Lễ triêu điện là gì

BAO LA VẠN SỰ

Mobile: 0913 290 384  /  Email: hoặc


Copyright © 2014   BaoLaVanSu. Thiết kế và phát triển bởi Bambu®

Lễ triêu điện là gì

Theo phongthuyhoc.vn thì người sống ở thế gian này là 1 thế giới khi người đó mà chết thì họ sẽ về 1 thế giới khác. Chết không phải là hết mà là họ bắt đầu cuộc sống mới ở thế giới mới bởi vì dân gian ta có câu: “sống Gửi-Thác về”. Do đó, lúc chết đi người mới chết hương hồn họ vẫn còn lưu luyến ở thế gian này. Người trong gia đình cần phải làm các nghi thức thủ tục cần thiết để tiễn đưa vong hồn sang thế giới bên kia được trọn vẹn đầy đủ để người chết yên lòng mà sang thế giới mới không còn luyến tiếc gì nữa. Và nghi thức văn khấn lễ Triệu Tịch Điện Văn khi người thân vừa mới qua đời là không thể thiếu được. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý bạn chuẩn bị đầy đủ bài văn khấn cổ truyền chuẩn nhất trong ngày tang lễ thông qua bài văn khấn lễ Triệu Tịch Điện Văn dưới đây.

Lễ triêu điện là gì

1. Ý nghĩa Văn Khấn Lễ Triệu Tịch Điện Văn là gì?

- Văn khấn Lễ Triệu tịch Điện Văn đây là lễ thực hiện nghi thức cúng cơm trong 100 ngày kể từ ngày người thân đã khuất.

2. Văn khấn Lễ Triệu Tịch Điện Văn đúng chuẩn cổ truyền Việt Nam:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

- Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương

- Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

- Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ

Hôm nay là ngày……tháng……….năm………..

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………

Vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày lễ cúng cơm trong trăm ngày theo nghi lễ cổ truyền.

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của: Hiển……………chân linh.

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Than ôi! Thương nhớ phụ thân, bỏ về cõi thọ (hoặc Thương nhớ mẫu thân, bỏ về cõi thọ)

Gót thừa vân, nghĩ đã xa khơi;

Lòng ái nhật, nghĩ càng tủi hổ.

Lưng cơm bát nước, miếng trân cam, tỏ dạ kính thành;

Sớm rượu trưa trà, đạo thần hôn, giữ lòng ái mộ.

Ngậm ngùi, hồn phách biết về đâu;

Tưởng tượng bóng hình còn mãi đó.

Ôi! Thương ôi!

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Trên đây là bài văn khấn lễ Triệu Tịch Điện Văn, Phong thủy học xin chia buồn với gia nhân trong gia đình quý bạn về sự gia đi của người thân. Tuy nhiên để buổi tang lễ được chuẩn nhất thì ngày tốt an táng chôn cất là không thể thiếu được. Mời quý bạn xem công cụ xem ngày giờ an táng chôn cất để chọn được ngày đẹp an táng cho người thân của mình. Chúc quý bạn làm xong đầy đủ thủ tục tang lễ cho người thân trong gia đình mình 1 cách chuẩn nhất hợp với phong tục cổ truyền Việt Nam.

Lễ triêu điện là gì

Đức phật

Lễ triêu điện là gì

Từ điển

Lễ triêu điện là gì

Giáo hội

Lễ triêu điện là gì

Chùa

Lễ triêu điện là gì

Sách

Lễ triêu điện là gì

Tăng sỹ

Tang lễ thường gắn liền với những quy định, nghi thức, thờ cúng, kiêng cữ nhất định. Lễ tang được thực hiện theo những tập quán cổ truyền của dân tộc và thể hiện quan niệm của cộng đồng về cái chết, thế giới người chết, quan hệ giữa người chết và người sống

Lễ triêu điện là gì
 Lễ phát tang cho gia quyến Đại tướng Võ Nguyên Giáp theo nghi thức Phật giáo

Có những hình thức mai táng khác nhau tuỳ tập quán của từng nơi, từng cư dân. Một nghi thức tiễn biệt người quá cố theo truyền thống Phật giáo Việt Nam qua các lễ lược như sau:


1 - Trị quan nhập liệm: Một người mất (chết), trút hơi thở cuối cùng. Sau đó ít nhất là 4 giờ, tốt hơn hết là sau 24 giờ, được tắm rửa sạch sẽ, đưa vào một cái hòm gỗ (quan tài) bằng một nghi thức như sau: Dùng một chén nước trong, một cây đèn nến (sáp) gắn vào một cái cây gác trên một góc hòm. Vị gia trì sư dùng tam mật tương ưng (tay kiết ấn, khẩu đọc thần chú, Ý quán tưởng Phật) tẩy sạch quan tài và vật dụng tẩm liệm. Ðưa thi hài vào quan tài. Thi hài thường được mặt một chiếc áo Quan Âm (mền Quang Minh). Theo cổ tục có nơi còn bỏ gạo hay vàng ngọc vào miệng thi thể.


