Dịch vụ khai thác cảng là gì

Kinh doanh khai thác cảng biển là hoạt động trực tiếp khai thác cảng biển. doanh. Doanh nghiệp khi kinh doanh khai thác cảng biển phải đáp ứng các quy đinh của pháp luật.

Cơ sở pháp lý

  • Nghị định 37/2017/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển

Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khai thác vận tải.

Khi tiến hành hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển cá nhân, tổ chức cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Tiến hành thủ tục đăng ký doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
  • Bước 2: Thực hiện thủ tục xin cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển

Điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển

 Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực

  • Điều kiện về tổ chức bộ máy: Có bộ phận quản lý an ninh hàng hải theo quy định
  • Điều kiện về nhân lực: Cán bộ an ninh cảng biển được đào tạo, huấn luyện và cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phù hợp với Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng (ISPS Co

Điều kiện về cơ sử vật chất, trang thiết bị

  • Có đủ cơ sở vật chất, kho, bãi, trang thiết bị cần thiết phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với cảng biển; trường hợp cảng biển không có đủ kho, bãi, doanh nghiệp cảng phải có hợp đồng thuê kho, bãi, trừ trường hợp chỉ kinh doanh khai thác bến phao, khu neo đậu, khu chuyển tải, cảng dầu khí ngoài khơi.
  • Đáp ứng các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ theo quy định của pháp luật.

Điều kiện về bảo vệ môi trường

  • Đảm bảo có đủ các phương tiện tiếp nhận, thu hồi các chất thải từ tàu thuyền khi hoạt động tại cảng biển để xử lý theo quy định của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường do tàu gây ra mà Việt Nam là thành viên (Công ước MARPOL) và các điều kiện khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh dịch vụ cảng biển

  • Doanh nghiệp cảng đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển gửi 01 bộ hồ sơ đến Cục Hàng hải Việt Nam.
  • Hồ sơ bao gồm:
    • Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo quy đinh.
    • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Bản sao chụp có chứng thực hoặc bản sao chụp kèm bản chính để đối chiếu
    • Danh sách các chức danh và hợp đồng lao động kèm theo bản sao chụp có chứng thực hoặc bản sao chụp kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng, chứng chỉ theo chức danh quy định.
    • Phương án khai thác cảng biển của doanh nghiệp cảng.
  • Thời gian giải quyết:
    • Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo quy định của Nghị định này; nếu hồ sơ hợp lệ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ.
    • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận và trả kết quả trực tiếp cho doanh nghiệp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Bài viết liên quan

Theo phản ánh của Công ty CP Gemadept, Tập đoàn Gemadept hoạt động trong nhiều lĩnh vực, là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu cả nước trong các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là khai thác cảng và logistics tại thị trường Việt Nam. Tập đoàn đang rà soát, bổ sung các giấy phép cho các đơn vị thành viên hoạt động trong lĩnh vực khai thác cảng biển.

Tại Khoản 1, Điều 4 Nghị định số 37/2017/NĐ-CP ngày 4/4/2017 về điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển quy định: "Doanh nghiệp cảng chỉ được kinh doanh khai thác cảng biển khi đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển theo quy định tại Nghị định này".

Tuy nhiên, Điều 15 (điều khoản chuyển tiếp) lại quy định: "Các doanh nghiệp cảng đã tiến hành hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển từ trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được hoạt động kinh doanh khai thác nhưng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Nghị định này kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020".

Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty CP Gemadept hỏi, hiện các công ty cảng thành viên của Tập đoàn Gemadept đã tiến hành hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển từ trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì có bắt buộc phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển trước ngày 1/7/2020 không?

Về vấn đề này, Bộ Giao thông vận tải có ý kiến như sau:

Tại Điều 15 Nghị định số 37/2017/NĐ-CP ngày 4/4/2017 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển có quy định: “Các doanh nghiệp cảng đã tiến hành hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển từ trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được hoạt động kinh doanh khai thác nhưng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Nghị định này kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020” và tại Khoản 1, Điều 4 có quy định “Doanh nghiệp cảng chỉ được kinh doanh khai thác cảng biển khi đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển theo quy định tại Nghị định này”.

