Lịch sử tín dụng cic là gì

Điểm tín dụng là một chỉ số phản ánh mức độ tín nhiệm của người vay. Điểm số đó cho biết khả năng một khách hàng vay có thể trả nợ và thanh toán các khoản vay đầy đủ và đúng hạn. Điểm tín dụng càng cao tương ứng với rủi ro không thanh toán được các khoản nợ càng thấp và khả năng tiếp cận tín dụng càng cao.

Mỗi cơ quan, tổ chức thực hiện chấm điểm tín dụng sẽ có các thang điểm tương ứng với các mức độ rủi ro khác nhau. Tại Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC), điểm tín dụng là kết quả của quá trình tính toán kết hợp các thông tin tín dụng của người vay bao gồm thông tin định danh, thông tin về dư nợ của khách hàng, lịch sử thanh toán các khoản vay và một số thông tin liên quan khác.

2. Mục đích của hoạt động thông tin tín dụng (CIC)

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 03/2013/TT-NHNN thì mục đích của hoạt động thông tin tín dụng nhằm tạo lập Cơ sở dữ liệu Thông tin tín dụng quốc gia (CIC) để hỗ trợ:

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) thực hiện chức năng quản lý, giám sát hoạt động ngân hàng, góp phần bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.

- Tổ chức tín dụng ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

- Khách hàng vay trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các tổ chức cấp tín dụng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

3. Cách thức kiểm tra CIC cá nhân

3.1. Kiểm tra CIC cá nhân trên website

Bước 1: Truy cập vào website https://cic.gov.vn/ và bấm vào ô “Đăng ký” phía trên góc phải màn hình.

Lịch sử tín dụng cic là gì

Bước 2: Nhập thông tin đăng ký, bao gồm các nội dung như sau:

- Họ và tên;

- Ngày sinh;

- Số điện thoại;

- Số CMND/CCCD; ngày cấp; nơi cấp.

- Email;

- Giới tính;

- Ảnh CMND/CCCD (mặt trước, mặt sau, chân dung)

- Địa điểm;

Lịch sử tín dụng cic là gì

Bước 3: Thiết lập mật khẩu

Lịch sử tín dụng cic là gì

Bước 4: Nhập mã OTP được gửi về số điện thoại mà đã đăng ký, sau đó ấn “tiếp tục“

Bước 5: Nhân viên CIC sẽ gọi điện thoại cho bạn để xác thực thông tin qua hình thức hỏi – đáp

Bước 6: Sau khi tạo tài khoản thành công, kết quả đăng ký, tên đăng nhập, mật khẩu sẽ được gửi qua SMS/Email của bạn.

Bước 7: Đăng nhập vào hệ thống CIC, và kiểm tra lịch sử tín dụng ở phần thông tin cá nhân.

3.2. Kiểm tra CIC cá nhân trên ứng dụng CIC Credit Connect

Bước 1: Tải về cài đặt ứng dụng CIC cho điện thoại.

Lịch sử tín dụng cic là gì

Bước 2: Đăng ký tài khoản CIC theo các bước yêu cầu của hệ thống

Bước 3: Đăng nhập tài khoản khi CIC xét duyệt thành công. Quá trình xét duyệt có thể mất 1-3 ngày ngày làm việc hành chính.

Bước 4: Sử dụng tính năng tra cứu kiểm tra nợ xấu theo các bước yêu cầu của hệ thống

Bước 5: Nhận kết quả tra cứu

4. Trách nhiệm phối hợp của các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước với CIC

Theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 03/2013/TT-NHNN (sửa đổi tại Thông tư 27/2017/TT-NHNN) thì trách nhiệm phối hợp của các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước với CIC như sau:

- Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng

+ Cung cấp cho CIC các thông tin sau: danh sách tổ chức tín dụng, chi nhánh, đơn vị trực thuộc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, giải thể, phá sản, mua bán, sáp nhập; cổ đông hoặc thành viên sáng lập, cổ đông lớn của tổ chức tín dụng; vốn tự có của tổ chức tín dụng và các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

+ Chủ trì và phối hợp với CIC thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động thông tin tín dụng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

+ Vụ Dự báo, thống kê cung cấp cho CIC số liệu thống kê về hoạt động tín dụng của ngành;

- Vụ Quản lý Ngoại hối cung cấp cho CIC số liệu về tình hình vay, trả nợ nước ngoài của tổ chức, cá nhân trong nước theo thẩm quyền;

- Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cung cấp cho CIC các trường hợp được cho vay vượt quy định của Ngân hàng Nhà nước;

- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp cho CIC số liệu về tình hình vay, trả nợ nước ngoài của các tổ chức, cá nhân trong nước; phối hợp với CIC trong việc thực hiện hoạt động thông tin tín dụng trên địa bàn.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

CIC là viết tắt của Credit Information Center hay còn gọi là Trung tâm Thông tin Tín Dụng. CIC là tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tổ chức này có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng của các cá nhân, tổ chức nhằm phục vụ cho hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Với khái niệm trên, bạn đã hiểu được CIC là gì, cùng tìm hiểu chức năng của CIC sau đây:

  • Đăng ký tín dụng quốc gia cho tất cả người dùng theo quy định của pháp luật hiện hành để hỗ trợ mọi người kiểm tra CIC nhanh chóng.
  • Thu thập thông tin về nợ xấu của các cá nhân, tổ chức. Sau đó CIC sẽ tiến hành xử lý, phân tích và lưu trữ thông tin tín dụng.
  • Ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro tín dụng có thể xảy ra đến mức thấp nhất.
  • Yêu cầu các ngân hàng, tổ chức cho vay vốn tín dụng gửi hồ sơ để CIC tiến hành chấm điểm tín dụng với từng cá nhân, tổ chức doanh nghiệp.
  • Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm tín dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. CIC hoạt động như thế nào?

