Học viện quan hệ quốc tế Bộ Công an

Dự buổi làm việc, về phía Bộ Giáo dục và đào tạo có đồng chí PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo; PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo; đại diện các vụ, cục thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo…

Về phía Bộ Công an có Thượng tướng, PGS.TS Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an; đại diện Ban Giám đốc, Ban Giám hiệu các học viện, trường CAND…

Học viện quan hệ quốc tế Bộ Công an
Các đại biểu dự buổi làm việc.


Tại buổi làm việc, các đơn vị chức năng của hai Bộ đã cùng trao đổi, chia sẻ một số vấn đề trong công tác tuyển sinh; ngành nghề đào tạo và chương trình đào tạo; công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; công tác khảo thí, kiểm định và đảm bảo chất lượng đào tạo; công tác hợp tác đào tạo, bồi dưỡng… Qua đó chỉ ra và làm rõ một số khó khăn, vướng mắc giữa hai Bên trong công tác giáo dục, đào tạo.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ nhấn mạnh, trong suốt thời gian qua, nhất là từ khi Bộ Công an thực hiện mô hình tổ chức mới đến nay, công tác giáo dục, đào tạo trong CAND đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được sắp xếp, kiện toàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả; nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy không ngừng được đổi mới. Công tác tuyển sinh CAND luôn bám sát chính sách của Nhà nước, quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo và yêu cầu nhiệm vụ xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Hiện nay, Bộ Công an đang tập trung triển khai Đề án đổi mới công tác tuyển sinh đại học chính quy tuyển mới trong CAND giai đoạn 2022 – 2025, Đề án mở rộng thí điểm tuyển sinh đào tạo trình độ đại học đối với người đã có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên trong CAND.

Học viện quan hệ quốc tế Bộ Công an
Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ phát biểu tại buổi làm việc.


Hệ thống ngành, nghề đào tạo tiếp tục được hoàn thiện; các trường CAND chú trọng hoàn thiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo tính liên thông, thống nhất, bám sát yêu cầu nhiệm vụ của lực lượng CAND. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục luôn được quan tâm xây dựng, phát triển. Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành khung tiêu chuẩn, tiêu chí bố trí cán bộ, giáo viên các trường CAND làm căn cứ để cơ cấu, sắp xếp đội ngũ cán bộ, nhà giáo các trường đảm bảo khoa học, hợp lý. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được cải thiện theo hướng đồng bộ và hiện đại. Quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế về giáo dục, đào tạo không ngừng được mở rộng, đem lại hiệu quả thiết thực...

Tuy nhiên, Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ cho biết, Bộ Công an cũng gặp phải một số khó khăn, bất cập trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác giáo dục; mong muốn, Bộ Giáo dục và đào tạo sẽ tiếp tục quan tâm, chia sẻ, tháo gỡ. Đồng thời đề nghị, lãnh đạo Bộ Giáo dục và đào tạo sẽ tạo mọi điều kiện cho các cục vụ, đơn vị chức năng giữa hai Bộ tăng cường công tác phối hợp, gắn kết hơn trong thời gian tới. 

Cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Công an đối với công tác giáo dục, đào tạo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, lãnh đạo Bộ Giáo dục và đào tạo sẽ luôn tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan chức năng của hai Bộ tăng cường hợp tác trong mọi lĩnh vực công tác.

Học viện quan hệ quốc tế Bộ Công an
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi làm việc. 


Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định, thời gian qua, Đề án 06 về ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử do Bộ Công an chủ trì đã và đang có những hỗ trợ nhất định cho ngành giáo dục, trước mắt là việc đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2022. Bên cạnh đó, công tác phối hợp đảm bảo an toàn, an ninh cho kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông cũng được Bộ Công an quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ; công tác phối hợp trong đảm bảo an toàn trường học, phòng cháy, chữa cháy trong các cơ sở giáo dục, phòng chống ma tuý, bạo lực học đường cũng đã được hai Bộ phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác giáo dục và đào tạo CAND trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, các học viện, trường CAND cần tiếp tục quan tâm đổi mới trong công tác quản trị trường học, phương pháp nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập để hoà chung với đổi mới trong hệ thống giáo dục nói chung. Xem xét, nghiên cứu đưa các nội dung liên quan an ninh phi truyền thống vào chương trình giáo dục quốc phòng, an ninh trong các cơ sở giáo dục… 