Hai điều khoản này được hiểu như sau:

- Đối với các doanh nghiệp chưa tiến hành hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển từ trước ngày Nghị định có hiệu lực thì phải bảo đảm đủ các điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển quy định tại Nghị định, sau khi đủ các điều kiện quy định tại Nghị định, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển quy định tại Điều 10 của Nghị định và chỉ được khai thác cảng khi đã được cấp Giấy chứng nhận.

- Đối với các doanh nghiệp cảng đã tiến hành hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển từ trước ngày Nghị định có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được hoạt động kinh doanh khai thác nhưng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, thực hiện thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển trước ngày 1/7/2020 mới được tiếp tục kinh doanh khai thác cảng biển sau ngày 1/7/2020.

Các đơn vị thành viên của Công ty CP Gemadept - Thành phố Hồ Chí Minh nếu hiện là các doanh nghiệp cảng đã tiến hành hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển từ trước ngày Nghị định có hiệu lực thi hành thì được phép tiếp tục được hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển nhưng phải bổ sung đầy đủ các điều kiện quy định tại Nghị định và khi đầy đủ điều kiện quy định, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển quy định tại Điều 10 của Nghị định. Giấy chứng nhận này phải được cấp trước ngày 1/7/2020.

Trường hợp đến ngày 1/7/2020, doanh nghiệp chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển thì doanh nghiệp sẽ không được tiếp tục khai thác cảng biển cho đến ngày được cấp Giấy chứng nhận.

Như vậy, các đơn vị thành viên của Công ty CP Gemadept - Thành phố Hồ Chí Minh nếu hiện là các doanh nghiệp cảng phải bổ sung đầy đủ các điều kiện và được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 1/7/2018 để sau ngày này có thể tiếp tục kinh doanh khai thác cảng biển.

Đề nghị Công ty CP Gemadept - Thành phố Hồ Chí Minh lưu ý về một số điều kiện quy định tại Nghị định số 37/2017/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 24/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải.