CIC hoạt động khi có các thông tin về khoản vay, tên người vay, tổ chức cho vay, giá trị khoản vay, quá trình thanh toán được cung cấp từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng… Khi nhận được thông tin, CIC sẽ liên tục tổng hợp, cập nhật các cơ sở dữ liệu mới nhất và trình báo lên để người sử dụng hệ thống có thể nắm bắt lịch sử tín dụng của từng cá nhân, doanh nghiệp một cách rõ ràng, cụ thể.

Nói cách khác CIC là hoạt động như một cuốn sổ, ghi chép các cá nhân, doanh nghiệp về thông tin các khoản vay với phía ngân hàng, và là kho thông tin để ngân hàng truy xuất khi quyết định cho một cá nhân hay doanh nghiệp nào nó vay vốn hay không. Thông tin các khoản vay của khách hàng từng đi vay sẽ được hệ thống CIC chia thành 5 nhóm:

Nhóm 1: Dư nợ cho vay đủ tiêu chuẩn. Là những khoản nợ được đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. Trường hợp quá hạn trả nợ từ 1-10 ngày vẫn được nằm trong nhóm 1 nhưng sẽ bị phạt lãi.

Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý Liệt kê danh sách các khoản vay đáo hạn hạn muộn từ 10-90 ngày.

Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn Gồm nhóm các khoản nợ quá hạn từ 90 -180 ngày.

Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ Là các khoản nợ trong nhóm quá hạn từ 181 – 360 ngày.

Nhóm 5: Nhóm dư nợ có khả năng mất vốn (nhóm nợ xấu). Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

Việc phân loại các nhóm nợ giúp hệ thống CIC xác định đâu là nhóm nợ xấu, đâu là cá nhân có lịch sử vay không đạt tiêu chuẩn, từ đó giúp các Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng đơn vị đưa ra giải pháp xử lý.

3. Làm thế nào để xóa nợ xấu trên CIC?

Xóa nợ xấu được chia làm hai trường hợp sau:

Trường hợp 1: Nợ xấu do lỗi ở khách hàng như chậm trả nợ

  • Bước 1: Kiểm tra rõ tình trạng nợ xấu trên trang web của CIC để biết số tiền bạn đang nợ và thuộc nhóm nợ nào.
  • Bước 2: Đến ngân hàng cho vay và làm việc với ngân hàng để tổng hợp toàn bộ khoản gốc lãi phải trả. Sau đó, bạn thực hiện thanh toán.

Lưu ý: Nên lưu giữ các chứng từ và ghi rõ ngày giờ.

  • Bước 3: Vào đầu tháng kế tiếp, bạn kiểm tra thông tin tín dụng CIC lại một lần nữa để kiểm tra bạn đã xóa nợ xấu chưa.

Tuy nhiên, lịch sử nợ xấu thường được lưu lại.

  • Nợ xấu nhóm 3, 4 và 5 được lưu giữ trong vòng 5 năm gần nhất.
  • Nợ xấu nhóm 2 được lưu giữ trong vòng 12 tháng.

Do đó, cách xóa nợ xấu nhanh nhất bạn nhanh chóng thanh toán nợ quá hạn, nợ xấu.

Trường hợp 2: Do lỗi của Ngân hàng hoặc của trung tâm CIC.

  • Bước 1: Kiểm tra rõ tình trạng nợ xấu của bạn trên trung tâm CIC để biết rõ số tiền bạn đang nợ, nhóm nợ xấu.
  • Bước 2: Làm công văn gửi Ngân hàng hoặc Trung tâm CIC để khiếu nại.
  • Bước 3: Gửi công văn và đến trực tiếp các đơn vị trên để giải quyết.
  • Bước 4: Nhận kết quả và kiểm tra lại tình trang nợ xấu tại website của CIC.

4. Rơi vào nợ xấu ngân hàng có ảnh hưởng gì không?

Sau khi hiểu được chức năng CIC là gì, bạn nên xây dựng thói quen tiêu dùng tín dụng đúng cách. Tránh rủi ro bị tình trạng nợ xấu ảnh hưởng trực tiếp đến điểm tín dụng và cơ hội vay vốn tại các ngân hàng hay tổ chức tín dụng.

Đối với trường hợp bạn rơi vào nhóm nợ xấu, khả năng được xét duyệt hồ sơ vay vốn ngân hàng của bạn sẽ rất thấp. Tùy thuộc vào nhóm nợ xấu, sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau.

Trên thực tế, ngân hàng Standard Chartered vẫn hỗ trợ khách hàng nợ xấu nhóm 2. Và hầu hết tất cả các ngân hàng sẽ không hỗ trợ vay tiền dưới bất kỳ hình thức nào nếu bạn nằm trong nhóm nợ xấu 3 đến 5.

Điểm tín dụng của bạn trên hệ thống CIC sẽ được lưu giữ 5 năm, tức là bạn sẽ không được hỗ trợ vay vốn ngân hàng trong 5 năm đó nếu có nợ xấu.

Hãy điền thông tin đăng ký TẠI ĐÂY, hoặc liên hệ Homebase theo số (+84) 948 230 033 hoặc email: [email protected]. Đội ngũ Homebase sẽ liên hệ lại với bạn và cung cấp thêm thông tin chi tiết trong thời gian sớm nhất.