Lâm bồn có nghĩa là gì

Trong những tuần cuối cùng, tình trạng chung của các mẹ bầu là chờ đợi. Bạn không biết trước khi nào là lúc giai đoạn chuyển dạ xảy ra. Những bà mẹ mang thai lần đầu còn không nhận ra lúc bụng đã thấp xuống và không phân biệt được những cơn gò sinh lý và cơn gò chuyển dạ. Thực ra, chỉ cần chú ý một chút là bạn cũng có thể biết mình đang ở giai đoạn nào và đã đến lúc phải chuẩn bị hành trang chưa.

Đang xem: Lâm bồn là gì

Lâm bồn có nghĩa là gì

1/ Bạn không thể tự dọn “rừng rậm” ở vùng bikini được nữaChiếc bụng to, tròn, có hoặc không có những vết rạn da chằng chịt là tất cả những gì bạn có thể nhìn thấy vào lúc này, khi cúi đầu xuống. Vì vậy, việc “quy hoạch” lại vùng tam giác mật là điều bạn không thể tự làm được nữa.

2/ Bạn tiếp tục làm bạn với thuốc kháng axítỢ nóng, trào ngược diễn ra trầm trọng hơn và bạn phải thường xuyên dùng đến các loại thuốc trung hòa axít dạ dày để cảm thấy dễ chịu trở lại.

3/ Quá mệt mỏi để làm bất kỳ việc gìNgay cả cuối tuần nắng ấm cũng chẳng làm bạn thấy khá hơn. Tất cả những gì bạn muốn lúc này là nằm dài trên nệm và ăn bất cứ thứ gì có thể ăn được mà không cần phải đụng tay nấu nướng.

4/ Bạn bỗng nhiên muốn sắp xếp lại tổ ấm của mìnhDấu hiệu này được gọi là “bản năng làm tổ”, xuất hiện ở một số mẹ bầu gần đến ngày sinh. Nếu bỗng dưng bạn cảm thấy mình đỡ mệt mỏi và trở nên hăng hái với việc dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp lại đồ đạc của bé con, hãy chuẩn bị tâm lý chờ đón ngày đặc biệt sắp tới nhé.

Xem thêm: Tìm Hiểu Về Giá Chó Cảnh Nhật Bản, Vẻ Đẹp Của Loài Chó Lông Xù Nhật Bản

5/ Người xung quanh nhìn bạn với ánh mắt cảm thôngKhi bạn ra đường, đi siêu thị… những người xung quanh nhìn bạn như thể muốn nói “trời hỡi, sao cô ấy có thể bê được đống hàng hóa đó”.

6/ Bạn bè không thể tin là bạn vẫn chưa sinhNếu một ngày cô bạn thân của bạn gọi điện và thốt lên: “Vẫn chưa sinh hả? Dự sinh ngày mấy?” thì có nghĩa là thời gian đã đủ lâu để sẵn sàng cho lúc lâm bồn rồi.

7/ Dáng đi của bạn thay đổi đến nỗi không thể nhận raTừ những bước chân “siêu mẫu” ngày nào, bạn đã trở nên một kiểu sinh vật gì đó lai giữa vịt và hà mã. Thực sự, đôi chân đang chịu rất nhiều áp lực từ việc tăng cân và vùng lưng, xương chậu cũng vậy. Điều đó khiến việc bước đi trở nên khó khăn và chậm chạp hơn.

Xem thêm: Top 22+ Cách Trị Thâm Mụn Nhanh Nhất Trong 1 Tuần, Cách Trị Thâm Mụn Nhanh Nhất Trong 1 Đêm

Chuẩn đi, đứng, ngồi, nằm khi mang thai Để giảm bớt những khó chịu do tác dụng phụ của thai kỳ, cũng như sự thay đổi cơ thể khi mang thai gây ra, bà bầu nên chịu khó đi, đứng, ngồi, nằm hợp lý. Tư thế đúng nhất sẽ thế nào, tham khảo ngay đây bầu nhé!

