Nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường là gì năm 2024

Bộ Tài chính cho biết, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã được Quốc hội thông qua ngày 17/11/2020 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2022, trên cơ sở đó Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; như vậy các căn cứ làm cơ sở ban hành Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06/1/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường đã được thay thế bằng các văn bản pháp quy mới ban hành.

Ngoài ra, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ chi sự nghiệp bảo vệ môi trường của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương; quy định về trách nhiệm của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt, chất lượng môi trường không khí, bảo vệ môi trường đất. Các nội dung, quy định tại các văn bản nêu trên có nội dung thay đổi so với nội dung quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-BTC.

Do đó, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2017/TT-BTC.

Dự thảo sửa đổi, bổ sung quy định về "Nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường của ngân sách trung ương" như sau:

Quản lý chất thải, hỗ trợ xử lý chất thải, bao gồm: điều tra, đánh giá, kiểm soát các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường quy mô liên tỉnh, liên vùng; lập danh mục chất thải; xây dựng tiêu chí về công nghệ, kỹ thuật xử lý chất thải thuộc trách nhiệm của trung ương.

Xử lý, cải tạo, phục hồi chất lượng môi trường, bao gồm: Xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi môi trường đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, gồm: khu vực bị ô nhiễm tồn lưu hóa chất trong chiến tranh; khu vực bị ô nhiễm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật; khu vực đất bị ô nhiễm khác thuộc trách nhiệm xử lý của trung ương; xử lý ô nhiễm môi trường nước mặt sông, hồ liên tỉnh; (bao gồm điều tra, khảo sát, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường; lập kế hoạch, đề án, dự án xử lý, cải tạo, phục hồi chất lượng môi trường; không bao gồm dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công).

Xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường; trang thiết bị để bảo vệ môi trường; quan trắc môi trường, bao gồm: Mua sắm trang thiết bị thay thế; duy trì, vận hành trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của trung ương; hoạt động của hệ thống quan trắc môi trường theo quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia, quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành, lĩnh vực (bao gồm cả vận hành, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa, hiệu chuẩn, kiểm định).

Kiểm tra, thanh tra, giám sát về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc trách nhiệm của trung ương và theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu…

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 02/2017/TT-BTC NGÀY 06 THÁNG 01 NĂM 2017 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ KINH PHÍ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 06 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 14/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 04 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Thông tư số 02/2017/TT-BTC).

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2017/TT-BTC

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 4 như sau:

“1. Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương:

Quy định tại Điều 151 và điểm a khoản 1 Điều 153 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 1 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường”.

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 như sau:

“2. Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương

Quy định tại Điều 152 và điểm a khoản 1 Điều 153 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 1 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Việc phân định cụ thể các nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trường nêu trên của ngân sách địa phương cho các cấp ngân sách ở địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định”.

3. Sửa đổi, bổ sung tên điều và một số khoản của Điều 6 như sau:

  1. Sửa đổi, bổ sung tên Điều 6 như sau:

“Quy định điều kiện hỗ trợ đối với dự án xử lý, cải tạo, phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường thuộc trách nhiệm của Nhà nước theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường”.

  1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:

“1. Nằm trong danh mục khu vực ô nhiễm môi trường thuộc các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ”.

  1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:

“2. Nội dung dự án có tính chất chi thường xuyên”.

4. Sửa đổi khoản 4 Điều 9 như sau:

“Cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực chi sự nghiệp bảo vệ môi trường thực hiện theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 06 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2021/NĐ-CP”.

5. Sửa đổi, bổ sung chi phí lập nhiệm vụ, dự án tại mục 1 Phụ lục số 1 và mục 1 Phụ lục số 2 Thông tư số 02/2017/TT-BTC như sau:

“1. Chi phí lập nhiệm vụ, dự án: gồm chi phí lập đề cương nhiệm vụ, dự án; chi phí thu thập, khảo sát, lấy và gia công phân tích một số mẫu phục vụ lập đề cương (theo quy trình quy phạm kỹ thuật nếu có); phân tích tư liệu, kết quả khảo sát; lựa chọn giải pháp kỹ thuật, thiết kế phương án thi công, tính toán khối lượng công việc và lập dự toán kinh phí; họp hội đồng xét duyệt đề cương, xin ý kiến thẩm định, hoàn thiện cho đến khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

  1. Đối với nhiệm vụ, dự án có định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Dự toán chi phí được tính trên cơ sở khối lượng (x) đơn giá dự toán.
  1. Đối với nhiệm vụ, dự án chưa có định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá dự toán: Dự toán chi phí tính theo tỷ lệ % trên chi phí trực tiếp nhiệm vụ, dự án; mức cụ thể như sau:

Hạng mục công việc

Chi phí trực tiếp (tỷ đồng)

≤ 5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

Nhiệm vụ, dự án sử dụng kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường (%)

1,60

1,00

0,80

0,70

0,64

0,58

0,53

0,48

0,44

0,40

Đối với nhiệm vụ, dự án có chi phí thực hiện lớn hơn 50 tỷ đồng, thì cứ 1 tỷ đồng tăng thêm được bổ sung 0,003 của phần tăng thêm.

Đối với nhiệm vụ, dự án có chi phí thực hiện nằm trong các khoảng của hai giá trị quy định trong bảng trên được tính theo phương pháp nội suy như sau:

Ki = Kb -

(Kb - Ka)

x (Gi - Gb).

