Nêu thành tựu khoa học kỷ thuật đưa Liên Xô bước vào kỷ nguyên chinh phục vũ trụ

Hãy nêu những tiến bộ về khoa học – kĩ thuật và những hạn chế của việc áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất ( như môi trường bị ô nhiễm, tai nạn giao thông, dịch bệnh...)

Chi tiết Chuyên mục: Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học-kĩ thuật

* Thành tựu:

     + Khoa học cơ bản: Thu những thành tựu trong ngành Toán, Vật lý, Hóa, Sinh được ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất.

     + Công cụ sản xuất mới: Máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động.

     + Tìm ra nguồn năng lượng mới: Năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, thủy triều ...

     + Sáng chế ra vật liệu mới: Chất Pôlime

     + Cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp đã khắc phục được nạn thiếu lương thực thực phẩm.

     + Giao thông vận tải và thông tin liên lạc có máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa siêu tốc, vệ tinh nhân tạo phát sóng truyền hình rất hiện đại.

     + Chinh phục vũ trụ.

* Thành tựu quan trọng đáng chú ý nhất là chinh phục vũ trụ, vì nhờ có thành tựu này mà con người khám phá ra những bí mật của vũ trụ để phục vụ đắc lực cho cuộc sống con người trên trái đất.

* Hạn chế:

     + Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nặng (khí quyển, đại dương, sông hồ…)

     + Chế tạo ra các lọai vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống.

     + Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, giao thông, dịch bệnh và tệ nạn xã hội.

Xem tiếp...

Tại sao nói: “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc”?

Chi tiết Chuyên mục: Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay

- Thời cơ: Là có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

- Thách thức: Nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ hòa tan.

- Là vì các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, văn hóa, nhân lực còn nhiều hạn chế với sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới. Việc giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Nếu không nắm bắt thời cơ thì sẽ bị tụt hậu so với các dân tộc khác. Nếu nắm bắt thời cơ nhưng không có đường lối chính sách đúng đắn phù hợp sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

- Vì vậy mỗi dân tộc đều có những chính sách, đường lối phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc.

- Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, đường lối phù hợp. Nhờ đó, đất nước ta từng bước phát triển hoà nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới.

Xem tiếp...

Em hãy nêu những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay

1. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ một nước là Liên Xô đã trở thành hệ thống thế giới. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, quân sự, trở thành một lực lượng hùng mạnh vẻ chính trị ; nhưng do còn tồn tại những hạn chế nên cuối cùng chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

2. Phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Á, Phi, Mĩ La-tinh chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân phát triển mạnh mẽ và đã giành được thắng lợi: hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi đã ra đời, chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ; song các nước này đang gặp phải những khó khăn rất lớn trong quá trình xây dựng đất nước.

3. Hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa được củng cố, các nước tư bản có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, đặc biệt MI vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, ráo riết theo đuổi mưu đồ làm bá chủ thế giới. Xu thế liên kết kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trong các nước tư bản, tiêu biểu là sự ra đời của Cộng đồng châu Âu.

4. Trật tự thế giới hai cực Ianta được xác lập do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu. Thế giới chia thành hai phe, căng thẳng, đối đầu nhau trong cuộc chạy đua "Chiến tranh lạnh" và khi "Chiến tranh lạnh" chấm dứt (1989) xu thế hoà hoãn và đối thoại trở thành xu thế chính trong quan hệ quốc tế.

5. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai diễn ra và đã đạt được những thành tựu vượt bậc, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của văn minh nhân loại.

Xem tiếp...

Hãy nêu những tiến bộ về khoa học – kĩ thuật và những hạn chế của việc áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất ( như môi trường bị ô nhiễm, tai nạn giao thông, dịch bệnh...)

Chi tiết Chuyên mục: Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học-kĩ thuật

* Thành tựu:

     + Khoa học cơ bản: Thu những thành tựu trong ngành Toán, Vật lý, Hóa, Sinh được ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất.

     + Công cụ sản xuất mới: Máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động.

     + Tìm ra nguồn năng lượng mới: Năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, thủy triều ...

     + Sáng chế ra vật liệu mới: Chất Pôlime

     + Cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp đã khắc phục được nạn thiếu lương thực thực phẩm.

