Ho nhiều là biểu hiện của bệnh gì năm 2024

Nhưng cũng có những trường hợp ít gặp, ho kéo dài trong vài tuần, vài tháng. Ho mạn tính là ho kéo dài từ 8 tuần trở lên.

Ho là phản xạ của cơ thể để đẩy ra ngoài các chất nhầy và vật lạ từ đường thở có thể gây kích ứng phổi. Ho cũng có thể là do phản ứng với chứng viêm hoặc bệnh lý.

Ho mạn tính thường do nguyên nhân có thể điều trị được. Cũng có thể chỉ do chảy nước mũi sau hoặc dị ứng. Rất hiếm trường hợp là triệu chứng của ung thư, suy tim hoặc các bệnh phổi đe dọa tính mạng, theo chuyên trang sức khỏe của Mỹ Healthline.

Tuy nhiên, ho mạn tính có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống. Bởi vậy, nếu ho kéo dài hơn 3 tuần, tốt nhất nên đi khám.

Hầu hết các cơn ho đều xảy ra trong thời gian ngắn, sau đó sẽ khỏi

Shutterstock

Nguyên nhân gây ho mạn tính

Các nguyên nhân phổ biến nhất của ho mạn tính là:

Hen suyễn: Đặc biệt là hen suyễn dạng ho, gây ho là triệu chứng chính.

Trào ngược axit dạ dày thực quản.

Hội chứng ho đường hô hấp trên: Dẫn đến chảy nước mũi sau.

Viêm phế quản: Dẫn đến viêm ở đường thở.

Uống thuốc điều trị huyết áp cao.

Hút thuốc.

Do môi trường: Bụi hoặc lông động vật.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Co thắt phế quản: có thể xảy ra sau khi viêm phổi.

Ho gà.

Hít phải dị vật (ở trẻ em).

Các nguyên nhân hiếm gặp hơn gây ho mạn tính bao gồm:

Viêm tiểu phế quản.

Xơ nang trong phổi: Một tình trạng di truyền làm tổn thương phổi.

Bệnh phổi kẽ: Dẫn đến sẹo mô phổi.

Suy tim.

Ung thư phổi

Lao

Sarcoidosis: Các u hạt hình thành trong phổi và các bộ phận khác của cơ thể, theo Healthline.

Các triệu chứng kèm theo

Các triệu chứng phổ biến thường đi kèm với ho mạn tính bao gồm chảy nước mũi sau, hoặc cảm giác dịch chảy xuống sau cổ họng, ợ nóng, khàn giọng, chảy mũi, viêm họng, nghẹt mũi, thở khò khè, khó thở.

Uống thuốc điều trị huyết áp cao cũng có thể gây ho mạn tính

minh họa: Shutterstock

Khi nào nên đi khám?

Nếu gặp các triệu chứng nghiêm trọng sau, hãy gọi cho bác sĩ:

Cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu.

Ho ra máu.

Đổ mồ hôi đêm.

Sốt cao.

Khó thở hoặc cảm thấy không đủ không khí.

Sụt cân.

Đau ngực dai dẳng, theo Healthline.

Các biến chứng của ho mạn tính

Các biến chứng tiềm ẩn của ho mạn tính bao gồm đau đầu, ngất xỉu, lo lắng hoặc trầm cảm, mất ngủ, rò rỉ nước tiểu, nôn mửa, đau cơ, thậm chí gãy xương sườn.

Nếu bị ho mạn tính, cần đi khám để có kế hoạch điều trị.

Biện pháp khắc phục tại nhà

Tùy vào nguyên nhân gây ho, những mẹo sau có thể giúp kiểm soát cơn ho:

Uống nhiều nước. Nước ấm giúp làm lỏng và làm loãng chất nhầy và dịu cổ họng.

Ngậm viên trị ho.

Nếu bị trào ngược axit: Hãy cố gắng tránh ăn quá nhiều và tránh ăn trong vòng 2 đến 3 giờ trước khi đi ngủ.

Ho nhiều là tình trạng người bệnh bị ho liên tục hơn 3 tuần không khỏi. Thậm chí tình trạng này còn không thuyên giảm khi người bệnh sử dụng các biện pháp điều trị. Ho nhiều có thể là do các kích thích bên ngoài tác động hoặc do các bệnh lý về đường hô hấp. Người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải các biểu hiện như: đau rát họng, ngứa họng, ho kèm đờm, ngạt hoặc chảy nước mũi, thở khò khè, khản tiếng. Tình trạng này nếu kéo dài lâu ngày sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người mắc bệnh.

Bị ho nhiều có thể là triệu chứng của những bệnh sau

Ung thư phổi

Đây là một trong những bệnh lý về đường hô hấp nặng và khó điều trị nhất. Những triệu chứng phổ biến của bệnh gồm ho nhiều, ho dai dẳng kéo dài hơn 2 tuần, ho có kèm theo máu, đau tức ngực, khó thở, sốt, người mệt mỏi, sút cân nhanh chóng…. Đây là bệnh thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu, nên khi xuất hiện các triệu chứng trên thì bệnh đã chuyển sang mức nặng, do đó rất khó để điều trị cải thiện bệnh.

Viêm xoang

Khi xoang mũi bị tổn thương, khu vực này sẽ sinh ra nhiều dịch nhầy khiến xoang bị tắc. Các dịch nhầy này có thể chảy xuống phía sau cổ họng, kích thích vùng hầu họng dẫn đến gây ho nhiều, đặc biệt là về đêm và sáng sớm.