Chinhphu.vn


19- Theo quan điểm truyền thống thì cảng biển là tập hợp các công trình xâydựng, phương tiện nhằm đảm bảo cho tàu neo đậu an toàn và bốc dỡ hàng hóa mộtcách nhanh chóng, thuận tiện nhất. Theo quan điểm này thì cảng biển là đầu mốigiao thông, là nơi thực hiện các thao tác xếp dỡ hàng hoá từ phương thức vận tảibiển sang các phương thức vận tải khác và ngược lại.- Theo quan điểm hiện đại thì cảng biển được xem là nơi thu hút các hoạtđộng kinh tế, là điểm đầu mối của hoạt động vận tải. Theo quan điểm này thì cảngbiển là khu vực tiếp nối giữa đất liền và biển, được phát triển thành một trung tâmcông nghiệp và logistics, đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới công nghiệp vàlogistics toàn cầu.Về bản chất cảng là nơi thực hiện việc dịch chuyển hàng hóa giữa các dạngvận tải khác nhau.Trong kỉ nguyên toàn cầu hóa các cảng đã phát triển nhanh chóngtừ các cảng truyền thống kết nối vận tải biển với vận tải nội địa để trở thành nơicung cấp mạng lưới logistics hoàn chỉnh. Điều này có nghĩa cảng phải đối mặt vớirất nhiều thách thức về những thay đổi và những khuynh hướng không lường trướcđược của môi trường ngành hàng hải, cảng biển và logistics.Kế thừa những ưu điểm trong các nghiên cứu đi trước, quan điểm của luận ánvề cảng biển là:Cảng biển là đầu mối giao thông vận tải, tiếp nối giữa đất liền và biển. Cảngbiển được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vàohoạt động để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.Kết cấu hạ tầng cảng biển đóng vai trò quan trọng trong việc xác định loại cảng,khả năng thông qua của cảng.1.1.1.2 Phân loại cảng biển* Theo chức năng của cảng: thường có thể phân thành hai loại- Cảng tổng hợp là các cảng thương mại, giao nhận nhiều loại hàng hoá.Cảng tổng hợp bao gồm hai loại:+ Cảng tổng hợp quốc gia: là cảng tổng hợp có quy mô lớn, công suất từ 1triệu tấn trở lên; vùng hấp dẫn của cảng rộng lớn, có tính khu vực.+ Cảng tổng hợp của các địa phương, các ngành: là cảng tổng hợp có quy mônhỏ phục vụ cho một địa bàn kinh tế của một Bộ, Ngành.19 20- Cảng chuyên dùng: là các cảng giao nhận một loại hàng hóa hoặc chỉ phụcvụ riêng cho một đối tượng. Cảng chuyên dùng bao gồm:+ Cảng chuyên dùng cho container: phục vụ xếp dỡ container.+ Cảng chuyên dùng cho hàng rời như xi măng, than, quặng, lương thực,phân bón,…+ Cảng chuyên dùng cho hàng lỏng như xăng dầu,…+ Cảng chuyên dùng cho riêng một nhà máy hoặc khu công nghiệp, khuchế xuất,…* Theo phương thức quản lý và sở hữu: thường phân thành ba loại- Cảng chủ nhân: là loại cảng do chủ sở hữu đầu tư xây dựng, bảo dưỡng vàcho tổ chức, cá nhân thuê khai thác. Nhân lực thực hiện khai thác thường do tổ chứchay cá nhân đó thuê hoặc do cảng cung cấp.- Cảng công cộng: là loại cảng do chủ sở hữu đầu tư xây dựng và bảo dưỡngtoàn bộ các hạng mục công trình của cơ sở hạ tầng cảng biển. Đồng thời chủ sở hữulà người trực tiếp khai thác. Nhân lực thực hiện khai thác thường do các tổ chứckhác cung cấp trên cơ sở hợp đồng với cảng.- Cảng dịch vụ: chủ sở hữu đầu tư xây dựng, bảo dưỡng và khai thác trên cơ sởhạ tầng cũng như mọi phương tiện thiết bị của cảng. Nhân lực sử dụng theo hợp đồng.* Theo phạm vi phục vụ: cảng biển được phân thành hai loại- Cảng nội địa: là cảng phục vụ chủ yếu cho giao thông đường thuỷ nội địa, ởViệt Nam thường là các cảng địa phương.