Mưa heo gió mèo là gì

1. Dẫu mà trời còn làm mưa lâu dài
Giọt buồn giọt tủi đêm ngày
Cây cột mẹ gui mái lá nghèo cũng đừng dột xiêu.

Dẫu mà cơn nắng bấy lâu
Mà dây bầu mày còn không héo
Mới mưa dầm mày lại héo dây.

Cha ơi, sao cha chưa về
Nhà trên bếp dưới vắng tanh
Ðợi với trông mỏi mòn ngoài kia mưa dầm
Cha còn dầm mưa tàn cơn mưa dầm
Mẹ gần về chưa?

[ĐK:]
Trời sa mưa giông cho mưa héo gió mèo
Cây cầu cha bắt qua sông
Ðể mẹ về nước tuột nuộc dây.

Trời sa mưa giông thưa buồn
Con bãi đưa đò cũng lạnh lùng
Bỏ mặt dòng sông
Nên không có chuyến đò nào đưa.

2. Dẫu mà trời còn ngàn năm cứ mưa hoài
Ðể thèm thuồng giọt nắng rớt sau hè
Con vẫn ngồi nhen bếp lửa hồng nuôi ngọn đèn trông.

Thế nào tia nắng cũng lên trên giàn bầu
Mẹ trồng cha hái buổi cơm nghèo
Chén canh cá cắm câu.

Nếu chỉ xem xét ý nghĩa chung, ý nghĩa tổng thể thì thành ngữ đèo heo hút gió là một thành ngữ đơn giản, dễ hiểu. Trước hết, người Việt thường dùng thành ngữ này để chỉ nơi rừng núi hoang vu, thiếu vắng người qua lại.

Cái Xuân gặp anh bộ đội nào đó ở chốn đèo heo hút gió này là một điều mừng, hãy để cho họ tận hưởng niềm vui nghiêm chỉnh ấy nên thôi không úm nữa”. (Xuân Thiều/ Trời xanh).

Trong tiếng Việt, thành ngữ đèo heo hút gió còn biểu hiện ý nghĩa “xa xôi, cách trở của những vùng, miền, của những đường đi lối lại nói chung”. Thí dụ: “Hiện nay bát hoa men đã tới quê tôi nhưng một số nơi quá đèo heo hút gió hãy còn dùng bát vỡ, móng tre” (Văn nghệ 9-1960). “Trước kia tôi hoàn toàn không biết rằng đi trên những thiên lý đường đi, dù đường đèo heo hút gió xa lắc mấy trùng cũng không ai bỏ đường ra đấy cho thiên cho địa” (Xuân Diệu. “Đi trên đường lớn”). Dù hiểu với ý nghĩa nào thì thành ngữ đèo heo hút gió đều được nói về sự xa vắng, cách trở, gây cảm giác hoang sơ, buồn lặng và cô đơn. Tuy nhiên, muốn hiều rõ từng từtừng chữ trong thành ngữ thì lại không đơn giản. Cho đến nay, cách nghĩ các chữ heo, hút trong đèo heo hút gió chưa thống nhất. Phần lớn mọi người đều nhận thức heo, hút là hai yếu tố của một từ phức heo hút với nghĩa “ở vào nơi vắng và khuất, gây cảm giác buồn và cô đơn”. Theo đó, thành ngữ đèo heo hút gió là kết quả của sự giao kết ba từ đèo-heo hút-gió. Ưu thế của cách hiểu này là giải thích rõ được hết mọi từ trong thành ngữ. Nhưng, ở đây cũng bộc lộ những bất hợp lý, khó có thể biện minh được. Trước hết trong tiếng Việt, heo hút không có khả năng kết hợp với gió. Heo hút thường đi sau các danh từ chỉ vị trí, địa danh chứ không thể đứng trước hoặc sau các danh từ chỉ hiện tượng thiên nhiên như mưa, gió, sấm, chớp,... để bổ nghĩa về tính chất “xa vắng cách trở, cô đơn”. Hơn nữa, nếu xem heo hút là một từ như cách hiểu này, người ta không giải thích được dạng thức hút gió đèo heo vốn là một biến thể của thành ngữ đèo heo hút gió. Thí dụ: “Họ tống đến nơi quân dịch đang gào, nơi hút gió đèo heo” (Trinh Đường. “Hoa gạo”).

