Mất laptop có nên báo công an

Lamchame.com - Nguồn thông tin tin cậy dành cho cha mẹ

Trang chủ Diễn đàn > CÁC VẤN ĐỀ LÀM CHA MẸ > KHÔNG GIAN HỌC HỎI và LÀM VIỆC > Kinh nghiệm sống >

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm sống' bởi Gaubobo, 17/9/2014.

Tags:

1 2 Tiếp >

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Tôi bị trộm cậy cửa sổ lấy đi Laptop trị giá hơn 13 triệu đồng, xem Camera an ninh của dãy trọ thì thấy rõ người khả nghi,tôi muốn báo công an và nhờ bác chủ trọ báo nhưng bác bảo báo công an tiền phí cho công an còn hơn tiền mua Laptop. Nhưng tôi vẫn băn khoăn, ấm ức muốn báo công an làm rõ,vậy trong trường hợp của tôi,với giá trị tài sản như vậy có thể nhờ công an vào cuộc điều tra được không và phí điều tra cao không ạ?

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Theo quy định tại Điều 14 Luật Công an nhân dân 2014 chức năng của Công an nhân dân:

"Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội."

Đồng thời, theo quy định tại Điều 15 Luật công an nhân dân 2014 về nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân:

"1. Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình và đề xuất với Đảng, Nhà nước ban hành, chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật, chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; tham gia thẩm định, đánh giá tác động về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội đối với quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế – xã hội; kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh với hoạt động quốc phòng và đối ngoại.

2. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, loại trừ nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia; bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh trong các lĩnh vực tư tưởng – văn hóa, kinh tế, quốc phòng, đối ngoại, thông tin, xã hội, môi trường và các lợi ích khác của quốc gia; bảo vệ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

… ".

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Có thể thấy, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan công an là phải tiếp nhận và xử lý các trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền quan lý của cơ quan công an, việc bạn bị mất trộm laptop thì bạn hoàn toàn có quyền trình báo ra cơ quan công an, cơ quan này phải có trách nhiệm giúp bạn điều tra người đã lấy chiếc laptop và tìm lại tài sản mà bạn bị mất, trình báo là quyền của bạn và tiếp nhận xử lý là trách nhiệm của cơ quan công an nên bạn sẽ không phải chịu bất kì mức phí nào về việc này.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Mục lục bài viết

  • 1. Hướng dẫn cách thức trình báo công an khi bị mất trộm tài sản ?
  • 2. Tư vấn về việc rút đơn trình báo mất cắp tài sản ?
  • 3. Lấy trộm điện thoại có là tiền án tiền sự ?
  • 4. Trộm cắp tài sản trị giá dưới 300.000 đồng thì nên xử lý như thế nào ?
  • 5. Trách nhiệm dân sự do chi trả tiền gửi cho người không phải là chủ sở hữu ?

1. Hướng dẫn cách thức trình báo công an khi bị mất trộm tài sản ?

Thưa luật sư, Tôi là NTB, sinh sống tại nhà trọ ở Đà nẵng Tôi xin trình bày sự việc như sau và xin trợ giúp tư vấn luật của luất sư. Tôi xin cảm ơn - vào lúc 17h 30 - 19h ngày 11 / 06/2015, tôi khóa của phòng đi tắm biển, khi đi tôi bỏ chiếc laptop vào trong tủ khóa lại, gác chòa khóa lên nóc tủ, khi đi tắm biển về tôi phát hiện cửa phòng trọ mình kẻ gian phá khóa và lấy đi chiếc laptop trị giá 10 triệu đồng.

Khi phát hiện sự việc tôi có gọi chủ nhà và mọi người ở trong dãy trọ tới chứng kiến đồng thời làm đơn trình báo lên công an phường Bắc Mỹ An, được công an tiếp nhận - trong đợn trình báo công an tôi có nghi ngờ đố tượng Quỳnh Trang và Kiều Ooanh, ở phòng bên cạnh (Kiều Oanh là người Tuyên Hóa, Quảng Bình, đi xe atila màu đỏ biển số 73D1 09228 )

* Lý do tôi nghi ngờ :

- Ngày 20/06/2015 hai chị em Quỳnh Trang và Kiều Oanh đến thuê trọ, nhưng không đưa giấy tờ để làm tạm trú tạm vắng theo yêu cầu của chủ nhà khi ở trọ được khoảng 2 tuần thì 2 chị em chuyển phòng trọ và nói với chủ nhà và người quen là về quê (hiện nay chưa trả phòng trọ và chưa bàn giao phòng trọ cho chủ nhà) .

