Những hệ cơ quan nào tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường

Cơ quan nào thực hiện quá trình trao đổi chất ở bên trong cơ thể?                                                                                   Giúp mình với ah

Các câu hỏi tương tự

những cơ quan nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người

A. tiêu hoá, hô hấp, bài tiết.

B.tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn.

C.tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.

D. tiêu hoá, hô hấp, bài tiết, khí quản.

các bạn ơi giúp mình với 

Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về vai trò của vitamin với cơ thể con người?

A. Cung cấp năng lượng và duy trì nhiệt độ cho cơ thể.

B. Rất giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vitamin.

C. Không trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng cơ thể nhưng rất cần cho hoạt động sống của cơ thể.

D. Trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra những tế bào mới.

Chất xơ có nhiều trong loại thức ăn nào?

A. Thịt, cá, tôm.                                            B. Bún, mì, rau cải.

C. Rau cải, su hào, cải bắp.                         D. Dầu ăn, lạc, cơm.

Viatmin A có nhiều trong loại thực phẩm nào sau đây?

A. Rau cải, thịt lợn, trứng.                           B. Cà chua, cà rốt, bí ngô.

C. Đậu phụ, đậu nành, lạc.                          D. Chuối, cam, bưởi.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 3

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

3.1 Những cơ quan nào trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường bên ngoài?

a. Vận động, hô hấp, tiêu hóa.

b. Tuần hoàn, bài tiết, tiêu hóa.

c. Vận động, tuần hoàn, hô hấp.

d. Tiêu hóa, hô hấp, bài tiết.

3.2 Cơ quan nào thực hiện quá trình trao đổi chất ở bên trong cơ thể.

a. Tiêu hóa

b. Tuần hoàn

c. Hô hấp

d. Bài tiết

Lời giải chi tiết:

3.1 Cơ quan thực hiện quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường bên ngoài là tiêu hóa, hô hấp, bài tiết.

Chọn đáp án: d

3.2 Cơ quan thực hiện quá trình trao đổi chất ở bên trong cơ thể là tuần hoàn

Chọn đáp án: b

Xem lại lí thuyết tại đây: 

Loigiaihay.com


Bài tiếp theo Báo lỗi - Góp ý

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Ví dụ về một hệ sinh học: Hệ thần kinh. Giản đồ này cho thấy hệ thần kinh được tạo thành bởi 4 cơ quan cơ bản: não bộ, tuỷ sống và các dây thần kinh.

Trong sinh học, một hệ cơ quan [hay hệ sinh học] là một nhóm các cơ quan hoạt động cùng nhau để thực hiện một chức năng nhất định. Các hệ phổ biến có thể thấy trong giải phẫu người cũng như động vật có vú và các động vật khác là những hệ như hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ thần kinh,...

Một nhóm các hệ cơ quan gộp lại thành sinh vật, vì dụ như cơ thể người.

Các hệ cơ quan [organs]

Bài chi tiết: Sinh lý học con người § Các hệ cơ quan

Các hệ cơ quan sau đây trong giải phẫu người được nghiên cứu rộng rãi. Hệ cơ quan ở "người" tồn tại ở rất nhiều loài động vật khác.

  • Hệ tuần hoàn: bơm và dẫn truyền máu đi lại giữa cơ thể [vòng tuần hoàn lớn] và phổi [vòng tuần hoàn nhỏ], hệ tuần hoàn gồm tim, máu và các mạch máu.
  • Hệ vỏ bọc: da, tóc, mỡ, và Móng [động vật].
  • Hệ xương khớp: nâng đỡ và bảo vệ kết cấu cơ thể người, hệ xương gồm các xương, sụn, dây chằng và gân.
  • Hệ sinh dục: gồm các cơ quan sinh dục, như là buồng trứng, vòi tử cung, tử cung, âm đạo, tuyến vú, tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh và tuyến tiền liệt
  • Hệ tiêu hoá: tiêu hoá và xử lý thức ăn với các cơ quan: miệng ,tuyến nước bọt, thực quản, dạ dày, gan, túi mật, tuỵ, ruột, trực tràng và hậu môn.
  • Hệ tiết niệu: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo tham gia vào việc cân bằng chất lỏng trong cơ thể, cân bằng điện giải và bài tiết nước tiểu.
  • Hệ hô hấp: gồm các cơ quan dùng để thở là hầu, thanh quản, phế quản, phổi, khí quản và cơ hoành.
  • Hệ nội tiết: liên lạc thông tin bên trong cơ thể bằng các nội tiết tố tạo ra bởi các tuyến nội tiết, gồm các cơ quan như là vùng hạ đồi, tuyến yên, thể tùng hay tuyến tùng, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận,...
  • Hệ bạch huyết: là các cấu trúc tham gia vận chuyển bạch huyết giữa các mô và mạch máu; hệ bạch huyết gồm bạch huyết và các hạch bạch huyết, mạch bạch huyết.
  • Hệ cơ: cho phép cơ thể tác động đến môi trường xung quanh, vận động hay giữ nguyên tư thế và sinh ra nhiệt. Chỉ bao gồm các cơ xương, không tính cơ trơn hay cơ tim.
  • Hệ thần kinh: thu thập, vận chuyển và xử lý thông tin, gồm có não bộ, tuỷ sống và :

hệ thần kinh ngoại biên.

