Lấy phiếu đi chợ ở đâu

Gần một tháng nay, người dân đi chợ Bình Thới (P.10, Q.11, TP.HCM) luôn mang theo một tấm thẻ ra vào chợ (phiếu đi chợ) có ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ và được đánh số thứ tự. Những người không có phiếu sẽ không được cho vào chợ và phải đăng ký với ban quản lý chợ để được cấp phiếu mới.

Theo người dân, việc Bản lý chợ thực hiện phát phiếu để kiểm soát số lượng người đi chợ vào một thời điểm là hợp lý trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp như hiện nay.

Lấy phiếu đi chợ ở đâu

Cận cảnh "thẻ ra vào chợ" (phiếu đi chợ). Trên phiếu ghi đầy đủ thông tin người đi chợ cùng địa chỉ để thuận lợi trong việc truy vết 

Ảnh: Thanh Hương

Lấy phiếu đi chợ ở đâu

Mọi người đều chấp hành nghiêm việc đeo khẩu trang

Ảnh: Thanh Hương

Lấy phiếu đi chợ ở đâu

Từ khi chợ tự phát bị dẹp bỏ sau Chỉ thị 10 của UBND TP.HCM, người dân đi chợ Bình Thới tăng lên gấp đôi

Ảnh: Thanh Hương

Ghi nhận vào trưa 27.6, lực lượng chức năng chốt chặn khu vực trước cửa chợ này để kiểm soát người ra vào chợ. Khu chợ có 3 cửa nhưng 2 của đã được ngăn lại, người đi chợ và tiểu thương chỉ ra vào 1 cửa. Mỗi đợt, có 200 người được vào chợ mua sắm, người vào chợ phải rửa tay sát khuẩn, tuân thủ quy tắc 5K. Những người đến sau xếp hàng giãn cách 1,5 m với người đến trước, chờ tới lượt.

Do số lượng người ra vào chợ được kiểm soát không quá 200 người mỗi đợt nên không gian bên trong chợ khá thông thoáng. Dù chợ ít nhộn nhịp hơn nhưng các tiểu thương trong chợ cũng ủng hộ biện pháp này vì đảm bảo an toàn phòng chống dịch. 

Tiểu thương chợ Bà Chiểu thấp thỏm, tự nghỉ bán vì sợ Covid-19

Bà Nguyễn Thị Hồng Minh (tiểu thương) cho biết từ ngày chợ Bình Thới phát phiếu thì bà cảm thấy yên tâm hơn. Với biện pháp này bà chỉ bán được "lai rai", tuy nhiên, bà Minh cũng giảm đi nỗi lo lây nhiễm Covid-19 do không phải tiếp xúc quá nhiều người.

"Tôi cảm thấy ban quản lý làm vậy là rất tốt. Nếu cho vô ào ạt thì tôi cũng chẳng biết ngày nào (Covid-19 - PV) dính tới mình đây nữa", bà Nguyễn Thị Hồng Minh nói.

Theo ghi nhận của Thanh Niên, nhiều tiểu thương trong chợ Bình Thới cũng rất ý thức trong việc phòng dịch. Hầu hết tiểu thương đều đeo khẩu trang và mang theo nước rửa tay.

Lấy phiếu đi chợ ở đâu

Chợ Bình Thới tạm thời chặn 2 cửa, chỉ để lại 1 cửa ra vào

Ảnh: Thanh Hương

Lấy phiếu đi chợ ở đâu

Lực lượng quản lý chợ túc trực để đảm bảo việc thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch tại chợ truyền thống

Ảnh: Thanh Hương

Lấy phiếu đi chợ ở đâu

Hiện hầu hết các chợ truyền thống ở TP.HCM đang thực hiện chống dịch theo nguyên tắc 5K, kiểm soát và hạn chế người ra vào chợ

Ảnh: Thanh Hương

Bà Nguyễn Thị Thoại, một khách đi chợ vào ngày 27.6, cho biết từ khi Ban quản lý chợ Bình Thới thực hiện phát "phiếu đi chợ" thì chợ vắng đi nhiều. Trước đây khi chưa phát phiếu, chợ thường rất đông vào sáng sớm do thời điểm này hàng hóa tươi ngon, tuy nhiên, đây cũng là thời điểm nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao nhất; do đó bà Thoại không dám đến chợ sớm.