Tuy đã nói với mọi người về quê nhưng những ngày sau đó mọi người vẫn thấy 2 chị em thường xuyên vè xóm trọ lúc 17h - 19h hàng ngày. vào thời điểm 17h30 - 19h tôi bị mất laptop thì chú bán nước mía ở trước cổng xóm trọ có chứng kiến hai chị em vào phòng trọ với thái độ rất ngi ngờ ( theo lời kể của chú bán nước thì 2 chị em tới phòng trọ người chị đi xe vào trong rồi đóng xóm trọ lại, còn người em ở ngoài , khoảng 10 phút sau thì 2 chị em đi ) kể từ ngày đó thì 2 chị em không về xóm trọ nữa.

- Trong thời gian tôi đi tìm kiếm 2 chị em thì tình cờ tôi thấy trên Zalo người ta cũng đang tố cáo hai chị em lấy trộm điện thoại của nhà hàng Tuyên Sơn.

Cụ thể như sau:

* Ngày 02/06/2015 Kiều Oanh tới xin việc tại quán Cafe Doremon trong lúc chủ quán không chú ý thì Kiều Oanh đã lấy chiếc iphone 6, nhưng bị Camera quay lại ( chồng của chủ quán là Công an phường Bắc Mỹ An) nên bị bắt và ngày sau đó, Kiều Oanh trả lại chiếc iphone và được chủ quán tha thứ.

* Ngày 05/06/2015 Kiều Oanh tới nhà hàng Tuyên Sơn xin việc làm khi chủ quán không chú ý Kiều Oanh đã lấy chiếc iphone 4 và một ví đựng giấy tờ.

* Ngày 27/06/2015 tôi có liên hệ với người bị mất điện thoại và đi tìm thì phát hiện 2 chị em đang làm việc tại 116/48 Nguyễn Văn Thoại. Tôi đã gọi điện cho công an phường Bắc Mỹ An yêu cầu công an xuống mời 2 chị em về làm việc (khi tôi gửi đơn trình báo thì công an bảo thấy nó ở đâu thì gọi các anh tới), nhưng công an lại bảo tôi về trụ sở, công an không cử ai xuống mời đối tượng nghi ngờ lên làm việc, đến khi tôi và chủ nhà hàng tuyên Sơn (người bị mất điện thoại) bảo là "nếu các anh không giải quyết thì chúng tôi sẽ giải quyết theo cách của mình ". Lúc đó công an mới chịu mặc đồng phục và đi xuống mời đối tượng về trụ sở công an.

* Tại trụ sở công an, Kiều Oanh chỉ khai nhận là đã lấy điện thoại và ví đựng giấy tờ của nhà hàng Tuyên Sơn, còn máy tính của em thì không nhận - sau đó công an bàn giao Kiều Oanh cho công an phường Khuê Mỹ vì chủ nhà hàng Tuyên Son thuộc phường Khuê Mỹ

** Lúc đưa đối tượng về công an phường Bắc Mỹ an, tôi thấy công an không sử dụng nghiệp vụ điều tra, chỉ hỏi là " Em có lấy máy tính không? Tại thời điểm mất máy tính có người chứng kiến em về phòng trọ " đối tượng bảo không, công an bảo tôi về có gì sẽ liên lạc.

** Thông qua vụ việc trên tôi thấy nghi ngờ công an phường Bắc Mỹ An cố tình bao che sự việc.

- Khi tôi phát hiện đối tượng và gọi điện cho công an thì họ không cử ai xuống làm việc.

