Người mua trả tiền trước ngắn hạn là gì năm 2024

là một khái niệm phổ biến đối với tất cả những ai đang tham gia vào hoạt động của nền kinh tế, từ kinh doanh đến kế toán, tài chính… Trong bài viết lần này, SSBM Việt Nam sẽ tổng hợp lại những quy định chi tiết về khái niệm nợ ngắn hạn và ý nghĩa của nó đối với tài chính doanh nghiệp.

Nợ ngắn hạn là một khoản tiền mà doanh nghiệp sử dụng để xoay vòng vốn nhanh chóng, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nợ ngắn hạn được định nghĩa và quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC và chuẩn mực kế toán Việt Nam số 18:

“Nợ ngắn hạn là các khoản nợ doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong thời hạn không quá một năm hoặc trong một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường, như: các khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, các khoản phải trả ngắn hạn, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước…”

Người mua trả tiền trước ngắn hạn là gì năm 2024
Nhưng khoản nợ có thời hạn thanh toán dưới 1 năm được gọi là nợ ngắn hạn

Nợ ngắn hạn thường được thanh toán bằng tài sản lưu động, là những tài sản được sử dụng hết trong vòng một năm, bao gồm tiền mặt hoặc các khoản phải thu từ khách hàng.

  • Xem thêm: Học MBA tại Việt Nam và những cơ hội trong nền kinh tế thị trường mới

2. Nợ ngắn hạn bao gồm những gì?

Trên bảng cân đối kế toán, nợ ngắn hạn bao gồm 14 chỉ tiêu đã được quy định chi tiết trong Thông tư 200/2014/TT-BTC:

2.1. Phải trả người bán ngắn hạn (Mã số 311)

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải trả cho người bán có thời hạn thanh toán còn lại không quá 12 tháng hoặc trong một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo.

2.2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn (Mã số 312)

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền người mua ứng trước để mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định, bất động sản đầu tư và doanh nghiệp có nghĩa vụ cung cấp không quá 12 tháng hoặc trong một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo (không bao gồm các khoản doanh thu nhận trước).

2.3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 313)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số các khoản doanh nghiệp còn phải nộp cho Nhà nước tại thời điểm báo cáo, bao gồm cả các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.

Người mua trả tiền trước ngắn hạn là gì năm 2024
Thuế cũng được xem là 1 dạng nợ ngắn hạn

2.4. Phải trả người lao động (Mã số 314)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp còn phải trả cho người lao động tại thời điểm báo cáo.

2.5. Chi phí phải trả ngắn hạn (Mã số 315)

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các khoản nợ còn phải trả do đã nhận hàng hóa, dịch vụ nhưng chưa có hóa đơn hoặc các khoản chi phí của kỳ báo cáo chưa có đủ hồ sơ, tài liệu nhưng chắc chắn sẽ phát sinh cần phải được tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh và sẽ phải thanh toán trong vòng 12 tháng hoặc trong chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tiếp theo tại thời điểm báo cáo, như trích trước tiền lương nghỉ phép, lãi vay phải trả…

2.6. Phải trả nội bộ ngắn hạn (Mã số 316)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải trả nội bộ có kỳ hạn thanh toán còn lại không quá 12 tháng hoặc trong một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo (ngoài phải trả về vốn kinh doanh) giữa đơn vị cấp trên và đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc và giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong một doanh nghiệp.

2.7. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (Mã số 317)

Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa tổng số tiền luỹ kế khách hàng phải thanh toán theo tiến độ kế hoạch lớn hơn tổng số doanh thu đã ghi nhận luỹ kế tương ứng với phần công việc đã hoàn thành đến cuối kỳ báo cáo của các hợp đồng xây dựng dở dang.

2.8. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn (Mã số 318)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh thu chưa thực hiện tương ứng với phần nghĩa vụ mà doanh nghiệp sẽ phải thực hiện trong vòng 12 tháng tiếp theo hoặc trong một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo.

2.9. Phải trả ngắn hạn khác (Mã số 319)

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải trả khác có kỳ hạn thanh toán còn lại không quá 12 tháng hoặc trong một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo, ngoài các khoản nợ phải trả đã được phản ánh trong các chỉ tiêu khác, như: Giá trị tài sản phát hiện thừa chưa rõ nguyên nhân, phải nộp cho cơ quan BHXH, KPCĐ, các khoản nhận ký cược, ký quỹ ngắn hạn…

2.10. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn (Mã số 320)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị các khoản doanh nghiệp đi vay, còn nợ các ngân hàng, tổ chức, công ty tài chính và các đối tượng khác có kỳ hạn thanh toán còn lại không quá 12 tháng tại thời điểm báo cáo.

