Hướng dẫn ghép tim bộ y tế

Theo đó, tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim mạn tính” được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước.

Suy tim là một hội chứng bệnh lý rất thường gặp và là hậu quả của nhiều bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, bệnh van tim, bệnh cơ tim, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim...

Bình thường, tim và hệ tuần hoàn luôn có sự điều chỉnh, thích nghi để đáp ứng được nhu cầu ôxy của cơ thể trong các điều kiện hoạt động của cuộc sống. Khi tim bị suy, tim không còn đủ khả năng để cung cấp ôxy (máu) theo nhu cầu của cơ thể nữa. Vì vậy có thể nói rằng, suy tim là tình trạng bệnh lý trong đó cung lượng tim không đủ để đáp ứng nhu cầu ôxy của cơ thể trong mọi tình huống sinh hoạt của bệnh nhân.

Hướng dẫn đã đưa ra các chẩn đoán và phân độ. Tùy thuộc vào suy tim trái, suy tim phải hay suy tim toàn bộ mà triệu chứng có thể khác nhau.

Việc điều trị suy tim hiện nay bao gồm: Những biện pháp điều trị chung cho tất cả các loại nguyên nhân gây ra suy tim, chế độ không dùng thuốc, dùng thuốc và can thiệp và những biện pháp điều trị đặc biệt áp dụng cho từng trường hợp cụ thể tùy theo nguyên nhân của suy tim.

Hướng dẫn ghép tim bộ y tế

Cần lưu ý chế độ sinh hoạt

Cũng theo hướng dẫn này, chế độ nghỉ ngơi là một việc khá quan trọng vì góp phần làm giảm công của tim. Tuy nhiên, cần hiểu nghỉ ngơi theo ý nghĩa linh hoạt. Tùy mức độ suy tim mà có chế độ nghỉ ngơi, tập luyện khác nhau.

Bệnh nhân suy tim nhẹ với nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch vẫn cần khuyến khích tập luyện thể lực nhưng không được gắng sức nặng hay thi đấu thể thao.

Khi suy tim nặng hơn cần hoạt động nhẹ hơn và trong trường hợp suy tim rất nặng thì phải nghỉ tại giường theo tư thế nửa nằm nửa ngồi.

Trong trường hợp suy tim mà bệnh nhân phải nằm điều trị lâu ngày, nên khuyến khích bệnh nhân xoa bóp, lúc đầu là thụ động, sau đó là chủ động ở các chi, nhất là hai chi dưới để làm cho máu tĩnh mạch trở về tim được dễ dàng hơn, giảm bớt các nguy cơ huyết khối tĩnh mạch.

Chế độ ăn giảm muối: Bệnh nhân chỉ được dùng < 3g muối NaCl /ngày, tức là < 1,2g (50 mmol) Na /ngày.

Chế độ ăn gần như nhạt hoàn toàn: Bệnh nhân chỉ được ăn < 1,2g muối NaCl/ngày tức là < 0,48g (20mmol) Na /ngày....

Bệnh nhân suy tim cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ khác như: Bỏ thuốc lá, cà phê, giảm cân nặng ở những bệnh nhân béo phì, tránh các xúc cảm mạnh (stress), ngừng những thuốc làm giảm sức bóp của cơ tim nếu đang dùng (ví dụ: các thuốc chẹn beta loại không để điều trị suy tim, verapamil, disopyramide, flecainide...), tránh các thuốc giữ nước (như corticoid; NSAID...) và điều trị những yếu tố làm nặng thêm tình trạng suy tim như thiếu máu, nhiễm trùng, rối loạn nhịp tim...

Hướng dẫn ghép tim bộ y tế
Ảnh minh họa.

Khi nào nên ghép tim?

Hướng dẫn của Bộ Y tế chỉ rõ, việc thay (ghép) tim được chỉ định cho các bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối, đã kháng lại với tất cả các biện pháp điều trị nội, ngoại khoa thông thường. Bệnh nhân dưới 65 tuổi và có khả năng tuân thủ chặt chẽ điều trị.

