Khái niệm phương pháp luyện tập thực hành

Nhóm phương pháp dạy học thực hành

Nhóm phương pháp dạy học thực hành là nhóm phương pháp giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập, ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế và để giúp các em khắc sâu kiến thức đã học, tìm tòi kiến thức mới và mục tiêu quan trọng nhất là hình thành ở học sinh hệ thống kĩ năng, kĩ xảo theo mục tiêu dạy học.

Nhóm phương pháp này bao gồm các phương pháp cụ thể sau: - Phương pháp luyện tập;

- Phương pháp thực hành thí nghiệm;

* Phương pháp luyện tập

- Định nghĩa: Phương pháp luyện tập trong dạy học là phương pháp trong đó dưới sự chỉ dẫn của giáo viên, học sinh lặp đi lặp lại nhiều lần những hành động nhất định trong những hoàn cảnh khác nhau, nhằm hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo sau khi lĩnh hội kiến thức.

- Điểm mạnh và hạn chế của phương pháp luyện tập

+ Điểm mạnh: phát triển năng lực tư duy, hoạt động trí tuệ và hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. Đây là phương pháp thực hành, vì vậy giúp học sinh hiểu bài và nhớ lâu.

+ Hạn chế: Phương pháp này cần có nhiều thời gian. Nếu bài tập không vừa sức với học sinh sẽ không gây được hứng thú hoặc tạo sự căng thẳng quá mức cho học sinh.

- Những yêu cầu khi sử dụng phương pháp luyện tập

+ Luyện tập phải nhằm vào mục tiêu, yêu cầu nhất định, để có cách tổ chức luyện tập cho phù hợp.

+ Phải dạy và học lý thuyết trước khi luyện tập.

+ Các bài luyện tập phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ tái tạo đến sáng tạo.

+ Bài luyện tập phải vừa sức với học sinh.

* Phương pháp thực hành thí nghiệm

- Định nghĩa: Là phương pháp mà giáo viên tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm (trên lớp, trong phòng thí nghiệm, vườn trường …) qua đó giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức mới hoặc củng cố, vận dụng kiến thức đã học

- Phương pháp này thường được sử dụng trong các môn học đòi hỏi có thực nghiệm như vật lý, hóa học, sinh học. Phương pháp thí nghiệm có điểm mạnh là hình thành và rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học và các phẩm chất của nhà khoa học trong tương lai cho học sinh như tính cẩn thận, chính xác, trung thực, kỷ luật.

- Phương pháp này có thể thực hiện linh hoạt theo hình thức cá nhân hoặc nhóm, trong hoặc ngoài giờ lên lớp tùy theo điều kiện và hoàn cảnh.

- Phương pháp này đôi khi đòi hỏi thời gian dài để có được kết quả thí nghiệm. Thực hiện thí nghiệm cần phải có hệ thống trang thiết bị tương ứng, vì vậy những nơi không có điều kiện về vật chất sẽ khó thực hiện được.

Phương pháp thực hành luyện tập là phương pháp dạy học trong đó giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động thực hành, thông qua đó để giải quyết tình huống cụ thể có liên quan tới các kiến thức và kỹ năng về môn toán. Từ đó hình thành được kiến thức và kỹ năng cần thiết cho học sinh tiểu học.

Trong dạy toán ở tiểu học cho HSDT không chỉ sử dụng phương pháp trực quan hoặc phương pháp dạy mở vấn đáp mà có nhiều tiết dạy học toán giáo viên sử dụng phương pháp thực hành luyện tập, chẳng hạn như các tiết: “ Luyện tập” và “Luyện tập chung” ở cuối chương phân số trong sách giáo khoa

Ví dụ: “Ôn tập cuối năm” trong sách giáo khoa toán của các lớp.

3.2.Tìm hiểu vai trò tác dụng và phạm vi sử dụng của phương pháp Thực hành luyện tập trong dạy Toán ở Tiểu học cho HSDT:

- Do đặc điểm nhận thức của học sinh DTTS và đặc điểm của các kiến thức toán học hoạt động thực hành luyện tập có ý nghĩa rất lớn trong quá trình hình thành kiến thức và kỹ năng toán học đôí với học sinh. Từ thực tiễn dạy học cho thấy việc học tập môn toán của học sinh DTTS ởTiểu học sẽ không có kết quả nếu thiếu các hoạt động thực hành luyện tập.

- Đây là một phương pháp thường dùng trong dạy học Toán ở Tiểu học. Bởi đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học mang nặng tính cụ thể, và các kiến thức, kỹ năng Toán có tính trừu tượng cao. Vì thế các kiến thức và kỹ năng Toán thường được hình thành thông qua thực hành – luyện tập. Phạm vi sử dụng phương pháp thực hành luyện tập là phổ biến ở trong các tiết dạy Toán ở Tiểu học ( bài tập + ôn tập + thực hành). Ngoài ra ở một số tiết hình thành kiến thức mới nếu giáo viên khéo vận dụng thì vẫn có thể sử dụng phương pháp này.

VD: Tiết “ Rút gọn phân số”; “Quy đồng mẫu số hai phân số” ở sách giáo khoa toán 4. Tiết “Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số”

3.3. Những yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp thực hành - luyện tập trong dạy học Toán ở Tiểu học cho HSDT.

Khi sử dụng phương pháp thực hành - luyện tập, giáo viên cần chú ý một số yêu cầu cơ bản sau:

Một là: Chuẩn bị chu đáo nội dung thực hành - luyện tập. Muốn vậy cần xác định rõ mục tiêu, những kiến thức và kỹ năng cơ bản của bài học cần được thực hành; phân bổ thời gian thích hợp cho các hoạt động thực hành với từng nội dung cụ thể. Xác định những nội dung nào cần ưu tiên thực hành nhiều hơn.

Hai là: Dự kiến nhiệm vụ thực hành cho các đối tượng để mọi đối tượng học sinh đều được thực hành một cách tích cực. Chuẩn bị các phương tiện thực hành đủ cho các học sinh…

Ba là: Trong khi thực hành giáo viên cần giám sát, kiểm tra và điều chỉnh những sai sót nếu có, tránh làm thay hoặc làm hết phần việc của học sinh; Tạo những tình huống để học sinh tích cực tự giác.

Bốn là: Nhà trường cần phải trang bị đủ những phương tiện tối thiểu đáp ứng được các hoạt động thực hành cơ bản.

Năm là: Mọi học sinh phải chuẩn bị kiến thức và phương tiện theo yêu cầu giáo viên; Phải tích cực tham gia thực hành và chủ động trình bày giải pháp hoặc nêu những khó khăn mắc phải từ đó giúp GV năm bắt được tình hình của lớp và giúp đỡ kịp thời.

Ví dụ 1: Thực hành đo độ dài sau bài Bảng đơn vị đo độ dài Toán 3: - Chuẩn bị các loại thước đo cơ bản (mét, dm, cm, mm)