Giấy tờ hợp pháp hóa lãnh sự là gì

Trong cuộc sống hằng ngày, chắc hẳn ai cũng đã từng nghe đến thuật ngữ “hợp pháp hóa lãnh sự”. Nhưng có lẽ, rất ít người hiểu ý nghĩa của cụm từ này và mục đích của việc hợp pháp hóa để làm gì? Quy trình, thủ tục thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự? hợp pháp hóa lãnh sự được thực hiện tại cơ quan nào? Trong bài viết này, hãy cùng Luật INSLAW tìm hiểu xem hợp pháp hóa lãnh sự là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP thì thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện thủ tục chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên các giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để các giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và được sử dụng tại Việt Nam

Như vậy hợp pháp hóa lãnh sự tức là thủ tục để các giấy tờ, tài liệu của nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam Công nhận và có giá trị sử dụng tại Việt Nam 

Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự chỉ chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên các  giấy tờ, tài liệu, không bao gồm việc chứng nhận về nội dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu đó

  • Các loại giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, hoặc là theo nguyên tắc có đi có lại.
  • Các giấy tờ, tài liệu được phép chuyển giao trực tiếp hoặc thông qua con đường ngoại giao giữa các cơ quan của Việt Nam và các cơ quan của nước ngoài.
  • Các loại giấy tờ, tài liệu được miễn thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Các giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc cơ quan tiếp nhận của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự

Bài viết liên quan  Công bố lưu hành mỹ phẩm nhập khẩu

  • Các giấy tờ, tài liệu đã bị sửa chữa, tẩy xóa mà không được đính chính theo quy định pháp luật.
  • Các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự nhưng có các chi tiết mâu thuẫn nhau.
  • Các giấy tờ, tài liệu bị giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận nhưng sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.
  • Các giấy tờ, tài liệu có chữ ký, con dấu nhưng không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc.
  • Giấy tờ, tài liệu có các nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam
  • Trước làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự, các tài liệu của nước ngoài cần phải thực hiện một thủ trước đó là thủ tục chứng nhận lãnh sự tại các cơ quan có thẩm quyền của nước đó. Thủ tục thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự không khó đối với người Việt Nam tuy nhiên trong mắt của nhiều cá nhân, tổ chức nước ngoài thì đây là một thủ tục hành chính phức tạp 
  • Đặc biệt là trong bối cảnh dịch covid như hiện nay và nhiều nước trên thế giới đã sử dụng hoàn toàn chữ ký số, con dấu điện tử trên các tài liệu (mà theo quy định tại Nghị Định số 111/2011/NĐ-CP thì các tài liệu này không thuộc diện được thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự)
  •  Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành
  • Bản chính giấy tờ chứng thực cá nhân trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện
  • Giấy tờ, tài liệu đề nghị làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự (đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài chứng nhận).
  •  Bản sao giấy tờ, tài liệu đề nghị làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự.
  • Bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Người nộp hồ sơ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch.
  • Bản sao bản dịch giấy tờ, tài liệu

Bài viết liên quan  Thành lập công ty tại Quận 7

Trong trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của các loại giấy tờ, tài liệu đề nghị làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể yêu cầu người đề nghị làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự xuất trình bổ sung bản chính các giấy tờ, tài liệu có liên quan và nộp thêm 1 bản sao các loại giấy tờ, tài liệu này để lưu tại Bộ Ngoại giao.

  • Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu của Bộ Ngoại giao
  • Xuất trình bản chính giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;
  • Bản chụp giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;
  • Giấy tờ, tài liệu đề nghị làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự, đã được chứng nhận bởi Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài nơi có Cơ quan đại diện của Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện của Việt Nam kiêm nhiệm;
  • Bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt, tiếng Anh hoặc tiếng khác mà cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể hiểu được, nếu các giấy tờ, tài liệu  không được thể hiện bằng các thứ tiếng trên;

Trong trường hợp cần phải kiểm tra tính xác thực của các loại giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể yêu cầu người đề nghị thực hiện thủ tục hợp pháp hóa xuất trình bổ sung bản chính các loiaj giấy tờ, tài liệu có liên quan và nộp 01 bản sao các loại giấy tờ, tài liệu này để lưu tại Cơ quan đại diện.

