Kiểu nhân vật bất hạnh trong truyện cổ tích

Đặc điểm của truyện cổ tích [edit]

  • Truyện cổ tích thuộc thể loại tự sự dân gian, thường kể về cuộc đời của người lao động bình thường 
  • Một số kiểu nhân vật thường xuất hiện trong truyện cổ tích tạo thành mô-típ:

        - Nhân vật bất hạnh (người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí...)

        - Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ (Thạch Sanh, Mã Lương ...)

       - Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch (Em bé thông minh, Chàng Ngốc ...)

       - Nhân vật là các loài vật (con thỏ, con cóc,...)

  • Thường có yếu tố thần kì, hoang đường được xây dựng bằng trí tưởng tượng, có lực lượng siêu nhiên (Bụt, Tiên, con chim thần, quyển sách ước, ...)
  • Giá trị: Thể hiện ước mơ của nhân dân về một xã hội công bằng, hạnh phúc; thể hiện niềm tin cái thiện chiến thắng cái ác; thể hiện triết lí dân gian và những bài học đạo lí làm người.

Phân loại truyện cổ tích [edit]

Truyện cổ tích được phần thành ba loại cơ bản sau:

Phân loại

Truyện cổ tích về loài vật

Truyện cổ tích thần kì

Truyện cổ tích sinh hoạt

Nhân vật

Các con vật

Người em út, người mang lốt xấu xí, người mồ côi, người dũng sĩ, người có tài lạ,…

Người thông minh sắc sảo, tài phân xử hoặc sự lém lỉnh, mẹo lừa,…

Đặc điểm

- Giải thích các đặc điểm, thói quen của các con vật hoặc kể về quan hệ giữa các con vật.

- Đúc kết những kinh nghiệm về thế giới loài vật và ngụ ý các vấn đề đạo đức, kinh nghiệm sống của con người.

- Thường sử dụng nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ... để từ truyện loài vật nói chuyện con người.

- Thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.

- Sử dụng nhiều yếu tố thần kì, có sự xuất hiện của các lực lượng siêu nhiên... nhằm thể hiện mơ ước của người lao động.

- Phản ánh đời sống sinh hoạt của người lao động. Loại truyện này gần với cuộc sống thật

- Truyện sử dụng ít hoặc không sử dụng yếu tố thần kì.

Một số tác phẩm tiêu biểu

Quạ và công, Vì sao gà trống có mào, Tại sao trâu không biết nói, Con thỏ và con hổ, Kiến và cá, Vụ kiện châu chấu,…

Sọ Dừa, Tấm Cám, Thạch Sanh,Cây bút thần ,…

Em bé thông minh, Cái cân thủy ngân, Nói dối như Cuội,…


Một số truyện cổ tích [edit]

Học sinh sẽ được học một số truyện cổ tích trong chương trình Ngữ Văn 6:

1. Sọ Dừa

2. Thạch Sanh

3. Em bé thông minh

4. Cây bút thần

5. Ông lão đánh cá và con cá vàng

So sánh truyện cổ tích và truyền thuyết [edit]

Truyện cổ tích

Truyền thuyết

Giống nhau

- Truyện kể dân gian

- Đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo.

Khác nhau

- Kể về cuộc đời của các nhân vật bình thường.

- Yếu tố kì ảo hoang đường nhằm thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc sống công bằng hạnh phúc, sự chiến thắng của cái thiện với cái ác.

- Kể về các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử.

- Yếu tố kì ảo hoang đường nhằm thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể.



Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra


Page 3

Câu 1. Truyện cổ tích thường kể về nhân vật bất hạnh (người mồ côi, người mang lốt vật...), nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh. Theo em, Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật nào?

Câu 2. Sắp xếp lại các sự việc theo đúng trình từ xảy ra trong truyện:

a. Bà mẹ đi hái cửi, uống nước trong sọ dừa rồi có mang, sinh ra Sọ Dừa dị hình dị dạng.

b. Sọ Dừa chăm lo học hành, đỗ trạng và đi sứ.

c. Sọ Dừa đi sứ về, hết sức vui mừng khi gặp lại vợ trên đảo.

d. Ở nhà phú ông, Sọ Dừa gặp được cô út và kết hôn với cô, trút bỏ lốt xấu xí.

đ. Hai người chị hại em, đẩy vợ Sọ Dừa xuống biển.

e. Nhờ làm theo lời dặn của chồng, người vợ thoát nạn và sống trên đảo hoang.

g. Hai người chị xấu hổ bỏ đi biệt xứ.

h. Sọ Dừa xin đi chăn bò ở nhà phú ông để phụ giúp mẹ già.

Câu 3. Phẩm chất của nhân vật trong truyện cổ tích thường được bộc lộ qua chuỗi hành động xuyên suốt tác phẩm. Điều này được thể hiện như thế nào qua nhân vật Sọ Dừa?

Bài làm:

Câu 1. Truyên cổ tích Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật bất hạnh - người có hình dạng xấu xí.

Câu 2. Sắp xếp các sự việc theo trình tự đúng: a - h - d - b - đ - e - c - g

Các sự việc trong truyện cổ tích được sắp xếp theo thứ tự tự nhiên, theo trình tự thời gian, sự việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau.

Câu 3. Phẩm chất của nhân vật Sọ Dừa được bộc lộ qua chuỗi hành động xuyên suốt tác phẩm, Sọ Dừa rất tài giỏi, thông minh được thể hiện qua các chi tiết:

  • Chàng chăn bò rất giỏi: ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng.
  • Tài thổi sáo rất hay (tiếng sáo véo von).
  • Giục mẹ hỏi con gái phú ông làm vợ và sắm đủ lễ vật theo yêu cầu của phú ông (một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm).
  • Đỗ trạng nguyên (Sọ Dừa tỏ ra thông minh khác thường, ngày đêm miẹt mài đèn sách và đỗ trạng nguyên.
  • Sọ Dừa có tài dự đoán, lo xa mọi chuyên (khi chia tay vợ, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn dắt theo người phòng khi dùng đến)

Cập nhật: 07/09/2021