- Cảng quốc tế: là cảng thường có tàu thuyền nước ngoài cập bến làm hàng.Đây là các cảng tổng hợp, cảng chuyên dụng quốc gia và một dạng nữa đặc trưngcho cảng quốc tế đó là cảng trung chuyển.* Theo các tiêu chí khác, cảng biển còn được phân thành:- Mục đích sử dụng: cảng cá, cảng quân sự, cảng thương mại,..vv.- Điều kiện tự nhiên: cảng tự nhiên và cảng nhân tạo;- Điều kiện hàng hải: cảng có chế độ thủy triều và cảng không có chế độ thủytriều; cảng bị đóng băng và cảng không bị đóng băng;20 21- Kỹ thuật xây dựng cảng: cảng mở, cảng đóng, cảng có cầu dẫn, cảng khôngcó cầu dẫn;- Theo điều 60 của bộ luật Hàng Hải Việt Nam năm 2005, cảng biển đượcphân thành các loại như sau [42]Cảng biển loại I: là cảng biển đặc biệt quan trọng, có qui mô lớn phục vụ choviệc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng;Cảng biển loại II: là cảng biển quan trọng, có qui mô vừa phục vụ cho việcphát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương;Cảng biển loại III: là cảng biển có qui mô nhỏ phục vụ cho hoạt động củadoanh nghiệp.1.1.1.3 Chức năng, vai trò, vị trí của cảng biển* Cảng biển có các chức năng cơ bản sau:- Chức năng vận chuyển, bốc xếp hàng hóa:Trong hệ thống vận tải quốc gia, cảng biển là điểm hội tụ của các tuyến vận tảikhác nhau (đường biển, đường sông, đường sắt, đường hàng không). Đây là một đầumối giao thông chính, tập trung cho mọi phương thức vận tải và các cảng biển thựchiện chức năng vận tải thông qua việc phân phối hàng hóa.- Chức năng thương mại và buôn bán quốc tế:Với vị trí là đầu mối của các tuyến đường vận tải: đường sông, đường sắt,đường bộ, đường hàng không…, ngay từ đầu mới thành lập, các cảng biển đã là địađiểm tập trung trao đổi buôn bán của các thương gia từ khắp mọi miền, tại các vùngcảng có vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi như nằm trên các trục đường hàng hải quốc tếnối liền các châu lục, các khu vực phát triển kinh tế năng động… thì hoạt động traođổi kinh doanh, thương mại lại càng diễn ra sôi động hơn. Các vùng cảng này nhanhchóng trở thành trung tâm thương mại không chỉ của khu vực mà còn của cả thế giới.- Chức năng công nghiệp và cung ứng nhiên liệuCác vùng cảng biển là những địa điểm thuận lợi cho việc xây dựng những nhàmáy xí nghiệp thuộc những ngành công nghiệp khác nhau vì nó cho phép tiết kiệmđược chi phí vận tải rất nhiều, nhất là những nhà máy sản xuất bằng nguyên liệu nhậpkhẩu, đồng thời xuất khẩu sản phẩm của nó bằng vận tải đường biển sẽ đạt được sự21 22tiết kiệm rất lớn, hạ giá thành sản phẩm, giúp cho doanh nghiệp có thể cạnh tranhđược trên thị trường quốc tế. Ngoài ra các xí nghiệp công nghiệp này còn có thể liênkết với nhau thạo thành một chu trình sản xuất đồng bộ và hiệu quả.- Chức năng phát triển thành phố và đô thị:Mối quan hệ tương quan giữa các cảng biển và thành phố là mối liên hệ tácđộng lẫn nhau. Cảng biển ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thành phốcảng theo các phương diện khác nhau: thành phố sẽ phát triển để đảm nhận vai trò tậptrung hàng hóa cho xuất khẩu và vai trò phân phối hàng nhập khẩu, các ngành côngnghiệp hướng về xuất khẩu cũng sẽ được phát triển ở thành phố cảng. Thành phốcảng sẽ trở thành căn cứ của các đại lý hãng tàu biển, hãng bảo hiểm tàu, trung tâmthương mại, nơi tập trung lao động.