Ung thư hệ tạo huyết sống được bao lâu

Bệnh bạch cầu sống được bao lâu? Trong trường hợp bệnh bạch cầu lympho mạn tính, nếu ung thư chỉ ảnh hưởng đến tế bào lympho B, người bệnh có thể sống từ 10-20 năm. Tuy nhiên, nếu bạn mắc bệnh bạch cầu lympho T mạn tính, thời gian sống rất thấp.

Bệnh ung thư bạch cầu lympho cấp tính sống được bao lâu?

Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho sống được bao lâu? Đối với bạch cầu lympho cấp tính, bệnh tiến triển rất nhanh và khó kiểm soát. Do vậy, người bệnh thường không sống được lâu, chỉ khoảng 4 tháng. Tuy nhiên, khoảng 80% trẻ em mắc bệnh này có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Ở người lớn, tỷ lệ khỏi bệnh hoàn toàn chỉ khoảng 40%. Đặc biệt, trẻ từ 3-7 tuổi sẽ có khả năng tiếp nhận điều trị và phục hồi sức khỏe nhanh hơn so với người lớn.

Bệnh đa u tủy xương do ung thư máu sống được bao lâu?

Các chuyên gia vẫn chưa xác định thời gian sống trung bình của người mắc bệnh đa u tủy xương giai đoạn đầu. Ở giai đoạn hai, thời gian sống là khoảng 7 năm. Đối với người mắc bệnh đa u tủy ở giai đoạn cuối, thời gian sống là khoảng 3,5 năm.

Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh nhân ung thư máu sống được bao lâu?

Thực tế, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống của người bệnh ung thư máu, chẳng hạn như:

  • Tuổi tác. Người càng trẻ tuổi sẽ có tiên lượng sống tốt hơn, nghĩa là kết quả điều trị và kéo dài thời gian sống cao hơn.
  • Loại tế bào bạch cầu cụ thể mà bệnh ung thư ảnh hưởng. Ngoài ra, những thay đổi trong nhiễm sắc thể và gene cũng có thể ảnh hưởng đến tiên lượng sống của người bệnh. Một số bất thường di truyền cụ thể trong các tế bào ung thư bạch cầu có thể khiến bệnh khó được điều trị thành công hơn.
  • Thời gian chẩn đoán bệnh. Thông thường, việc phát hiện càng sớm sẽ giúp cho quá trình điều trị càng hiệu quả. Trong các trường hợp phát hiện bệnh trễ, như khi quá nhiều tế bào bạch cầu bất thường có trong máu, tế bào bạch cầu đi vào não hoặc dịch tủy, thời gian sống sẽ không còn cao.
  • Khả năng đáp ứng với điều trị và thời gian để thuyên giảm bệnh. Nếu bệnh quay trở lại sau khi điều trị, bạn có thể cần làm hóa trị.
  • Bệnh sử các bệnh về máu và bệnh bạch cầu
  • Mức độ tổn thương xương
  • Tiếp xúc với một số hóa chất, chẳng hạn như benzen
  • Tiếp xúc với một số loại hóa trị và xạ trị
  • Đột biến nhiễm sắc thể
  • Phản ứng của cơ thể với điều trị
  • Số lượng tế bào máu
  • Có hút thuốc lá hay không

Ung thư máu có chữa được không?

Ung thư hệ tạo huyết sống được bao lâu

Bên cạnh vấn đề “bệnh ung thư máu sống được bao lâu” thì “ung thư máu có chữa được không” cũng được nhiều người quan tâm. Hiện nay, cơ hội và tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư máu trên thế giới không cao, chỉ khoảng 10% do bệnh thường phát hiện trễ. Theo các chuyên gia, cho dù bạn khỏe mạnh hay có tiền sử các bệnh về máu, có người thân mắc bệnh ung thư máu… hãy làm tầm soát ung thư 6 tháng/ lần để phát hiện bệnh kịp thời.

Các phương pháp điều trị ung thư máu phổ biến như:

  • Hóa trị
  • Ghép tủy/cấy tế bào gốc tạo máu từ tủy xương
  • Ghép tủy/cấy tế bào gốc tạo máu lấy từ tế bào máu ngoại vi
  • Ghép tủy/cấy tế bào gốc lấy từ máu cuống rốn
  • Ghép tế bào gốc tạo máu nửa thuận hợp HLA

Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây, đã giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về bệnh ung thư máu. Hãy nhớ rằng, thường xuyên làm kiểm tra sức khỏe và tuân thủ đúng phác đồ điều trị sẽ giúp kết quả điều trị bệnh ung thư của bạn tốt hơn.

Ung thư hạch bạch huyết là loại ung thư bắt đầu trong các tế bào chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch, được gọi là tế bào lympho. Những tế bào lympho có mặt trong các hạch bạch huyết, lá lách, tuyến ức, tủy xương, và các bộ phận khác của cơ thể.

Ung thư hệ tạo huyết sống được bao lâu

Ung thư hạch bạch huyết có thể ảnh hưởng tới cả trẻ em và người lớn.

Ung thư hạch bạch huyết là một trong số ít bệnh ung thư có khả năng chữa khỏi rất cao.

Menu xem nhanh:

1

Có hai loại chính:

– U lympho Hodgkin

– U lympho không Hodgkin: Hầu hết những trường hợp mắc hạch bạch huyết là loại này.

U lympho Hodgkin và không Hodgkin ảnh hưởng đến một loại tế bào lympho khác nhau, và cần điều trị khác nhau.
Chúng ta cần phân biệt ung thư hạch bạch huyết và ung thư bạch cầu. Mỗi loại bắt đầu trong các tế bào khác nhau.  Hạch bạch huyết bắt đầu trong tế bào lympho chống nhiễm trùng. Trong khi đó, ung thư bạch cầu bắt đầu trong các tế bào tạo máu trong tủy xương.

1. Nguyên nhân gây ung thư hạch bạch huyết

Nguyên nhân gây bệnh chưa được biết đến, nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh:

– Những người trên 60 tuổi
– Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới
– Hệ miễn dịch suy yếu do bị HIV/AIDS, cấy ghép nội tạng, hoặc hệ miễn dịch suy yếu bẩm sinh
– Bị bệnh hệ thống miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjogren, lupus, hoặc bệnh celiac
– Bị nhiễm một loại virus như Epstein-Barr, viêm gan C, HHV8, vv…
– Có một người thân từng bị  hạch bạch huyết
– Thường xuyên tiếp xúc với benzen hoặc hóa chất diệt côn trùng và cỏ dại
– Đã từng điều trị ung thư hạch trước đây, hoặc từng điều trị ung thư bằng xạ trị
– Béo phì

2. Các triệu chứng của ung thư hạch bạch huyết

Ung thư hệ tạo huyết sống được bao lâu

Sưng hạch bạch huyết (cổ, nách, háng) là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư hạch bạch huyết

Sưng hạch bạch huyết (cổ, nách, háng) là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư hạch.

Dấu hiệu cảnh báo rằng u lympho bao gồm:

– Các tuyến hạch bạch huyết ở cổ, nách, háng bị sưng
– Ho nhiều
– Khó thở
– Sốt cao
– Đổ mồ hôi đêm
– Đau bụng
– Mệt mỏi
– Giảm cân
– Ngứa

3. Chẩn đoán ung thư hạch bạch huyết

Ung thư hệ tạo huyết sống được bao lâu

Trước khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán, bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu của ung thư hạch bạch huyết như sưng hạch bạch huyết, vv…