- Khi về trụ sở thì xét hỏi đối tượng không kỷ càng, không có nghiệp vụ ( không mời chủ nhà trọ lên, chú bán nước mía lên đối chất sự việc ) - Công an có điện cho anh còn gì của Kiều Oanh (người ở cùng phòng trọ với Kiều Oanh ) nói là khi 2 em về thì động viên 2 em ( anh Khánh công an gọi điện, mặc dù anh Khánh không phải là người làm bên điều tra) vậy nếu anh Khánh CA có số điện thoại của người ở cùng phòng với Kiều Oanh thì sao khi tôi trình báo sự việc thì Công An không biết Kiều Oanh đang ở đâu ? mà lại nói là " em cứ đi tìm khi nào thấy nó thì giữ xe nó lại và gọi anh tới " khi thấy đối tượng thì tôi gọi cho anh Khánh CA thì anh Khánh CA nói một số câu rất tục tỉu.

Qua nội dung sự việc như trên tôi xin hỏi luật sư như sau : Tôi nên đợi công an phường Bắc Mỹ An làm việc hay là làm đơn lên Công an Thành Phố Đà Nẵng. Và nếu làm đơn lên công an thành phố thì phải làm như thế nào ? Nội dung áp dụng theo điều luật nào không ?

Tôi xin cảm ơn. Trân trọng!

Người gửi: NTB

Mất laptop có nên báo công an

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:1900.6162

Trả lời:

Công ty Luật TNHH MINH KHUÊ xin gửi tới bạn lời chào trân trọng và cảm ơn bạn đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Thứ nhất, công an phường Bắc Mỹ An có đủ thẩm quyền để giải quyết vấn đề của bạn.

- Căn cứ theo điều 4 Thông tư 12/2010/TT-BCA (Thông tư 14/2014/TT-BCA sửa đổi bổ sung 1 số điều của Thông tư 12/2010/TT-BCA ) nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của công an xã:

Điều 4. Nắm tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tiếp nhận, phân loại, xử lý các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã

1. Tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà Công an xã phải nắm vững bao gồm những vấn đề chủ yếu sau đây:

a) Tình hình hoạt động của các đối tượng có tiền án, tiền sự; người được đặc xá, tha tù trước thời hạn; người chấp hành xong hình phạt tù; bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù hoặc được hưởng án treo; người phải chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân; người phải chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành quyết định; người nghiện ma túy hoặc sau cai nghiện ma túy;

b) Biểu hiện và hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; các hiện tượng tụ tập, gây rối trật tự công cộng, khiếu kiện đông người; chia rẽ, gây mất đoàn kết trong nhân dân; tổ chức, lôi kéo, kích động người khác chống lại chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các vụ việc về chính trị, hình sự, kinh tế; các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật khác xảy ra trên địa bàn xã;

c) Tình hình biến động về dân cư và những người ở nơi khác đến cư trú, làm ăn, sinh sống trên địa bàn xã. Đối với xã biên giới, bờ biển, hải đảo, cần nắm vững tình hình xâm nhập, hoạt động và cư trú trái phép của người nước ngoài trên địa bàn xã;

d) Tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội xảy ra trong cơ quan, doanh nghiệp, trường học, tổ chức, đoàn thể ở cơ sở và tình hình khác có liên quan đến công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đề xuất biện pháp khắc phục.

2. Các tin tức, vụ việc về an ninh, trật tự, an toàn xã hội đều phải được thẩm tra, xác minh, phân loại để có biện pháp xử lý thích hợp:

a) Trường hợp hành vi vi phạm chưa đến mức phải xử lý bằng biện pháp pháp luật thì phải nhắc nhở, giải thích, giáo dục người có hành vi vi phạm, giúp họ có ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng đạo đức xã hội và quy định của địa phương;

b) Trường hợp hành vi vi phạm đến mức phải xử lý vi phạm hành chính, nếu hành vi vi phạm đó thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng Công an xã thì tiến hành xử phạt; trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an xã thì chuyển hồ sơ vi phạm lên cấp có thẩm quyền để xử phạt theo quy định; trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm thuộc đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác thì lập hồ sơ chuyển lên cấp có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật;

c) Trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì lập hồ sơ ban đầu, lấy lời khai người bị hại, người biết việc, tổ chức cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường (nếu có), thu giữ, bảo quản hiện vật, phương tiện vi phạm theo quy định của pháp luật và báo ngay cho cơ quan Công an cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời;

d) Trường hợp tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng hoặc những vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự, vượt quá thẩm quyền và khả năng giải quyết của Công an xã thì phải tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp có biện pháp xử lý phù hợp, không để tình hình phức tạp thêm, đồng thời phải báo ngay cho Công an cấp trên để có biện pháp xử lý thích hợp.