Bài viết liên quan  Hồ sơ công bố mỹ phẩm

  • Tại bộ phận một cửa Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao).
  • Tại bộ phận một cửa Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh (Bộ Ngoại giao).
  • Tại bộ phận một cửa của các cơ quan Ngoại vụ địa phương được Bộ Ngoại giao ủy quyền
  • thực hiện việc nộp hồ sơ tại trụ sở của Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc các cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài.

Thời hạn giải quyết thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự là 01 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp hồ sơ có số lượng từ 10 giấy tờ , tài liệu trở lên thì thời hạn giải quyết thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự  có thể dài hơn nhưng không được quá 05 ngày làm việc

Trên đây là toàn bộ bài viết mà chúng tôi biên soạn được dựa trên các quy định của pháp luật về chủ đề “Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?” Trong trường hợp cá nhân tổ chức nước ngoài muốn làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự mà không cần đến trực tiếp các cơ quan của Việt Nam thì có thể sử dụng dịch vụ của Luật INSLAW. Chúng tôi cam kết mang lại cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất với mức giá rẻ nhất.

Bạn đang xem bài viết “Hợp pháp hóa lãnh sự là gì? Bao gồm những hồ sơ thủ tục gì?” tại chuyên mục “Tin tức tổng hợp”

Các giấy tờ tài liệu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, muốn có giá trị sử dụng tại Việt Nam cần thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự. Luật Trí Tâm

xin chia sẻ các thông tin liên quan đến thủ tục này hy vọng sẽ hữu ích cho những ai có nhu cầu.

Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?

Theo Nghị định 111/2011/NĐ-CP, thì hợp pháp hóa lãnh sự được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận chữ ký, con dấu, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để tài liệu, giấy tờ đó được công nhận và có giá trị sử dụng tại Việt Nam.

Cơ quan nào của Việt Nam có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ tài liệu của nước ngoài?

Ở trong nước, Bộ Ngoại giao có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự. Bộ ngoại giao cũng có thể ủy quyền cho cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự.

Ở nước ngoài, thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự do cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài

Thủ tục thực hiện hợp pháp hóa giấy tờ, tài liệu của nước ngoài?

·     + Tờ khai hợp pháp hoá lãnh sự theo mẫu số LS/HPH-2012/TK.

·    + Bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp. Giấy tờ này không cần phải chứng thực.

·     + Tài liệu đề nghị để hợp pháp hóa lãnh sự (đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài chứng nhận con dấu, chữ ký).

·     + Bản photo giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự. Đối với các giấy tờ như đăng ký kết hôn, học bạ, bằng cấp…cần mang theo bản chính để đối chiếu.

·    + Bản dịch (không cần phải chứng thực) giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh (nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng này.

Nơi nộp hồ sơ:

Cục lãnh sự - Bộ ngoại giao hoặc các cơ quan cấp tỉnh do Bộ ngoại giao ủy quyền tiếp nhận hồ sơ.

Thời gian thực hiện: 01 ngày nếu số lượng tài liệu từ 1-10 bản. 02 ngày trở lên nếu số lượng tài liệu từ 11 bản trở lên hoặc các tài liệu yêu cầu xác minh.

Nếu bạn đang có nhu cầu chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự nhưng lo lắng thủ tục quá rườm rà, phức tạp? Hãy liên hệ ngay với Luật Trí Tâm, chúng tôi luôn sẵn sàng để hỗ trợ quý khách. 

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH LUẬT TRÍ TÂM

Địa chỉ: 286 Nguyễn Xiển, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
Điện thoại:  024 2211 3939
Hotline: 0963 116 488 
Email:

Video liên quan

Chủ đề