Lắm thầy nhiều ma nghĩa là gì

Nguồn tham chiếu: Theo Từ điển Thành ngữ & Tục ngữ Việt Nam của GS. Nguyễn Lân – Nxb Văn hóa Thông tin tái bản 2010, có hiệu chỉnh và bổ sung; Từ điển Thành ngữ và Tục Ngữ Việt Nam của tác giả Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào…

Từ điển thành ngữ, tục ngữ,... Việt Nam

"... ngôn ngữ của người miền quê, nhất là những cụ già không phải "quê mùa" như trước đây mọi người vẫn tưởng, mà trái lại, rất văn vẻ, có nhiều màu sắc, nhiều hình tượng. Chính là vì trong những câu chuyện hàng ngày, bà con thường sử dụng những thành ngữ, tục ngữ là cái vốn vô cùng phong phú, vô cùng quý giá của tiếng nói dân tộc, được truyền miệng tư đời này sang đời khác." - GS. Nguyễn Lân.

Hiểu và vận dụng linh hoạt thành ngữ, tục ngữ và các tình huống cụ thể sẽ giúp chúng ta biết nói đúng và viết đúng, để có thể tiến tới nói hay và viết hay. Sự ra đời của cuốn từ điển này không nằm ngoài mục đích đó. Cuốn sách này sẽ giúp các bạn hiểu hơn nội dung cụ thể của từng thành ngữ, tục ngữ; để trên cơ sở đó, vừa bổ sung kiến thức, vừa vận dụng vào cách nói, cách viết của mình được trong sáng hơn, hiệu quả hơn. Dựa trên nguồn tư liệu phong phú trong thực tế của các tác giả, đây một Phần mềm Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam. Như một cuốn từ điển di động phong phú, đa dạng, có tính năng lưu lại những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ,...

- Người ta nói "Lắm thầy rầy ma" nghĩa là sao, Tư?

- Nghĩa đen là nếu nhà lỡ có ma mà mời nhiều thầy pháp tới bắt quá thì con ma đó cầm chắc là bị mấy ổng quấy rầy suốt ngày vì mỗi ông một phách. Ðâu ông nào chịu phép ông nào. Còn nghĩa bóng là một việc mà có nhiều người dính vô giải quyết thì rất dễ rầy rà, rắc rối vì mỗi người một ý mà không chắc đã giải quyết được việc.

- Ờ, nói vậy thì việc dời cái cột điện ở phường 10, quận 8 mãi mà không giải quyết được có lẽ là do lâm vô hoàn cảnh "Lắm thầy... "!

- Có mỗi cái trụ điện mà cũng có nhiều "cơ chủ quản" vậy sao?

- Mới đầu, anh Ba cũng nghĩ thay mới hoặc di dời cột điện để bảo đảm an toàn cho dân tình và mỹ quan đô thị là chuyện rất đơn giản. Hóa ra không phải vậy!

- Không đơn giản thì có nghĩa là phức tạp?

- Nói chính xác thì là rất phức tạp!

- Tới cỡ nào, anh Ba?

- Tới cỡ nào thì để anh Ba trình bày cho chú mầy nghe rồi tự nhận xét, đánh giá. Cụ thể như vụ dời cái cột điện trước cửa nhà dân ở đường Lưu Hữu Phước, quận 15. Chủ nhà có đơn đề nghị ngành điện di dời. Phía điện lực cho người xuống khảo sát, lập phương án, lên bản vẽ... Rồi gửi đến Khu Quản lý giao thông số 4. Sau đó, phía điện lực mời đại diện Khu Quản lý giao thông, Phòng Quản lý đô thị quận, UBND phường đến họp để kiểm tra hiện trường, thỏa hiệp vị trí trồng cột. Sau đó cùng nhất trí ký vào biên bản.

- Có biên bản coi như xong việc rồi còn gì?