3. Tình hình an ninh, trật tự và các vụ việc, tin tức thu nhận được có liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội đều phải lưu vào hồ sơ theo đúng quy định và hướng dẫn của Công an cấp trên. Những thông tin quan trọng phải báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp và Công an cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo.

Thứ hai, bạn có thể nộp đơn lên Công an Thành Phố Đà Nẵng nếu như công an phường Bắc Mỹ An không giải quyết vấn đề của bạn.

Bạn làm đơn nộp lên Công an Thành Phố Đà Nẵng tường thuật lại các vấn đề đã xảy ra, có thể áp dụng theo điều 356tố tu Bộ Luật Hình sự 2015 về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Điều 356. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

>> Tham khảo ngay:Mẫu đơn trình báo công an mới nhất năm 2020, Cách viết đơn trình báo

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailhoặc tổng đài luật sư tư vấn trực tuyến 1900.6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp. Trân trọng./.

2. Tư vấn về việc rút đơn trình báo mất cắp tài sản ?

Luật sư cho cháu hỏi về việc rút đơn trình báo mất cắp tài sản! hôm qua nhà cháu bị trộm đột nhập vào phá két sắt lấy đi 40tr VND nhà cháu đã trình đơn lên công an xã(phường) nhưng sau đấy thấy manh mối quá ít. Việc tìm kiếm có thể gặp khó khăn, mà nếu tiếp tục điều tra thì sẽ ảnh hưởng tới công việc làm ăn tại gia đình cháu, như thế chi phí bỏ ra để điều tra có thể cao hơn số tiền bị mất, lên nhà cháu muốn rút đơn trình báo có được không ạ? nếu được thì nhà cháu lên làm đơn như thế nào? cháu cũng lên trình báo lại với công an xã (phường) là xin rút đơn về nhưng họ không cho rút như vậy nếu gia đình cháu không hỗ trợ việc điều tra thì có được không ạ?

Vì công việc nhà cháu không thể ngừng hoạt động để phục vụ quá trình điều tra được! rất mong được sự phản hồi sớm của luật sư. cháu xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Trả lời:

Căn cứ Luật tố tụng hình sự 2015

Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Căn cứ vào quy định này của bộ luật tố tụng hình sự thì người bị hại có quyền yêu cầu khởi tố hình sự về các tội phạm quy định tại khoản 1 của các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131, và 171 thì sẽ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự và kèm theo đó là quyền rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Khi người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án thì vụ án bị đình chỉ.

Đối với tội cướp trộm cắp tài sản được quy định tại điều 173, Luật hình sự 2015 không thuộc trong nhóm tội phạm mà người bị hại có đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, mà cơ quan công an sẽ đương nhiên ra quyết định khởi tố vụ án hình sự mà không phụi thuộc vào người bị hại có đơn yêu cầu hay không.

Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy việc bạn rút đơn trình báo hay không thì cơ quan điều tra vẫn có trách nhiệm phải điều tra và khởi tố vụ án hình sự đối với tội trộm cắp tài sản nhằm bắt giữ tội phạm đảm bảo an ninh trật tự, khi cơ quan công an tiến hành điều tra bạn hoàn toàn không phải nộp bất kì khoản phí nào do đây là trách nhiệm đương nhiên được nhà nước quy định cho cơ quan điều tra. Trong quá trình điều tra bạn vẫn có thể mở cửa hàng kinh doanh bình thường, ngoài ra cơ quan điều tra chỉ có quyền khám xét chỗ ở của gia đình bạn khi có lệnh khám xét và phải tiến hành theo đúng quy định của pháp luật căn cứ theo Điều 12 Luật TTHS, khi có lệnh khám xét gia đình bạn có nghĩa vụ phải hỗ trợ điều tra cho cơ quan điều tra ngoài ra việc khám xét sẽ không tiến hành nhiều lần nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm là gia đình mình sẽ không bị ảnh hưởng nhiều tới việc kinh doanh. Trong trường hợp này phía gia đình bạn nên hỗ trợ cơ quan điều tra nhằm bắt giữ được tội phạm phòng tránh tái phạm đối với gia đình khác và giữ gìn an ninh trặt tự.