- Chức năng trung tâm văn hóa, nghỉ ngơi, du lịch và giải tríHoạt động của cảng biển còn tạo ra sự giao lưu văn hóa giữa các vùng, miềntrong cả nước cũng như giữa các quốc gia với nhau, bởi đi kèm với hoạt động giaolưu kinh tế là sự giao lưu về văn hóa. Các thương nhân nước ngoài mang đến nhữngsản phẩm truyền thống cùng bản sắc văn hóa đặc sắc của dân tộc mình. Ngược lại,nền văn hóa của quốc gia có biển cũng sẽ giao lưu, truyền bá sang các nước khácthông qua việc buôn bán trao đổi sản phẩm truyển thống của dân tộc.* Trong xu thế phát triển hiện nay của vận tải biển, cảng biển phải đối mặt vớinhững thách thức và những vấn đề nảy sinh:+ Toàn cầu hóa về sản xuất và xu hướng sử dụng dịch vụ thuê ngoài;+ Khuynh hướng cấu trúc lại mạng logistics toàn cầu và việc phân bổ lại cáctrung tâm phân phối ở cả khu vực quốc gia và thế giới;+ Sự tăng trưởng nhanh khối lượng hàng hóa thương mại vận tải biển, nhất làhàng container;+ Xuất hiện hệ thống ‘tâm và các nhánh’ (hub and spoke) trong dịch vụ hànghải toàn cầu;+ Tăng khối lượng hàng trung chuyển và cạnh tranh khốc liệt giữa các cảng vàbến cảng, các cảng trung chuyển;+ Sự xuất hiện các tầu container siêu lớn;22 23+ Xuất hiện các nhà khai thác cảng toàn cầu với thị phần tăng nhanh;+ Dịch vụ trọn gói và vận tải đa phương thức nối liền vận tải biển, đường sắt,đường bộ và đường thủy nội địa;+ Vai trò ngày càng tăng của cảng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và mạnglưới logistics;+ Tăng năng suất và hiệu quả cảng; Chi phí đầu tư phát triển cảng cao.* Cảng biển có vai trò, vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế nói chung và hệthống vận tải của đất nước nói riêngTrong lý thuyết hệ thống vận tải, cảng biển được coi là điểm vận tải ở mộtmức độ trội lên, chúng là những đầu mốc vận tải, bởi vì chạy qua đây ít nhất là haituyến đường vận tải hoạt động ở môi trường khác nhau, cùng với cảng biển là điểmbắt đầu và kết thúc của các tuyến đường này. Chính cảng biển đồng thời là điểm nốigiữa các ngành kinh tế.Cảng biển là mắt xích của dây chuyền vận tải, ngoài chức năng giống như cáccung đoạn vận chuyển khác, cảng còn phải thực hiện một số nhiệm vụ vận tải khôngthể bỏ qua được trong sản xuất phục vụ của vận tải. Đặc điểm cơ bản này của cảngbiển trong dây chuyền vận tải càng cho ta thấy rõ tính chất cửa ngõ của cảng biểntrong hệ thống vận tải. Trong dây chuyền theo dõi toàn bộ quá trình kể từ khi bắt đầuvận chuyển cho tới khi đưa được hàng tới chỗ sử dụng nó, cảng là một mắt xích cótầm quan trọng đặc biệt.1.1.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của cảng biển- Hệ thống cầu tàu: Là một phần trong hệ thống kết cấu hạ tầng quan trọng củacảng, nó là phần tiếp giáp giữa đất liền với vùng nước được thiết kế và lắp đặt các thiếtbị cần thiết cho phép tàu cập cầu và thực hiện các hoạt động xếp dỡ hàng hóa một cáchan toàn.- Thiết bị xếp dỡ hàng hóa: Là một bộ phận không thể thiếu được tại mỗicảng. Tùy thuộc vào từng loại cảng mà các trang thiết bị đặt trên cầu tàu cũng rấtkhác nhau. Phổ biến nhất với các cảng là thiết bị xếp dỡ hàng hóa cho tàu và cácphương tiện vận tải khác trong bãi. Xu hướng ngày nay, các cảng được trang bịchuyên dụng như: cầu giàn để xếp dỡ container, cẩu chân đế xếp dỡ hàng bách hóa,23 24băng chuyền bốc hàng rời, hệ thống bơm đối với hàng lỏng… Các thiết bị xếp dỡhàng hóa ở cảng phải đảm bảo được hai tính năng quan trọng nhất đó là nâng trọngvà tầm với.