Khoa Kinh tế quốc tế, Học viện Ngoại giao có duy nhất một ngành đào tạo là ngành Kinh tế quốc tế. Tổng quan, ngành Kinh tế quốc tế hướng sinh viên tiếp cận những kiến thức về Kinh tế quốc tế, Ngoại giao kinh tế, Thương mại quốc tế, và Tài chính quốc tế…

Mục tiêu đào tạo của Chương trình nhằm giúp sinh viên nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, ngoại giao; Có tư duy tổng hợp về kinh tế, ngoại giao; có năng lực chuyên môn về kinh tế quốc tế; Có khả năng sử dụng thành thạo một trong các ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc. Chương trình học cũng trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng về các vấn đề tổng quan và chuyên sâu về kinh tế quốc tế, ngoại giao kinh tế, thương mại và tài chính quốc tế, các chính sách kinh tế đối ngoại, những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

Khối các cơ quan nhà nước như Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Quốc Phòng v.v.. và các cơ quan địa phương như Sở Ngoại vụ, Sở Công thương, Sở Kế hoạch và đầu tư…

Các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước về lĩnh vực kinh tế quốc tế.

Khối các ngân hàng, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI,…

Khối các ngân hàng, tập đoàn tài chính quốc tế, các tổ chức phi chính phủ.

Học viện Ngoại giao (tên tiếng Anh: Diplomatic Academy of Vietnam, tên tiếng Pháp: Academie Diplomatique du Vietnam) là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Ngoại giao, cơ sở nghiên cứu – đào tạo đầu ngành thực hiện chức năng nghiên cứu chiến lược về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại; đào tạo đại học, sau đại học và bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại Việt Nam. Học viện Ngoại giao là cái nôi đào tạo, bồi dưỡng nhiều thế hệ cán bộ ngoại giao, cán bộ làm công tác đối ngoại của các cơ quan, tổ chức, hiệp hội, và cán bộ làm công tác hội nhập quốc tế tại các Bộ, ngành và địa phương trong cả nước.

Học viện quan hệ quốc tế Bộ Công an

Học viện Ngoại giao Việt Nam

Học viện Ngoại giao là cơ quan tham mưu chiến lược của Bộ Ngoại giao, Lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng, hoạch định và thực hiện chính sách đối ngoại, xây dựng lịch sử và lý luận quan hệ quốc tế.

Học viện Ngoại giao nằm trong danh sách 40 cơ quan học thuật hàng đầu do chính phủ bảo trợ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương[1], có quan hệ hợp tác với hơn 80 trường Đại học, cơ quan, tổ chức và mạng lưới hợp tác nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở khu vực và trên thế giới.

Cơ sở của Học viện tọa lạc tại số 69 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Cơ cấu tổ chức
    • 2.1 Đơn vị đào tạo và nghiên cứu
    • 2.2 Các cơ quan chức năng
  • 3 Ban Giám đốc
  • 4 Các hoạt động
  • 5 Thành tích
  • 6 Giám đốc Học viện qua các thời kỳ
  • 7 Xem thêm
  • 8 Chú thích
  • 9 Liên kết ngoài

Lịch sửSửa đổi

Học viện Ngoại giao có tiền thân là Khoa Quan hệ quốc tế đặt tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nhưng do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý. Khoa Quan hệ quốc tế lúc đó có 2 bộ môn: bộ môn Ngoại giao và bộ môn Ngoại thương, Chủ nhiệm Khoa là cán bộ do Bộ Ngoại giao bổ nhiệm.

Năm 1964, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định tách Khoa Quan hệ quốc tế ra khỏi trường Đại học Kinh tế Tài chính để thành lập Trường Cán bộ Ngoại giao-Ngoại thương trực thuộc Bộ Ngoại giao.

Năm 1965, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định chia Trường Cán bộ Ngoại giao–Ngoại thương thành hai trường: Trường Đại học Ngoại giao và Trường Đại học Ngoại thương.

Ngày 19 tháng 5 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 78/HĐBT về việc sáp nhập Trường Đại học Ngoại giao với Viện Quan hệ quốc tế để thành lập Viện Quan hệ quốc tế Bộ Ngoại giao.