9/ Bạn muốn kê giường ngủ ngay trước cửa toiletKhi gần ngày sinh nở, thai nhi đã tụt xuống thấp và trọng lượng của bé dồn lên bàng quang khiến bạn luôn cảm thấy muốn đi tiểu. Tại sao phải trở lại phòng ngủ khi bạn biết chỉ vài phút nữa mình sẽ trở dậy và đi vệ sinh lần nữa?

10/ Bạn thấp thỏm đếm ngược từng ngày mộtCàng gần ngày dư sinh, bạn càng rơi vào trạng thái mong mỏi này. Một khi tâm lý này bùng lên, đó cũng chính là lúc bạn nên kiểm tra lại túi đồ đi sinh, photocopy các giấy tờ và tập luyện các bài tập hít thở để giảm đau khi sinh.

Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy Tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam. Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Ngôn từ Việt Nam rất giàu chất biểu cảm – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình.

Theo loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng lớn những từ song tiết, cho nên trong thực tế ngôn từ Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều có cấu trúc 2 vế đối ứng (trèo cao/ngã đau; ăn vóc/ học hay; một quả dâu da/bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt/ không biết thì dựa cột mà nghe…).

Định nghĩa - Khái niệm

lâm bồn tiếng Tiếng Việt?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của từ lâm bồn trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ lâm bồn trong Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ lâm bồn nghĩa là gì.

- ở cữ (cũ).
  • uy hiếp Tiếng Việt là gì?
  • Yến Mao Tiếng Việt là gì?
  • ổn đáng Tiếng Việt là gì?
  • bạo chúa Tiếng Việt là gì?
  • Tiền nhân hậu quả Tiếng Việt là gì?
  • phèng phèng Tiếng Việt là gì?
  • đối ngoại Tiếng Việt là gì?
  • dấu thỏ đường dê Tiếng Việt là gì?
  • trối chết Tiếng Việt là gì?
  • nói nhỏ Tiếng Việt là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của lâm bồn trong Tiếng Việt

lâm bồn có nghĩa là: - ở cữ (cũ).

Đây là cách dùng lâm bồn Tiếng Việt. Đây là một thuật ngữ Tiếng Việt chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ lâm bồn là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "lâm bồn", trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ lâm bồn, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ lâm bồn trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt

1. Phụ nữ cũng la thét khi họ lâm bồn.

2. Ai sẽ ở với em khi em lâm bồn?

3. Mẹ cậu lâm bồn trong cuộc thảm sát kinh hoàng

4. Mẹ cậu lâm bồn trong cuộc thảm sát kinh hoàng.

5. Vợ hắn mất trong lúc lâm bồn hôm qua, tôi phải dùng kẻ khác.

6. Nhưng ở Niger, 1 trong số 7 phụ nữ sẽ chết trong khi lâm bồn

7. Chị ấy đang trong tình trạng rất nhạy cảm, và cũng sắp tới ngày lâm bồn rồi, con...

8. Trong khi Toyotamahime lâm bồn, nàng bắt Hooir phải thề không được cố xem hình dạng thực của mình.

9. Ngay cả lúc sinh nó, ta đã phải lâm bồn suốt 1 ngày rưỡi để mang nó vào thế giới này.

10. Và đúng, anh đã chở tôi đến bệnh viện khi tôi lâm bồn và lo hết chuyện thủ tục và y tá.

11. Cả Hoori và Toyotama-hime đều muốn xây một ngôi nhà lợp lông chim chả thay vì cỏ thường để nàng lâm bồn.

12. Phê bình tập "Journey to Regionals", Darren Franich của Entertainment Weekly cho rằng cảnh lâm bồn của Quinn—xen kẽ với màn biểu diễn "Bohemian Rhapsody" (Queen) của Vocal Adrenaline—vừa "tuyệt vời" vừa "tồi tệ", "Đó thực sự là cảnh lâm bồn lôi cuốn về mặt hình ảnh nhất mà tôi từng thấy ngoài The Miracle of Life.

13. Chúng là những đứa trẻ mồ côi, bị những ngôi sao mẹ bỏ rơi trong phút lâm bồn hỗn loạn của hệ mặt trời nó từng thuộc về.