Phương pháp này chống chỉ định với trường hợp tăng áp lực động mạch phổi cố định; bệnh nhân ung thư đang tiến triển hoặc mới được phát hiện dưới 5 năm; hoặc người có bệnh lý toàn thân tiên lượng nặng (như suy gan, suy thận...).

Ở bệnh nhân suy tim mạn tính, vấn đề giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân suy tim và theo dõi lâu dài là một biện pháp rất quan trọng và mang lại hiệu quả đối với bệnh nhân suy tim mạn tính. Bệnh nhân phải được giáo dục kỹ về lối sống, về chế độ ăn uống, tránh những yếu tố nguy cơ (hút thuốc lá, rượu), tránh các thuốc có hại đến suy tim nhưcorticoid, thuốc chống viêm khác...

Tiếp tục điều trị tốt các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu... Bệnh nhân cần được chuẩn bị tâm lý, có sự phối hợp tốt trong điều trị và chung sống với bệnh. Bệnh nhân vẫn được khuyến khích tập thể dục đều đặn trong khả năng cho phép. Bệnh nhân cần tự mình theo dõi các diễn biễn sức khỏe và các rối loạn như huyết áp, nhịp tim, triệu chứng lâm sàng, mức độ khó thở... để điều chỉnh và thông báo cho các bác sĩ biết.

Năm 1986, Học viện Y khoa Huế (tiền thân của Bệnh viện Trung ương Huế ngày nay) tuy chưa có máy siêu âm tim và các máy monitor nhưng lại có một đội ngũ cán bộ trẻ, giỏi, năng động vừa được đào tạo cơ bản vừa được các giáo sư đầu ngành nhiệt tình hỗ trợ như GS. Tôn Đức Lang, GS. Đặng Hanh Đệ, GS. Phạm Gia Khải… nên đã thực hiện thành công ca mổ nong van hai lá lần đầu tiên tại miền Trung. Năm 1991, tranh thủ sự hợp tác với Hội ADVASE Pháp, chương trình đào tạo lý thuyết và thực hành về phẫu thuật mạch máu dành cho phẫu thuật viên các tỉnh miền Trung được tổ chức thường xuyên (2 đợt/năm). Nhờ đó, các loại bệnh lý như phồng động mạch chủ, chấn thương mạch máu, viêm tắc động mạch, suy giãn tĩnh mạch… đã được điều trị. Năm 1997, Bệnh viện Trung ương Huế bắt đầu gửi cán bộ đi đào tạo tại Pháp, Đức, Mỹ và Viện tim TP. Hồ Chí Minh về nội tim mạch, gây mê hồi sức, điều dưỡng săn sóc sau mổ, phẫu thuật viên, chạy máy tim phổi, dụng cụ viên. Đồng thời, Bệnh viện tăng cường tranh thủ sự hợp tác quốc tế và tổ chức chặt chẽ việc phối hợp hoạt động giữa các khoa liên quan để huy động mọi nguồn lực phục vụ cho Chương trình mổ tim hở.