Điều 12. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân

Không ai được xâm phạm trái pháp luật chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân.

Việc khám xét chỗ ở; khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này.

Trân trọng ./.

3. Lấy trộm điện thoại có là tiền án tiền sự ?

Em chào quý công ty Em năm nay 27 tuổi, hiện đang là nhân viên văn phòng tại 1 công ty tại Quảng Ninh. Năm 18 tuổi em nhập học tại Cao Đẳng Hàng Hải tại Hải Phòng và có ở ký túc xá. Khi đó ở trong phòng em có mượn điện thoại của 1 người trong phòng vào mạng. Sau đó e đi mua nước thì đã gọi người chủ điện thoại trả và trông phòng ( khi đó người đó đang tắm ).

Em đi chỉ khép cửa và không khóa. Khi em quay về thì họ bảo là em lấy 2 chiếc điện thoại của 2 người trong phòng. Em có nói thế nào họ cũng ko nghe và gọi bảo vệ lên và gọi công an Phường sang. Em bị giữ tại công an phường. Bị công an họ đánh nhưng em vẫn không nhận vì em không có làm mà. Cùng vào thời điểm đó thì em có giấy gọi nhập học trường ĐH khác, do muốn về với lại công an bảo nếu không nhận họ sẽ giữ lại ở đó nên cứ nhận đi rồi họ cho về coi như không có gì. Vì khi đó mới ra ngoài đời e chưa biết gì nên đã kí nhận vì sợ muộn việc nhập học trường mới. Rồi em lại phải tự nghĩ ra và khai là lấy rồi mang ra đường bán, mặc dù là nếu là công an họ cũng biết là cái thời gian và địa điểm em khai không hề khớp nhau tí nào nhưng vẫn bắt em kí. Em nghĩ họ làm vậy để cho xong vụ. Sau đó e đc thả ra và bỏ học ở đó đi học 1 trường ĐH khác, 1 năm sau công an Quận ở Hải Phòng có gọi em quay lại hoàn thành hồ sơ gì đó em không hiểu, đại loại về vụ đó. Khi về đó em có nói thật với anh công anh quận là nói thật e ko có lấy trộm nhưng vì sợ bị giữ muộn nhập học nên em mới nhận thế, anh ấy có nói là em dại quá không lấy tại sao lại nhận. Nghĩ lại e cũng thấy mình NGU nhưng khi đó em còn non nớt quá mà.

Hiện tại em đang chuẩn bị để kết nạp vào Đảng nên em xin hỏi là trường hợp của em có bị coi là tiền án, tiền sự gì đó không. Và khi làm hồ sơ kết nạp Đảng có phải khai và nó có ảnh hưởng đến việc kết nạp của em không ạ ?

Xin chân thành cảm ơn quý công ty./.

Mất laptop có nên báo công an

Luật sư tư vấn luật dân sự, hình sự trực tuyến, gọi:1900.6162

Trả lời:

Trước hết bạn cần phân biệt được tiền án và tiền sự.

- Người có tiền án là người đã bị kết án và thi hành hình phạt mà chưa được xóa án. Người được xóa án thì coi như chưa bị kết án.

- Người có tiền sự là người đã bị kỷ luật hành chính, xửa phạt vi phạm về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, mà chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xửa phạt hành chính.

Trong trường hợp của bạn, bạn trộm cắp tài sản nhưng chưa bị truy tố TNHS nên được coi là bị kỷ luật hành chính. Tại Điều 7 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

"Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính."

Như vậy, Trong trường hợp này của bạn, bạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính. Và bạn không cần khai điều này vào Lý lịch hồ sơ Đảng của mình.

Tại Khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:

"Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện : thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng."

Tại mục 3, điểm 3.2, Hướng dẫn số 04 của Ban Tổ chức TW về vấn đề lý lịch của người vào Đảng nêu rõ:

+ Đối với bản thân người vào Đảng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

+ Đối với cha mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ, vợ hoặc chồng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở quê quán, nơi làm việc, nơi cư trú, do cấp uỷ cơ sở xác nhận.