14. Khi nào gần tới lúc ta lâm bồn, người chồng hoàng gia của ta sẽ lại chạy trốn tới khu rừng với những thỡ săn và chó săn của ông ấy.

15. Cuộc hôn nhân đó, xin lưu ý, đã cho ra đời người thừa kế ngai vàng và đảm bảo sự bền vững của Hoàng tộc... dù hoàng hậu đã chết một cách bi thảm lúc lâm bồn.

16. Janma, nghĩa là "sinh sản," gồm một miếng giấy thấm máu, để trợ giúp phụ nữ đang lâm bồn, một con dao mổ, một dụng cụ cắt nhau thai, một bánh xà phòng, một đôi găng tay và một miếng vải để lau sạch đứa bé.

17. Ngày ngài sinh ra âm mưu của Catilina bị đưa ra trước Viện, và Octavius đến trễ vì vợ lâm bồn; rồi Publius Nigidius, như mọi người đều biết, biết được nguyên do chậm trễ của ông và được báo giờ sinh , tuyên bố rằng người thống trị thế giới đã ra đời.

Lâm bồn có nghĩa là gì

    HOÀNG TUẤN CÔNG

    “Lâm bồn” là một từ Việt gốc Hán, không mấy thông dụng trong giao tiếp, nhưng lại được sử dụng khá nhiều trên sách báo hàng ngày. Ví dụ một số báo đặt tít: “Đến lúc lâm bồn mới biết mang thai.” (dantri.com.vn); “Cô gái không biết mình có thai...đến lúc lâm bồn.” (thanhnien.vn); “Tại sao đàn ông không nên gần vợ lúc lâm bồn.” (vietnam.net.vn); “10 dấu hiệu cho biết bạn sắp lâm bồn.” (nuoiconkieumy.com);“Chuẩn bị đến ngày lâm bồn.” (songkhoe.vn)...


          Nhóm từ điển thứ nhất giải thích “lâm bồn” như sau:

1 - Từ điển tiếng Việt (Vietlex): “lâm bồn 臨盆 đg. [cũ, kc] [phụ nữ] đẻ: sản phụ lúc lâm bồn”.

2 - Việt-Nam tân từ-điển (Thanh Nghị): “lâm-bồn • đt. Đến lúc sinh đẻ <> Thời-kỳ lâm-bồn”.

 3 - Từ điển tiếng Việt (Văn Tân chủ biên):  “lâm bồn • ở cữ (cũ)”.

  4 - Hán Việt từ điển” (Nguyễn Văn Khôn): “lâm bồn 臨盆 Lúc đàn bà sắp sanh đẻ”.

          Theo đây, “lâm bồn” chỉ phụ nữ trở dạ và sinh đẻ. Nhưng tại sao lại gọi là “lâm bồn”? Nhóm từ điển thứ hai cho chúng ta biết rõ:

1 - “Hán Việt tân từ điển” (Nguyễn Quốc Hùng): lâm bồn 臨盆 Tới cái chậu, ý nói đàn bà tới lúc sanh đẻ”.

2 - “Việt Nam tự điển” (Hội Khai trí tiến đức): “lâm-bồn • Tới cái chậu tắm. Tức là đẻ <> Đàn-bà khi lâm-bồn phải kiêng khem kỹ”.

3 - “Từ điển Việt Nam phổ thông” (Đào Văn Tập): “lâm-bồn • Tới lúc sinh đẻ (tới lúc cần đến cái chậu tắm)”.

4 - “Việt Nam tự điển” (Lê Văn Đức): “lâm bồn • đt. Tới bồn tắm. • (Bóng) Chuyển bụng đẻ, sinh-nở: Tới lúc lâm-bồn”.

5 - “Từ điển tiếng Việt” (New era): “lâm bồn: Tới cái chậu, ý nói người đàn bà tới lúc sinh đẻ”.

6 - “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” (GS Nguyễn Lân):lâm bồn đgt (H. lâm: đương lúc; bồn: cái chậu) Nói lúc sản phụ đẻ: Lúc vợ lâm bồn, anh chồng cuống quýt chạy ra, chạy vào”.

