Quyển này cho tôi một góc nhìn mới về cách con người gắn bó với nhau trong các mối quan hệ, cũng như cách tìm kiếm, duy trì tình cảm cho mỗi kiểu gắn bó. Cho dù bạn là kiểu gắn bó nào thì cũng rất nên đọc Attached để hiểu bản thân hơn và khiến cho mối quan hệ của mình an toàn hơn.

Kiểu gắn bó (attachment styles) là gì?

Là cách mà mỗi người nhìn nhận và đáp lại sự thân mật trong các mối quan hệ tình cảm.

Có 3 kiểu gắn bó chính ở người trưởng thành:

  • Secure (an toàn): thoải mái với sự thân mật, thường nồng ấm và biết thương yêu.
  • Anxious (lo âu): khao khát sự thân mật, thường bận tâm nhiều vì chuyện tình cảm, luôn lo lắng rằng partner có yêu họ không.
  • Avoidant (tránh né): coi sự thân mật là mất đi độc lập, thường cố hạn chế gần gũi.

3 kiểu gắn bó này thường khác nhau ở:

  • Cách mà họ nhìn nhận về sự thân mật và việc ở bên nhau
  • Cách giải quyết mâu thuẫn
  • Thái độ đối với sex
  • Khả năng chia sẻ những ước muốn và nhu cầu của họ
  • Kì vọng về partner và mối quan hệ

Từ partner trong bài viết này được hiểu là vợ/chồng, người yêu, bạn hẹn hò, đang tìm hiểu, đối tác trong một mối quan hệ tình cảm.

Các kiểu gắn bó hình thành là do đâu?

Mới đầu, người ta cho rằng là do cha mẹ và hoàn cảnh gia đình. Ví dụ, nếu cha mẹ quan tâm, yêu thương thì đứa con sẽ thường là kiểu gắn bó secure. Còn cha mẹ không quan tâm, xa cách thì đứa con sẽ dễ là kiểu avoidant (tránh né yêu thương để không bị tổn thương) hoặc anxious (khao khát được yêu thương, chú ý).

Nhưng thực ra kiểu gắn bó ở người trưởng thành bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nữa—như gene, tổn thương trong quá trình lớn lên, trải nghiệm trong cuộc sống, v.v.

Hẹn hò theo lời khuyên từ xã hội và thuyết gắn bó

Các lời khuyên từ xã hội thường nói rằng trong một mối quan hệ, bạn không nên dựa dẫm vào đối phương. Hạnh phúc là do bạn quyết định và tự tạo ra, chứ không thể đặt hết vào tay partner.

Tất nhiên là không phải lời khuyên nào cũng đúng, và không phải lời khuyên nào cũng đúng trong mọi trường hợp.

Dựa dẫm không phải là một điều xấu hay là bạn sai. Khi bạn muốn bày tỏ tình cảm nhưng người kia tỏ ra xa cách, bạn sẽ dễ nghĩ rằng mình đang “needy” (đòi hỏi quá nhiều sự chú ý và quan tâm). Nhưng thực ra, khi con người gắn bó với nhau, não bộ sẽ tìm kiếm sự gần gũi. Cả nhịp tim, hơi thở, hormones, huyết áp… cũng bị ảnh hưởng bởi partner. Vậy thì rất khó để xem nhau như người lạ, chỉ lo cho mỗi bản thân mình mà không dám dựa vào nhau.

Theo thuyết gắn bó, người ta chỉ “needy” khi nhu cầu tình cảm không được đáp lại thoả đáng. Nếu bạn đáp ứng nhu cầu cảm xúc của partner từ sớm và khiến họ an tâm, họ sẽ không đau khổ và chăm chăm tìm cách lôi kéo sự chú ý của bạn nữa, mà tập trung hơn vào bản thân và sự phát triển của họ.

If you want to take the road to independence and happiness, first find the right person to depend on and travel down it with them.

Để hạnh phúc và cảm thấy an toàn, bạn nên tìm một người mà sự hiện diện của họ khiến bạn thấy được hỗ trợ, có thể dựa vào, và là nền tảng vững chắc để bạn phát triển bản thân.

Kiểu gắn bó của bạn là gì?