+ Đối với ông, bà nội, ngoại, cô, dì, chú, bác… cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị ở quê quán, nơi đang ở, do cấp ủy cơ sở xác nhận.

+ Nếu những người thân (ông, bà, nội, ngoại, chú, bác, cô, dì, cậu ruột…) có nghi vấn về lịch sử chính trị phức tạp thì phải xác minh rõ từng trường hợp. Theo Mục 1 và 2 trong Điều 4 của Điều lệ Đảng về thủ tục kết nạp Đảng viên( kể cả kết nạp lại) có ghi: Người xin vào Đảng phải: có đơn xin vào Đảng; phải báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ. Người giới thiệu phải báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình. Có điều gì chưa rõ thì báo cáo để chi bộ và cấp trên xem xét. (căn cứ:Quy định 45-QĐ/TW về thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành)

Quy định số 57-QĐ/TW ngày 3-5-2007 của Bộ Chính trị về một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, tại khoản 2, Điều 2 (về quan hệ gia đình) đã quy định, người vào Đảng có người thân vi phạm một trong các điều sau đây thì không được kết nạp: “Có cha, mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng; vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng của vợ hoặc chồng:

2.1- Đã làm tình báo, gián điệp, chỉ điểm, mật báo viên, công tác viên hoặc làm việc cho các cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát đặc biệt của địch.

2.2- Tham gia bộ máy chính quyền, lực lượng vũ trang, bán vũ trang của địch có tội ác với cách mạng, với nhân dân; giữ chức vụ uỷ viên ban chấp hành, uỷ viên ban thư ký hoặc tương đương trong các đảng phái, tổ chức chính trị phản động, đứng đầu tổ chức chính trị-xã hội do địch lập ra từ cấp xã và tương đương trở lên.”

Như vậy, nếu bạn đáp ứng được các yêu cầu trên thì bạn sẽ được xem xét kết nạp Đảng theo quy định của pháp luật.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

4. Trộm cắp tài sản trị giá dưới 300.000 đồng thì nên xử lý như thế nào ?

Kính chào công ty luật tnhh Minh Khuê,xin công ty tư vấn giúp tôi một trường hợp nghe có vẻ hơi buồn cười và nhỏ nhặt, đó là tôi có đi tập gym tại một phòng tập và đã 2 lần bị mất đôi dép, phải đi đất về nhà. Vâng tôi biết giá trị nó không lớn và không gây nguy hiểm gì, (tôi hay đi dép crooc, trị giá có 280.000 thôi nhưng đã bị đến lần thứ 2 nên cảm giác rất khó chịu và bực mình vì cách hành xử vô văn hóa, bệnh ăn cắp vặt này. Cùng với đó là cảm giác không an tâm khi tập ở đây ( mất dép thì sau nhỡ mất xe, mất túi. ).

Vậy luật sư xin cho tôi hỏi nếu đem vụ việc này ra phường thì người "đi nhầm" đó có bị phạt gì ko. Ví tôi cũng chỉ đề phòng trong trường hợp họ lại thái độ hoặc lớn tiếng khi tôi bắt lỗi ( ở phòng đều có camera, chắc chắn có hình ảnh), còn nếu họ xin lỗi và sửa sai,hứa không tái phạm thì sẽ bỏ qua, không sao cả. Mong công ty tư vấn giúp cách xử lý trong trường hợp này ?

Xin cảm ơn quý luật sư.

- Nguyễn P.T.A

Luật sư trả lời:

Tùy vào độ tuổi khác nhau, theo quy định Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 , sẽ có những chế tài xử phạt khác nhau.

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Trong trường hợp của bạn, hành vi có người lấy dép của bạn như vậy với trị giá 280K thì không được khép vào tội chiếm đoạt tài sản, trừ khi người đó gây hậu quả nghiệm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt...

Vì vậy, người đó không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định

Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đìnhnhư sau:

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản;

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác

Có thể thấy, việc người đó lấy dép của bạn mà không trả, có thể quy về tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác hoặc sử dụng trái phép tài sản của người khác.