          Như vậy, Nhóm từ điển 2 đã thống nhất nghĩa của “lâm bồn” 臨盆 là “đến cái chậu”, hay “đến cái chậu tắm”, “cần đến cái chậu tắm”. Tuy nhiên, nếu quả thật khi sinh đẻ, dứt khoát sản phụ cần phải có cái chậu tắm, thì bà đỡ sẽ đem cái chậu tắm lại, đâu có chuyện sản phụ phải tự tới chỗ cái chậu tắm. Mà "đến cái chậu tắm" để làm gì? Tắm cho mẹ, hay tắm cho đứa con ngay sau khi sinh? Người xưa sau khi sinh đẻ, thường lau khô cho đứa trẻ, chứ không tắm (họ kiêng nước cho cả mẹ và con). Giả sử với tộc người Hán, họ tắm rửa sau khi sinh, hoặc thực hiện nghi thức tắm rửa cho đứa trẻ sơ sinh, cũng đâu dứt khoát phải tiến hành ngay tại vị trí sản phụ vừa mới sinh, để rồi "bồn" (cái chậu tắm) hay "lâm bồn" ("đi đến chỗ cái chậu") là vật dụng không thể thiếu khi sinh, đến mức trở thành nghĩa chỉ việc sinh đẻ.

          Theo chúng tôi, “bồn” , trong “lâm bồn” 臨盆 là gọi tắt của “bồn xoang” 盆腔, tức là “xoang chậu” [pelvic cavity] của người phụ nữ (cụ thể là sản phụ), chứ không phải là “cái chậu”. 

          Hán điển (zidic.net) giảng nghĩa của từ “lâm bồn” như sau: “lâm bồn: Thai nhi đã di chuyển xuống đến vùng bồn xoang [xoang chậu] (của sản phụ)”. [Nguyên văn: “臨盆 línpén [parturient;be giving birth to a child;be confined;be in labour] 胎兒以降臨至盆腔 - lâm bồn: thai nhi dĩ giáng lâm chí bồn xoang]”.

            Vẫn mục từ "lâm bồn", Hán điển, giải thích nghĩa từ vựng của "lâm bồn" [臨盆] là "phụ nữ phân miễn" [婦女分娩], nghĩa là “phụ nữ sinh đẻ”.

          Từ “bồn xoang” 盆腔, được Hán điển giảng là: “Khoang chậu phía trong của khung xương chậu. Các bộ phận như bàng quang, tử cung, buồng trứng, đều nằm ở trong khoang chậu này”. [Nguyên văn: “盆腔: 骨盆部的空腔.膀胱, 子宮卵巢等器官皆在此空腔中 - bồn xoang: Cốt bồn nội bộ đích không xoang. Bàng quang, tử cung, noãn sào đẳng khí quan giai tại thử không xoang trung”].

          Vậy tại sao yếu tố “bồn” , lại được dùng trong từ “lâm bồn” 臨盆? Hán điển giảng hai nghĩa cơ bản của “bồn” : “1.Đồ đựng, hoặc dụng cụ rửa ráy, như: bồn cảnh 盆景, bồn hoa 盆花, bồn tài 盆栽 (trồng cây trong chậu [bon-sai])kiểm bồn 臉盆 (chậu rửa mặt),v.v...2.Đồ vật ở giữa lõm vào giống hình dáng của cái chậu: bồn địa 盆地 (lòng chảo) cốt bồn 骨盆 (khung chậu, khung xương chậu).” [Nguyên văn: 盛放東西或洗滌的用具: 盆景, 盆花, 盆栽,臉盆...2.中央凹入象盆狀的東西: 盆地; 盆骨 - Thịnh phóng đông tây hoặc tẩy địch đích dụng cụ: bồn cảnh, bồn hoa, bồn tài, kiểm bồn...2.Trung ương ao nhập tượng bồn trạng đích đông tây”].

          Từ “lâm bồn” có nghĩa tương tự như “chuyển dạ”, “chuyển bụng” hoặc “trở dạ”, mà Từ điển Vietlex giảng: “chuyển dạ • đg. có triệu chứng [thường là đau bụng] sắp đẻ: chị ấy chuyển dạ lúc nửa đêm. Đn: chuyển bụng, trở dạ”. Chính "Việt Nam tự điển" của Lê Văn Đức sau khi giảng lâm bồn • đt. Tới bồn tắm", đã giảng thêm: "(Bóng) Chuyển bụng đẻ, sinh-nở: Tới lúc lâm-bồn”.

