Nhận định về cái đẹp của văn học

Dưới đây là bài làm cái đẹp trong văn học mới nhất được tổng hợp với wikisecret cho các bạn tham khảo hãy theo dõi ngay bên dưới nhé

A. TÁC PHẨM CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

1)   Trong tác phẩm “Chữ người tử tù”, Nguyễn Tuân đã khám phá ra một vẻ đẹp độc đáo, khác thường – đó là cái đẹp đặc tuyển của nhân cách con người, của con chữ trong cảnh đề lao tràn ngập bóng tối và những điều phi nhân.

Đối với Huấn Cao, cái đẹp đặc tuyển đạt đến độ “hoàn thiện, hoàn mỹ” khi ở đó kết tinh tài năng, nhân cách, thiên lương của ông Huấn. (Lướt)

-Đối với viên quản ngục, cái đẹp đặc tuyển thể hiện trong tấm lòng biệt nhỡn liên tài và tình yêu thiết tha với con chữ, khiến ông trở thành “thanh âm trong trẻo trong một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”. (Lướt)

-Tất cả nét đẹp của nhân vật châu tuần về biểu tượng chữ – hiện thân của cái đẹp làm nên sự thay đổi tình huống lạ lùng trong tù lao. Khi cái đẹp sinh thành và ngự trị, quy luật của cái đẹp đã lấn át mọi quy luật của đời sống. Lúc này không còn viên quản ngục, không còn người tù, không còn bề trên, không còn kẻ dưới, tất cả tháo bỏ hết mọi lớp mặt nạ đời sống để trở về với bản nguyên của mình trong tư cách Con Người đứng trước Cái Đẹp. Lúc này chỉ còn người sáng tạo cái đẹp và người thụ hưởng cái đẹp, chỉ còn những tấm lòng tri âm tri kỉ. Ánh sáng của cái đẹp rực rỡ đẩy lùi bóng tối, làm hồi sinh sự sống, cái đẹp trở thành đỉnh cao mà các nhân vật chính là những chân trụ của nó – mỗi nhân vật đều trở thành một hiện thân của cái đẹp, họ là “tam vị” của nhất thể thiêng liêng và huyền nhiệm – cái đẹp. Tiến sĩ Chu Văn Sơn gọi cảnh cho chữ này là “sự nổi loạn của cái đẹp”. (Bình sâu, nhấn vào tư thế ung dung của Huấn Cao và cái quỳ lạy của viên quản ngục)

2)   Qua đó, tác phẩm “Chữ người tử tù” đã cho thấy tính đúng đắn trong nhận định của Séc-nư-ép-sky: “Cái đẹp chính là cuộc sống”.

Cái đẹp ở đây “chính là cuộc sống” bởi nó bắt nguồn từ chính “những tấm lòng trong thiên hạ”, bắt nguồn từ vẻ đẹp của thiên lương cao cả. Tuy Huấn Cao, viên quản ngục đều là những nhân vật được xây dựng dưới lăng kính lý tưởng hóa của chủ nghĩa lãng mạn, nhưng tấm lòng yêu cái đẹp, trân trọng người tri âm tri kỉ lại chính là một “sự thực đời sống” có sức lay động đến người đọc.

-Qua đó, Nguyễn Tuân gửi gắm những thông điệp mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc:

+Nghệ thuật phải hài hòa với cái đẹp phẩm chất tâm hồn.Cái đẹp có thể sinh ra từ cái xấu xa, cái cao thượng có thể sinh ra từ cái thấp hèn, nhưng cái đẹp và cái cao thượng không chấp nhận tồn tại song song với cái xấu xa, thấp hèn ấy.

-Muốn chiếm lĩnh được cái đẹp, con người phải phấn đấu, dám đấu tranh từ bỏ những xấu xa, hèn kém trong tâm hồn mình để vươn lên xứng đáng với cái đẹp.