Hen suyễn

Ho nhiều và kéo dài là một trong những biểu hiện của bệnh hen suyễn. Nguyên nhân là do đường thở bị viêm, tiết ra nhiều dịch nhầy khiến hệ hô hấp bị co thắt khi gặp các chất kích thích. Điều này làm ngăn không khí đi vào phổi, khiến cơ thể bị thiếu oxy nên gây ho liên tục.

Ho gà

Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính xảy ra phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Những dấu hiệu ban đầu của bệnh gồm sốt hoặc sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn và ho nhiều, những cơn ho dữ dội, ho không dừng lại được. Những dấu hiệu này gần giống với cảm lạnh thông thường, do đó nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa hai bệnh này.

Sau khoảng 7 – 10 ngày khi bệnh nặng hơn, lúc này cuối cơn ho thường chảy nhiều đờm dãi và buồn nôn, kèm theo thở rít hoặc có thể bị chảy máu cam, xuất huyết kết mạc mắt….

Đối với trẻ sơ sinh, ho gà có thể khiến các bạn nhỏ xuất hiện những cơn ngừng thở ngắn khoảng vài giây, dứt cơn ho các bé sẽ thở lại bình thường. Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm, nên cha mẹ cần phải đặc biệt chú ý khi bé có dấu hiệu giống như bị cảm vặt.

Viêm phổi

Ho nhiều là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm phổi. Nguyên nhân là vì phổi bị viêm nhiễm, dẫn đến sinh là nhiều dịch nhầy gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ hô hấp. Lúc này, cơ thể sẽ sinh ra phản xạ ho nhằm làm sạch phổi và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.

Trào ngược dạ dày thực quản

Nếu bạn bị ho nhiều, kèm theo ợ hơi, ợ chua, buồn nôn… thì đó có thể là những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị trào ngược dạ dày thực quản. Đây là tình trạng axit trong dịch vị dạ dày bị đẩy ngược ra thực quản rồi tràn đến hệ hô hấp, các axit này khiến vùng hầu họng bị kích thích và tổn thương, dẫn đến xuất hiện những cơn ho liên tục, đặc biệt là vào ban đêm.

Lao

Ho nhiều, ho dai dẳng kéo dài từ 2 – 3 tuần, thậm chí bị ho ra máu, kèm theo đau tức ngực, sốt, ra nhiều mồ hôi về đêm… là những dấu hiệu rõ ràng của bệnh lao. Bệnh nếu không sớm được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, gây tổn thương xương sống, xương khớp… thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng.

Lời khuyên cho những người bị ho

Nếu ho dai dẳng không dứt, tốt nhất nên đến ngay các cơ sở y tế để khám chữa bệnh theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu chưa thể đến các cơ sở y tế để thăm khám bạn có thể thực hiện những biện pháp chăm sóc sức khỏe đúng cách như sau:

Uống nhiều nước ấm: Nước ấm có tác dụng làm ẩm và ấm vùng hầu họng, làm dịu các niêm mạc bị kích thích, giúp làm loãng đờm và tiêu đờm dễ hơn. Từ đó giúp làm giảm phần nào các cơn ho.

Giữ ấm cơ thể: Khi cơ thể, đặc biệt là vùng hầu họng bị nhiễm lạnh thì tình trạng ho sẽ càng trở nên nặng hơn. Vì thế bạn cần giữ ấm cơ thể, hạn chế tiếp xúc với gió lạnh.

Tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích đường thở: Môi trường ô nhiễm, hóa chất, bụi bẩn, khói thuốc lá… sẽ khiến vùng họng bị kích thích, dẫn đến những cơn ho xuất hiện với tần suất dày đặc hơn.

Chú ý chế độ dinh dưỡng: Hạn chế ăn các đồ cay nóng, đồ lạnh, đồ cứng khó nuốt, nước có gas, rượu bia…. Đồng thời nên tăng cường ăn các đồ mềm, dễ nuốt và ấm nóng như cháo, súp, canh.

Ho lâu ngày là triệu chứng của bệnh gì?

Ho lâu ngày có thể do các nguyên nhân sau gây ra Do viêm mũi xoang kéo dài, khiến dịch viêm chảy xuống phần sau họng và kích thích gây ho. Lao phổi; Lao nội mạc phế quản; Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; Giãn phế quản; Viêm tiểu phế quản; Ung thư phổi; Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan…

Ho lâu ngày không khỏi nên uống gì?

8 bài thuốc trị ho lâu ngày không khỏi hiệu quả cao.

Gừng tươi. Các nghiên cứu cho thấy, gừng chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa có tác dụng làm sạch dị vật có trong đường hô hấp và vòm họng. ... .

Mật ong. ... .

Nghệ ... .

Dứa. ... .

Củ cải trắng. ... .

Húng tây. ... .

Trà cam thảo. ... .

Trà cây du trơn..

Tại sao khi uống thuốc ho lại ho nhiều hơn?

Lý do đơn giản là vì siro chống ho rất hay chứa các thuốc làm lỏng đờm, loãng đờm, tan đờm. Về mặt bản chất chúng làm tăng tiết dịch từ đường hô hấp vào trong đờm và đờm tăng về số lượng và giảm về độ đặc. Điều này kích thích gây ho mạnh. Đờm càng lỏng thì gây ho càng nhiều.

Ho ra máu là triệu chứng của bệnh gì?

SKĐS - Ho ra máu là máu từ đường hô hấp dưới được ho, khạc, trào, ộc ra ngoài theo đường miệng, mũi. Ho ra máu là một dấu hiệu liên quan tới nhiều bệnh, trong đó có các bệnh tại phổi như lao phổi, nấm phổi, áp xe phổi… Ngoài ra, ho ra máu có thể là biến chứng của các thủ thuật thực hiện khi nội soi phế quản.

Chủ đề