Lễ chôn cất gọi là gì

Cây thang nam bảy nấc, nữ chín nấc là để người chết leo ra khỏi huyệt mồ. Năm thứ đậu và gạo muối cùng nước dùng để hồn người chết ăn uống cho no dạ. Còn cây miá lau chín đốt là tượng trưng cho chín chữ cù lao, vì lau là lao đồng âm. Còn con gà con để tượng trưng các con nay côi cút như gà con lìa mẹ. Gà con còn được hiểu là gà linh, khi bị đánh nó kêu lên làm vong hồn người chết đang mê muội chưa biết mình đã chết, tỉnh ra.

Lễ chôn cất gọi là gì

        Theo dân gian thì là như vậy: Vậy một vài điều cần lưu ý trong ngày Tam Chiêu là gì?

        Thứ nhất: Về thời gian chiêu hồn thì không phải hễ 3 ngày thì đã hội được đâu, nhưng người ta làm vậy để cho hồn phách sớm hội tụ lại mà thôi, cho nên với những người bị oan thác, chết tức tưởi, đột ngột thì nên làm thêm 1 lần vào ngày thứ 7 sau khi nhập thổ.
 

        Thứ hai: Về quần áo, vật dụng chớ nên đốt ngay khi chết hay chôn theo tất cả, chôn theo chẳng ích lợi gì cho vong linh đâu, họ có mang, có mặc được gì đâu, mà nên hỏa táng bên mộ vào ngày tam chiêu, sẽ giúp cho vong linh theo mùi của mình mà sớm hội hồn, tụ vía.
 

        Thứ ba: không nhất thiết là cây mía làm niêu đâu, mà dùng cây gì cũng được, nhưng nên buộc một cái khăn của người mất trên đầu cây niêu để hồn vía được chiêu ứng sớm tụ được. Trên đầu cây niêu nên treo theo một chuông gió (điều này ít khi có người làm) vì vong linh còn chưa hội đủ hồn phách nên không thể nhìn chỉ cảm nhận qua mùi vị và sự rung động (âm thanh).
 

        Thứ tư: Con gà không phải là tìm đại một con gà mới lớn là mở cửa mả được, mà nên tìm một con gà trống vừa tập gáy, sau khi dẫn gà đi quanh mộ 3 vòng thì nên nhốt gà lại để gà gáy giúp hồn phách hội lại chứ không phải dẩn đi loanh quanh làm gì không rõ như thế đâu, điều cần là tiếng gáy của nó mà lại không thấy, cái vô nghĩa thì lại cật lực mà làm! Sở dĩ nên chọn gà trống mới tập gáy vì chúng sẽ gáy liên tục không bị chi phối chứ không phải tìm đại một con gà là đúng.
 

        Thứ năm: Việc rãi giấy vàng mả là điều vô minh, sở dĩ khi xưa người ta dụng vàng mã là vì đã ngâm ủ trong quần áo người chết rồi, có mùi chiêu cảm được rồi cho nên người ta mới rãi như thế, vì ngày xưa quần áo rất hiếm, đôi khi chỉ có một vài bộ chôn theo người mất mà thôi, ngày nay nên làm là dùng một bộ quần áo nào người đó còn sống hay mặc nhất rồi tháo ra thành từng sợi chỉ nhỏ mang số chỉ vải đó rãi ra đường làm định hướng cho vong linh biết đường mà về lại nhà.
 

        Vài điều chia sẻ, hy vọng hữu ích! Chúc tất cả an lạc, tinh tấn!!!