2 - Phục hồn: Thiết lập một bàn thờ Linh có linh ảnh, bài vị, bát nhang. Thỉnh vong linh an vị, để cho thần thức định tỉnh nhận rõ sự việc đang phải lìa thể xác. Vì theo quan niệm thần thức của người mất lúc bấy giờ đang bơ vơ, sợ sệt, chưa ý thức được đang gặp sự việc gì. Theo cổ tục dân tộc có một bát cơm (hai chén úp một), cắm lên hai chiếc đũa và một quả trứng luộc.


3 - Khai kinh - Tiến linh: Thiết lập bàn Phật, thỉnh Phật chứng minh và siêu độ sự ra đi của vong giả. Tụng kinh để hương linh làm tư lương hướng Phật. Khuyến tấn hương linh quy y Phật, dứt nghiệp trần lao.


4 - Phát tang: Ðể cho bà con thân bằng quyến thuộc có cơ hội từ giả biệt luận với vong giả. Một hình thức ghi nhớ ơn đức, hiếu hạnh trong gia tộc. Ðặc biệt trong nghi thức này vị gia trì sư lại dùng tam mật tương ưng chú nguyện vào tang phục và xướng: “Ngũ phục chi nhơn các thọ kỳ phục” trao cho tang gia mặc vào người. Từ giờ phút này mới chính thức báo tang, bà con thân hữu mới thăm viếng với tư cách tang lễ.


5 - Triêu điện: Trong thời gian chưa chôn, các lễ cúng cho hương linh gọi là “điện”. Vậy triêu điện là một lễ cúng buổi sáng gần ngày đưa đám, thường dành riêng cho bà con muốn làm một lễ cúng riêng, đọc ai điếu, lời từ biệt.


6- Tịch điện: Lễ cúng buổi tối gần ngày đưa đám, thường giành cho con cháu nội tộc, để con cháu có cơ hội nói lên ơn nghĩa, những hình ảnh thân thương, tưởng niệm đến công hạnh của người quá cố. Còn thường ngày 3 buổi: sáng cúng trà; trưa, chiều cúng cơm dùng hình thức nghi lễ đơn giản gọi là “tiến linh”.


7 - Triệu tổ: Lễ này thường được cử hành trước ngày di quan khoảng 2 hôm trở lại. Tang quyến thỉnh linh vị, di ảnh, bát nhang đầy đủ lễ vật đến tự đường (nhà thờ họ). Ðặt linh vị trên một cái bàn nhỏ đối diện án thờ gia tiên. Thí dụ án thờ ở phía tây, linh vị ở phía đông, con cháu tang quyến ở phía nam; cất gậy, mũ mấng đi để làm lễ cáo tổ tiên.


8 - Sái tịnh, nhiễu quan và quy y linh: Trong lúc đại chúng đang tụng chú Ðại Bi, vị chủ sám dùng bình Cam Lồ vào tẩy tịnh quan tài, chú Ðại Bi vừa dứt, sám chủ thán: “Giác tánh viên minh, tùng lai trạm tịch; bổn lai nhơn ngã chi huyễn tướng, hà hữu sanh tử chi giả danh? Nhơn tối sơ nhất niệm sái thù, tùng mộng tưởng hữu tư sanh diệt.


9 - Cáo đạo lộ:
Lễ này thường nhờ một người hộ tang đứng cúng, được cử hành trước một hôm đưa đám, đặt bàn cúng  trước cữa ngõ, ý nghĩa xin hộ đàng cho đám táng được yên ổn thuận lợi. Có gia đình tổ chức lễ cúng thí thực và phóng sanh nữa.


10 - Khiển điện: Lễ này cúng trước khi di quan, thường dành cho bằng hữu tỏ bày tâm sự, tình cảm với hương linh qua điếu văn.