-Thân thể có thể bị hủy hoại, con người có thể chết đi nhưng cái đẹp và sứ mệnh cứu rỗi con người của cái đẹp là bất tử. “Cái đẹp cứu chuộc thế giới” (Dostoyevsky).

B. ĐOẠN TRÍCH “VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI”

1)   Trong đoạn trích “VBCTĐ”, Nguyễn Huy Tưởng đã khám phá ra cái đẹp độc đáo, khác thường trong hình ảnh Cửu Trùng Đài – một cái đẹp siêu việt mang chứa hoài bão lớn lao của người nghệ sĩ Vũ Như Tô.

–         -Đó là kết tinh cho tài năng “nghìn năm chưa dễ có một” của Vũ Như Tô: “chỉ vẩy bút là chim, hoa đã hiện lên trên mảnh lụa thần tình biến hóa như cảnh hóa công”. Vũ Như Tô trổ hết tài năng để xây dựng cho đất nước một tòa lâu đài vĩ đại “bền như trăng sao”, có thể “tranh tinh xảo với hóa công” để cho “dân ta nghìn thu còn hãnh diện”

–         è NHẬN XÉT: Cửu Trùng Đài chính là biểu tượng cho cái đẹp siêu việt, vượt ra khỏi mọi bờ cõi và giới hạn. Đó chính là khát vọng muôn thuở của nhân loại muốn vượt qua giới hạn không gian và thời gian để vươn đến sự trường cửu. Con số 9 trong cái tên “Cửu Trùng Đài” hiện thân cho cái vĩ đại vô cùng vô tận ấy, không gì có thể sánh được.

2)   Bi kịch của Vũ Như Tô trong quá trình xây dựng Cửu Trùng Đài chính là cách Nguyễn Huy Tưởng xây dựng một phản đề để gián tiếp khẳng định quan niệm của Sec-nư-ép-sky: “Cái đẹp chính là cuộc sống”

-Bi kịch xảy ra do Vũ Như Tô lợi dụng Lê Tương Dực để thực hiện hoài bão, ông chỉ đứng trên lập trường, quan điểm của cái Đẹp mà không đứng trên lập trường, quan điểm của cái Thiện. Khát vọng người nghệ sĩ đi ngược lại với lợi ích của quần chúng nhân dân dẫn đến bi kịch đẫm máu của lịch sử.

Ø -Diễn biến của lớp kịch căng thẳng, dồn dập, cuộc biến loạn giống như một cơn giông bão đang dần tiến đến Vũ Như Tô, càng lúc càng dữ dội, tàn khốc, đau thương. Nó dữ dội từ xa trong lời kể của Đan Thiềm và quan nội giám, nó thảm khốc trong cái chết của tên quan ngu trung Nguyễn Vũ, nó đau thương trong cái chết của Đan Thiềm, nó bi phẫn trong sự hủy diệt của Cửu Trùng Đài và trong cái chết của bản thân Vũ Như Tô è Vậy mà Vũ Như Tô vẫn khẳng định “Vô lý, vô lý” như muốn đấu lý với cuộc đời, ông không muốn tin và không thể chấp nhận mình sai lầm.

-Nhân vật bi kịch phải trả giá bằng sự hủy diệt của mộng lớn và bằng chính tính mạng của mình. Điều bi thương nhất của Vũ Như Tô là sự lạc lõng của ông giữa những kẻ nông nổi và tàn ác, là sự cô đơn đến đáng thương trước lòng hận thù của nhân dân. Chỉ đến khi kinh thành phát hỏa, Cửu Trùng Đài bị đập phá và biến thành một đài lửa rừng rực trong kinh Thăng Long đầy biến động, tận mắt chứng kiến “ánh lửa sáng rực, có cả tàn than, bụi khói bay vào”, Vũ Như Tô mới vỡ mộng, bừng tỉnh, xiết bao đau đớn, rú lên kinh hoàng tuyệt vọng: “Trời ơi! Phú cho ta cái tài làm gì? Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!”. Trước sự thật tàn khốc ấy, nỗi đau vỡ mộng trong Vũ Như Tô hóa thành tiếng kêu bi thiết, não nùng, khắc khoải. Trong tiếng kêu ấy, mộng lớn, Đan Thiềm, Cửu Trùng Đài được tác giả đặt nối tiếp nhau, dồn dập vang lên, nỗi đau mất mát như hòa vào làm một, thành nỗi đau bi tráng tận cùng. Đây chính là âm hưởng chủ đạo trong đoạn kết của tác phẩm và cũng là thứ chủ âm dội ngược lên toàn bộ những phần trước của vở kịch.