Ngày 1 tháng 8 năm 1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 279/CT về việc đổi tên Viện Quan hệ quốc tế Bộ Ngoại giao thành Học viện Quan hệ quốc tế.[2]

Ngày 23 tháng 6 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 82/2008/QĐ-TTg nâng cấp Học viện Quan hệ Quốc tế thành Học viện Ngoại giao, với cơ cấu tổ chức và chức năng của cơ quan cấp Tổng cục.[3]

Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 29/2012/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Điều 3 Quyết định số 82/2008/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao, theo đó thành lập Viện Biển Đông trực thuộc Học viện Ngoại giao.[4]

Ngày 24 tháng 12 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 75/2014/QĐ-TTG quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao, theo đó thành lập Ban Đào tạo trực thuộc Học viện Ngoại giao.

Theo Quyết định số 07/2019/QĐ-TTg ngày 15/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ, thay thế quyết định cũ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao: “Học viện Ngoại giao là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Ngoại giao, thực hiện chức năng nghiên cứu chiến lược về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại; đào tạo đại học, sau đại học và bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại“.

Cơ cấu tổ chứcSửa đổi

Theo Quyết định số 07/2019/QĐ-TTg ngày 15/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao, cơ cấu tổ chức của Học viện Ngoại giao bao gồm 15 Đơn vị trực thuộc, bao gồm:[1]

Đơn vị đào tạo và nghiên cứuSửa đổi

  • Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao;
  • Viện Biển Đông;
  • Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ đối ngoại (FOSET);[5]
  • Khoa Lý luận Chính trị;
  • Khoa Chính trị Quốc tế và Ngoại giao;
  • Khoa Kinh tế Quốc tế;
  • Khoa Luật Quốc tế;
  • Khoa Truyền thông và Văn hoá đối ngoại;
  • Khoa Tiếng Anh;
  • Khoa tiếng Pháp;
  • Khoa Tiếng Trung Quốc.

Các cơ quan chức năngSửa đổi

  • Ban Đào tạo;
  • Phòng Quản lý Khoa học;
  • Trung tâm Thông tin, Tư liệu;
  • Văn phòng;

Ban Giám đốcSửa đổi

  • Quyền Giám đốc: TS. Phạm Lan Dung [6]
  • Phó Giám đốc: TS. Nguyễn Hùng Sơn [7]
  • Phó Giám đốc: TS. Hoàng Anh Tuấn [8]

Các hoạt độngSửa đổi

Học viện chính thức đổi tên từ Học viện Quan hệ Quốc tế thành Học viện Ngoại giao Việt Nam từ cuối tháng 6 năm 2008.[2]

Hiện nay Học viện Ngoại giao là thành viên tích cực trong Ban nội dung của các hội nghị quốc tế được tổ chức tại Việt Nam như: Hội nghị thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp, Hội nghị cấp cao APEC, Hội nghị cấp cao ASEAN, Hội nghị Liên minh Nghị viện thế giới IPU 132,...

Về hợp tác quốc tế, Học viện là thành viên tổ chức các viện nghiên cứu chiến lược và quốc tế ASEAN-ISIS, thành viên Hội đồng Hợp tác An ninh châu Á-TBD (CSCAP), điều phối viên của Việt Nam trong Mạng lưới nghiên cứu xung đột ở Đông Nam Á; có quan hệ hợp tác với hơn 80 Viện nghiên cứu và trường đại học nước ngoài; có quan hệ với nhiều đại sứ quán nước ngoài tại Hà Nội; hằng năm tiếp đón và làm việc với trên 40 đoàn khách quốc tế và cử trên 60 đoàn đi dự các hội nghị, hội thảo quốc tế.[9]

Về Đào tạo, ngày 15 tháng 6 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 821/QĐ-TTg giao nhiệm vụ đào tạo trình độ Tiến sĩ cho Học viện Ngoại giao.

Học viện được phép đào tạo Tiến sĩ (Quan hệ quốc tế, Luật Quốc tế), Thạc sĩ (Quan hệ quốc tế, Luật quốc tế, Kinh tế quốc tế, liên kết đào tạo Pháp ngữ và Quan hệ quốc tế), Cử nhân (Quan hệ quốc tế, Luật quốc tế, Kinh tế quốc tế, Truyền thông quốc tế, Ngôn ngữ Anh).

Cho đến năm 2018, Học viện đã tuyển sinh 09 khoá Nghiên cứu sinh Quan hệ quốc tế, 02 khóa Nghiên cứu sinh Luật quốc tế; 19 khoá Cao học Quan hệ quốc tế, 07 khóa Cao học Luật quốc tế, 05 khóa Cao học Kinh tế quốc tế; 45 khoá Đại học chính quy, 05 Khoá Cao đẳng và 23 khoá Trung cấp. Năm 2018, số lượng học viên theo học là: 1.851 sinh viên theo học chương trình đào tạo Cử nhân, 364 đào tạo Thạc sĩ và 54 theo học Tiến sĩ.