Bà Thoại nói: "Từ khi phát phiếu tôi thấy yên tâm hơn. Từng người một vô chợ thấy an toàn; chứ đông quá tôi cũng không dám đi".

Lấy phiếu đi chợ ở đâu

Người dân khai báo và cơ quan chức năng nhập thông tin để được phát thẻ ra vào chợ (phiếu đi chợ)

Ảnh: Thanh Hương

Lấy phiếu đi chợ ở đâu

Ban quản lý chợ Bình Thới đã phát hơn 11.000 phiếu đi chợ cho người dân

Thanh Hương

Theo ông Nguyễn Bá Tùng, Trưởng ban Quản lý chợ Bình Thới, chợ có diện tích gần 5.000 m2 với hơn 500 sạp hàng. Trước khi có dịch, chợ đón khoảng 2.000 lượt người đến mua sắm mỗi ngày. Từ khi chợ tự phát bị giải tán theo Chỉ thị 10 của UBND TP.HCM thì số lượng khách đi chợ tăng lên gần gấp đôi. Thực hiện Chỉ thị 10, Ban quản lý chợ đã áp dụng biện pháp phát phiếu để kiểm soát số lượng người ra vào chợ.

Việc triển khai phát phiếu đi chợ cho người dân được Ban Quản lý chợ Bình Thới phối hợp cùng lực lượng chức năng P.10 (Q.11, TP.HCM) thực hiện khoảng một tháng nay với khoảng hơn 11.000 phiếu đi chợ đã được phát cho người dân.

  • Hà Nội triển khai phát phiếu đi chợ trên toàn thành phố

Ngày 27/7, tại cuộc họp Thường trực Thành ủy, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã cho rằng mô hình phát phiếu đi chợ, siêu thị tại quận Tây Hồ là việc cần thiết để bảo đảm giãn cách và yêu cầu các quận, huyện, thị xã nghiên cứu triển khai ngay. Đồng chí Đinh Tiến Dũng giao ngành công thương nghiên cứu ban hành 1 mẫu phiếu thống nhất áp dụng chung trên toàn TP. Tuy nhiên, đến thời điểm này, các quận, huyện triển khai phát phiếu đi chợ thì đã nảy sinh khá nhiều bất cập và mỗi nơi một kiểu.

Các quận Cầu Giấy, Tây Hồ, Đống Đa, Long Biên phát cho mỗi hộ gia đình 5 phiếu. Trên mỗi phiếu ghi “Phiếu vào chợ”, có ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại thuộc tổ dân phố nào và thẻ chỉ có giá trị cho 1 người và 1 lần vào chợ. Ban quản lý chợ sẽ thu lại thẻ để đảm bảo mỗi người được đi đúng số lần quy định. 

Hình thức “Phiếu vào chợ” này nhận được phản hồi tích cực từ phía người dân. Vì nếu thu lại thẻ, trong trường hợp tại chợ có phát sinh các trường hợp F0 thì dựa theo số thẻ thu được, chính quyền sẽ dễ dàng truy vết được các trường hợp có tiếp xúc, liên quan đến ca bệnh. Và hình thức phát thẻ trên cũng sẽ hạn chế người dân ra ngoài, đảm bảo đúng mục tiêu giãn cách của thành phố. Tuy nhiên, ở một số phường trên địa bàn quận Thanh Xuân và Hoàng Mai lại phát cho người dân phiếu tương tự như một hình thức giấy thông hành. 

Chị Vũ Lan Dung, phường Tương Mai (quận Hoàng Mai) cho biết, gia đình chị được phát thẻ với nội dung: “Phiếu đi mua hàng và thực hiện các dịch vụ thiết yếu”. Trên thẻ quy định mỗi hộ được cử 1 đại diện đi mua hàng và thực hiện các dịch vụ thiết yếu với thời gian từ 6h-9h sáng, 16h-19h chiều vào các ngày 31/7; 3/8;7/8.

Lấy phiếu đi chợ ở đâu
Hình thức và cả nội dung của phiếu đi chợ nhiều phường khác nhau.

Như vậy, với phiếu này, người dân của phường Tương Mai được đi lại khá tự do. Chỉ cần cầm phiếu và đi đúng khung giờ quy định thì có thể đi chợ hay đi lại nhiều lần trên địa bàn phường. Việc phát “Phiếu đi mua hàng và thực hiện các dịch vụ thiết yếu” thực tế sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng người dân dù không thực sự cần thiết vẫn có thể cầm phiếu đi lại ngoài đường, không đảm bảo mục tiêu hạn chế ra ngoài. 

Còn tại phường Phương Liệt (quận Thanh Xuân), chị Hằng, một cư dân sống tại đây cho biết, phường gia đình chị sinh sống không có chợ. Bình thường một nửa cư dân của phường thường xuyên đi chợ Kim Liên (thuộc quận Đống Đa) ngay gần giáp ranh phường Phương Liệt. Tuy nhiên sáng 30/7, khi chị định vào chợ Kim Liên mua đồ thì Ban quản lý chợ cho biết, nếu chị vào chợ thì sẽ thu lại phiếu. Trong khi phiếu của phường Phương Liệt phát cũng là “Phiếu đi mua hàng và thực hiện các dịch vụ thiết yếu”, một phiếu này sử dụng cho cả đợt giãn cách. Nếu vào chợ và bị thu phiếu thì chị Hằng sẽ không được đi mua thực phẩm cho lần sau do không còn phiếu. Vì thế, chị đành quay về siêu thị gần nhà và gần như các quầy rau đã trống trơn.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thắng Toàn, Chủ tịch UBND phường Phương Liệt cho biết, đúng là phường không có chợ. “Nhưng phường Phương Liệt cũng có rất nhiều cửa hàng bán thịt, cá, rau để người dân có thể mua sử dụng hàng ngày. Và mẫu phiếu chúng tôi thực hiện theo chỉ đạo của quận Thanh Xuân. Toàn quận chung một mẫu phiếu như thế”, ông Toàn cho biết. 

Tuy nhiên, theo người dân phản ánh, mặc dù không có chợ nhưng khung giờ quy định được đi lại của phường Phương Liệt lại rất khắt khe. Gia đình chị chỉ được ra ngoài đi chợ, mua đồ vào buổi chiều, từ 16h-19h các ngày thứ 3-5-7. Riêng Chủ nhật mới được đi buổi sáng. Trong khi thực tế, các chợ cóc, chợ tạm hầu như đã dẹp hết. Siêu thị vào buổi chiều cũng không còn nhiều thực phẩm để mua. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người dân.

Lấy phiếu đi chợ ở đâu
Hình thức phát phiếu đi chợ lần nào thu phiếu lần đó sẽ đảm bảo giãn cách và truy vết nếu xảy ra trường hợp có F0.

Theo ông Nguyễn Văn Thông, hiện đang sinh sống tại phường Liễu Giai (quận Ba Đình), đến thời điểm này gia đình ông chưa được phát phiếu đi chợ. Về vấn đề này, lãnh đạo phường Liễu Giai cho biết: “Phường đang tiến hành phát, và đúng là còn một số tổ dân phố còn chậm chưa kịp phát cho dân, chúng tôi đang đốc thúc để kịp thời phát đủ phiếu trong ngày hôm nay (30/7)”. 

Tương tự, tại quận Thanh Xuân, ngay trên địa bàn phường Khương Đình cũng còn nhiều tổ dân phố chưa phát thẻ đi chợ cho người dân. Theo phản ánh của chị Đỗ Thu Trà, gia đình chị ở tổ 20, sáng nay chị đi chợ Khương Đình và cũng không được vào vì không có thẻ vào chợ. Nhiều tổ dân phố phường Cự Lộc, Nhân Chính người dân cũng phản ánh với chúng tôi, họ chưa được phát phiếu nên không dám đi chợ.

Tuy nhiên, điều bất cập nhất từ sự không đồng nhất mẫu phiếu đi chợ, siêu thị trên địa bàn TP chính là việc khó đảm bảo giãn cách xã hội, nhất là với các phường đang triển khai “Phiếu đi mua hàng và thực hiện các dịch vụ thiết yếu” như phía trên chúng tôi đã phân tích.

Ngọc Yến