NHẬN XÉT:Chính bởi vì tách rời “cái đẹp” và “cuộc sống” mà Vũ Như Tô đã tạo ra Cửu Trùng Đài cao cả và đẫm máu như một bông hoa ác. Ở đây bi kịch giáng xuống cả Vũ Như Tô và nhân dân, giáng xuống cả Cái Đẹp lẫn Cái Thiện. Khi cái Đẹp dửng dưng mọc rễ từ máu và nước mắt của cái Thiện, nó sẽ bị cái Thiện bức tử. Còn cái Thiện, khi nó nhảy múa vui vẻ trên cái xác rực lửa của cái Đẹp, nó cũng đã tự đốt cháy và hủy diệt chính mình.

Bạn đang quan tâm đến Những nhận định hay về văn học phải không? Nào hãy cùng PHE BINH VAN HOC theo dõi bài viết này ngay sau đây nhé!

Để bài văn thêm hấp dẫn không thể thiếu những nhận định hay về văn học, dưới đây là những tổng hợp hay nhất về những nhận định về văn học. Giống như Thạch Lam từng nói: “Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên ; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”

Không dừng lại ở Thạch Lam mà còn rất nhiều các nhà văn dưới đây cũng có những nhận định vô cùng hay về văn học mà đến bây giờ nó vẫn đúng.