Trong sách có một bảng câu hỏi để bạn tìm ra kiểu gắn bó của mình. Bạn có thể tìm làm thử, hoặc đọc một số biểu hiện của từng kiểu dưới đây để xem mình là kiểu gì:

Anxious (lo âu)

Bạn yêu thích sự thân mật và thích ở gần người yêu. Bạn thường bất an trong tình cảm, ví dụ như lo chuyện tương lai hay là người kia có yêu mình không.

Bạn rất nhạy cảm với những thay đổi tâm trạng và hành động của partner. Bạn thường trải qua những cảm xúc tiêu cực như buồn, giận…, dễ làm hoặc nói những điều khiến mình nuối tiếc sau đó.

Vì các mối quan hệ tình cảm dễ lấy đi phần lớn năng lượng cảm xúc của bạn, bạn cần partner cho mình thật nhiều sự an toàn để cảm thấy hài lòng và hạnh phúc.

Secure (an toàn)

Bạn thoải mái với sự thân mật, thích gần người yêu, có thể ở bên partner khi cần. Bạn không quá lo lắng về mối quan hệ của mình sẽ đi đến đâu hay người kia có yêu mình không.

Bạn có thể cảm nhận được cảm xúc của partner nhưng không quá nhạy cảm đến mức dễ cảm thấy tiêu cực.

Bạn giải quyết vấn đề tình cảm một cách bình tĩnh, có thể chia sẻ nhu cầu và cảm xúc của mình với partner một cách hiệu quả.

Avoidant (tránh né)

Bạn muốn gần gũi partner, nhưng lại không thoải mái với sự thân mật quá mức. Bạn thường giữ khoảng cách và coi trọng sự độc lập tự do của mình nhiều hơn. Bạn thường không cởi mở với partner và họ thường than phiền rằng bạn luôn xa cách.

Bạn không dành nhiều thời gian nghĩ về các mối quan hệ tình cảm, không thường lo lắng về cảm giác của partner, không nhạy cảm với tâm trạng của đối phương. Tuy nhiên, bạn nhạy cảm khi đối phương có biểu hiện kiểm soát hay động chạm đến thế giới riêng của bạn.

Nếu bạn vừa không thoải mái với sự thân mật nhưng lại rất quan tâm về sự có mặt của partner, thì bạn có một dạng gắn kết hiếm hơn—anxious kết hợp avoidant.

Partner của bạn có kiểu gắn kết gì?

Chúng ta thường phủ một lớp màn màu hồng lên người mà mình có tình cảm. Bạn sẽ lờ đi những dấu hiệu không hay và đánh giá mọi thứ thiếu khách quan hơn.

Nếu mới bắt đầu hẹn hò, bạn nên để ý đến mọi dấu hiệu từ partner và xem rằng liệu mối quan hệ này có dành cho bạn không, bạn có nên đầu tư cho nó không, thay vì phân vân rằng người ta có thích mình không.

Attached có danh sách các hành động cụ thể của từng kiểu gắn bó. Bạn có thể tham khảo và xem những dấu hiệu từ partner để biết được mức độ tìm kiếm sự thân mật của họ là ở mức nào.

Kiểu gắn bó lo âu (The anxious attachment style)

Kiểu gắn bó lo âu rất nhạy cảm với hành động và cảm xúc của partner. Khi yêu ai rồi, thì người đó sẽ quyết định phần lớn cảm xúc của người anxious.

Cảm giác lo âu ở người anxious chỉ mất đi khi được gần partner. Bạn sẽ nghĩ nhiều về người đó, bị mù quáng, sợ cô đơn, tin rằng người kia sẽ thay đổi, rằng đây là cơ hội yêu duy nhất.

Khi nỗi lo âu bị triggered đến một mức nào đó, người anxious sẽ tìm cách liên lạc liên tục với partner, lờ partner, để ý đến thời gian trả lời tin nhắn/cuộc gọi và trả đũa, tỏ thái độ, làm partner ghen… Tất cả đều chỉ để partner chú ý đến mình và gần gũi mình hơn.

Người anxious nên hẹn hò thế nào?

