Không phải nguyên nhân phát kiên địa li

Phát kiến địa lý là một thuật ngữ thường dùng có tính quy ước để chỉ những phát hiện mới của các nhà thám hiểm châu Âu ở thế kỉ 15 - 16. Ở giai đoạn này, nhu cầu tiêu thụ các đặc sản phương Đông như hương liệu, tơ lục, vàng bạc, đá quý... ngày càng tăng đã khiến cho những kẻ phiêu lưu, khao khát quyền lực và của cải ở Tây Âu muốn tìm ra những con đường mới để sang phương Đông mà không phải đi qua vịnh Ba Tư đã bị người Thổ Nhĩ Kỳ ngăn chặn.

 

2. Nguyên nhân và tiền đề của các cuộc phát kiến địa lý

2.1. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu thúc giục người Tây Âu tìm đường đến những nơi xa lạ là sự thèm khát vàng. Sở dĩ như vậy bởi đến cuối thế kỷ XV, kinh tế công thương nghiệp ở Tây Âu phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi nhiều vàng bạc để đúc tiền đảm bảo cho việc lưu thông hàng hoá. Lúc bấy giờ, theo quan niệm của người Tây Âu thì Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản là những quốc gia có nhiều vàng nên họ quyết tâm đến bằng được những nơi đó. Ngoài ra, nhu cầu về hương liệu và các loại hàng cao cấp như trang sức, tơ lụa... cũng là động cơ thôi thúc người Tây Âu tìm đường sang phương Đông. Thế nhưng những con đường từ Tây Âu sang phương Đông mà trước đó người phương Tây đi qua đến thời kì này đều không an toàn và thuận lợi, vậy nên họ phải đi bằng đường biển.

 

2.2. Tiền đề

Đến thế kỷ XV, những điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện những cuộc vượt biển xa cũng đã xuất hiện.

- Kiến thức về địa lý: đến thời kỳ này, ngày càng có nhiều người tán thành thuyết quả đất hình cầu, các đại dương liền nhau và bao quanh lục địa. Do vậy, có nhiều người cho rằng từ Tây Âu đi thẳng về hướng Tây, vượt Đại Tây Dương thì có thể đến được bờ Đông của châu Á.

- Các phương tiện của nghề hàng hải: thuyền đi biển được người Bồ Đào Nha cải tiến, đồng thời các đồ dùng cần thiết khác như la bàn, bản đồ biển, dụng cụ đo vĩ độ cũng được sử dụng rộng rãi.

 

3. Những cuộc phát kiến lớn về địa lý

Trong số các quốc gia Tây Âu, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những đất nước đi đầu trong việc tìm đường sang phương Đông và chính họ đã thu được những kết quả to lớn.

 

3.1. Tìm ra mũi Hảo Vọng

Từ đầu thế kỷ XV, người Bồ Đào NHa đã từng bước thám hiểm vùng bờ biển Tây châu Phi và đã phát hiện ra nhiều vùng đất mới. Năm 1486, Điaxơ nhận lệnh chỉ huy một chuyến hành trình vượt qua cực Nam châu Phi với hi vọng tới Ấn Độ. Đoàn thuyền của ông men theo bờ Tây Phi, ông vòng qua cực nam của châu Phi và đi một đoạn khá xa đến Kwaiihoek thuộc Nam Phi vào ngày 12 tháng 3 năm 1487. Điaxo muốn tiếp tục cuộc hành trình nhưng  thuỷ thủ đoàn bất bình từ chối. Khi quay lại, họ phát hiện ra mũi đất cực Nam châu Phi, nơi mà sau này được gọi là mũi Hảo Vọng. Con đường này mang đến hy vọng tới được Ấn Độ mở ra trước mắt người Bồ Đào Nha. 

Mười năm sau, vào năm 1497, Vaxco Đơ Gama được giao nhiệm vụ chỉ huy 4 thuyền với 168 thuỷ thủ đã vượt qua mũi Hảo Vọng và đến được Calicut ở Tây Nam Ấn Độ vào ngày  20 tháng 5 năm 1498. Sau khi tranh thủ vơ vét hết hương liệu và đồ trang sức với giá rẻ, ngày 31 tháng 8 năm 1948, Gama rời khỏi Ấn Độ và gần một năm sau, đoàn thám hiểm Gama với không đầy một nửa số thuỷ thủ về tới Lixbon. Từ đó, con đường biển do người Bồ Đào Nha phát hiện đã trở thành con đường thông thương chủ yếu giữa Tây Âu và Viễn Đông trong gần ba thế kỷ, cho đến năm 1869 kênh đào Xuy ê hoàn thành mới không sử dụng nữa.

 

3.2. Phát hiện ra châu Mỹ 

Người tình cờ phát hiện ra châu Mỹ là Colombo (1451 - 1506), là một nhà hàng hải người Ý. Từ lâu, ông đã ấp ủ kế hoạch đi sang phương Đông bằng hướng Tây vì ông cho rằng đây là con đường gần nhất. Mãi đến năm 1942, ông mới được quốc vương Phecdinan và nữ hoàng Ixabenla của Tây Ban Nha chấp nhận kế hoạch đó và cấp cho ông những phương tiện cần thiết cho cuộc hành trình. 