  1. Trước hết là các nghệ sĩ lớn, sau đó mới đến các nhà khoa học, họ xứng đáng hơn ai hết được hưởng sự kính trọng của con người. (Einstein)
  2. Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là tác phẩm chung cho cả loài người. Nó chứa đựng một cái gì đó lớn lao, mạnh mẽ vừa đau đớn vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng yêu thương, tình bác ái, sự công bình. Nó làm người gần người hơn. -> Nam Cao
  3. Nếu tác giả không có lối đi riêng thì đó không bao giờ là nhà văn cả. Nếu anh ta không có giọng văn riêng, anh ta khó có thể trở thành nhà văn thực sự. -> Sê khốp
  4. Văn học là nhân học. -> M.Gorki
  5. Nghệ thuật không cần phải là ánh trắng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than. -> Nam Cao
  6. Văn học thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học. -> Tố Hữu
  7. Nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại. -> Banlzac
  8. Văn học phản ánh hiện thực nhưng không phải là chụp ảnh sao chép hiện thực một cách hời hợt nông cạn. Nhà văn không bê nguyên si các sự kiện, con người vào trong sách một ca chs thụ động, giản đơn. Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của một quá trình nuôi dưỡng cảm hứng. thai nghén sáng tạo ra một thế giới hấp dẫn, sinh động…Thể hiện những vấn đề có ý nghĩa sâu sắc, bản chất của đời sống xã hội con người…Nhân vật trong tác phẩm của một thiên tài thực sự nhiều khi thật hơn cả con người ngoài đời, bởi sức sống lâu bền, bởi ý nghĩa điển hình của nó. Qua nhân vật ta thấy cả một tầng lớp, một giai cấp, một thời đại, thậm chí có nhân vật vượt lên khỏi thời đại, có ý nghĩa nhân loại, vĩnh cửu sống mãi với thời gian.” (LLVH)
  9. Trên đời, có những thứ chỉ có thể giải quyết bằng thơ ca. -> Maiacopxki
  10. Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy. -> Tố Hữu
  11. Thơ là bà chúa của nghệ thuật. -> Xuân Diệu
  12. Mỗi tác phẩm đều có ít nhiều nhà văn. -> Thạch Lam
  13. Văn học, nghệ thuật là công cụ để hiểu biết, để khám phá, để sáng tạo thực tại xã hội. -> Phạm Văn Đồng
  14. Thơ ca là những gì thất lạc trong quá trình chuyển đổi. -> Robert Frost
  15. Thơ là tiếng lòng. (Diệp Tiếp)
  16. Mỗi con người đều mang trong mình nhiệm vụ của người nghệ sĩ. ->M.Gorki
  17. Nhà văn phải đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy mọi vang động của cuộc đời. -> Nam Cao
  18. Mỗi khi có gì chất chứa trong lòng, không nói ra được, không chịu được thì lại cần thấy làm thơ. -> Tố Hữu
  19. Nghệ thuật đó là sự mô phỏng tự nhiên. -> Puskin
  20. Những gì tôi viết ra là những gì thương yêu nhất của tôi, những ước mong nhức nhối của tôi. -> Nguyên Hồng
  21. Tất cả mọi nghệ thuật đều phục vụ cho một nghệ thuật vĩ đại nhất là nghệ thuật sống trên Trái Đất. -> Béc Tôn Brếch
  22. Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc bài học trông nhìn và thưởng thức. -> Thạch Lam
  23. Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ. -> Lâm Ngũ Đường
  24. Không có gì nghệ thuật hơn bản thân lòng yêu quý con người. -> Van Gốc
  25. Một người nghệ sĩ chân chính là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy. -> Sê khốp
  26. Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn. -> Thạch Lam
  27. Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê hèn. -> Nam Cao
  28. Nghệ thuật đó là sự mô phỏng tự nhiên. -> Pu skin
  29. Tình huống là một lát cắt của sự sống, là một sự kiện diễn ra có phần bất ngờ nhưng cái quan trọng là sẽ chi phối nhiều điều trong cuộc sống con người. -> Nguyễn Minh Châu
  30. Phải đẩy tới chóp đỉnh của mâu thuẫn thì sự sống nhiều hình mới vẽ ra. -> Hê ghen
  31. Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người. -> Đặng Thai Mai
  32. Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm. -> Pautôpxki
  33. Thơ ghi lại những khoảnh khắc đỉnh cao và hạnh phúc nhất của tâm hồn. -> Shelley
  34. Thơ ra đời khi cảm xúc đã tìm thấy suy nghĩ của mình và suy nghĩ thì đã ra đời để diễn đạt chúng. -> Robert Frost
  35. Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính chúng ta viết ra. -> An đéc xen
  36. Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp. -> Ai ma tốp
  37. Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp. -> Pautopxki
  38. Cảm động lòng người trước hết không gì bằng tình cảm và tình cảm là cái gốc của văn chương. -> Bạch Cư Dị
  39. Văn chương gây ra cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. -> Hoài Thanh
  40. Nói đến nghệ thuật tức là nói đến sự cao cả của tâm hồn. Đẹp tức là một cái gì cao cả. Đã nói đẹp là nói cao cả. Có khi nhà văn miêu tả một cái nhìn rất xấu, một tội ác, một tên giết người nhưng cách nhìn, cách miêu tả phải cao cả. -> Nguyễn Đình Thi
  41. Văn chương có loại đáng thờ và có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người. -> Nguyễn Văn Siêu
  42. Một nhà văn thiên tài là người muốn cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ. -> Thạch Lam
  43. Cuộc sống còn tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Còn đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước ở đời. -> Nguyễn Văn Thạc
  44. Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi. -> Lưu Trọng Lư
  45. Thơ là tiếng nói của tri tâm. -> Tố Hữu
  46. Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói tình cảm con người, là sự tự giải bày và gửi gắm tâm tư. -> Lê Ngọc Trà
  47. Thơ là rượu của thế gian. -> Nguyễn Huy Trực
  48. Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng. -> CharlesDubos
  49. Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng muốn hướng đến chân lý. -> M. Go rơ ki
  50. Cốt lõi của nhân đạo là lòng yêu thương. Bản chất của nó là chữ tâm đối với con người. -> Hoài Chân
  51. Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy. -> Hồ Chí Minh
  52. Đau đớn thay cho những kiếp sống muốn cất cánh bay cao nhưng lại bị cơm áo ghì sát đất. -> Sống Mòn -> Nam Cao
  53. Chỉ có tác phẩm nghệ thuật nào truyền đạt cho mọi người tình cảm mới mà họ chưa từng thể nghiệm thì mới là tác phẩm nghệ thuật đích thực. -> Lép tôn xtôi
  54. Mọi lý thuyết chỉ là màu xám, chỉ cây đời mãi mãi xanh tươi. -> Gớt
  55. Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái đẹp và cái nhân tạo của lòng người. -> Sê khốp
  56. Nói tới giá trị nhân đạo là nói tới thái độ của người nghệ sĩ dành cho con người mà hạt nhân căn bản là lòng yêu thương con người. -> Từ điển văn học
  57. Ngôn ngữ nhân dân là “tiếng nói nguyên liệu” còn ngôn ngữ văn học là “tiếng nói đã được bàn tay thợ nhào luyện”. -> M go rơ ki