Nếu bạn thấy hành vi này cần được xử lý, bạn cần yêu cầu kiểm tra lại camera nơi bạn tập, để xem ai đã lấy dép của bạn 2 lần như vậy, sau đó có thể có các cách xử lý khác nhau, nếu nhẹ nhàng, bạn có thể nói chuyện với người đó, yêu cầu trả lại đồ và nhận được lời xin lỗi từ kẻ đã ngang nhiên chiếm đoạt đôi dép của bạn. Quyền lợi, tài sản của bạn mà.

Còn nếu người đó không chịu nhận tội và đền bù cho bạn, bạn có thể cầm bằng chứng đó lên ủy ban phường để cơ quan có thẩm quyền xử lý giúp bạn, người đó sẽ phải chịu xử phạt hành chính với hành vi " cầm dép hộ bạn mà không được cho phép" như vậy.

Nhưng còn tùy vào số tuổi của hung thủ để truy cứu trách nhiệm, cho nên nếu người chiếm đoạt dép của bạn mà nhỏ tuổi quá, chưa cả đủ tuổi chịu trách nhiệm thì bạn nên tìm gặp và thương lượng thôi. !/

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.

5. Trách nhiệm dân sự do chi trả tiền gửi cho người không phải là chủ sở hữu ?

Sau khi “trả nhầm” tiền cho kẻ đã ăn trộm sổ tiết kiệm và chứng minh thư của người khác rồi giả chữ ký, rút tiền trong sổ, Ngân hàng NN&PTNT chưa biết phải chịu trách nhiệm thế nào đối với khách hàng của mình.

Bị người quen trộm sổ tiết kiệm

Ngày 28/5/2008, chị Nguyễn Thị Mai, quê Bắc Giang, tạm trú tại số nhà 68, tổ 3, làng Thành Công, Ba Đình, Hà Nội, gửi số tiền 626.932.000 đồng tại sở giao dịch số 2 Láng Hạ, Ngân hàng NN&PTNT.
Đến ngày 24/7/2008, chị Mai đã rút ra 350.000.000 đồng, số tiền còn lại trong sổ tiết kiệm là 276.932.000 đồng.
5 tháng sau, ngày 24/12/2008, chị Mai phát hiện ra sổ tiết kiệm bị mất nên vội đến ngân hàng trình báo, thì được nhân viên giao dịch cho biết, tiền trong sổ đã rút sạch từ ngày 11/11/2008.
Quá ngỡ ngàng, chị Mai đã làm đơn với nội dung cam đoan chị không hề rút tiền vào ngày 11/11/2008 và đề nghị ngân hàng làm rõ.

.

Mất laptop có nên báo công an

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Sau đó ngân hàng đã phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về Trật tự quản lý kinh tế, Công an Thành phố Hà Nội tiến hành xác minh, bắt kẻ gian đã lấy cắp sổ tiết kiệm và giả mạo chữ ký của chị Mai để rút tiền.
Kẻ trộm được cơ quan công an xác định là Nguyễn Thị Nết (sinh năm 1986), là sinh viên một trường Đại học tại Hà Nội, tạm trú tại phường Thành Công, quận Ba Đình, HN.
Chị Mai cho biết, trước đó Nết và chị Mai ở chung một nhà thuê. Chị Mai ở tầng 5, còn Nết ở tầng 4. Chị Mai coi Nết như chị em gái nên Nết đã có cơ hội để lấy trộm sổ tiết kiệm và chứng minh thư của chị Mai để ra ngân hàng rút tiền.
Theo cơ quan công an, Nết đã mang sổ tiết kiệm và chứng minh thư của chị Mai ra ngân hàng rồi giả chữ ký của chị Mai, rút được số tiền gần 300 triệu đồng trong sổ tiết kiệm.
Theo khai nhận ban đầu của Nết, do biết chị Mai có khoản tiền gửi tiết kiệm, Nết đã vào phòng của chị lấy cuốn sổ tiết kiệm. Sau khi lấy trộm được sổ tiết kiệm và số tiền trên, Nết lập cho mình sổ tiết kiệm 100 triệu đồng và dùng số tiền còn lại ăn chơi, cho người thân vay.
Qua khám xét nơi ở của Nết, cơ quan điều tra đã thu được sổ tiết kiệm của Nết gửi và tiếp tục điều tra vụ việc.

Ngân hàng không chịu trách nhiệm về sai sót của mình?

