Macro trong máy ảnh là gì

Hệ số độ phóng đại cực đại

Độ phóng đại của bất kỳ ống kính nào cũng được xác định bởi tiêu cự. Đối với chụp ảnh macro, chúng ta thường quan tâm đến mức độ cận cảnh có thể tiếp cận với chủ thể. Hai yếu tố này, bao gồm tiêu cự và khoảng cách lấy nét tối thiểu, xác định tỷ lệ phóng đại tối đa của ống kính, đôi khi được gọi là "tỷ lệ tái tạo". Bạn tiếp cận chủ thể với một ống kính có tiêu cự xác định càng gần, thì tỷ lệ phóng đại bạn đạt được sẽ càng cao.

Theo định nghĩa truyền thống, ống kính macro là một ống kính có tỷ lệ độ phóng đại tối đa ít nhất là 1:1, hoặc "1x" trong thông số kỹ thuật ống kính. Điều này có nghĩa là một chủ thể có thể được tái tạo ở kích thước hoàn chỉnh trên cảm biến hình ảnh của máy ảnh: một đối tượng 10 mm có thể được chiếu lên cảm biến là một hình ảnh 10 mm khi ống kính gần đối tượng đó. Tỷ lệ phóng đại tối đa là 1:2 hoặc "0.5x" có nghĩa là kích thước tối đa mà một hình ảnh của cùng một đối tượng 10 mm có thể được chiếu lên cảm biến là 5 mm, hoặc chỉ là bằng một nửa so với kích thước thật.

Những đặc tính khác của ống kính macro nên biết

Ống kính Macro được thiết kế đặc biệt để tạo hiệu suất quang học tối ưu ở khoảng cách lấy nét cực ngắn và thường là sắc nét nhất ở cự ly gần, tuy nhiên điều này không có nghĩa là loại ống kính này chỉ được dùng để chụp ảnh macro. Nhiều ống kính macro cũng có khả năng tạo hiệu suất tuyệt vời khi chụp đối tượng bình thường ở khoảng cách bình thường.

Một đặc tính quan trọng khác của ống kính macro được dùng để quay phim khoảng cách gần là có độ sâu trường ảnh rất hẹp. Vì vậy bạn cần phải lấy nét rất cẩn thận để ghi được các chi tiết như ý với tiêu điểm hoàn hảo. Chân máy có thể giúp cho việc lấy nét dễ dàng hơn trong mọi tình huống. Bạn có thể thay đổi khẩu độ một chút để đạt độ sâu trường ảnh phù hợp với đối tượng. Độ sâu trường ảnh thấp có thể là một lợi thế khi làm nổi bật chi tiết sắc nét trên phông nền mờ ảo.

[1] khoảng cách lấy nét tối thiểu (xấp xỉ 13 cm ở độ phóng đại 1x) [2] Khoảng cách hoạt động (xấp xỉ 2 cm ở độ phóng đại 1x) [3] Khoảng cách lấy nét tối thiểu (xấp xỉ 35 cm ở độ phóng đại 1x) [4] Khoảng cách hoạt động (xấp xỉ 16 cm ở độ phóng đại 1x) [5] Mặt phẳng cảm biến ảnh

Khoảng cách lấy nét và khoảng cách chụp tối thiểu

Thông số kỹ thuật của ống kính "khoảng cách lấy nét tối thiểu" có thể gây nhầm lẫn. Khoảng cách lấy nét tối thiểu được đo từ chủ thể đến điểm lấy nét phía sau của ống kính, là mặt phẳng cảm biến hình ảnh trên thân máy. Thuật ngữ "khoảng cách chụp" được sử dụng để mô tả khoảng cách giữa chủ thể và phần mặt trước của ống kính.