Ngày 27/4/1999, tiến hành ca mổ tim hở đầu tiên tại Bệnh viện Trung ương Huế trên bệnh nhân bị hẹp động mạch vành liên thất trước. Ca mổ được chuẩn bị với tuần hoàn ngoài cơ thể nhưng lại được phẫu thuật nối bắt cầu động mạch vú trong với động mạch liên thất trước không cần tuần hoàn ngoài cơ thể. Tiếp đó, ngày 28/4/1999, ca mổ tim hở thứ hai với tuần hoàn ngoài cơ thể trên bệnh nhân bị thông liên nhĩ. Cả hai ca mổ này đều diễn ra tốt đẹp, bệnh nhân mau chóng bình phục và ra viện. Năm 2000, Bệnh viện bắt đầu mổ thường quy các loại bệnh tim bẩm sinh (thông liên nhĩ, thông liên thất, fallot 4, nối liền bất thường tĩnh mạch phổi, hẹp động mạch phổi, hẹp động mạch chủ, nhĩ 3 buồng…) và các bệnh tim mắc phải (bệnh lý van hai lá, van động mạch chủ đơn thuần và phối hợp, bệnh lý tắc hẹp mạch vành, u nhầy tim, phồng động mạch chủ ngực…). Năm 2006, sau 6 năm triển khai thành công phẫu thuật tim và các kỹ thuật cao trong điều trị bệnh tim mạch, mặc dù, số lượng phẫu thuật tăng hằng năm (từ 100 ca/năm tăng lên 300 ca/năm) nhưng không đáp ứng được nhu cầu phẫu thuật của bệnh nhân. Vì vậy, Bệnh viện Trung ương Huế đã có ý tưởng xây dựng đề án với quy mô của một trung tâm tim mạch. Trên cơ sở tham khảo những sơ đồ thiết kế một trung tâm tim mạch của Pháp cùng với các nhà tư vấn kỹ thuật, bản phác thảo về Trung tâm Tim mạch đã được gửi đến Tổ chức Đông Tây Hội Ngộ (EMW) và Atlantic Philanthropies (Hoa kỳ). Tháng 12/2001, đoàn nhà tài trợ gồm 15 người đến khảo sát tại Bệnh viện Trung ương Huế và chấp thuận tài trợ 10,3 triệu USD (chia làm 2 giai đoạn), trong đó bao gồm cả xây dựng, trang thiết bị và đào tạo nguồn nhân lực. Dự án Trung tâm Tim mạch có quy mô nhà 6 tầng với diện tích sử dụng 12.000m2: 250 gường bệnh; 4 phòng mổ tim; 22 gường hồi sức sau mổ. Đây là một Trung tâm hiện đại hoàn chỉnh bao gồm: Nội Tim mạch; Ngoại Lồng ngực Tim mạch; Chẩn đoán Hình ảnh và Thăm dò Chức năng Tim mạch; Cấp cứu và Tim mạch Can thiệp; Gây mê Hồi sức Tim mạch; Phục hồi Chức năng Tim mạch... được thiết kế với tiêu chuẩn quốc tế . Dự án khởi công từ năm 2005 đến ngày 6/3/2007 mới được đưa vào sử dụng. Trung tâm Tim mạch đã được trang bị hiện đại đồng bộ từ các máy móc thông dụng cho đến các máy móc đắt tiền như DSA, Cardiospect (lần đầu tiên có ở Việt nam), CT Scan 64 dãy… Đội ngũ nhân lực ngày càng được bổ sung và nâng cao trình độ, tổng số Trung tâm có 180 người, gần 100 người được đào tạo ở nước ngoài (trong đó, 12 bác sỹ được đào tạo từ 1-2 năm tại Úc và Pháp). Hiện nay, mỗi năm, Trung tâm thực hiện 800 ca mổ tim hở; 1.000 ca chụp mạch vành và nong đặt stent; 50 ca đặt máy tạo nhịp; 20 ca thăm dò điện sinh lý; 25 ca can thiệp tim bẩm sinh. Ngoài ra, các kỹ thuật cao trung tâm đã làm được là phẫu thuật tim có tuần hoàn ngoài cơ thể cho sơ sinh nặng 3,5kg; cấy máy khử rung tim tự động; ICD; CRP...

Các hướng nghiên cứu chính mà Trung tâm Tim mạch đã, đang và sẽ thực hiện bao gồm: Phẫu thuật tim cho trẻ em nhỏ cân nặng <5kg; Phẫu thuật cầu nối chủ-vành; Ghép tim. Trong đó, ghép tim là hướng nghiên cứu mới được Bệnh viện Trung ương Huế tập trung mọi nguồn lực để thực hiện. Ghép tim được xem là “cứu cánh” cuối cùng dành cho các bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối, đòi hỏi phải đồng bộ về kỹ thuật cũng như công nghệ rất cao, kết hợp với sự điều hành chặt chẽ giữa các bộ, ban, ngành, đoàn thể. Quốc hội đã ban hành Luật về chẩn đoán chết não (theo điều 27 của luật số 75/2006/QH11) và Bộ Y tế cũng đã ban hành Quy định "Tiêu chuẩn lâm sàng, cận lâm sàng và các trường hợp không áp dụng tiêu chuẩn lâm sàng để xác định chết não".