Ngày 3 tháng 8 năm 1492, đoàn thám hiểm của Colombo gồm ba chiếc thuyền với 9 thuỷ thủ rời Tây Ban Nha tiến thẳng về hướng Tây. Sau 70 ngày lênh đênh trên Đại Tây Dương, đoàn thám hiểm của Colombo đến một hòn đảo trong quần đảo Bahama mà ông gọi đó là đảo Xan Xanvado. Ông đi tiếp về hướng nam và phát hiện nhiều đảo nhỏ khác, đến cuối năm 1492 thì đặt chân lên đảo Cuba và đảo Haiti. Đầu năm 1493, Colombo trở về Tây Ban Nha.

Sau đó, Colombo còn tiến hành thêm 3 cuộc thám hiểm nữa vào các năm 1493 - 1496, 1498 - 1500, 1502 - 1504. Trong những lần thám hiểm này, ông đã phát hiện ra được nhiều đảo mới và đã thăm dò vùng bờ biển Trung Mỹ và phía Bắc của Nam Mỹ. Năm 1506, Colombo chết nhưng đến giờ phút cuối đời ông vẫn đinh ninh nơi mình tìm thấy là Ấn Độ, do vậy cư dân ở đó được gọi là người Anh Điêng.

Cũng trong khoảng thời gian đó, một người Ý khác là Amerigo Vexpuxi từ năm 1449 - 1504 dưới lá cờ của Bồ Đào Nha đã thám hiểm vùng bờ biển Nam Mỹ. Sau đó, ông nói rằng vùng đất này là một lục địa mợi. Do vậy, năm 1507 lục địa này với được gọi bằng tên của ông mà ta quen gọi là châu Mỹ.

 

3.3. Cuộc hành trình vòng quanh Trái Đất

Sau khi phát hiện ra châu Mỹ, người Tây Ban Nha vẫn tiếp tục muốn tìm đường sang Đông Á bằng hướng Tây. Năm 1519, một quý tộc Bồ Đào Nha là Magienlang (1480 - 1521) được vua Tây Ban Nha là Saclo v giúp đỡ kinh phí để thực hiện kế hoạch đó.

Ngày 20 tháng 9 năm 1519, với 5 chiếc thuyền và 237 thuỷ thủ, đoàn thám hiểm của Magienlang bắt đầu xuất phát. Mãi đến nagfy 20 thangd 11 năm 1520, Magienlang mới đến được eo biển cực Nam châu Mỹ. Sau khi vượt eo biển này, đoàn thuyền của ông tiến vào một đại dương mênh mông. Tuy nhiên, trong hơn ba tháng, đoàn thám hiểm đi trong cảnh trời êm biển lặng. Vì vậy, ông gọi đại dương này là Thái Bình Dương. Tháng 3 năm 1521, đoàn thám hiểm đến quần đảo Philippine, nhưng đến ngày 7 tháng 4 năm 1521, Magienlang bi giết chết trong một cuộc xung đột với dân bản xứ.

Sau đó, thuyền trưởng En Cano đã chỉ huy chiếc thuyền còn lại cuối cùng đi vòng quanh châu Phi, đến ngày 6 tháng 9 năm 1522 họ đã về đến Tây Ban Nha. Như vậy, trong gần 3 năm Magienlang và En Cano lần đầu tiên trong lịch sử loài người đã đi một vòng xung quanh Trái Đất. Bằng thực tế, cuộc hành trình đã chứng minh được thuyết Trái Đất hình cầu là hoàn toàn đúng đắn.

 

4. Tác động của các cuộc phát kiến địa lý

Những cuộc phát kiến địa lý này đã đem đến các tác động cả tiêu cuẹc lẫn tích cực.

- Về tác động tích cực:

+ Thúc đẩy cho thương nghiệp châu Âu phát triển; mở rộng thị trường; thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hoá Đông - Tây

+ Góp phần khẳng định Trái Đất hình cầu; đem lại những hiểu biết về những vùng đất mới, những tuyến đường mới...

+ Thúc đẩy nhanh sự tan rã của chế độ phong kiến châu Âu, tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản

- Về tác động tiêu cực:

+ Làm nảy sinh quá trình biến những vùng đất mới thành thuộc địa, cướp bóc và buôn bán nô lệ là nhân dân các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mỹ Latinh.

 

5. Ảnh hưởng của những cuộc phát kiến địa lý đến Việt Nam

Sau các cuộc phát kiến địa lý, đến thế kỉ XVI - XVII thuyền buôn của các thương nhân châu Âu đến Việt Nam buôn bán ngày càng nhiều, là bước đầu đưa nước ta tiếp xúc với luồng thương mại quốc tế đang phát triển, góp phần mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy sự hứng khởi của các đô thị. Bên cạnh đó, các giáo sĩ đạo Thiên chúa giáo cũng đến truyền đạo ở nước ta, góp phần tạo ra chữ quốc ngữ ngày nay.

Tuy nhiên, những điều này dẫn đến hệ quả là nước ta bị tư bản phương Tây dòm ngó và đem quân sang xâm lược.

Hy vọng bài viết trên đây của Luật Minh Khuê đã cung cấp cho quý bạn đọc những kiến thức hữu ích. Trân trọng cảm ơn!