Giun chạy thành vòng là gì

Đại cương giun tròn- Nematoda

Đặc điểm hình thể.

Hình thể ngoài:

Giun tròn có thân hình ống, màu ngà hay trắng hồng, không phân đoạn, đối xứng qua trục giữa của thân. Trên thân có những trục nhỏ.

Kích thước giun tròn rất thay đổi. Có loại dài 1- 2 mm (giun soắn, giun lươn..) có loại dài tới 20 - 30 cm như giun đũa, có loại dài trên 1m như giun chỉ Medine.

Giun tròn có lớp vỏ ngoài bằng kitin, cứng nhẵn hoặc có khía ngang, khía dọc, khía chéo.

Đầu trước có thể có răng, móc, dao cắt... Các bộ phận này giúp giun tròn bám vào nơi kí sinh...

Hình thể trong:

Thành cơ thể: bao quanh thân, cắt ngang thân giun, từ ngoài vào trong có:

Lớp vỏ cứng, trong, thuần nhất, cấu tạo bởi protein cứng, tương tự như keratin.

Lớp hạ bì  (subcuticular epithelium) chỉ có một lớp tế bào hạt, có chỗ lồi ra ở 4 phía chia thân giun làm 4 phần: 2 đường bên đường lưng, đường bụng. Hai đường bên chứa đựng các ống bài tiết, có các dây thần kinh.

Lớp cơ: gồm những thớ cơ dọc.

Lớp giữa là xoang chứa các cơ quan.

Các cơ quan nội tạng của giun:

Cơ quan tiêu hoá: miệng, thực quản, ruột, trực tràng, hậu môn.

Cơ quan bài tiết: gồm hai ống chạy dọc theo chiều dài thân giun, ở hai bên mép thân, có hai hạch bài tiết, nhô ra ngoài băng lỗ bài tiết ở gần thực quản.

Cơ quan thần kinh: gồm một vòng thần kinh bao quanh thực quản và một vòng bao quanh khúc sau của ruột. Từ vòng bao quanh thực quản, xuất phát ra phía trước 6 sợi thần kinh, ngoài ra có những sợi thần kinh đi dọc theo nối liền hai vòng và đi thẳng ra phía sau thân, trong đó có 2 sợi thần kinh lớn đi dọc theo lưng. Một vài giun tròn có cơ quan thần kinh cảm giác (cơ quan nhạy cảm) ở gần hậu môn, đó là Phasmida. Người ta dựa vào đặc điểm này để phân loại giun tròn.

Cơ quan sinh dục:

Bộ phận sinh dục đực: có một hay hai tinh hoàn tùy từng loại giun. Tinh hoàn là một ống dài cuộn lại hay uốn khúc. Tiếp đến là ống dẫn tinh, về cuối ống này mở ra thành túi đựng tinh, ống tinh thông ra ngoài sau hậu môn, nơi đó có gai giao phối. Ở một vài loài phía đuôi phình ra tạo thành túi giao hợp.

Bộ phận sinh dục cái: thường khúc khuỷu, gồm 2 buồng trứng, hai ống dẫn trứng, túi nhận tinh, hai tử cung, dẫn đến âm đạo và âm môn, ăn thông với bên ngoài bởi một lỗ sinh dục nằm ở giữa hay nửa trước của thân, luôn nhô ra phía bụng.

Đặc điểm sinh học của giun tròn.

Sinh lí, sinh thái:

Giun tròn có thể sống tự do ở thiên nhiên, nhưng đa số sống kí sinh. Có loài vừa sống tự do vừa sống kí sinh.

Vị trí kí sinh: giun tròn có thể kí sinh ở ống tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hoặc các cơ quan nội tạng. Trước khi đến kí sinh ở vị trí cố định, một số giun tròn có giai đoạn di chuyển chu du trong cơ thể vật chủ. Giun có thể di chuyển bất thường, gây hiện tượng lạc chỗ. Mỗi loài giun tròn có vật chủ thích hợp, nhưng có thể kí sinh bất thường ở những vật chủ không thích hợp - hiện tượng lạc chủ.

Giun tròn chiếm chất dinh dưỡng của vật chủ bằng nhiều cách: hút thức ăn qua miệng, thẩm thấu qua thân. Giun ăn dưỡng chấp, máu, dịch mô,... phần lớn chất dinh dưỡng được hấp thụ dùng để tạo trứng. Trứng giun tròn đều có một màng bọc, do chất kitin tạo thành, một số giun đẻ ra ấu trùng (giun soắn, giun chỉ...).