Hội đồng Ghép tim của Bệnh viện trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức thực hiện và biên soạn sách “Quy trình kỹ thuật và hệ thống tổ chức trong ghép tim” nhằm tăng cường sự phối kết hợp và huấn luyện đội ngũ cán bộ y tế có trình độ tham gia vào chương trình ghép tim. Hội đồng Ghép tim khoảng 60 người gồm có Ban Chỉ đạo chung; Hội đồng Cố vấn; Hội đồng Chuyên môn; Thư ký Hội đồng và 8 Tổ Chuyên môn: Tổ chuẩn bị bệnh nhân trước mổ và điều trị sau ghép; Tổ chẩn đoán chết não;Tổ hồi sức chết não; Tổ phẫu thuật lấy và ghép tim; Tổ gây mê và hồi sức sau mổ ghép tim; Tổ cận lâm sàng (Kíp miễn dịch truyền máu; Kíp chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng tim mạch; Kíp chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng thần kinh; Kíp thông tim can thiệp; Kíp giải phẫu bệnh; Kíp hóa sinh; Kíp vi sinh); Tổ hậu cần; Tổ truyền thông. Hội đồng họp 1 lần/tháng và các Tổ họp 1 lần/tuần. Bệnh viện tập trung tổ chức tập huấn trao đổi về công tác quản lý bệnh nhân chờ ghép tim, thành lập danh sách bệnh nhân chờ ghép tim; quản lý điều phối nguồn tạng nói chung và nguồn tạng có thể có từ đối tượng chết não nói riêng; thực hành thao tác lấy tim và ghép tim thực nghiệm; quản lý kiểm tra chất lượng vật tư trang thiết bị phục vụ ghép tim. Đặc biệt, xây dựng kịch bản: Tổng diễn tập ghép tim và tổ chức diễn tập lấy tim và ghép tim từ người cho chết não theo hiệu lệnh của Chủ tịch Hội đồng Ghép tim.

Ngày 25/12/2008, Bệnh viện đã đệ trình Hội đồng Tư vấn xét chọn nhiệm vụ KH&CN xem xét và quyết định Đề tài “Nghiên cứu triển khai ghép tim trên người lấy từ người cho chết não”; Tháng 1/2010, Bệnh viện tham gia và được tuyển chọn phối hợp thực hiện đề tài cấp nhà nước do Học viện Quân Y 103 làm chủ nhiệm đề tài;“Nghiên cứu triển khai ghép tim trên người lấy từ người cho chết não tại Bệnh viện Trung ương Huế”; Tháng 6/2010, Bộ Y tế thành lập Hội đồng thẩm định và công nhận các điều kiện của Bệnh viện Trung ương Huế về hoạt động ghép tim lấy từ người cho chết não; Tháng 8/2010, Bộ Y tế ra Quyết định công nhận Bệnh viện Trung ương Huế là cơ sở có đủ tiêu chuẩn để tiến hành ghép tim từ người cho chết não.