Ví dụ, nếu một ống kính được quy định có khoảng cách lấy nét cực tiểu là 0,2 m (20 cm), tùy thuộc vào độ dày của thân máy và độ dài của ống kính, thì khoảng cách chụp của bạn chỉ là một vài cm khi lấy nét tại khoảng cách lấy nét cực tiểu để có thể chụp macro 1:1. Vì gần chủ thể có thể làm cho ánh sáng khó truyền qua (đèn flash macro chuyên dụng và đèn hỗ trợ flash dạng vòng có thể khắc phục vấn đề ánh sáng này), việc lấy nét có thể gặp khó khăn nếu chủ thể hoặc máy ảnh di chuyển nhẹ và bạn có thể xóa đối tượng ở khoảng cách gần như vậy. Nếu những vấn đề này xảy ra, bạn cần phải chọn một ống kính macro có tiêu cự dài hơn để tăng khoảng cách chụp trong trường hợp như thế.

Macro là một trong những thuật ngữ được nhắc đến nhiều nhất trong nhiếp ảnh. Đây là một thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Từ nghĩa đen ban đầu là to, lớn, macro sang lĩnh vực nhiếp ảnh được hiểu là những bức ảnh chụp gần, nơi các chi tiết nhỏ được phóng đại lên gấp hiều lần so với thực tế.

Ảnh macro hướng đến tái hiện một cách sinh động và độc đáo nhất các chủ đề nhỏ bé với các chi tiết mà mắt thường khó nhận biết như lông tơ, mắt kép của các loài côn trùng, đường gân lá, hạt bụi phấn trên nhị hoa hay các thiết kế tinh vi trên đồ trang sức…


Thông thường, đa số người sử dụng máy ảnh cho rằng những bức ảnh được chụp với tỉ lệ 1:2 trở lên, phóng đại những chi tiết nhỏ bé bằng cách đảo đầu ống kính, dùng kính lọc close-up hay dùng ống nối, ống nhân tiêu cự đều được phân vào nhóm ảnh macro. Nhưng chính xác đó là ảnh close-up – một trường rộng hơn ảnh macro. Những chuyên gia về nhiếp ảnh đều cho rằng những bức ảnh macro thật sự phải được chụp từ một ống kính macro chuyên dụng và phải có tỉ lệ ít nhất là 1:1 (1.0x). Có nghĩa là hình ảnh được in trên cảm biến máy ảnh có kích thước tối thiểu bằng với hình ảnh thực tế. Tỉ lệ lớn nhất mà một bức ảnh có thể đạt được là 25:1 – tương đương với việc hình ảnh lấp đầy khung hình của cảm biến full frame và gấp 25 lần kích thước của chủ thể ngoài đời.


Đi kèm với ảnh macro là kĩ thuật chụp ảnh macro. Để chụp được ảnh macro yêu cầu người chụp phải đưa máy ảnh đến rất gần chủ thể. Các thông số máy ảnh, kể cả lấy nét, thường được thiết lập bằng tay để đảm bảo độ chính xác cao nhất. Kĩ thuật chụp ảnh macro sử dụng một tốc độ màn trập chậm, khẩu mở rộng và đặt ISO cao. Độ sâu trường của ảnh macro được thu hẹp tối đa, nhờ đó có thể tập trung thể hiện hết các đặc điểm của chủ thể chính.


Xem thêm: Kéo dài tiêu cự với ống kính teleconverter

Nhấn mạnh một điều rằng khả năng chụp ảnh macro phụ thuộc vào ống kính chứ không phụ thuộc vào máy ảnh. Như đã đề cập ở trên, những bức ảnh macro thật sự được tạo nên từ những ống kính macro chuyên dụng. Hiện nay, có các ống kính chuyên dụng để chụp ảnh macro như AF Micro-Nikkor 60mm f/2.8D; AF Micro-Nikkor 105mm f/2.8D; Canon EF 100mm f/2.8 L IS USM Macro; Canon MP-E65 f/2.8 1-5x Macro; Sigma 150mm f/2.8 EX DG HSM Macro, Sigma 17-70mm F2.8-4 DC Macro OS HSM; Sony E 30mm f/3.5 Macro, Sony FE 90mm f/2.8 Macro G OSS…


Thiết kế quang học của các ống kính macro là đặc biệt tinh vi và chất lượng để đảm bảo các hình ảnh vẫn đạt độ cực nét tại khoảng cách tập trung tối thiểu. Ống kính macro là ống kính một tiêu cự (ống prime, fix) với các mức tiêu cự thông thường là 30, 50, 60, 90, 100, 105mm hay 200mm.