XEM THÊM:  Nghệ thuật ai cập

1. Người lái đò sông Đà

Tùy bút người lái đò sông Đà là vẻ đẹp và sức sống của Tây Bắc, con người Tây Bắc được tái hiện bằng một tấm lòng, một tài năng rất Nguyễn Tuân.

Nguyễn Tuân -> một cây bút vốn luôn khao khát những cảm giác, cảm xúc mới lạ, nồng nàn đắm say. -> Nguyễn Đăng Mạnh

Chỉ những người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức. -> Vũ Ngọc Phan

Nhận định về cái đẹp của văn học

Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một con sông Đà không phải thiên nhiên vô tri, vô giác, mà là một sinh thể có hoạt động, có tính cách, có cá tính, có tâm trạng hẳn hoi và khá phức tạp. Nó có hai nét tính cách cơ bản đối lập nhau như tác giả nói “hung bạo và trữ tình” -> Nguyễn Đăng Mạnh

Đọc người lái đò sông Đà, có ấn tượng rõ rệt về sự tài năng, của một đấng hóa công thực sự trong nghệ thuật ngôn từ. Khi gân guốc, khi mềm mại, khi nghiêm nghị như một nhà bác học, khi hồn nhiên như một đứa trẻ thơ, những trang viết, những câu văn của Nguyễn Tuân mang hơi thở ấm nóng của cuộc đời phức tạp, phong phú, đa dạng. Sự tự ý thức sâu sắc về tài năng của mình, không phải là một biểu hiện tiêu cực, trái lại, nó tạo nên sự giải phóng năng lượng rất cần thiết để những nhà văn sáng tạo nên những tác phẩm kì vĩ. -> Phan Huy Đông.

XEM THÊM:  Phân Tích Đặc Điểm Ngôn Ngữ Văn Học

2. Vợ chồng A Phủ

Có những nhà văn, nhà thơ làm vinh dự cho chữ Hán, làm vinh dự cho chữ Nôm. Anh Tô Hoài, cùng với Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố… làm vinh dự cho chữ quốc ngữ. Tôi được gần các thế hệ đi trước, càng hiểu giá trị của những giây phút sống bên cạnh họ, kể cả khi các anh im lặng. -> Hữu Thỉnh

Tô Hoài là một nhà văn lớn của Văn học Việt Nam hiện đại, người có 95 năm tuổi đời nhưng đã dành hơn 70 năm đóng góp cho văn học. Ông là nhà văn chuyên nghiệp, bền bỉ sáng tác và có khối lượng tác phẩm đồ sộ. -> Phạm Xuân Nguyên chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội

Nhận định về cái đẹp của văn học

Thật khó để tìm được nhà văn thứ hai vừa có thể miêu tả chân thật, tinh tế những cung bậc cảm xúc của cô Mị yêu sống nhưng bị giam cầm trong cảnh tù túng của Vợ chồng A Phủ -> Nguyễn Anh Dũng

Tô Hoài là cây đại thụ cuối cùng của lớp tác giả văn xuôi thời kì Cách mạng. -> Hà Minh Đức

Hơi thở cuộc sống luôn đầy ắp và hiện rõ trên từng trang viết của nhà văn Tô Hoài, đưa ông cùng nhiều nhà văn, nhà thơ tên tuổi làm khác nên “mùa gặt ngoạn mục nhất của văn học Việt Nam thế kỉ 20.

Đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên… Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi. -> Tô Hoài

3. Chiếc thuyền ngoài xa

Truyện mang lại nhiều dư âm trong lòng độc giả, khắc khoải về số phận một người đàn bà như thế, thật mỏng manh, xa vời, chấp chơi như “chiếc thuyền ngoài xa” không biết đâu là bến bờ hạnh phúc. -> Ngọc Huy

Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này. -> Nhà văn Nguyễn Khải

Nhận định về cái đẹp của văn học

Cuộc đời vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật, và rằng con người ta cần có một khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật nhưng nếu muốn khám phá những bí ẩn bên trong thân phận con người và cuộc đời thì phải tiếp cận với cuộc đời, đi vào bên trong cuộc đời và sống cùng cuộc đời. -> Lê Ngọc Chương, một ẩn dụ của Nguyễn Minh Châu trong Chiếc thuyền ngoài xa

4. Vợ nhặt

Kim Lân là một nhà văn một lòng đi về “đất” với “người” với “thuần hậu nguyên thủy” của cuộc sống nông thôn. -> Nguyên Hồng

Vợ nhặt dường như đã mang nét mới của thời đại, vượt lên trên chủ nghĩa nhân văn trong dòng văn học hiện thực trước Cách mạng Tháng Tám 1945. -> Vũ Dương Quỹ

Nhà văn dùng Vợ nhặt là cái đòn bẩy để nâng cao con người lên tình nhân ái. Câu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng. -> Trần Đồng Minh

Nhận định về cái đẹp của văn học

Đó là thần viết, thần mượn tay người để viết nên những trang sách bất hủ. -> Nguyễn Khải

Với “Vợ nhặt”, Kim Lân từng tâm sự: “Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ về những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên trái cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn sống, sống cho ra con người.

5. Những đứa con trong gia đình

Nhận định về cái đẹp của văn học

Văn Nguyễn Đình Thi thấm đượm chất triết lí -> một chất triết lí thoát li sách vở và bật lên từ những tình huống hiện thực, từ mạch ngầm tâm lý con người. Truyện Nguyễn Thi thường hồn nhiên, rành mạch một cách sâu sắc. -> Hoàng Cẩm Giang.

6. Ai đã đặt tên cho dòng sông

Nhận định về cái đẹp của văn học

Nhiều thế hệ văn nghệ sĩ đã bị sông Hương mê hoặc. Nhiều tác phẩm văn học đã đưa con sông này đến với người đọc để từ đó đem lòng yêu Huế, dù chưa một lần đặt chân đến nơi này. Nhưng với Hoàng Phủ Ngọc Tường, người một đời gắn bó với Huế, bằng tình cảm tha thiết, bằng tiềm năng văn hóa đã khám phá vẻ đẹp của Hương Giang một cách toàn diện, đưa sông Hương trở thành biểu tượng của đất cố đô. -> Bùi Thị Hải Hạnh

Như vậy trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc Những nhận định hay về văn học. Hy vọng bài viết này giúp ích cho bạn trong cuộc sống cũng như trong học tập thường ngày. Chúng tôi xin tạm dừng bài viết này tại đây và kính chúc quý độc giả năm mới 2022 an khang thịnh vượng !