        Tóm lại: Việc thờ cúng với nguồn gốc từ phong tục từ người xưa để lại đến nay cũng nhiều nghìn năm nên không tránh được tam sao thất bản, cũng đã có nhiều hình thức chỉ mang tính ước lệ, không phù hợp với môi trường sống hiện đại. Nên trên đây là những nguồn sưu tầm để làm căn cứ và các gia đình có thể tham khảo và tính ứng dụng cho phù hợp để trong tang lễ được trang trọng, mang đầy đủ tính hiếu nghĩa của người sống đối với người mất, các thành viên trong gia đình, gia tộc đồng nhất với tinh thần hiếu kính, tiết kiệm, không quá mê tín khi những điều không biết và không tìm hiểu kỹ để trở thành dị đoan đi ngược với đường lối của Đảng và Chính phủ. Chưa kể đến mỗi dân tộc, mỗi quốc gia có những hình thức an táng, tang lễ khác nhau nên cũng không có gì gọi là quy chuẩn, quy chuẩn chỉ dựa theo khái niệm người đời tự đặt ra và lâu dần mọi người làm theo tạo thành văn hóa. Văn: Tức là tư tưởng mong muốn của người sống (tức chủ gia đình) Hóa: Tức là chuyển hóa từ tư tưởng sang những hành động, hành vi phục vụ  theo tư tưởng. . Theo quan điểm của người viết và sưu tầm: Thì có nhiều thủ tục đã không phù hợp, với lại nguồn gốc giải thích ý nghĩa chưa thực sự đáp ứng được kỳ vọng của người dân. Nên chúng ta đối với tang lễ nên lấy tính chất phù hợp với hoàn cảnh, không gian, thời gian, con người, gia đình, vị trí, nguồn lực của từng trường hợp để có phương án tốt nhất trong một tang lễ. Với mục đích cuối cùng là thể hiện sự tôn kính với người đã mất, tưởng nhớ ghi nhớ công ơn, những giá trị khi người mất đã tạo ra cho cộng đồng xã hội lúc sống, bảo vệ thi hài với niềm tin tín ngưỡng tôn giáo trên cơ sở pháp luật cho phép. Và đó chính là Ý nghĩa cốt lõi mọi người hướng tới của Đạo Hiếu Nghĩa thờ cúng ông bà tổ tiên. 

✅ Giao Hoa Nhanh 247 Miễn Phí⭐⭐⭐ Hàng Trăm Kiểu Mẫu Để Bạn Chọn✅ Có Ngay Hóa Đơn Điện Tử⭐⭐⭐ Mua Hoa Tươi Trực Tuyến tại Shop Hoa Vip✅ Đặt Hoa và Thanh Toán Dễ Dàng⭐⭐⭐ Gửi Hình Ảnh Thực Tế Tại Nơi Sau Khi Giao Xong✅ 100% Hoa Được Nhập Từ Đà Lạt⭐⭐⭐ Đừng chờ đợi nữa, hãy liên hệ ngay với chúng tôi hôm nay!

Theo dõi SHOPHOAVIP trên

Mục lục [Ẩn/Hiện]

Nghi thức tang lễ của người Việt bao gồm nhiều quy trình của những người đang sống thực hiện đối với người vừa chết. Trong phong tục, đó là một nét văn hóa độc đáo được tổ chức trang nghiêm, chu đáo vừa giúp người chết được an nghỉ vừa thể hiện tấm lòng của con cháu với người chết. Nghi thức tang lễ của người Việt bao gồm những quy trình nào? Cùng shophoavip tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Những nghi thức tang lễ của người Việt

Dưới đây là những nghi thức quan trọng không thể thiếu trong đám tang người Việt:

1.1 Lập bàn thờ vong

Trước lúc khâm liệm thì người ta lập một bàn thờ vong ở trước cửa. Đặt bàn thờ vong phía trước linh cữu và giữa linh tọa có bài vị ghi rõ họ tên đặt vào ảnh của người chết, hai bên ảnh có đèn nến phía trước đặt bát nhang, mâm ngũ quả và rượu.  

1.2 Trùng tang

Trong đám tang người Việt cần ghi nhớ ngày giờ người chết tắt thở để xem có vào vào giờ trùng tang hay bị quỷ ám không. Nếu vào ngày giờ xấu phải dùng lá bùa để dán trên trên quan tài và cho vào vỏ ốc để chốn 4 phía của ngôi mộ hoặc khi đem chôn thì có hai hay nhiều phương tướng đi trước đám tang, mặc đồ như tướng quân, múa đao để trừ tà ma dọc đường… 

1.3 Hạ tịch

Hạ tịch là nghi thức tiến hành đưa người vừa mất xuống chiếu trải dưới đất trong một chốc rồi lại đưa lên luôn với ngụ ý là người được đất sinh ra sẽ trở về với đất và hy vọng sẽ hoàn sinh khí cho người đã mất. 

1.4 Cáo phó

Trong phong tục tang ma của người Việt không thể thiếu nghi thức cáo phó là tờ thông báo tang lễ được đặt trước cổng tang gia hoặc đầu đường vào nhà hay gửi đến từng nhà người thân thích với mục đích thông báo. Trên tờ cáo phó ghi rõ thông tin người chết, ngày sinh và ngày mất, chi tiết về tang lễ như thời gian, địa điểm làm lễ nhập quan và di quan… 

Lễ chôn cất gọi là gì

Nghi thức cáo phó trong tang lễ

1.5  Khâm liệm và nhập quan

Tiến hành khâm liệm dùng vải trắng quấn người chết được may làm đại lễ, tiểu liệm. Sau đó nhập quan được làm sau khi liệm xong, người thân đứng xung quanh quan tài, nâng người chết bằng bốn góc của tấm vải tạ quan rồi đặt vào quan tài. 