Việc sử dụng các mức tiêu cự “chuẩn” tại các trường hợp cụ thể như sau:

-    45 - 65 mm: Mức tiêu cự này vừa đảm bảo mức tiếp cận tiêu chuẩn vừa tránh những hiệu ứng không mong muốn khi chụp sản phẩm, đồ vật nhỏ và những cảnh đòi hỏi phải có nền tự nhiên. Khi sử dụng mức tiêu cự này, khoảng cách lấy nét trên dưới 15cm.

-    90 - 105 mm: Mức tiêu chuẩn chụp côn trùng, hoa, và các vật nhỏ từ một khoảng cách thoải mái với phạm vi lấy nét gần nhất là 20-30 cm.

-    150 - 200 mm: Chụp côn trùng và động vật nhỏ khác và bạn phải lấy nét tối thiểu với mức 60mm.

Mức khẩu độ thông thường để chụp ảnh macro là f/2.8, tuy nhiên, nếu mới bắt đầu thử chụp macro, bạn nên đặt khẩu ở mức f/8. Khi đã quen tay, bạn có thể linh hoạt cài đặt các thông số sao cho hiệu quả nhất là được. Ví dụ, để đặc tả được kết cấu, màu sắc chính xác của nhị và nhụy bông hoa súng này, tác giả đã sử dụng ống kính tiêu cự 105mm và cài khẩu ở mức f/3.6, ISO 500, thời gian phơi sáng là 1/200s.


Chúng ta hay nhận được các lời khuyên về nguồn sáng, bố cục, mức tiêu cự, khẩu độ…khi chụp ảnh macro. Tuy nhiên, để khám phá hết thú vị của nhiếp ảnh, bạn đừng nên giới hạn bản thân vào những công thức. Sáng tạo và phá cách một chút với mức khẩu hoặc mức phơi sáng, góc chụp mới lạ,…, bạn sẽ nhận được những bức ảnh macro độc đáo, đậm chất nghệ thuật mà không có bất cứ công thức nào có thể mang lại.

>> Khám phá chuyên sâu về nhiếp ảnh tại Binhminhdigital Hồ Chí Minh

Ống kính macro tác dụng gì?

Ống kính Macroống kính dùng để chụp lấy nét đối tượng ở khoảng cách gần, thường cho phép tỷ lệ phóng đại là 1:1 (hay 1x). Trong thông số kỹ thuật ống kính, tỷ lệ này có nghĩa là khi bạn chụp một vật thể ở ngoài với kích thước là 10 mm, thì ảnh được chiếu lên cảm biến máy ảnh vẫn là 10mm.

Lens macro Canon là gì?

Ống kính Macro là loại ống kính được sử dụng để chụp cận cảnh với độ phóng đại 1:1 (nói cách khác độ phóng đại 1.0x) và tiêu cự lí tưởng ở tầm 85 – 105mm. Việc sở hữu cho mình ống kính lens chụp macro sẽ cơ sở đầu tiên để người dùng thực hiện đam mê của mình với thể loại này.

Quay video macro là gì?

Chụp macro là kiểu chụp cận cảnh và đối tượng trong ảnh được phóng to hơn đối tượng bên ngoài thực tế. kiểu chụp mang lại nhiều điều thích thú cho những người mới bắt đầu.

Camera macro trên điện thoại là gì?

Ống kính macro hay còn được gọi là macro lens cũng giống như lens máy ảnh, một phụ kiện có thể tháo rời giúp cải thiện khả năng thu phóng của camera điện thoại mà chất lượng không bị giảm đi quá nhiều. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại lens điện thoại, với nhiều phân khúc giúp người dùng tha hồ lựa chọn.