2.11. Dự phòng phải trả ngắn hạn (Mã số 321)

Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng cho các khoản dự kiến phải trả không quá 12 tháng hoặc trong chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tiếp theo tại thời điểm báo cáo, như dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng, dự phòng tái cơ cấu, các khoản chi phí trích trước để sửa chữa TSCĐ định kỳ, chi phí hoàn nguyên môi trường trích trước… Các khoản dự phòng phải trả thường được ước tính, chưa chắc chắn về thời gian phải trả, giá trị phải trả và doanh nghiệp chưa nhận được hàng hóa, dịch vụ từ nhà cung cấp.

2.12. Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Mã số 322)

Chỉ tiêu này phản ánh Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ thưởng ban quản lý điều hành chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.

2.13. Quỹ bình ổn giá (Mã số 323)

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị Quỹ bình ổn giá hiện có tại thời điểm báo cáo.

2.14. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ (Mã số 324)

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị trái phiếu Chính phủ của bên bán khi chưa kết thúc thời hạn hợp đồng mua bán lại tại thời điểm báo cáo.

  • Xem thêm: Phối hợp nợ để tạo nên đòn bẩy tài chính

3. Nợ ngắn hạn phản ánh điều gì đối với sức khỏe tài chính

Vậy, kết quả tính toán nợ ngắn hạn có ý nghĩa như thế nào khi phản ánh sức khỏe tài chính của doanh nghiệp?

3.1. Khi nợ ngắn hạn giảm

Khi nợ ngắn hạn giảm, bức tranh kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp có thể được nhìn nhận như sau:

  • Doanh nghiệp bắt buộc phải thanh toán sớm các hóa đơn mua hàng cho đối tác, có thể do uy tín của doanh nghiệp trên thị trường vẫn chưa được khẳng định rõ ràng.
  • Thuế và các khoản thanh toán cho nhà nước giảm, có thể do nhiều nguyên nhân điển hình như sự suy yếu trong hoạt động kinh doanh hoặc tái cơ cấu lại cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
  • Các khoản phải trả cho người lao động giảm, đồng nghĩa với việc nguồn nhân lực của doanh nghiệp đang bị thắt chặt lại.
  • Khoản vay nợ và thuê tài chính giảm, cho thấy sự kìm hãm trong tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp hoặc khó khăn trong việc mở rộng quy mô hoạt động.

Nhìn chung, sự suy giảm của nợ ngắn hạn cho thấy doanh nghiệp đang rơi vào giai đoạn khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời đồng tiền trong doanh nghiệp chưa được sử dụng hiệu quả.

Người mua trả tiền trước ngắn hạn là gì năm 2024
Nợ ngắn hạn giảm phản ánh dòng tiền của doanh nghiệp chưa được sử dụng hiệu quả

3.2. Khi nợ ngắn hạn tăng

Ngược lại, khi nợ ngắn hạn tăng lên cũng có nghĩa là doanh nghiệp đang phát triển ổn định và có được uy tín và vị thế kinh doanh nhất định trên thị trường.

Tuy nhiên, nếu nợ ngắn hạn tăng lên một cách mất kiểm soát hoặc không tương xứng với tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp, kết quả hoạt động của doanh nghiệp – điều được thể hiện rõ nét nhất qua khả năng sinh lời – sẽ gánh chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Như vậy, SSBM Việt Nam đã hoàn thành tổng hợp những quy định cơ bản về nợ ngắn hạn tại Việt Nam. Qua đó, việc biết lý thuyết cơ bản và hiểu được cách mà chỉ số này thay đổi sẽ giúp cho nhà quản trị và nhà đầu tư kịp thời nắm bắt và phản ứng với những biến động về sức khỏe tài chính trong doanh nghiệp của mình.

Người mua trả tiền trước ngắn hạn là tài khoản gì?

Tài khoản 312: Người mua trả tiền ứng trước ngắn hạn, xác định theo số dư Có của khoản 131.

Nợ phải trả người bán ngắn hạn là gì?

Nợ phải trả ngắn hạn: Là các khoản nợ mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Đây thường là khoản nợ phát sinh trong các hoạt động kinh doanh hàng ngày như khoản nợ trả người bán, nợ công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp nhà nước,…

Chi phí phải trả ngắn hạn bao gồm những gì?

Chi phí phải trả ngắn hạn là gì?.

Chi phí thuê cửa hàng, văn phòng, nhà xưởng, nhà kho..

Chi phí thuê dịch vụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp..

Chi phí cho những công cụ thuộc tài sản lưu động. ... .

Chi phí bảo hiểm cho doanh nghiệp hoặc là những chi phí mua và trả ngay trong năm..

Tài sản ngắn hạn khác bao gồm những gì?

- Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 150) Như vậy, tài sản ngắn hạn là những tài sản có thời gian tồn tại hoặc sử dụng không quá 1 năm hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh. Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.