     + Giao thông vận tải và thông tin liên lạc có máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa siêu tốc, vệ tinh nhân tạo phát sóng truyền hình rất hiện đại.

     + Chinh phục vũ trụ.

* Thành tựu quan trọng đáng chú ý nhất là chinh phục vũ trụ, vì nhờ có thành tựu này mà con người khám phá ra những bí mật của vũ trụ để phục vụ đắc lực cho cuộc sống con người trên trái đất.

* Hạn chế:

     + Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nặng (khí quyển, đại dương, sông hồ…)

     + Chế tạo ra các lọai vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống.

     + Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, giao thông, dịch bệnh và tệ nạn xã hội.

Xem tiếp...

Bài tập Sách giáo khoa

Trả lời câu hỏi Sử 9 Bài 1 trang 4

(trang 4 sgk Lịch Sử 9): - Công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh ở Liên Xô diễn ra như thế nào?

Trả lời:

- Để tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, ngay từ đầu năm 1946, Đảng và nhà nước Xô Viết đã đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế đất nước với kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946-1950).

- Các tầng lớp nhân dân Liên Xô đã sôi nổi thi đua, lao động quên mình để thực hiện kế hoạch.

* Kết quả:

+ Về kinh tế:

- Hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946-1950) trước thời hạn 9 tháng.

- 1950, sản xuất công nghiệp tăng 73%.

- Hơn 6000 nhà máy được khôi phục và xây dựng.

- Một số ngành sản xuất nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh.

- Đời sống nhân dân được cải thiện.

+ Về khoa học-kĩ thuật: 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.

Trả lời câu hỏi Sử 9 Bài 1 trang 5

(trang 5 sgk Lịch Sử 9): - Hãy nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

Trả lời:

+ Sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 9,6%. Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ, chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp của toàn thế giới.

+ Khoa học-kĩ thuật:

- Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

- Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu "Phương Đông" đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất.

(trang 5 sgk Lịch Sử 9): - Qua sách báo đã đọc, em hãy kể một số chuyến bay của các nhà du hành vũ trụ Liên Xô trong những năm 60 của thế kỉ XX.

Trả lời:

Nhà du hành vũ trụ Liên Xô Yuri Alekseievich Gagarin trở thành con người đầu tiên vào vũ trụ khi ông vào quỹ đạo Trái Đất trên con tàu Vostok 1 của Liên Xô vào 12 tháng 4 1961, ngày này bây giờ trở thành một ngày lễ ở Nga và một số nước. Ông bay vòng quanh Trái Đất trong 108 phút. 23 ngày sau đó, trên phi vụ Freedom 7, Alan Shepard là người Mỹ đầu tiên bay vào không gian (nhưng chưa vào quỹ đạo Trái Đất), và John Glenn, trong Friendship 7, trở thành người Mỹ đầu tiên bay vòng quanh quỹ đạo Trái Đất, bay được 3 vòng vào ngày 20 tháng 2 năm 1962.

(trang 7 sgk Lịch Sử 9): - Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu đã ra đời trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

Khi Hồng quân Liên Xô truy kích tiêu diệt quân đội phát xít Đức đến tận sào huyệt Béc-lin, nhân dân và các lực lượng vũ trang các nước nổi dậy giành chính quyền dân chủ nhân dân.

(trang 7 sgk Lịch Sử 9): - Để hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu đã thực hiện những nhiệm vụ gì?

Trả lời:

- Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân.

- Cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp lớn của tư bản.

- Ban hành các quyền tự do dân chủ.

Việc hoàn thành nhiệm vụ trên trong hoàn cảnh cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt, đã đập tan mọi mưu đồ của các thế lực đế quốc phản động.

(trang 7 sgk Lịch Sử 9): - Những nhiệm vụ chính của các nước Đông Âu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là gì?

Trả lời:

- Xóa bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản, đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể thông qua hình thức hợp tác xã.

- Tiến hành công nghiệp hoá nhằm xoá bỏ tình trạng nghèo nàn, lạc hậu từ lâu đời, xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

(trang 7 sgk Lịch Sử 9): - Hãy nêu những thành tựu mà các nước Đông Âu đã đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trả lời:

- Tới đầu những năm 70 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu đã trở thành những nước công - nông nghiệp. Bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước đã thay đổi căn bản và sâu sắc.