11 - Di quan (động quan): Lễ di chuyển quan tài đi chôn hay hỏa táng, một lễ có nhiều xúc động nhất. Trong lễ này Gia trì sư thường đội nón Tỳ Lư và cầm tích trượng để hướng dẩn hương linh. Sau nghi thức cúng cấp xong, Gia trì sư xướng: - Cung thối, thỉnh bổngg danh sanh,  thần vị, linh ảnh thăng xa.


12 - Tế độ trung: Cúng giữa đường, lễ này với ý nghĩa: Trước tiên vì đường sá xa xôi, nghỉ xả hơi cho âm công (người gánh đám) lấy sức, đãi đằng ăn uống. Thứ đến để cho con cháu có dịp lễ lạy tỏ lòng hiếu thảo trong lúc nghỉ giải lao.


13 - Trị huyệt: Một lễ làm tinh sạch huyệt, trước khi hạ quan tài.


Sái tịnh, trị quan, trị huyệt với ý nghĩa dùng nước Cam lồ làm tinh sạch nơi chỗ để xếp đặt thi thể, hay nơi thờ cúng. Còn có nghĩa chúng sanh nào đang ẩn trú vào nơi ấy xin đi nơi khác.


14 - Tạ thổ thần:
Lễ khấn vái thổ thần và những hương linh của những ngôi mộ chung quanh. Nay có huơng linh. . . cùng chung cư trú tại địa phận này.


15 - Nhiễu mộ: Lễ này cử hành sau khi an táng xong; bái biệt hương linh, tạ chư Tăng, và quan khách đi dự đám táng.


16 - An linh
: Khi về đến nhà, chùa, an vị hương linh để hương khói thờ phụng. Ngày trước đưa về nhà, phải thiết bàn thờ riêng trong hai năm hoặc ít nhất là 100 ngày, sau mới được nhập vào bàn thờ chung với tổ tiên. Ngoài ra còn có lễ đề phan vị, đề thần chú, lễ khai môn (mở cửa mã): sau khi chôn ba ngày làm lễ khai môn để hương linh được phép ra vào.


Ngày trước vấn đề tang chế được xem rất quan trọng nên việc để tang được ấn định rõ ràng từng cấp phải để tang như thế nào, bao lâu đã được ghi trong sách Thọ Mai. Nên có rất nhiều lễ xã tang vào các thời kỳ như: bách nhật, một năm, hai năm, ba năm...


Trong nghi xả tang có các điểm trọng yếu như sau:


Sái tịnh: Người thọ tang quỳ trước bàn linh, Gia trì sư rãi nước Cam Lồ, lấy kéo cắt tượng trưng đồ  tang hay lấy khăn tang xuống.


Xướng: Ngũ phục chi nhơn, cát tựu trừ phục.



    Giải kết, giải kết, giải oan kết,

    Giải liễu tiền sanh an hòa hiệp,

    Tẩy tâm địch lự phát kiền thành

    Cung đối án tiền cầu giải kết.

    Nam mô Giải oan kết Bồ Tát (3 lần)


Sau này thời gian bận rộn, cuộc sống vội vàng, không cho phép làm đám lâu ngày; Ðể phù hợp với nếp sống, chỉ còn một vài nơi như ở Huế còn giữ cổ lệ lễ lược như xưa, còn đại đa số nghi lễ được giản lược. Thông thường được gom lại làm các lễ chính như sau:1 - Phát tang, 2 - Cầu siêu, 3 - Lễ táng (hỏa táng hay thổ táng).


Việc ứng xử tùy theo hoàn cảnh và thời gian, gộp lại như vậy xem ra cũng gọn nhẹ về phần bày biện. Nhưng có nơi không giữ được ý nghĩa của cuộc lễ: Ba buổi lễ xem như giống nhau, trước bàn Phật, bàn linh, bài bản xướng tán không rõ rệt; đơn điệu, không diễn tả được nghi lễ đích thực nói lên hết ý nghĩ chư tôn cổ đức đưa ra nêu cao việc hiếu hạnh của con người.


Theo: tangle.thuonghieudoanhnghiep.vn


Lễ triêu điện là gì

  • Lễ triêu điện là gì

  • Lễ triêu điện là gì

  • Lễ triêu điện là gì

Lễ triêu điện là gì

Lễ triêu điện là gì

Lễ triêu điện là gì

Lễ triêu điện là gì

Lễ triêu điện là gì