- Hệ thống kho bãi bảo quản hàng hóa: Hàng hóa đi và đến cảng có thể phảilưu lại một thời gian nhất định tại các cảng. Hệ thống kho bãi được sử dụng để bảoquản hàng hóa trong thời gian hàng hóa chờ đợi tàu. Xu hướng chuyển thẳng hànghóa từ cảng về tới nơi tiêu thụ đang phát triển, điều này cho phép giảm bớt khônggian kho bãi, tiết kiệm chi phí đầu tư là điều rất đang được quan tâm khi xây dựnghệ thống cảng mới.- Hệ thống giao thông đi và đến cảng: Hệ thống giao thông này có thể đượcchia thành hai loại: giao thông đường thủy và giao thông nội địa (đường bộ, đườngsắt, đường ống).- Các trang thiết bị khác: Các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của cảngnhư hệ thống thông tin để có thể liên hệ tới mọi vùng của đất nước và trên thế giới.Các trang thiết bị phục vụ cho việc điều hành cảng, hệ thống cứu hỏa, trung tâmphân phối điện năng, hệ thống an ninh, hệ thống kiểm tra…1.1.1.5 Xu hướng phát triển cảng biển trên thế giới* Xu hướng mở rộng chức năngMô hình phát triển cảng biển trong tương lai là tổ hợp chức năng cơ bản:cảng trung tâm, Trung chuyển và Trung tâm Logistics.Cảng trung tâm: Mức độ cạnh tranh giữa các cảng trung tâm ngày càng khốcliệt do các cảng của quốc gia đang nổi được đầu tư phát triển để cạnh tranh với cáccảng của quốc gia phát triển. Do sự cạnh tranh, các liên minh hàng hải và các hãngtầu có lợi thế trong đàm phán để sử dụng cảng hoặc quyết định cảng đến. Các cảngđang mất lợi thế đàm phán và bắt buộc phải có mớn nước sâu, chất lượng dịch vụ,năng suất, hiệu quả, kết cấu hạ tầng giao thông nội địa. Điều đó có nghĩa phải đượcđầu tư phát triển để thu hút khách hàng.Để đảm bảo cảng trung tâm thành công cần có các yếu tố: Vị trí địa lí: Gầncác tuyến hàng hải chủ yếu; Thời gian phục vụ tầu nhanh; Chất lượng dịch vụ, hiệu24 25quả và năng suất; Cước phí hợp lí; Mớn nước sâu, tiếp nhận tầu có trọng tải lớn, thiếtbị hiện đại; Mạng lưới vận chuyển bao trùm các cảng feeder xung quanh; Có trungtâm logistics hỗ trợ các dịch vụ gia tăng giá trị; Thủ tục, giấy tờ đơn giản; Công nghệthông tin hiện đại; Hạ tầng cho vận tải đa phương thức – kết nối mạng giao thông nộiđịa và các trung tâm phân phối; Sự phát triển kinh tế của miền hậu phương.Các trung tâm logistics: Toàn cầu hóa là nhân tố tác động mạnh nhất đến cáckhuynh hướng của kinh tế thế giới, thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ kinh tế, chính trịgiữa các quốc gia. Toàn cầu hóa đã tạo dựng một thị trường chung và các doanhnghiệp tập trung vào việc tối đa ưu thế cạnh tranh khi tìm kiếm nguồn cung và cungứng sản phẩm. Rất nhiều nhân tố như tiêu chuẩn hóa các cấu thành sản phẩm, chiphí vận tải thấp và cách mạng công nghệ thông tin đã tạo khả năng cho các công tytìm kiếm nguồn đầu vào và cung ứng đầu ra cho thị trường thế giới.Một trong những khuynh hướng cơ bản của cảng là phát triển các khu vựcsau cảng thành trung tâm logistics hoặc khu thương mại tự do để thực hiện các hoạtđộng logistics bổ sung giá trị và thu hút các công ty logistics thế giới. Lợi thế củacác khu vực định hướng logistics là thu hút đầu tư nước ngoài và tạo việc làm, đồngthời nó cũng đảm bảo luồng hàng cho cảng. Rất nhiều cảng đã định hướng pháttriển thành cảng trung tâm để tận dụng những lợi thế này thông qua việc xây dựngcác hạ tầng cơ sở cần thiết, tiếp thị các ưu thế và khuyến khích đầu tư. Như