  • Bạn cần chấp nhận rằng nhu cầu tình cảm của mình là chính đáng, thay vì nghĩ rằng nó sai, dựa dẫm, hay needy. Bạn cần sự thân mật, sự sẵn sàng ở bên và sự an toàn.
  • Quan sát và đánh giá xem người mình hẹn hò có đáp ứng được nhu cầu tình cảm của bạn không. Nếu không thì bạn nên tránh tiến xa hơn ở mối quan hệ đó.
  • Là chính bản thân mình và tập nói ra nhu cầu của mình, không giả vờ làm bộ làm tịch hay im lặng và lờ đi. Bạn cần người đó bày tỏ tình cảm nhiều hơn, nói yêu nhiều hơn, luôn ở bên, liên lạc thường xuyên? Hãy nói ra. Nhu cầu của bạn luôn ở đó không mất đi, sẽ tốt hơn nếu nói rõ từ ban đầu.
  • Tìm hiểu nhiều người thay vì dính chặt lấy người không thể cho bạn thứ bạn cần. Nếu bạn có kiểu gắn bó lo âu, bạn thường sẽ dễ bị gắn bó với người kia rất nhanh, trước cả khi bạn biết mình có thực sự thích người ta hay không. Việc tìm hiểu nhiều người sẽ khiến bạn bớt ám ảnh về một cá nhân nào đó, và bạn sẽ thoải mái hơn trong việc thể hiện bản thân chứ không phải rón rén giấu nhẹm đi cảm xúc của mình. Càng gặp nhiều người thì bạn càng dễ tìm ra cho mình một người phù hợp hơn. Ngoài kia có rất nhiều người tuyệt vời và đặc biệt.
  • Hẹn hò với người có kiểu gắn bó secure. Bạn có lẽ sẽ thấy chán khi gặp người có kiểu gắn bó này. Người secure thường sẽ không vòng vo, không thất thường. Họ không sợ thân mật hay tình yêu, không play games, không chơi trò hard to get. Chẳng có nhiều drama, mọi thứ đều êm đềm—bạn nghĩ là chẳng có chemistry hay sự thu hút gì cả. Đừng nên gắn xúc cảm lên xuống thất thường với tình yêu mãnh liệt. Hãy cho mình và người secure một cơ hội trước khi vội vàng nghĩ là họ không dành cho mình.

Play games: là những hành động cho thấy sự không chân thành trong mối quan hệ, khiến cho partner bị bối rối để điều khiển cảm xúc của partner. Ví dụ như không liên lạc nhiều ngày để khiến người kia thèm muốn mình, nóng lạnh thất thường để cho thấy mình làm chủ mối quan hệ, làm người ta hiểu lầm rằng mình thích họ nhưng không phải vậy để lợi dụng, không trả lời tin nhắn để không bị coi là dựa dẫm…

Kiểu gắn bó tránh né (The avoidant attachment style)

Người có kiểu gắn bó tránh né thường coi trọng quá mức sự độc lập, dẫn đến việc chỉ tập trung vào nhu cầu của mình và lờ đi nhu cầu của partner. Partner càng ấm áp, yêu thương thì avoidants càng né tránh và coi nhẹ giá trị của những hành động đó.

Avoidants cũng kém nhạy hơn trong việc đọc xúc cảm của partner, thậm chí cho rằng mỗi người nên tự lo cho cảm xúc của mình. Vì thế, partner của avoidants thường than phiền rằng họ không thấy được sự kết nối, hỗ trợ, hay hài lòng từ mối quan hệ.

Có nhiều cách để avoidants tránh né việc thân mật hơn trong mối quan hệ:

  • Về mặt thể chất: phân biệt rõ ràng giữa sex và tình yêu, ngoại tình, không cuddle, không hôn, không sex, khi đi cạnh nhau thì đi vượt lên trước…
  • Về mặt cảm xúc: ân cần với người ngoài nhưng lạnh nhạt với người thân, không chia sẻ các chuyện quan trọng, không đặt partner làm ưu tiên, không nói yêu, không sẵn sàng có một mối quan hệ cam kết, không liên lạc nhiều ngày sau một buổi hẹn hò thân mật, giữ bí mật và khiến mọi chuyện không rõ ràng để giữ cảm giác độc lập, play games…

Avoidants mặc dù dửng dưng và ít tổn thương vì tình cảm hơn, họ cũng kém hạnh phúc hơn vì luôn phải đè nén cảm xúc của mình và xây lên một bức rào chắn quanh họ.

Một số cách để người avoidant thay đổi

Có thể thay đổi kiểu gắn bó tránh né này không? Chỉ có thể thay đổi khi avoidants nhận ra rằng chính bản thân họ cũng là một trong những lí do khiến mối quan hệ không hạnh phúc và tự tìm cách thay đổi—soi chiếu bản thân, đi tư vấn, trị liệu tâm lí. Hoặc là phải trải qua một cú sốc lớn nào đó đủ lớn thì họ mới thay đổi.

