Fanuc là gì

Máy tiện CNC là máy công cụ phổ biến trong mọi xưởng cơ khí. Máy tiện CNC được dùng để gia công tạo hình các chi tiết tròn xoay. Chẳng hạn như trục, vòng chặn, bánh xe, lỗ, ren,…

Nguyên công tiện thông dụng nhất là cắt bỏ vật liệu từ phôi trục, sử dụng dao tiện để cắt mặt ngoài. Máy tiện CNC còn được dùng để gia công lỗ, cắt rãnh, cắt ren,…với dụng cụ cắt thích hợp.

Lập trình máy tiện CNC Fanuc

Có thể thấy nhìn tổng thể các mã lệnh trong lập trình máy tiện CNC Fanuc đơn giản và dễ sử dụng nên rất được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghệ CNC…

CNC hệ Fanuc cung cấp phạm vi rộng nhất của các hệ thống CNC trong ngành từ các điều khiển giá trị tốt nhất với chức năng mạnh mẽ đến các hệ thống điều khiển hiệu suất cao cho các máy phức tạp với lập trình nhanh và dễ sử dụng đảm bảo chất lượng cao nhất và thời gian xử lý ngắn.

Mỗi thế hệ của hệ thống điều khiển Fanuc có các mức độ khác nhau về khả năng điều khiển thiết bị và chúng thường được gọi bằng một kiểu máy hoặc số sê-ri. Mỗi một bộ điều khiển thường có sẵn với một số khả năng điều khiển thiết bị, tùy thuộc vào chức năng phần mềm nào được cấp phép sử dụng trên thiết bị đó.

Nhiều nhà chế tạo máy công cụ tin tưởng sản phẩm của họ vào các điều khiển Fanuc vì lịch sử lâu dài về hiệu suất và độ tin cậy. Từ máy đa trục, độ chính xác cao đến đường truyền đơn giản – Fanuc CNC cung cấp mức độ tin cậy và chất lượng cao nhất trong ngành.

Fanuc là gì

Danh sách mã lệnh G-code lập trình tiện CNC hệ Fanuc

G codeMiêu tảG00Định vị dao nhanhG01Nội suy theo đường thẳngG02Nội suy theo cung tròn, cùng chiều kim đồng hồ.G03Nội suy theo cung tròn, ngược chiều kim đồng hồ.G04Tạm dừng chương trình theo thời gian.G09Dừng chính xácG10Thiết lập giá trị OFF-SET.G20Đơn vị chương trình “inch”.G21Đơn vị chương trình “mm”.G22Đóng cực hạn hành trình dao.G23Tắt cực hạn hành trình dao.G27Kiểm tra điểm gốc.G28Quay về điểm gốcG32Gia công ren theo đường thẳng.G40Bỏ bù bán kính mũi dao.G41Bù trái bán kính mũi dao.G42Bù phải bán kính mũi dao.G70Chu kỳ tiện tinhG71Tiện thô dọc trụcG72Tiện thô hướng kínhG73Lập trình theo đường ContourG74Khoan theo trục ZG75Tiện rãnh, cắt đứtG76Tiện renG92chu kỳ tiện renG94Chu kỳ cắt hướng kínhG96Điều khiển tốc độ gia công không đổiG97Bỏ điều khiển tốc độ gia công không đổi

Fanuc là gì

Danh sách mã lệnh M-code lập trình tiện CNC hệ Fanuc

M codeMiêu tảM00Dừng chương trình không điều kiện.M01Dừng chương trình có điều kiện.M02Dừng chương trình.M03Trục xoay theo chiều kim đồng hồ.M04Trục xoay trên ngược chiều kim đồng hồ.M05Dừng trục chínhM08Bật dung dịch tưới nguội.M09Tắt dung dịch tưới nguội.M30Kết thúc chương trình.M41Trục chính quay ở vùng tốc độ thấpM42Trục chính quay ở vùng tốc độ cao.M98Gọi chương trình con.M99Kết thúc chương trình con.

Như vậy, có thể thấy nhìn tổng thể các mã lệnh trong lập trình máy tiện CNC Fanuc đơn giản và dễ sử dụng nên rất được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghệ CNC. Qua bài viết này, nhằm truyền đạt đến người đọc khái quát về mã lệnh trong lập trình máy tiện CNC . Chúc các bạn thành công

Bạn thường nghe đến driver các loại, thậm chí một số điện thoại cũng cần phải cài driver mới sử dụng được, còn driver máy tính thì chả còn gì là xa lạ nữa, nếu không cài card mạng thì bạn không thể bắt wi fi, nếu không cài driver cho card màn hình thì card màn hình của bạn cũng không có tác dụng gì, vì vậy Hệ điều hành Fanuc cũng vậy, nó là phần hỗ trợ để các máy CNC có thể hiểu được các mã lệnh mà bạn nhập vào, đó chính là ngôn ngữ giao tiếp của máy CNC, giúp một vật vô tri vô giác có thể hiểu được những gì bạn truyền đạt nhằm gia công các sản phẩm bất kì bạn muốn ( trong khả năng của máy CNC).

Fanuc là gì

Một bảng điều khiển fanuc thông thường

Hệ điều hành Fanuc  thường gồm những đời nào?

Đây là câu hỏi mà hầu hết các bạn sinh viên, những người mới tiếp xúc với máy, thậm chí đã sử dụng máy nhưng vẫn chưa nắm rõ, đôi lúc bạn thấy các hệ điều hành fanuc như sau Fanuc 6M, 10T, F-M2/50 hoặc MV-40M.. Trước tiên bạn phân biệt làm hai loại là T ( Tiện), M là phay. Các đời cũ sẽ chỉ có T hoặc M phía trước, còn hệ mới sẽ có Oi kèm theo, OiT hoặc OiM, số càng lớn thì đời càng mới. Ngoài ra còn có các ký hiệu riêng cho máy dập (P – Punch press), máy tiện hai đầu (TT – Twin Turret) , và máy mài (G – Grinding).

Vậy cũng chỉ mới chung chung, điều mà đa số những người chuyên nghiệp rất không thích vì cũng chưa giải quyết được các vấn đề gì, bạn đừng quá nôn nóng, bên dưới là thứ tự thời gian xuất hiện của các đời máy mà bạn có thể tham khảo. Bạn chỉ nên nhớ từ đoạn Fanuc 6 trở đi do hiện nay máy cũ nhất là đời này, các đời cũ hơn thì hầu như không mấy ai sử dụng, nhớ nhiều nặng đầu, cũ quá thì coi như là lịch sử rồi.