          Khi “chuyển dạ” tức là lúc (quá trình) thai nhi di chuyển từ bụng trên xuống bụng dưới để ra ngoài chào đời trong cơn đau sinh hạ của người mẹ. Có rất nhiều dấu hiệu chuyển dạ (như đau bụng, vỡ ối...), trong đó các chuyên gia sản phụ thường có lời khuyên nhận biết là: Cảm giác thai nhi di chuyển xuống: Đầu của thai nhi di chuyển xuống khung chậu nên có cảm giác thai nhi tụt xuống. ("Làm sao mẹ bầu  bụng sắp tụt xuống để sinh con" - GDTĐ)


            Phim khoa học (xem video đăng kèm trong bài) mô phỏng quá trình sinh đẻ, cho biết qua hình ảnh và lời thuyết minh: “giai đoạn đầu của chuyển dạ có thể kéo dài từ 12-19 tiếng, bắt đầu ngay khi em bé di chuyển xuống vùng xương chậu. Giai đoạn hai của chuyển dạ có thể kéo dài từ 20 phút đến 2 tiếng. Khi tử cung kéo giãn được khoảng 10cm, đầu em bé bắt đầu chui qua cổ tử cung để vào ống dẫn đẻ...”

          Như vậy, theo chúng tôi, “bồn” , vốn có nghĩa gốc là “cái chậu”, sau được dùng để chỉ hình trạng vật gì lõm vào giống như cái chậu. Cụ thể “bồn” trong “lâm bồn” 臨盆, có nghĩa là xoang chậu của sản phụ. "Lâm bồn" vốn chỉ trạng thái "thai nhi đã di chuyển xuống đến vùng bồn xoang", (đồng nghĩa với thai nhi sắp ra đời). Sau này, "lâm bồn" được hiểu theo nghĩa phái sinh chỉ phụ nữ đẻ, hoặc quá trình từ lúc người phụ nữ chuyển dạ đến khi sinh con.


Trong tiếng Hán, có một số từ đồng nghĩa với "lâm bồn", là "ngoạ nhục" 臥蓐 (nằm nệm; "nhục" 蓐 = nệm); "toạ nhục" 坐蓐 (ngồi nệm); "toạ thảo" 坐草 (ngồi [nệm] cỏ); "thượng thảo" 上草 (ngồi lên [nệm] cỏ). “Hán ngữ võng” (漢語網) giảng: “Thời cổ đại, sản phụ khi chuẩn bị đẻ thì nằm, ngồi trên nệm cỏ để đẻ, nên [sinh đẻ] gọi là ngồi nệm.” (因古代產婦臨產有坐在草蓐上分娩者,故名坐蓐).  

       Điều thú vị là từ "ngoạ nhục" 臥蓐 (nằm nệm), hay "toạ thảo" 坐草 (nẳm nệm cỏ)đồng nghĩa với từ "nằm ổ" trong tiếng Việt. "Ổ" chính là cái giường, nệm được trải bằng rơm, quây kín như buồng tằm trong suốt quá trình sinh đẻ và kiêng kị. Nếu "lâm bồn", hay chuyển dạ, chuyển bụng, chỉ quá trình và thời điểm thoát thai của hài nhi (diễn ra bên trong bụng mẹ), thì "ngoạ nhục", nằm ổ ("nệm" và "ổ" là điều kiện thiết yếu bên ngoài), vừa chỉ việc sinh đẻ, lại vừa chỉ chung thời kỳ sau khi sinh (ở cữ). Điều này có vẻ hợp lý hơn, vì với người phụ nữ (cũng như đứa trẻ sơ sinh), cái mà gắn với họ, quan trọng nhất với họ khi sinh đẻ và sau khi sinh đẻ, chính là giường, nệm, ổ, chứ không phải là "cái chậu tắm". 


                                                       Hoàng Tuấn Công 3/2017



Page 2