Nhưng avoidants có thể áp dụng một số hành động sau để thay đổi dần dần:

  • Học cách nhận diện khi thấy bản thân tìm cách tránh né hoặc nghĩ về partner với góc độ tiêu cực.
  • Nghĩ về mối quan hệ với partner như là một sự hỗ trợ lẫn nhau thay vì sự độc lập không phụ thuộc.
  • Ghi ra những điều khiến bạn thấy biết ơn từ partner và từ mối quan hệ.
  • Thôi lí tưởng hóa về một partner hoàn hảo mà hãy tìm cách để người mà bạn đã lựa chọn ở bên cạnh trở thành người đặc biệt trong đời bạn.
  • Tham gia các hoạt động khi hẹn hò như leo núi, chèo thuyền, nấu ăn cùng nhau… để xao lãng và quên đi việc dựng lên rào chắn giữa mình và partner.
  • Hẹn hò với người secure.

Kiểu gắn bó an toàn (The secure attachment style)

Người có kiểu gắn bó an toàn rất thoải mái với sự thân mật, không thất thường, cũng không quá nhạy cảm trước những thay đổi của partner. Họ có thể chia sẻ, giao tiếp một cách tự nhiên, có trách nhiệm với hạnh phúc và mong muốn của partner.

Mặc dù miêu tả về người secure nghe có vẻ lí tưởng, cũng không dễ để bạn nhận diện họ bằng vẻ bên ngoài. Họ không phải là người thân thiện, hấp dẫn, hòa đồng nhất.

Nếu bạn là kiểu người secure, bạn nên học cách tìm một mối quan hệ an toàn. Nếu vướng vào một mối quan hệ tiêu cực, bạn có thể không thể thoát ra được vì nghĩ là mình phải có trách nhiệm đối với partner, và có thể trở nên insecure hơn—bạn có thể trở lên lo âu nhiều hơn giống người anxious, hoặc bắt đầu play games giống người avoidant. Đây là kiểu gắn bó quý giá và có thể thay đổi, bạn nên tìm cách giữ nó.

Người secure nên tìm partner thế nào?

Để không trở nên insecure thì người secure cũng cần phải chọn partner cẩn thận. Thường thì kiểu gắn bó secure có trực giác tốt và dễ nhận ra người không dành cho mình, tuy nhiên bạn cũng nên biết về các deal breakers, nói ra mong muốn của mình, không đổ lỗi cho bản thân khi partner có hành động không hay, và dừng lại khi thấy mình trở nên insecure hơn.

Deal breakers: những dấu hiệu xấu từ partner mà bạn không thể thỏa hiệp được, chỉ có thể kết thúc mối quan hệ. VD như bạn ghét người hành hạ động vật hoặc hay nói dối, thì đó là những deal breakers.

Khi anxious ở bên avoidant

Khi kiểu gắn bó anxious ở bên cạnh avoidant, mối quan hệ sẽ luôn lên xuống thất thường. Một bên cảm thấy bất an vì thấy partner luôn xa cách, còn một bên cảm thấy nghẹt thở vì partner luôn muốn gần gũi thêm. Nếu bạn thấy một người đi ra ngoài xã hội rất vui vẻ, quan tâm, nhưng về nhà lại lạnh nhạt với partner của mình thì đó cũng không phải là điều lạ. Họ rất có thể là kiểu người avoidant.

Tuy nhiên, mối quan hệ anxious–avoidant lại rất khó để dứt ra vì:

  • Người avoidant cảm thấy bản tính độc lập của mình được củng cố. Họ thấy quyền lực hơn trong mối quan hệ.
  • Người anxious cảm thấy bản tính lo âu được củng cố. Họ lầm tưởng mối quan hệ lúc xa lúc gần là đầy đam mê, rằng có bao nhiêu sóng gió thì cuối cùng cũng về bên nhau.