14h00 ngày 28/02/2011, thông tin có nguồn tạng hiến từ người cho chết não được triển khai một cách khẩn trương với tinh thần trách nhiệm rất cao bởi các kíp chuyên môn của Hội đồng Ghép tạng. 15h00 ngày 01/03/2011, thời điểm quyết định với hội chẩn lần cuối cùng của Hội đồng Chuyên môn tuyển chọn 01 bệnh nhân đang được điều trị chờ ghép tim tại Bệnh viện Trung ương Huế có những đặc điểm tương đồng miễn dịch cũng như đáp ứng những yêu cầu chuyên môn của tạng hiến. Để đi đến quyết định cuối cùng này, ngoài thăm khám lâm sàng cần phải thực hiện trên 30 xét nghiệm cận lâm sàng trung và cao cấp, tiến hành cho cả người cho tim chết não và người sẽ nhận ghép tim tại hệ thống labo của Bệnh viện. Các xét nghiệm cận lâm sàng này được phân ra 3 nhóm nhằm đánh giá chức năng các cơ quan; đánh giá tương hợp miễn dịch; phát hiện nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra trong và sau khi ghép tim để từ đó có phương thức điều trị thích hợp. Sự chuẩn bị càng kỹ lưỡng càng đạt được tỷ lệ thành công cao nhất, đặc biệt trong bối cảnh khan hiếm nguồn tạng và tính chất sống còn của cuộc phẫu thuật ghép tim. Tất cả xét nghiệm tuy đều phù hợp và chấp nhận được nhưng vẫn phải chờ kết quả xét nghiệm đọ chéo máu (mất khoảng 8h mới có kết quả). Tất cả phải chờ đợi trong nỗi lo sợ bệnh nhân chết não tử vong sẽ không lấy được tạng và sợ kết quả đọ chéo máu dương tính sẽ bị chống chỉ định ghép, có nghĩa là phải hoãn ghép tim. Tuy nhiên, 22h ngày 01/03/2011, cuộc phẫu thuật ghép tim đã được bắt đầu tại Trung tâm Tim mạch Huế bởi chính đội ngũ y, bác sỹ của Bệnh viện Trung ương Huế. Bệnh nhân được ghép tim là Trần Mậu Đ. 26 tuổi, ở phường Phú Hội, TP. Huế với chẩn đoán bệnh cơ tim giãn; suy tim độ IV; phân suất tống máu thất trái tâm thu EF 17%. Cuộc mổ diễn ra thuận lợi. Quả tim được lấy từ một nơi khác và chuyển đến phòng mổ ghép trong vòng 30 phút, thời gian thiếu máu lạnh ngắn <1giờ. Bệnh nhân được phẫu thuật theo kỹ thuật ghép tim đồng vị trí với hai miệng nối tĩnh mạch chủ. Đây là một kỹ thuật tuy hơi phức tạp hơn so với kỹ thuật ghép tim cổ điển 2 tâm nhĩ nhưng lại tận dụng được mô tâm nhĩ lành của quả tim hiến, giúp cải thiện tình trạng loạn nhịp tim cũng như hạn chế máu phụt ngược qua van hai lá và van ba lá, đặc biệt sẽ phù hợp với độ tuổi còn rất trẻ của bệnh nhân và phù hợp xu hướng phát triển kỹ thuật mổ ghép tim thế giới. Cuộc mổ kéo dài 5 giờ và kết thúc lúc 3h sáng ngày 02/3/2011. Sau mổ 7 giờ, các thông số huyết động, hô hấp, tri giác hoàn toàn bình thường, chức năng tim tốt với phân suất tống máu thất trái EF 57% và đã được rút ống nội khí quản để bệnh nhân tự thở. Ngày thứ 3 sau mổ (5/3/2011), bệnh nhân diễn biến khá thuận lợi các thông số huyết động ổn định, FE 60%, không có dấu hiệu nhiễm trùng, các chỉ số miễn dịch trong phạm vi điều chỉnh. Bệnh nhân đang được tập phục hồi chức năng để trở lại sinh hoạt bình thường.

Thành công ban đầu ca ghép tim trên người lấy từ người cho chết não tại Bệnh viện Trung ương Huế đã tạo động lực mới cho “kíp ghép tim” và tập thể cán bộ, viên chức của Bệnh viện. Thời gian tới, Bệnh viện sẽ nỗ lực không ngừng hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ và y đức, cầu thị hợp tác phát triển vì sự nghiệp y tế, từng bước cải thiện các vấn đề tổ chức- điều hành, tăng cường truyền thông về hiến ghép tạng và quan niệm tôn giáo... Nhờ đó, Bệnh viện Trung ương Huế sẽ sớm có thể thực hiện được phẫu thuật ghép tim thường quy. Tri ân người đã hiến “quả tim” cho ca ghép tim này, chúng tôi trân trọng thành kính thắp nén nhang tưởng nhớ và cầu nguyện cho Người “vãng sanh cực lạc”./.