- Ðừng vội tưởng bở nha! Có biên bản rồi, phía điện lực mới thảo công văn gửi Sở Giao thông vận tải thành phố đề nghị cho trồng cột. Chừng hơn nửa tháng mới có văn bản hồi âm là đồng ý. Bên điện lực lại cầm văn bản đó cùng phương án thi công, tiến độ... gửi lên Khu Quản lý giao thông đường bộ 4. Nơi đó tiếp nhận hồ sơ, ra biên nhận và ra một loạt yêu cầu như phải có bản vẽ chi tiết mặt cắt ngang, mặt bằng, bản vẽ tổ chức thi công, hợp đồng giữa chủ đầu tư với đơn vị thi công và tư vấn giám sát, giấy đăng ký kinh doanh, dự toán ký quỹ 10%... Nghe xong chừng đó anh cán bộ điện lực choáng váng muốn xỉu tại trận!

- Em chỉ nghe anh kể lại mà cũng thấy choáng chớ đừng nói tới "khổ chủ"!

- Mà đúng là khổ thật. Công ty Ðiện lực Chợ Lớn muốn dời hai cái cột điện mà làm hồ sơ từ tháng 6 tới giờ vẫn chưa xong đó. Cực hết biết luôn!

- Có mỗi cái cột điện mà sao liên quan tới nhiều sở, ngành, cơ quan, đơn vị vậy ta! Ðúng là "Lắm thầy rầy ma"!

Truyện “lắm thầy nhiều ma“ không phải chỉ có hai nhân vật “thầy“ và “ma“, không phải chỉ đúng với “thầy“ và “ma“. .. Câu nói đơn giản ấy phải chăng đã chứa đựng cả cái lẽ huyền vi nhân thế. Ai không tin đã có câu chuyện làm chứng sau đây:

Đạo vốn là cái có sẵn trong khoảng trời đất. Thánh nhân may mắn cảm nhận được rồi phô ra. Lại để cho người đời tưởng lầm rằng thánh nhân chính là người làm ra đạo(?). Thánh nhân bất nhân là ở chỗ ấy. Đạo ấy ví như Thái sơn, không ai có thể xô đẩy hay di chuyển mảy may. Ấy thế mà người đời vì sự tưởng lầm kia nên cứ đem gọt dần, gọt dần… Gọt đến khi (đạo) chỉ còn lại bằng viên đá cuội thì bắt đầu mặc sức tung hứng, chuyền qua chuyền lại cho nhau như những anh hề trên sân khấu. Rốt cuộc lại hô hoán lên rằng chính mình đã “phát minh“ ra cái đạo (đá cuội) ấy, rằng cái giống (đá cuội) ấy là tuyệt đối đúng, tuyệt đối hay hơn mọi thứ trên đời(!)… Không những thế, còn dựa vào mớ kiến thức nhỏ bé, u tối đó mà phê phán, mà kết tội những kẻ không chịu chung ý nghĩ với mình. Thật đã đến lúc phải rác tai, lờn óc. Việc đời thường theo qui luật quân tử khởi xướng, tiểu nhân a dua. Vì thế, ban đầu dẫu tử tế đến mấy, rốt cuộc về sau đều chẳng ra gì. Huống chi…? Chẳng trách có kẻ đã coi câu thành ngữ: “đầu voi đuôi chuột“ như một thứ… triết học của muôn đời kể cũng đáng thay. Tóm lại, tư tưởng là tội đồ, chính trị là thủ phạm, nhân quần là nạn nhân. Than ôi! Phải qua cửa một loạt thầy thuốc thì con bệnh chỉ còn biết thở hắt ra. Phải học hết một rừng thầy thì học trò lên cơn điên dại…

Lắm thầy rầy mà nghĩa là gì?

- Nghĩa đen là nếu nhà lỡ có ma mà mời nhiều thầy pháp tới bắt quá thì con ma đó cầm chắc là bị mấy ổng quấy rầy suốt ngày vì mỗi ông một phách.

Một chữ cũng là thầy nửa chữ cũng là thầy nói lên điều gì?

Câu tục ngữ “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” có nghĩa đen là chỉ cần bạn biết một phần nhỏ hoặc một ít kiến thức về một vấn đề nào đó, thì bạn có thể coi mình là người giỏi, hiểu biết về vấn đề đó và có thể tự tin dạy người khác, dù bạn chỉ biết một phần rất nhỏ của kiến thức thực sự.