Nhưng đa phần các mối quan hệ anxious-avoidant khá là toxic, vì khác biệt giữa kiểu gắn bó có thể ảnh hưởng đến các mặt khác trong cuộc sống:

  • Cách giải quyết mâu thuẫn: người avoidant hay tránh né, còn người anxious thì bị phụ thuộc vào cảm xúc và hành động của đối phương, thành ra mâu thuẫn nhiều khi không được nói ra và giải quyết. Ngoài ra, anxious còn có thể hành động bột phát như nổi giận, phản kháng, điều này khiến avoidant càng xa cách hơn.
  • Các sinh hoạt khác trong cuộc sống: một người muốn ngủ chung còn người kia muốn ngủ riêng, một người muốn nắm tay còn người kia thì đi vượt lên trước, một người đề cao độc lập còn người kia xem partner như một chỗ dựa lớn—tất cả những điều nhỏ nhặt nhất có thể khiến mối quan hệ rất bất an.

Vậy nếu bạn đã ở trong một mối quan hệ như thế rồi thì phải làm sao?

  • Quan sát và học theo kiểu gắn bó an toàn, sau đó áp dụng vào mối quan hệ của bản thân:– Có mặt khi partner cần: hỏi thăm thường xuyên, an ủi, làm chỗ dựa để partner thấy an toàn– Hỗ trợ, giúp đỡ, khuyến khích để partner phát triển– Áp dụng cách suy nghĩ, nói chuyện, hành xử của kiểu gắn bó secure

    Đây là điều cần thiết vì khi mối quan hệ an toàn rồi thì anxious partner sẽ không quá lo âu, đòi hỏi gần gũi nữa, avoidant partner sẽ có được sự độc lập mà họ cần. Đây cũng sẽ là quá trình dài lâu vì kiểu gắn bó đã là điều khó thay đổi của mỗi người.

True love, in the evolutionary sense, means peace of mind. “Still waters run deep” is a good way of characterizing it.

  • Tìm hiểu về kiểu gắn bó của bản thân để biết được những phản ứng, hành động của mình có ảnh hưởng thế nào đến partner và mối quan hệ, nhận biết chúng và tìm cách thay đổi.
  • Tìm cách tận hưởng thời gian ở bên nhau mà không phải lúc nào cũng thấy bất an hay mâu thuẫn.
  • Một cách khá tiêu cực và thiệt thòi cho anxious partner đó là…chấp nhận bản tính của avoidants. Điều này có nghĩa là bạn không ép partner phải thay đổi nữa, học cách một mình và độc lập hơn, học cách nhìn vào những điều tích cực mà partner đem lại, cũng như bỏ qua những điều tiêu cực. Nhưng anxious partner có hạnh phúc thực sự không khi mối quan hệ nên có sự cố gắng thay đổi ở cả 2 phía?

Làm sao để mối quan hệ trở nên an toàn hơn?

Giao tiếp hiệu quả

Mỗi kiểu gắn bó sẽ có nhu cầu gần gũi và thái độ đối với một mối quan hệ khác nhau. Vì thế, bạn cần nói ra nhu cầu, kì vọng của mình một cách thẳng thắn. Không cần phải đoán mò, không đổ lỗi, không phải trút tức tối trong khi người còn lại không hiểu đã làm sai điều gì.

Giao tiếp hiệu quả là sao?

  • Nói ra chân thành, cụ thể: Việc gì khiến bạn thấy khó chịu? Bạn đang lo âu? Bạn cần không gian? Bạn đang giận dữ và cần thời gian bình tĩnh để nói chuyện sau?
  • Nói ra nhu cầu của mình—cần gì, cảm thấy gì, muốn gì, thay vì tập trung chỉ ra điểm không hay của nhau và khiến cả hai thấy mình không tốt, không đủ. Sau đó cố tìm tiếng nói chung, giải pháp chung để cả hai đều thấy thoải mái.

Nếu bạn không quen bày tỏ, sẽ thấy rất không thoải mái, thậm chí là tội lỗi khi phải nói thẳng. Bạn có thể cần phải soạn trước cần nói những gì. Nhưng hãy nhớ, nhu cầu của bạn không có gì là không chính đáng. Người khác thấy không chính đáng có thể là do họ khác kiểu gắn bó với bạn, hoặc bị ảnh hưởng bởi những định kiến của xã hội. Đừng đổ lỗi cho bản thân hay giấu diếm đi vì sợ người ta đánh giá hoặc bác bỏ đi nhu cầu của mình.

Nếu partner trân trọng nhu cầu của bạn và chân thành tìm cách cân bằng, thì mối quan hệ rất có tương lai. Còn nếu partner phủ nhận nhu cầu của bạn và khiến bạn thấy mình nhỏ bé, không chính đáng thì có lẽ mối quan hệ sẽ không hòa hợp.