Ga - Gb

Trong đó: Ki: Chi phí lập nhiệm vụ, dự án cần tính (tỷ lệ %); Ka: Chi phí lập nhiệm vụ, dự án cận trên (tỷ lệ %); Kb: Chi phí lập nhiệm vụ, dự án cận dưới (tỷ lệ %); Gi: Kinh phí của nhiệm vụ, dự án cần tính (tỷ đồng); Ga: Kinh phí của nhiệm vụ, dự án cận trên (tỷ đồng); Gb: Kinh phí của nhiệm vụ, dự án cận dưới (tỷ đồng).

Trong trường hợp nhiệm vụ, dự án được lập và phê duyệt thành hai bước (bước xây dựng và trình phê duyệt tổng thể dự án; bước lập và trình phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán), dự toán kinh phí lập nhiệm vụ, dự án phân bổ cho từng bước công việc do các Bộ, địa phương quyết định trong tổng kinh phí lập nhiệm vụ, dự án theo tỷ lệ nêu trên.

Chi phí lập nhiệm vụ, dự án theo tỷ lệ % trên chi phí trực tiếp tại bảng số liệu nêu trên là tính cho nhiệm vụ, dự án theo quy định có tất cả các chi phí lập nhiệm vụ, dự án quy định nêu trên; do vậy khi lập dự toán chỉ tính các chi phí mà nhiệm vụ, dự án phải thực hiện, không tính tất cả các chi phí nêu trên nếu không phải thực hiện. Căn cứ vào nội dung công việc, khối lượng thực hiện, chế độ tài chính hiện hành để dự toán kinh phí lập nhiệm vụ, dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Đối với các nhiệm vụ thường xuyên hàng năm (Hoạt động quan trắc; Kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; Truyền thông, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, ý thức, kiến thức về bảo vệ môi trường; phổ biến, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; tổ chức và trao giải thưởng về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho các cá nhân, tổ chức, cộng đồng theo quy định của pháp luật; Hoạt động của Ban điều hành, Văn phòng thường trực về bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền quyết định; nhiệm vụ thường xuyên khác nếu có) và các nhiệm vụ không thường xuyên (bao gồm sửa chữa lớn, mua sắm trang thiết bị và nhiệm vụ không thường xuyên khác nếu có): thực hiện theo quy định hiện hành, không tính dự toán lập nhiệm vụ.

Trường hợp nhiệm vụ cần thiết (nếu có) được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải có chi phí lập nhiệm vụ, được tính theo khối lượng công việc thực hiện cụ thể và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành”.

6. Sửa đổi, bổ sung Phụ lục số 3, Phụ lục số 4 Thông tư số 02/2017/TT-BTC như sau:

“Chi thuê chuyên gia trong nước: Trong trường hợp nhiệm vụ chi sự nghiệp bảo vệ môi trường có nhu cầu thuê chuyên gia trong nước, tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ căn cứ nội dung yêu cầu công việc thuê chuyên gia để thuyết minh rõ cho hội đồng tư vấn đánh giá xem xét, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nội dung công việc và dự toán thuê chuyên gia. Căn cứ lập dự toán chi thuê chuyên gia trong nước và mức chi không vượt quá mức chi quy định tại Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở dự toán gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian sử dụng vốn nhà nước.

Về chức danh, tiêu chuẩn đối với chuyên gia tư vấn trong nước thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường làm cơ sở để lựa chọn chuyên gia, xác định mức lương của chuyên gia tư vấn do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH”.

7. Sửa đổi, bổ sung mục 3 Phụ lục số 5 Thông tư số 02/2017/TT-BTC như sau:

“Chi phí vận chuyển lao động và thiết bị từ trụ sở đơn vị thực hiện đến địa điểm tập kết công trình (vận chuyển ngoài vùng thực hiện nhiệm vụ, dự án): Dự toán được tính theo khối lượng thực tế thực hiện và chế độ chi tiêu hiện hành”.

Điều 2. Bãi bỏ một số cụm từ và khoản của Thông tư số 02/2017/TT-BTC như sau:

1. Bãi bỏ khoản 4 Điều 6.

2. Bỏ cụm từ “Lương phụ” tại nội dung quy định về các khoản phụ cấp và đóng góp theo lương tại mục 1 và mục 2 Phụ lục số 05.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 11 tháng 7 năm 2023.

2. Các khoản chi ngân sách nhà nước cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động liên quan đến tiền lương, tiền công, các khoản đóng góp và các khoản chi khác cho con người quy định tại Thông tư này được thực hiện theo quy định hiện hành cho đến khi cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 05 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.

4. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị có liên quan báo cáo kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét và có hướng dẫn cụ thể./.

Nguồn kinh phí sự nghiệp là gì?

Nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án là khoản kinh phí do Ngân sách Nhà nước hoặc cấp trên cấp cho đơn vị, hoặc được Chính phủ, các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài viện trợ, tài trợ trực tiếp thực hiện các chương trình mục tiêu, dự án đã được duyệt, để thực hiện những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội ...

Phí môi trường dùng để làm gì?

Phí môi trường thường được áp dụng đối với các nguồn gây ô nhiễm: nước, không khí, tiếng ồn, đất, rác thải... Phí môi trường được áp dụng nhằm hai mục đích. tạo nguồn thu cho Chính phủ để chỉ cho các hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái, khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường.

Ai phải nộp phí bảo vệ môi trường?

Đối tượng phải nộp phí bảo vệ môi trường 1- Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản. 2- Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài được phép khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, khí than trên cơ sở hợp đồng dầu khí hoặc thực hiện dịch vụ dầu khí theo quy định của pháp luật dầu khí.

Bảo vệ môi trường bằng công cụ kinh tế là gì?

Công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường (BVMT) bao gồm thuế, phí, lệ phí, đặt cọc, kí quỹ, quỹ BVMT, trợ cấp môi trường...