Lịch sử hình thành tâm lý học quản lý

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu tác giả
  • 2. Giới thiệu hình ảnh sách
  • 3. Tổng quan nội dung sách
  • 4. Đánh giá bạn đọc
  • 5. Kết luận

1. Giới thiệu tác giả

Giáo trình Tâm lý học quản lý của Khoa Luật trường Đại học quốc gia Hà Nội do Nguyễn Hữu Thụ làm chủ biên.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Lịch sử hình thành tâm lý học quản lý

Giáo trình Tâm lý học quản lý

Tác giả:Nguyễn Hữu Thụ (chủ biên)

Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội

3. Tổng quan nội dung sách

Tâm lý học quản lý là một khoa học phát triển dựa trên nền tảng của hai ngành khoa học là tâm lý học xã hội và các khoa học quản lý. Trong tâm lý học quản lý, các tri thức tâm lý học gắn liền với các đặc điểm của tổ chức và các chức năng vận hành hệ thống quản lý. Chính vì vậy, việc xem xét tổng thể hai lĩnh vực trên là yêu cầu tất yếu không thể tách rời lẫn nhau. Các tri thức về đặc điểm tâm lý của con người trong tổ chức và các quy luật quản lý được các nhà khoa học xem như những thành tổ không thể tách rời giữa năng lực nghề và văn hoá nhân cách chuyên gia tương lai. Dù bất cứ học nghề gì, làm việc ở đâu thì các chuyên gia cũng sẽ luôn có một vị trí xác định trong nhóm xã hội, trong hoạt động nghề nghiệp và trong hệ thống quản lý. Để có thể trưởng thành, thăng tiến trong nghề nghiệp và thành đạt trong cuộc sống thì họ cần có các tri thức về khoa học quản lý và khoa học tổ chức, đặc biệt là về tâm lý học quản lý.

Đã từ lâu các nhà khoa học đã khẳng định yếu tố con người, đặc biệt là đặc điểm tâm lý của họ có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả của hoạt động quản lý và sự phát triển của tổ chức. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động về chính trị, kinh tế, xã hội như hiện nay, thì cơ hội việc làm cho người lao động, việc đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động là cấp bách hơn bao giờ hết. Thực tiễn đó đòi hỏi các nhà quản lý cần hiểu biết được tâm lý con người, biết khuyến khích, động viên, biết dự báo, ngăn ngừa xung đột và biết làm thế nào để đoàn kết được tập thể, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Những điều trình bày trên cho thấy, vị thế của tâm lý học quản lý ngày càng được đánh giá cao trong đời sống xã hội, việc nghiên cứu, ứng dụng các tri thức tâm lý học quản lý vào các lĩnh vực của đời sống xã hội ngày càng trở nên hết sức cấp thiết.

Tập giáo trình Tâm lý học quản lý này được biên soạn dựa trên kết quả nghiên cứu, giảng dạy Tâm lý học quản lý nhiều năm củanhóm tác giả, với sự tham khảo có chọn lọc những tri thức, kết quả nghiên cứu mới, kinh nghiệm hay trong quản lý của các nhà các nhà tâm lý học quản lý trong và ngoài nước. Mục tiêu của giáo trình là cung cấp cho người học, cho độc giả các tri thức, quy luật cơ bản, cốt lõi nhất của tâm lý con người, các cơ chế vận hành các hiên tượng tâm lý trong hoạt động quản lý. Giáo trình không chỉ cung cho người học, độc giả các kiến thức về tâm lý học quản lý mà còn có phần rèn luyện một số kỹ năng hoạt động quản lý cho họ trên thực tế.Sau khi học tập, tìm hiểu giáo trình này, người học, người đọc có thểtrả lời được một số câu hỏi sau: (1) Tâm lý học quản lý là gì?(2) Các quy luật, cơ chế tâm lý xã hội cơ bản trong hoạt động quản lý bao gồm các quy luật, cơ chế tâm lý nào?(3) Các kỹ năng cơ bản của hoạt động quản lý là gì? (3) Làm thế nào để vận dụng thành công các tri thức. kinh nghiệm, phương pháp của tâm lý học trong hoạt động quản lý tổ chức?

Tập giáo trình Tâm lý học quản lý này được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:

Chương 1. Những vấn đề chung của Tâm lý học quản lý

Chương này làm rõ các vấn đề sau: Sơ lược vài nét về lịch sử hình thành và phát triển Tâm lý học quản lý; các khái niệm cơ bản của tâm lý học quản lý: quản lý, lãnh đạo, tâm lý học quản lý, đối tượng, nhiệm vụ, vai trò của tâm lý học quản lý, quan hệ tâm lý học quản lý với các ngành khoa học khác và các phương pháp nghiên cứu trong Tâm lý học quản lý.

Chương 2. Hoạt động quản lý

Chương này sẽ làm rõ các khái niệm và các vấn đề sau: Bản chất của hoạt động quản lý, cấu trúc hoạt động quản lý; động cơ hoạt độngquản lý; một số kỹ năng quản lý cơ bản (hoạch định, kỹ năng tổ chức, kỹ năng chỉ đạo; kỹ năng đánh giá) và một số yếu tố ảnh hưởng tớihoạt động quản lý.