Từ những bất hợp lý trên, chúng ta phải nghĩ đến hướng tìm tòi khác để giải thích các chữ heo, hút cho hợp lý. Điều cần được chú ý trước nhất là phải dựa vào luật đối và điệp, vốn rất phổ biến trong cách cấu tạo thành ngữ tiếng Việt. Theo hướng này, đèo heo hút gió được xem xét trên cơ sở đối ý đối lời. Ở thành ngữ này có sự đối ý giữa đèo heo và hút gió và đối lời giữa đèo và hút, giữa heo và gió. Ở cặp đối heo và gió, chúng ta dễ nhận ra heo và gió cùng nghĩa. Ta có thể nhận thấy heo có nghĩa như gió trong heo may, trời hanh heo. Heo chính là gió lạnh mùa thu – đông, một thứ gió hanh khô, gây cho da nứt nẻ. Ở cặp đèo và hút thì chỉ có từ hút là phải làm rõ nghĩa. Như đều biết, trong tiếng Việt vốn có từ hút với nghĩa động từ chỉ “hoạt động cuốn theo luồng, theo dòng, làm cho nước và khí, gió xoay tròn”. Động từ hút được chuyển thành danh từ chỉ luồng nơi tập trung dòng chảy, luồng xoáy như hút nước, hút gió. Chữ hút trong thành ngữ đèo heo hút gió là từ hút danh từ này. Vậy là, nhờ có những cứ liệu trên, chúng ta đều thấy rõ thành ngữ đèo heo hút gió hoàn toàn tuân thủ theo luật đối điệp và tương hợp về từ loại cũng như về ý nghĩa. Đây là dạng thức thường gặp trong cấu trúc thành ngữ tiếng Việt, lệ như chân lấm tay bùn, lòng chim dạ cá, lòng son dạ sắt. Điều đó càng được khẳng định chắc chắn hơn khi nhận thấy một biến thể khác của thành ngữ đèo heo hút gió là đèo mây hút gió hoàn toàn hiện rõ nguyên hình là một thành ngữ đối và điệp. Ví dụ: “Có người bị giặc truy bức đành bỏ quê hương, lạc loài đến vùng đèo mây hút gió để kiếm sống như nghệ sỹ Ngọc Cần ở Plâyku” (Văn học nghệ thuật 11-1976).

Xa quê nghe "Sa mưa giông" của Bắc Sơn.
Nhớ quá Ba Mẹ, nhớ mái lá tuổi thơ,
nhớ kinh Tam Sóc - Sóc Trăng và cánh đồng Đại'n Tân.

Nhạc sĩ: Bắc Sơn.


Dẫu mà trời còn làm mưa lâu dài, giọt buồn giọt tủi đêm ngày, cây cột mè rui... mái lá nghèo... cũng đừng dột xiêu! Dẫu mà cơn nắng bấy lâu, mà dây bầu mày còn không héo, mới mưa dầm mày lại héo dây.

Cha ơi, sao cha chưa về, nhà trên bếp dưới vắng tanh. Đợi với trông mỏi mòn. Ngoài kia mưa dầm, cha còn dầm mưa. Tàn cơn mưa dầm, mẹ gần về chưa?

Trời sa mưa giông, cho mưa heo gió mèo! Cây cầu cha bắc qua sông để mẹ về, nước tuột nuộc dây! Trời sa mưa giông! Thua buồn, con bãi đưa đò cũng lạnh lùng bỏ mặc dòng sông nên không có chuyến đò nào đưa.

Dẫu mà trời còn ngàn năm cứ mưa hoài, để thèm thuồng giọt nắng rớt sau hè, con vẫn ngồi nhen bếp lửa hồng nuôi ngọn đèn chong. Thế nào tia nắng cũng lên trên giàn bầu. Mẹ trồng cha hái, bữa cơm nghèo... chén canh cá cắm câu.