Trên quan tài đặt 1 chén cơm bên trên có cắm 1 đôi đũa và 1 quả trứng gà luộc, lưu ý đặt quan tài phải quay đầu ra ngoài. 

1.6 Phúng điếu

Trong phong tục tang ma của người Việt không thể thiếu phúng điếu. Phúng điếu là hình thức thăm hỏi gia đình người vừa mất giúp đỡ bằng tiền bạc, vòng hoa tang lễ, nhang đèn... Khách đến phúng viếng cần vái lạy người chết và tang gia lạy trả một nửa số vái. 

Hiện nay, trong tang lễ một số gia đình không nhận tiền phúng điếu và có ghi rõ trên tờ cáo phó. Vậy để tỏ lòng thành kính đối với người đã khuất bạn có thể đi phúng điếu bằng vòng hoa tang lễ vừa thể hiện sự thiêng liêng và cao cả, vừa giảm bớt không khí u sầu, đau thương. 

 

Lễ chôn cất gọi là gì

Hoa chia buồn được nhiều người chọn khi đi phúng điếu

1.7 Thổi kèn giải

Trong những ngày tổ chức tang lễ gia chủ thường mời ban nhạc đến thổi kèn trống, đánh đàn gọi là nhạc hiếu để tưởng nhớ người đã mất. 

1.8 Di quan

Di quan là di chuyển quan tài từ nơi khâm liệm đến một nơi khác để chờ chôn hoặc từ nơi khâm liệm đến nơi chôn cất. 

1.9 Chôn cất

Sau khi chôn cất được 3 ngày gia chủ đến làm lễ viếng mộ còn gọi là tục mở cửa mả. 

1.10 Chung thất

Phong tục tang ma của người Việt không thể thiếu tuần chung thất gọi tắt là 49 ngày. Trong thời gian sau tang lễ gia chủ cúng cơm đều đặn cho người mất và được bao nhiêu tuần gia chủ cần làm lễ thất bấy nhiêu tuần, cho đến tuần thứ 7 cần làm lễ chung thất và ngừng cúng cơm. 

1.11 Tuấn tốt khóc

Khi đã mất được 100 ngày, gia chủ làm lễ thôi khóc mời thầy cúng đến đốt nhà, đốt tang phục cho người chết và đưa di ảnh lên bàn thờ tổ tiên. 

1.12 Giỗ đầu

Sau khi mất được 1 năm âm lịch, gia đình sẽ tổ chức giỗ đầu để tưởng nhớ đến người đã khuất. 

1.13 Mãn tang

Trong nghi thức đám tang thì mãn tang chính là kết thúc, sau khi mất được 3 năm thì gia chủ làm lễ hết tang.

Lễ chôn cất gọi là gì

Nghi thức lễ đám tang

2. 9 điều kiêng kỵ khi tổ chức tang lễ mà bạn cần biết

  • Nên mặc trang phục đen hoặc trắng khi đi đám tang. Khi tham dự 1 đám tang đưa tiễn người đã khuất, tuyệt đối không nên mặc những bộ trang phục lòe loẹt, kiểu dáng lố lăng. Tốt nhất là nên lựa chọn quần áo màu đen trắng, trang điểm đơn giản và không nói cười ầm ĩ.

  • Không để chó, mèo nhảy qua xác người chết

  • Không để nước mắt rơi xuống khi khâm liệm

  • Đi chậm rãi khi khiêng linh cữu

  • Kiêng lấy vợ, lấy chồng khi đang để tang cha mẹ

  • Khi chôn cất không mặc đồ của người tham gia chôn cất cho người đã mất vì như thế người mất sẽ mang đi 1 phần của người đó. Ngoài ra, cũng không nên sử dụng đồ của người đã khuất như: giường, quần áo, giày dép…

  • Kiêng để ánh sáng mặt trời soi trực tiếp khi cải táng

  • Quan tài không dùng gỗ cây liễu

  • Lựa chọn nơi để chôn cất, để nhận được sự phù hộ của tổ tiên, gia đình có người mất cần tránh những nơi hạ táng như:  Nơi có tảng đá lớn; Đỉnh núi vắng vẻ, cô độc; Đồi núi có địa hình hỗn loạn; Nơi ẩm ướt hay địa hình không ổn định…