Chương 3. Chủ thể hoạt động quản lý

Chương này sẽ làm rõ các khái niệm và vấn đề sau: lý luậncó thể quản lý, chức năng của nhà lãnh đạo và quản lý, đặc điểm và đặc trưng của chủ thể quản lý nhân cách nhà quản lý, uy tín, phong cách; sự hình thành và phát triển nhân cách, uy tín của nhà quản lý...); vấn đề nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý (quy hoạch, sử dụng, đánh giá, đào tạo chủ thể quản lý...).

Chương 4. Cá nhân và nhóm với tư cách là khách thể quản lý

Chương này sẽ làm rõ các khái niệm và vấn đề sau: Cá nhân, một số đặc điểm tâm lý cá nhân với tư cách là đối tượng quản lý (nhu cầu, động cơ,...). Nhóm với tư cách là đối tượng quản lý, một số đặc điểm tâm lý của nhóm cần lưu ý trong quản lý (bầu không khí tâm lý, dư luận xã hội, lan truyền tâm lý, truyền thống của tập thể; xung đột trong tập thể...).

Chương 5. Giao tiếp trong quản lý

Chương này sẽ làm rõ các khái niệm và các vấn đề sau: Bản chất giao tiếp trong hoạt động quản lý; cấu trúc giao tiếp trong hoạt động quản lý; các hình thức giao tiếp trong hoạt động quản lý, lãnh đạo; một số kỹ năng giao tiếp cơ bản trong quản lý (kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng điều hành cuộc họp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng giải quyết xung đột trong giao tiếp).

4. Đánh giá bạn đọc

Kỹ năng quản lý được hiểu là kiến thức và khả năng của mỗi nhà quản lý trong việc thực hiện các công việc cụ thể của công ty. Đó có thể là các hoạt động quản lý công việc hay con người.

Kỹ năng quản lý được hình thành thông qua hoạt động tự học và rèn luyện mỗi ngày. Hoặc là thông qua việc thực hiện các hoạt động và nhiệm vụ chuyên môn cần thiết. Kỹ năng quản lý sẽ dần phát triển khi bạn liên tục học tập và trau dồi kinh nghiệm thực tế mỗi ngày.

Theo Wiki,Quản lýlà việc quản trị của mộttổ chức, cho dù đó là mộtdoanh nghiệp, một tổ chức phi lợi nhuận hoặc cơ quan chính phủ. Quản lý bao gồm các hoạt động thiết lậpchiến lượccủa mộttổ chứcvà điều phối các nỗ lực củanhân viên(hoặc tình nguyện viên) để hoàn thành cácmục tiêucủa mình thông qua việc áp dụng cácnguồn lựcsẵn có, nhưtài chính,tự nhiên,công nghệvànhân lực.

Cuốn giáo trình được biên soạn với cấu trúc nội dung khoa học và hợp lý, cung cấp cho người học những kỹ năng căn bản trong tâm lý học quản lý để hình thành và xây dựng trong mình những kỹ năng quản lý và ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn.

Cuốn sách là học liệu quan trọng, cần thiết đối với sinh viên khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội nói riêng và là tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề này nói chung.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc.Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách“Giáo trình Tâm lý học quản lý".

Luật Minh Khuê chia sẻ dưới đây một số chức năng cơ bảncủa người lãnh đạo để bạn đọc tham khảo:

- Chức năng đổi mới, kiến tạo lại tổ chức (thay đổi khuôn mẫu cũ, tạo ra hướng đi mới): người lãnh đạo tạo ra sự thay đổi. Đó là chức năng quan trọng nhất. Người lãnh đạo trước hết phải là người xác định được tầm nhìn mới và truyền bá tầm nhìn đó trong tổ chức. Người lãnh đạo kiến tạo, xác định mục tiêu đổi mới, giúp mọi người chấp nhận được mục tiêu đổi mới, khuyến khích hợp tác các thành viên, giúp họ làm việc cùng nhau để đạt được sự thay đổi đó. Họ tạo ra tầm nhìn mới cho tương lai của tổ chức. Người lãnh đạo cần bác bỏ những khuôn mẫu cũ trong văn hóa tổ chức, phải đứng bên ngoài để nhìn vào tổ chức của mình, phát hiện cái cần thay đổi và giải thích tại sao cần có sự thay đổi đó. Người lãnh đạo đổi mới truyền bá tầm nhìn mới tới những người dưới quyền. Người lãnh đạo luôn tìm những hành động biểu tượng cho tầm nhìn tương lai. Họ thường tạo ra sự chú ý ngay từ đầu khi muốn thay đôi tầm nhìn ở người dưới quyền.. Sau đó người lãnh đạo đổi mới thực hiện hóa tầm nhìn đã tạo ra về tổ chức doanh nghiệp. Đây là công việc khó khăn, nhiều người đã thất bại thậm chí không nhận được sự ủng hộ nhất định.