Chị Mai cho biết, sau toàn bộ sự việc kể trên, chị Mai đã đến làm việc với Ngân hàng vào ngày 30/12/2008, nhưng quan điểm của Ngân hàng NN&PTNT là: “Căn cứ vào điều 20 QĐ 123, nếu khách hàng không báo mất sổ tiết kiệm kịp thời thì mọi thiệt hại do khách hàng chịu. Nếu thấy cần thiết thì có thể đề nghị Ngân hàng giúp đỡ làm thủ tục đề nghị cơ quan pháp luật xử lý. Mọi chi phí về điều tra làm rõ vụ việc đều do khách hàng chịu”.
Còn về phía chị Mai thì cho rằng: “Thực tế, từ khi công an vào cuộc bắt kẻ gian, sự việc đã “hai năm rõ mười”. Tôi phải cứ chạy theo cơ quan công an để thu hồi tài sản của mình mà chưa được, nghĩ mà uất ức cho cái thân phận khách hàng của mình”.
Trao đổi với VietNamNet, chị Mai cho biết: “Tôi đã xem lại mẫu chữ ký của mình, đem so sánh với chữ ký mà Nết đã giả mạo thì thấy là hai chữ ký không hề giống nhau. Bên cạnh đó, ảnh trong chứng minh thư của tôi với ngoại hình của Nết cũng không hề giống nhau, vậy mà ngân hàng vẫn trả tiền cho người giả mạo…”.
Vì đang cần tiền, chị Mai đã đến ngân hàng với mong muốn được nhận lại số tiền còn lại trong sổ tiết kiệm đã bị lấy cắp của mình thì được ngân hàng yêu cầu: qua bên công an giải quyết!?
Chị Mai tỏ ra bức xúc: “Tôi nghĩ rằng mình mất giấy tờ chứ đâu phải mất tiền! Kẻ gian đã lừa đảo được ngân hàng, nhưng sơ suất của ngân hàng không phải chịu trách nhiệm gì, đổ hết phần thiệt lên tôi, như vậy có phải tôi bị ngược đãi hay không?”.
Ngày 21/1, VietNamNet đã đem những thắc mắc kể trên của chị Mai để trao đổi với ông Nguyễn Tiến Đông, Giám đốc Sở giao dịch số 2 Láng Hạ, Ngân hàng NN&PTNT thì được trả lời tỉnh queo như sau: “Vụ việc đã được bên công an vào cuộc thì để cơ quan công an xử lý”!?

Khách hàng có quyền khởi kiện

Trao đổi với VietNamNet, luật sư Trần Anh Tuấn, Trưởng Văn phòng luật sư Trần cộng sự cho biết, trong trường hợp này, sau khi có văn bản yêu cầu Ngân hàng NN&PTNT trả tiền mà ngân hàng không thực hiện thì khách hàng hoàn toàn có quyền khởi kiện theo Điều 304, 305 và 307, Bộ luật dân sự năm 2005.

Khách hàng có quyền khởi kiện theo Điều 305 về trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện và không thực hiện trách nhiệm dân sự theo Điều 304.
Trong trường hợp khách hàng chứng minh được việc chậm trả tiền gây thiệt hại cho họ thì phía ngân hàng còn phải bồi thường cho khách hàng phần thiệt hại do chậm trả theo điều 307 Bộ luật dân sự.
Trả lời câu hỏi của VietNamNet: trong trường hợp này khách hàng có lỗi không khi đã để mất quyển sổ tiết kiệm và 5 tháng sau mới báo cho ngân hàng biết thì ông Tuấn cho rằng: “Đó là phần lỗi của khách hàng, nhưng đó là lỗi do vô ý. Bình thường sổ tiết kiệm người ta cất kỹ trong tủ chứ không ai suốt ngày lôi ra ngắm và đến khi đến hạn, hoặc khi cần mới đem sổ ra và phát hiện mình bị mất”.
Cũng theo ông Tuấn, việc công an đã bắt được thủ phạm và đang tiến hành điều tra vụ án thì không có nghĩa ngân hàng có quyền từ chối luôn trách nhiệm của mình đối với khách hàng trong thời điểm đó.

(MKLAW FIRM: Biên tập.)