Tất nhiên là không thể mong chờ giao tiếp sẽ giải quyết được mọi thứ, đặc biệt là khi partner (hoặc cả bản thân bạn) không đủ xây dựng để thay đổi và cân bằng. Bạn sẽ cần phải đánh giá xem người kia có luôn tránh né việc giao tiếp, có coi trọng nhu cầu của bạn, có thực tâm thay đổi hành động không hay chỉ miễn cưỡng ừ hử rồi thôi.

Giải quyết mâu thuẫn hiệu quả

Có nhiều mâu thuẫn không đáng có, có thể được ngăn chặn ngay từ đầu nếu bạn đã hiểu về các kiểu gắn bó. Ví dụ, nếu biết partner là người lo âu, bạn có thể soạn vài tin nhắn trước để gửi trong ngày, hoặc cuddle thêm một chút trước khi tránh đi chỗ khác để làm việc.

Một mối quan hệ tốt không phải là có ít mâu thuẫn, mà là ở cách giải quyết mâu thuẫn. Khi giải quyết mâu thuẫn, cần tập trung vào vấn đề chính, giao tiếp hiệu quả, cho thấy sự quan tâm và sẵn lòng giải quyết. Tránh suy diễn, công kích hoặc tiếp cận cuộc trò chuyện với thái độ quá tiêu cực, đạp đổ.

Chia tay thì cần nhớ gì?

Một khi đã biết là mối quan hệ sẽ không thể tiếp tục và bạn quyết định chia tay, hãy nhớ những điều sau:

  • Chấp nhận và đối diện với sự thật. Partner đã từng đối xử với bạn như thế nào và khiến bạn cảm thấy ra sao?
  • Chấp nhận bản thân và nỗi đau của bản thân. Nhu cầu của bạn là chính đáng. Nỗi đau của bạn là chính đáng. Nếu bạn nghĩ về việc quay lại với người kia, thì cũng là chính đáng. Nhưng bạn cần nhắc mình rằng có lí do chính đáng để bạn rời đi, vậy quay lại có xứng đáng không?
  • Tìm sự hỗ trợ từ người thân, bè bạn. Trò chuyện và cởi mở để họ bên cạnh, nhắc bạn khi bạn muốn quay lại với ex hoặc muốn tìm một mối quan hệ lấp khoảng trống (rebound).
  • Chiều chuộng bản thân bằng các cách lành mạnh như tập luyện, đi massage, ăn uống đầy đủ.
  • Nhớ rằng mọi chuyện rồi cũng sẽ qua.

Những quan niệm sai thường gặp

Mỗi người đều có nhu cầu và khả năng gắn bó, gần gũi giống nhau. → Không, rất khác nhau.

Hôn nhân là tất cả và là đích đến cuối cùng, khi cưới nhau là người ta đã sẵn sàng gắn bó và gần gũi. → Không, các kiểu gắn bó khác nhau có thể khiến hôn nhân rất không hạnh phúc, mặc dù hai bên yêu nhau rất nhiều.

Nhu cầu cảm xúc là trách nhiệm của bản thân chứ không phải của partner. → Không đúng hoàn toàn, nếu là một partnership thật sự, thì việc giữ cho nhau bình an về mặt cảm xúc là trách nhiệm của cả hai.

Người nam sẽ là kiểu gắn bó tránh né, còn người nữ là kiểu gắn bó lo âu → Không, kiểu gắn bó không riêng cho một giới hay xu hướng tính dục nào cả.

Kết

  • Kiểu gắn bó và nhu cầu gắn bó của bạn là chính đáng.
  • Một mối quan hệ tình cảm nên là nơi khiến bạn thấy an toàn, bình yên, tự tin, được hỗ trợ.
  • Tránh né, nóng lạnh, lo lắng quá mức, đeo bám một mối quan hệ thất thường—tất cả đều khiến bạn không tìm được hạnh phúc thật sự.

We believe that every person deserves to experience the benefits of a secure bond. When our partner acts as our secure base and emotional anchor, we derive strength and encouragement to go out into the world and make the most of ourselves. He or she is there to help us become the best person we can be, as we are for them.

Reference: Levine, A., & Heller, R. (2012). Attached: The New Science of Adult Attachment and How It Can Help You Find—and Keep—Love [E-book]. TarcherPerigee.