Vòng đời sinh học:

Đa số giun tròn có vòng đời đơn giản, có một vật chủ: giun đũa, giun tóc, giun móc... Một số giun tròn có vòng đời phức tạp hơn, cần có vật chủ trung gian: giun chỉ... có loài giun tròn có cùng vật chủ chính và vật chủ phụ: giun soắn.

Bệnh giun tròn có thể khiến người bệnh đau bụng nghiêm trọng, buồn nôn và mệt mỏi, nhiễm trùng thần kinh trung ương khiến người bệnh bất tỉnh, suy yếu, liệt tứ chi... và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

1. Bệnh giun tròn là gì?

Giun tròn chính là nguyên nhân gây bệnh giun tròn và viêm màng não tăng eosinophil. Giun tròn hay nằm trong động mạch phổi của chuột và ốc sên là các ký chủ trung gian chính, nơi ấu trùng giun tròn phát triển cho đến khi chúng lây nhiễm sang cá thể khác.

Vì sao nói giun tròn rất đa dạng? Bởi chúng gồm những động vật sinh sống ở một phạm vi môi trường rộng lớn. Tổng số loài giun tròn được thống kê khoảng 1 triệu loại vì hầu hết tất cả hệ sinh thái biển như nước ngọt, đất, các môi trường trên đất liền, hoang mạc, rãnh đại dương, thạch quyển của Trái Đất. Sự xuất hiện của ngành giun tròn chiếm khoảng 80% tất cả các cá thể động vật trên Trái Đất, đa dạng về vòng đời, hiện diện ở các cấp độ dinh dưỡng khác nhau trong các hệ sinh thái.

Con người nhiễm giun tròn nếu ăn các ấu trùng trong ốc sên sống hoặc chưa nấu chín, các ký chủ lây nhiễm khác, nước và rau bị ô nhiễm. Khi ấu trùng giun tròn đi vào cơ thể con người, một thời gian sẽ được vận chuyển qua máu đến hệ thần kinh trung ương, gây ra viêm màng não tăng eosinophil khiến người bệnh tử vong hoặc tổn thương não và thần kinh vĩnh viễn.

Giun chạy thành vòng là gì

Ấu trùng giun tròn đi vào cơ thể qua đường tiêu hóa

2. Triệu chứng thường gặp của bệnh giun tròn

Nếu một người bị giun tròn xâm nhập, có thể có các dấu hiệu sau:

  • Đau bụng nghiêm trọng, buồn nôn và mệt mỏi.
  • Các triệu chứng trên sẽ thuyên giảm nhưng sau đó người bệnh sẽ bị sốt
  • Nhiễm trùng thần kinh trung ương nặng: Triệu chứng nhiễm trùng thần kinh trung ương thường khiến người bệnh bất tỉnh, đau thần kinh sớm khi bị nhiễm trùng, suy yếu, liệt tứ chi, mất phản xạ, suy hô hấp, teo cơ và dẫn đến tử vong nếu người bệnh không được điều trị.
  • Liệt dây thần kinh sọ não
  • Giun tròn có thể xâm nhập vào mắt khiến người bệnh suy giảm thị lực, đau, viêm giác mạc và phù võng mạc.

Giun chạy thành vòng là gì

Bệnh giun tròn có thể gây ra nhiễm trùng thần kinh trung ương nặng

Việc chẩn đoán và điều trị sớm bệnh giun tròn có thể ngăn ngừa diễn tiến nặng hơn và tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Tuy nhiên, hiện không có cách điều trị đặc hiệu khi nhiễm bệnh giun tròn. Một vài phương pháp điều trị hỗ trợ có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của đau đầu và thời gian của các triệu chứng.

3. Phòng chống bệnh giun tròn

Phòng chống các bệnh nhiễm trùng giun tròn bao gồm:

  • Những người cư trú trong hoặc đi du lịch đến những nơi có ký sinh trùng được tìm thấy là không ăn ốc sên sống hoặc chưa nấu chín, tôm nước ngọt, cua đất, ếch và thằn lằn hay các loại rau quả có khả năng đã bị ô nhiễm.
  • Loại bỏ ốc sên và chuột được tìm thấy gần nhà và sân vườn cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ.
  • Rửa tay và đồ dùng kỹ sau khi chế biến ốc sên sống. Rau cần phải được rửa sạch kỹ nếu ăn sống.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Cách nhận biết bị nhiễm giun sán
  • Sán lá gan lớn ký sinh ở đâu?
  • Bà bầu ăn ếch có an toàn không?