- Trước chiến tranh, An-ba-ni là nước nghèo nhất châu Âu. Tới năm 1970, nền công nghiệp đã được xây dựng, cả nước đã được điện khí hoá.

- Năm 1975, tổng sản phẩm công nghiệp của Bun-ga-ri tăng 55 lần so với năm 1939.

- Vốn là nước đã có những cơ sở công nghiệp, tới lúc này Tiệp Khắc được xếp vào hàng các nước công nghiệp phát triển, chiếm 1,7% sản lượng công nghiệp thế giới.

- Mặc dù có nhiều hạn chế về tài nguyên thiên nhiên, Cộng hoà Dân chủ Đức đã đạt được những thành tích đáng kể, sản xuất tăng gấp 5 lần, thu nhập quốc dân tăng 4 lần so với năm 1949.

Câu 1 (trang 8 sgk Sử 9): Hãy nêu những cơ sở hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa

Lời giải:

- Liên Xô và Đông Âu đều có chung một mục tiêu là xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Cùng chung hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê-nin.

- Đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Câu 2 (trang 8 sgk Sử 9): Hãy trình bày mục đích ra đời và những thành tích của Hội đồng tương trợ kinh tế trong những năm 1951-1973.

Lời giải:

- Mục đích: giúp đỡ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước thành viên, hỗ trợ nhau trong nghiên cứu khoa học.

- Thành tựu:

+ Tốc độ tăng trưởng công nghiệp 10% /năm.

+ Thu nhập quốc dân (1950 – 1973) tăng 5,7 lần.

+ Liên Xô cho các nước trong khối vay 13 tỉ rúp, viện trợ không hoàn lại 20 tỉ rúp.

Bài tập Sách bài tập

 Bài tập 1 trang 3 VBT Lịch Sử 9: Đánh dấu X vào ô trống trước những ý phản ánh đúng tình hình Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Là nước chịu nhiều tổn thất nặng nề nhất, nền kinh tế đất nước phát triển chậm lại tới 10 năm.
Được hưởng nhiều quyền lợi kinh tế và chính trị.
Bị các nước đế quốc can thiệp, xâu xé.
Là nước chịu nhiều tổn thất nặng nề nhất, lãnh thổ đất nước thuộc phần châu Âu bị tàn phá trở nên hoang tàn, nền kinh tế đất nước phát triển chậm lại tới 10 năm.
Là nước giàu lên nhanh chóng nhờ chiến tranh

Lời giải:

Là nước chịu nhiều tổn thất nặng nề nhất, nền kinh tế đất nước phát triển chậm lại tới 10 năm.
Được hưởng nhiều quyền lợi kinh tế và chính trị.
Bị các nước đế quốc can thiệp, xâu xé.
xLà nước chịu nhiều tổn thất nặng nề nhất, lãnh thổ đất nước thuộc phần châu Âu bị tàn phá trở nên hoang tàn, nền kinh tế đất nước phát triển chậm lại tới 10 năm.
Là nước giàu lên nhanh chóng nhờ chiến tranh

Bài tập 2 trang 4 VBT Lịch Sử 9: Điền vào ô trống bên phải những nội dung phù hợp với cột bên trái nhằm nêu được các bước phát triển của kinh tế Liên Xô sau kế hoạch năm năm lần thứ tư (1946 – 1950)

Lời giải:

Nêu thành tựu khoa học kỷ thuật đưa Liên Xô bước vào kỷ nguyên chinh phục vũ trụ

Bài tập 3 trang 4 VBT Lịch Sử 9: khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng về phương hướng chính trong các kế hoạch dài hạn của Liên Xô những năm 50-60 của thế kỉ XX.

A. Đưa Liên Xô tiến lên chủ nghĩa cộng sản.

B. đưa Liên Xô trở thành cường quốc số 1 thế giới

C. Ưu tiên phong trào cong nghiệp nặng, thực hiện thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh tiến bộ khoa học – kĩ thuật và tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước.