vậycạnh tranh giữa các cảng hướng đến trung tâm logistics toàn cầu hoặc trung tâm xếpdỡ toàn cầu ngày càng khốc liệt. Do cạnh tranh giữa các trung tâm logistics, hầu hếtcác cảng đang cố gắng trở thành trung tâm phân phối để thu hút các công tylogistics và các nhà sản xuất quốc tế. Điều này đòi hỏi cảng và sự quyết tâm hỗ trợmạnh mẽ của chính phủ để đảm bảo môi trường kinh doanh ổn định, tin cậy.Với mô hình phát triển cảng trên, hiện trên thế giới có một số cảng đã ápdụng tổ hợp chức năng phát triển cảng, tiêu biểu như: Cảng Hongkong, cảngSingapore, cảng Rotterdam.25 26Sơ đồ thể hiện mô hình phát triển mở rộng chức năng cảng biển.Cảng trung tâmTổng hợp 3 chức năng của cảngTrung chuyển hàng hóaTrung tâm LogisticHình 1. 1 Mô hình mở rộng chức năng cảng biển* Xu hướng mở rộng vùng hấp dẫnVùng hấp dẫn cảng là một khái niệm quan trọng trong địa lý giao thông vận tải.Vùng hấp dẫn cùa cảng được chia thành 2 loại: Vùng hấp dẫn chính: Nơi mà cảngcó vị trí độc quyền thu hút hàng hóa.Vùng hấp dẫn bên ngoài: là vùng cạnh tranh,nơi có từ 2 cảng cạnh tranh phục vụ hàng hóa.Có thể thấy rõ sự thay đổi chức năng của cảng cũng như vùng hấp dẫn củacảng biển qua sơ đồ:BAKhách hàngCảngVùng hấp dẫnVùng cạnh tranhHình 1. 2 Vùng hấp dẫn của cảng biển26 Hàng hóa27Trung tâm phân phối vận tải (Freight Distribution Center – FDC) nằm trongHàng hóavùng hấp dẫn của cảng (hub port), hoạt động như là đầu mối vận tải trung gian. Trungtâm này có nhiệm vụ thu gom, phân phối hàng hóa đến và đi cho cảng chính, kết nốicảng với các khu vực hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua các hệ thống giaothông vận tải nội địa.Vùng đất trước cảngHình 1. 3 Sơ đồ phân phối hàng hóa và kết nối của cảng biển1.1.1.6 Tầm quan trọng của cảng biển đối với một quốc giaThực tế đã chứng minh rằng một quốc gia không có lợi thế về nguồn tàinguyên, nguồn nhân công, nhưng nếu quốc gia đó có biển và có hệ thống cảng biểnđược đầu tư phát triển tối ưu thì quốc gia đó vẫn phát triển mạnh và có vị thế khôngnhỏ trong khu vực và trên thế giới. Singapore, Hongkong là những quốc gia, vùngCảngvệlãnh thổ, do đã đầu tư xây dựng và khai thác tốt hệ thống cảng biển, nên đã thúc đẩy tinhmạnh mẽ sự giao lưu buôn bán giữa các vùng, miền trong nước, cũng như với cácCảngchínhquốc gia trong khu vực và thế giới, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất và tiêu dùngphát triển.Do những ưu thế của vận tải biển so với các phương thức vận tải khác nhưđường bộ, đường sắt, đường hàng không, cho nên khoảng 80% lượng hàng hóa27Vùng hấp d 28được vận chuyển thông qua hệ thống cảng biển. Chính vì vậy, việc phát triển hệthống cảng biển, khai thác tối ưu hệ thống cảng biển sẽ tạo điều kiện thuận lợi choviệc vận chuyển hàng hóa đến các vùng miền trên cả nước cũng như phát triển hoạtđộng thương mại quốc tế của quốc gia đó với các quốc gia khác trên thế giới.Nhận thức được tầm quan trọng của cảng biển và phải coi trọng đầu tư vàoxây dựng và khai thác hệ thống cảng biển, trong chiến lược phát triển kinh tế biểnđến năm 2020, Chính phủ Việt Nam đã xác định phải phấn đấu để Việt Nam trởthành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyềnquốc gia trên biển, phấn đấu kinh tế biển đóng góp khoảng 53-55% GDP, 55-60%kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện mộtbước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển.Từ đây, đặt ra một yêu cầu về vốn đầu tư và hoạt động vốn đầu tư khai tháccảng biển phải được coi trọng và thực thi có hiệu quả. Đầu tư phát triển và khai tháccảng biển có tác động tới toàn bộ hoạt động của ngành hàng hải nói riêng, ngànhGTVT nói chung và nhiều ngành kinh tế khác; đầu tư phát triển và khai thác tốtcảng biển sẽ có tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, vùng, đến phát triểncông nghệ ngành hàng hải, ảnh hưởng đến việc làm, nâng cao chất lượng đội ngũlao động và do đó ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của ngành.1.1.2 Khai thác cảng biển1.1.2.1 Khái niệm:Khai thác cảng biển là quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh,đảm bảo hàng hóa thông qua cảng trong điều kiện thuận lợi nhất.Khai thác cảng biển thường bao gồm các hoạt động:- Lập kế hoạch sắp xếp và theo dõi tình hình điều động tàu ra vào cảng:Việc đưa tàu ra vào sớm, không kéo dài ngày tàu ở cảng sẽ làm tăng sức cạnhtranh của cảng. Đội ngũ hoa tiêu đóng góp phần quan trọng trong việc điều độngtàu ra vào cảng.- Quản lý và khai thác các phương tiện hỗ trợ vận tải thủy, quản lý luồnglạch, thủy triều: Để đưa tàu thuận tiện trong việc ra vào các cảng có thể sử dụng28FDC 29phương tiện hỗ trợ vận tải thủy; đồng thời tận dụng lợi thế của thủy triều để giảmviệc phải chuyển tải hàng hóa đối với các tàu cỡ lớn.- Quản lý và theo dõi tình hình cầu bến: Để đảm bảo không bị ùn tắc cục bộ,việc theo dõi tàu vào bến làm hàng là rất cần thiết. Sắp xếp, theo dõi không để tìnhtrạng tàu neo đậu ngoài vùng chờ mà cầu tàu để trống, không làm hàng.- Lập kế hoạch khai thác bốc xếp giải phóng tàu: Sau khi tàu vào bến, cầnhuy động các trang thiết bị xếp dỡ phù hợp, tăng tốc độ giải phóng tàu. Xếp ca,máng làm hàng phù hợp.- Lưu kho bãi, giao nhận hàng hóa tổng hợp, quản lý bãi hàng và các dịch vụkho bãi: Ưu tiên việc xếp dỡ hàng hóa lên trực tiếp các phương tiện vận tải để giảmthiểu chi phí cho chủ hàng, nhưng với những trường hợp cần sử dụng kho bãi, phảicó biện pháp quản lý khai thác kho bãi phù hợp, để tăng doanh thu cho cảng quaviệc sử dụng kho bãi và xếp dỡ hàng hóa.* Trong xu thế hiện nay, xuất hiện các nhà khai thác cảng toàn cầuViệc tăng lưu lượng thương mại vận tải biển và sử dụng tầu có trọng tải lớnđặt ra đòi hỏi về chất lượng và năng suất dịch vụ xếp dỡ. Tư nhân hóa các hoạtđộng cảng trên thế giới đã làm tăng sự tham gia của các nhà khai thác cảng toàncầu, đặc biệt đối với cảng container.Các nhà khai thác cảng toàn cầu xúc tiến thâm nhập vào thị trường xếp dỡcontainer nhằm tăng năng lực cạnh tranh thông qua việc thiết lập mạng lưới toàncầu. Xúc tiến liên kết dọc của các nhà khai thác cảng dưới dạng liên kết và thâutóm, đầu tư cảng container ở các quốc gia khác thông qua liên doanh với các côngty nước chủ nhà, với các nhà khai thác cảng khác hoặc với các hãng tầu.Các nhà khai thác cảng hàng đầu đã thực hiện các chiến lược đa dạng hướngtới kiểm soát phần lớn chuỗi cung ứng với nhận thức rõ ràng là chuỗi vận tải đượcxem như một hệ thống hợp nhất tổng thể. Ý tưởng ‘cửa đến cửa’ đã biến các nhàkhai thác cảng thành các tập đoàn logistics. Các dịch vụ bao gồm kho bãi, phânphối, dịch vụ logistics gia tăng giá trị như định hướng khách hàng địa phương. Rấtnhiều nhà khai thác cảng thực hiện vận tải đa phương thức để tạo lên cầu nối giữacảng và nội địa.29