- Chức năng tạo động lực cho tổ chức: lãnh đạo được hiểu như 1 nghệ thuật hay 1 quá trình tác động đến con người sao cho họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu đạt được mục tiêu của tổ chức. Những người dưới quyền có xu hướng tuân theo người lãnh đạo mà họ cho là có khả năng đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của họ. Như vậy người lãnh đạo và khuyến khích động cơ thúc đẩy ở người lao động có mối quan hệ gắn bó với nhau. Nếu hiểu được động cơ thúc đầy, hiểu được mong muốn của người lao động, thì người lãnh đạo không chỉ đáp ứng nhu cầu của họ mà còn khuyến khích, khơi dậy những động cơ phù hợp, đồng thời kìm hãm những động cơ không phù hợp. Người lãnh đạo cần phân biệt các loại nhu cầu khác nhau của tổ chức và của các thành viên, để có thể khuyến khích mọi người làm việc. Người lãnh đạo sử dụng mục tiêu để tăng cường động cơ làm việc. Để người lao động chấp nhận mục tiêu của tổ chức cần khuyến khích sự tham gia của họ vào việc xác định mục tiêu đó. Mục tiêu phải được các thanh viên trong tổ chức chấp nhận và được cho là khả thi. Từ đó họ sẽ xuất hiện động cơ nội sinh có tác động tích cực tới việc đạt được mục tiêu đổi mới chung của tổ chức. Người lãnh đạo cá nhân hóa việc khen thưởng nhằm đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân. Việc trả công dựa vào kết quả công việc sáng tạo. Người lãnh đạo còn là người xây dựng văn hóa, tạo dựng bầu không khí làm việc thích hợp.

- Chức năng xây dựng văn hóa tổ chức: Văn hóa tổ chức thể hiện giá trị hay những ý tưởng xã hội và những niềm tin mà những thành viên cùng nhau chia sẻ. Những giá trị niềm tin được thể hiện thông qua các biểu tượng, tập tục, nghi lễ, truyện truyền miệng. Một tổ chức thành công cần có nền văn hóa lành mạnh và ý thức mục tiêu rõ ràng. Phạm vi văn hóa và biểu tượng văn hóa rất quan trọng đối với công tác lãnh đạo. Người lãnh đạo được xem là người tạo dựng văn hóa luôn chú ý đến hệ giá trị của tổ chức, ý thức được tầm quan trọng của các chuẩn mực văn hóa và tìm cách đưa chúng vào mối tương tác, vào công việc hàng ngày và tạo hình hài cho các sự kiện trong hoạt động của tổ chức. Người lãnh đạo là người tìm kiếm, xác định, truyền bá những giá trị và niềm tin những cái diện mạo mới cho tổ chức. Người lãnh đạo đưa ra những giá trị niềm tin mới nếu chúng chưa có trong tổ chức. Xã hội hóa những thành viên mới trong nền văn hóa của tổ chức, truyền lại những giá trị này thông qua việc giữ gìn truyền thống tập tục tốt, loại bỏ những quan niệm lạc hậu k còn phù hợp. Người lãnh đạo tạo ra bầu không khí làm việc thích hợp. Yếu tố quan trọng ngự trị bầu không khí trong tổ chức đó là mối quan hệ qua lại giữa các thành viên cởi mở, tin tưởng, bình đẳng, dụng hòa, vị tha. Người lãnh đạo có thể khuyến khích hình thành mối quan hệ đồng nghiệp chân thành giữa các thành viên thông qua giao tiếp hàng ngày.

- Chức năng xây dựng tổ chức học tập: Để xây dựng tổ chức học tập, người lãnh đạo cần phải biết tự nhận thức chính mình và tạo điều kiện cho mọi người học tập. Tự nhận thức là sự nhận thức cao nhất của con người. Với tư cách là người đứng đầu, người lãnh đạo trước hết cần nhận thức đúng đắn về bản thân, về vị trí và vai trò của mình, những giá trị mà mình thừa nhận, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Cần nhận thức thực tiễn và bản chất nhiệm vụ của mình để tạo ra cấu trúc tổ chức phù hợp và tạo điều kiện cho mọi người học tập. Viêc học tập được tạo động lực từ chính quá trình làm việc, lao động trong cơ quan tổ chức. Mọi công việc chỉ được thực hiện tốt nhất khi có sự tham gia của tìm kiếm, khám phá, áp dụng tri thức mới, tri thức được đào tạo ra trong quá trình làm việc. Lãnh đạo đổi mới cũng có vai trò tạo động lực cho hình thành và phát triển tổ chức học tập. Lãnh đạo còn được gọi là quá trình giáo dục. Người lãnh đạo cần có vai trò trí tuệ trong phân tích và truyền đạt kiến thức. Sử dụng quyền lực trong vai trò giáo dục ở đây được tiến hành bằng việc trao quyền cho cấp dưới nhận thức những điều kiện hiện tại và những thời cơ cho sự thay đổi. Người lãnh đạo còn tạo ra cấu trúc tổ chức và điều kiện cho mọi người học tập, trưởng thành và phát triển.