Học viện đã ký kết chương trình hợp tác đào tạo Thạc sĩ và cử nhân Quan hệ Quốc tế với Trường Đại học Lyon III của Pháp và Trường Đại học Victoria Wellington của New Zealand.

Đội ngũ giảng viên của Học viện phần lớn được đào tạo đại học và sau đại học tại các trường đại học hàng đầu thế giới, khu vực và có thể giảng dạy trực tiếp các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc. Nhiều giảng viên, nghiên cứu viên uy tín của Học viện đồng thời là cán bộ ngoại giao với nhiều kinh nghiệm thực tế. Đặc biệt, nhiều giảng viên đã từng là Trưởng các Cơ quan đại diện của Việt Nam hoặc là các nhà ngoại giao cao cấp tại nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế, khu vực… Ngoài ra, Học viện còn có một mạng lưới các chuyên gia cao cấp trong nước và quốc tế thường xuyên cộng tác giảng dạy và nói chuyện chuyên đề với sinh viên.

Sinh viên học tại trường có nhiều cơ hội được tham gia trong các hội nghị cấp quốc gia và quốc tế như hội nghị ASEAN, ASEM, APEC, ADB.

Về Bồi dưỡng, Trung tâm FOSET trực thuộc Học viện có chức năng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ đối ngoại, ngoại ngữ, kỹ năng biên phiên dịch cho đội ngũ công chức, viên chức của Bộ Ngoại giao, công chức, viên chức làm công tác đối ngoại của các Bộ, ngành, địa phương và cung cấp dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Thành tíchSửa đổi

  • Từ 1994 đến nay: liên tục được Bộ ngoại giao công nhận là đơn vị xuất sắc trong ngành.
  • Được Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương:[10]
    • 1994: Huân chương Lao động hạng nhất;
    • 1999: Huân chương Độc lập hạng ba;
    • 2004: Huân chương Độc lập hạng nhì;
    • 2009: Huân chương Hồ Chí Minh,[10] Huân chương Lao động hạng nhất của CHDCND Lào.[9]
    • 2019: Huân chương Độc lập hạng nhất
  • Ngoài ra, Học viện còn được vinh dự nhận nhiều Bằng khen, Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao, các Bộ, ngành, các nước bạn…

Giám đốc Học viện qua các thời kỳSửa đổi

  • Ông Nguyễn Quang Tạo
  • Ông Trịnh Quang Thanh
  • GS.TS. Đại sứ Vũ Dương Huân
  • PGS.TS. Đại sứ Dương Văn Quảng, nguyên Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO)
  • PGS.TS. Đại sứ Đặng Đình Quý, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hiệp quốc
  • GS. TS. Đại sứ Nguyễn Vũ Tùng. Đại sứ ĐMTQ nước CHXHCN Việt Nam tại Hàn Quốc

Xem thêmSửa đổi

  • Danh sách trường đại học và cao đẳng tại Hà Nội

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ “2019 Best Government Affiliated Think Tanks” (PDF). Bruegel.org. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2021.
  2. ^ “Quyết định số 279/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng: Quyết định về đổi tên Viện Quan hệ quốc tế Bộ ngoại giao thành Học viện Quan hệ quốc tế”. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2020.
  3. ^ “Quyết định số 82/2008/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao”. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2020.
  4. ^ “Quyết định số 29/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung Điều 3 Quyết định số 82/2008/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao”. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2020.
  5. ^ “Trung tâm FOSET”.
  6. ^ “Trao quyết định bổ nhiệm Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao”.
  7. ^ “Thứ trưởng Thường trực Bùi Thanh Sơn trao quyết định bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ”. 16 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2020.
  8. ^ Báo Thế giới và Việt Nam (27 tháng 4 năm 2021). “Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng trao quyết định bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ”. Báo Thế giới và Việt Nam. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2021.
  9. ^ a b “22 cán bộ ngoại giao được phong hàm Đại sứ”. 19 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2020.
  10. ^ a b “Tóm tắt thành tích của Học viện Ngoại giao; Đề nghị Nhà nước tặng Huân chương Hồ Chí Minh”. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2020.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Website chính thức của Học viện Ngoại giao Lưu trữ 2016-07-21 tại Wayback Machine