D. Tạo ra khối lượng sản phẩm khổng lồ về công nghiệp và nông nghiệp cho đất nước.

E. Phấn đấu trong thời gian ngắn nhất đưa Liên Xô trở thành nước đứng đầu thế giới về ngành công nghiệp vũ trụ.

Lời giải:

C. Ưu tiên phong trào cong nghiệp nặng, thực hiện thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh tiến bộ khoa học – kĩ thuật và tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước.

Bài tập 4 trang 5 VBT Lịch Sử 9:

Lời giải:

a. Em hãy điền vào cột bên phải những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1950 đến những năm 70 của thế kỉ XX.

Thời gianThành tựu
Năm 1957Phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ
Năm 1961Phóng tàu “Phương Đông”, đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin bay vòng quanh trái đất.
Từ năm 1959 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX

- Liên Xô trở thành cường quốc Công nghiệp thứ hai thế giới.

- Đạt được nhiều thành tựu trong chinh phục vũ trụ:

+ 1964 – 1965, tàu Vaxkốt 1 và Vaxkốt 2 được phóng lên vũ trụ.

+ 1967, trạm tự động “sao hỏa” đã hạ cánh xuống bề mặt sao hỏa.

+ 1970, tàu vũ trụ Luna 16 đã hạ cánh xuống mặt trăng.

b. Em hãy nêu những nét chủ yếu về chính sách đối ngoại của Liên Xô thời kì này.

- Liên Xô chủ trương: duy trì hòa bình, an ninh thế giới; Thực hiện chính sách chung sống hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước; Tích cực ủng hộ cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức.

Bài tập 5 trang 6 VBT Lịch Sử 9: Em hãy điền vào lược đồ tên các nước Đông Âu và mốc thời gian ra đời nhà nước dân chủ nhân dân ở mỗi nước.

Lời giải:

Nêu thành tựu khoa học kỷ thuật đưa Liên Xô bước vào kỷ nguyên chinh phục vũ trụ

- Thời gian ra đời của các nước Đông Âu:

+ Ba Lan: 1944

+ Ru-ma-ni: 1944

+ Hung-ga-ri: 1945

+ Tiệp Khắc: 1945

+ Nam Tư: 1945

+ An-ba-ni: 1945

+ Bun-ga-ri: 1946

Bài tập 6 trang 6-7 VBT Lịch Sử 9: Đánh dấu X vào ô trống trước ý chỉ đúng nhiệm vụ mà các nước Đông Âu đã thực hiện trong những năm 1945 đến 1949 để hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân.

Đấu tranh chống thế lực thù địch trong và ngoài nước.
Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân, tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa những xí nghiệp lớn của tư bản nước ngoài và trong nước, thực hiện các quyền tự do, dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân.
Thực hiện các chính sách tiến bộ về chính trị, kinh tế, xã hội để củng cố nhà nước mới.
Tranh thủ sự giúp đỡ vè mọi mặt của Liên Xô để phát triển nền kinh tế đất nước.
Củng cố bộ máy chính quyền ở trung ưng và địa phương, thực hiện các quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân.

Lời giải:

Đấu tranh chống thế lực thù địch trong và ngoài nước.
xXây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân, tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa những xí nghiệp lớn của tư bản nước ngoài và trong nước, thực hiện các quyền tự do, dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân.
Thực hiện các chính sách tiến bộ về chính trị, kinh tế, xã hội để củng cố nhà nước mới.
Tranh thủ sự giúp đỡ vè mọi mặt của Liên Xô để phát triển nền kinh tế đất nước.
Củng cố bộ máy chính quyền ở trung ưng và địa phương, thực hiện các quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân.

Bài tập 7 trang 7 VBT Lịch Sử 9: Em hãy nêu nhiệm vụ chính của các nước Đông Âu khi bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Lời giải:

- Nhiệm vụ chính của các nước Đông Âu:

+ Xóa bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản

+ Đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể qua hình thức hợp tác xã.

+ Tiến hành công nghiệp hóa nhằm xóa bỏ tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

Bài tập 8 trang 7 VBT Lịch Sử 9: Hãy nối ô ở cột A (tên nước) với ô ở cột B (thành tựu đạt được) ở mỗi nước Đông Âu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

Lời giải:

Nêu thành tựu khoa học kỷ thuật đưa Liên Xô bước vào kỷ nguyên chinh phục vũ trụ