Xem thêm

  • Cổng thông tin Khoa học về hệ thống

  • Sự sống nhân tạo
  • Kĩ thuật hệ sinh học
  • Sinh học hệ thống
  • Sinh thái học hệ thống
  • Thuyết hệ thống

Hình ảnh

Tham khảo

Liên kết ngoài

  • Systems Biology: An Overview bởi Mario Jardon: A review from the Science Creative Quarterly, 2005.
  • Synthesis and Analysis of a Biological System[liên kết hỏng], bởi Hiroyuki Kurata, 1999.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Hệ cơ quan.

Bài viết về chủ đề sinh học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hệ_cơ_quan&oldid=68275979”

Giải Bài Tập Sinh Học 8 – Bài 31: Trao đổi chất giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 8

  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 8

  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 8

– Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài biểu hiện như thế nào?

– Hệ tiêu hóa đóng vai trò gì trong sự trao đổi chất?

– Hệ hô hấp có vai trò gì?

– Hệ tuần hoàn thực hiện vai trò nào trong sự trao đổi chất?

– Hệ bài tiết có vai trò gì trong sự trao đổi chất?

Trả lời:

– Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài biểu hiện: cơ thể nhận ôxi, thức ăn, nước, muối khoáng từ môi trường ngoài, sau đó cơ thể sẽ hấp thụ trực tiếp hoặc biến đổi những chất này thành chất cơ thể hấp thụ được, phần chất đào thải như phân, nước tiểu, mồ hôi, CO2 được thải ra khỏi cơ thể ra môi trường ngoài.

– Vai trò của hệ tiêu hóa: nhận thức ăn, nước, muối khoáng từ môi trường, xảy ra quá trình biến đổi các chất này thành chất đơn giản cơ thế hấp thụ được, sau đó hấp thụ chất dinh dưỡng rồi thải các chất bã cơ thể không hấp thụ được (phân) ra môi trường ngoài.

– Vai trò hệ hô hấp: lấy ôxi từ môi trường, lọc khí, cung cấp ôxi cho các hoạt động sống của cơ thể sau đó cơ thể tạo ra CO2 sau quá trình sống sẽ do hệ hô hấp thải ra.

– Vai trò của hệ tuần hoàn: vận chuyển các chất dinh dưỡng và ôxi đi khắp cơ thể, đến từng mô, từng tế bào để cung cấp cho hoạt động sống sau đó vận chuyển chất độc, chất thải, CO2 rời khỏi tế bào, đến nơi thải ra.

– Vai trò của hệ bài tiết: thải các chất bã, chất thải… ra khỏi cơ thể, có thể là vai trò điều hòa thân nhiệt.

– Hoạt động sống của tế bào đã tạo ra những sản phẩm gì?

– Những sản phẩm đó của tế bào đổ vào nước mô rồi vào máu và được đưa tới đâu?

– Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

– Máu và nước mô cung cấp ôxi, dinh dưỡng, muối khoáng, nước, vitamin cho tế bào.

– Hoạt động sống của tế bào đã tạo ra năng lượng và chất thải, khí CO2.

– Những sản phẩm đó của tế bào đổ vào nước mô rồi vào máu và được đưa tới hệ bài tiết.

– Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện:

+ Trao đổi chất cấp độ cơ thể: thức ăn được biến đổi thành chất dinh dưỡng đơn giản mà có thể hấp thu vào máu được.

+ Trao đổi chất cấp độ tế bào: máu đem chất dinh dưỡng đã được hấp thụ và ôxi cung cấp cho tế bào, đồng thời nhận các sản phẩm bài tiết, khí CO2 đưa tới cơ quan bài tiết, hô hấp để thải ra ngoài.

Trả lời:

– Trao đổi ở cấp độ cơ thể được thực hiện như sau: Cơ thể lấy vào từ môi trường thức ăn, nước, muối khoáng (nhờ hệ tiêu hóa) và oxi (nhờ hệ hô hấp), thức ăn được biến đổi thành các chất đơn giản dễ hấp thụ, chất thải và CO2 được thải qua hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết.

– Trao đổi ở cấp độ tế bào: Tế bào thu nhận oxi, chất dinh dưỡng từ môi trường trong để dùng cho hoạt động sống của tế bào, các sản phẩm không cần thiết của tế bào thải ra môi trường trong để đưa tới hệ bài tiết, hệ hô hấp.

+ Mối quan hệ giữa trao đổi chất của cơ thể với môi trường ngoài và trao đổi chất của tế bào với môi trường trong.

+ Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể tạo điều kiện cho TĐC ở cấp độ tế bào. Không có sự TĐC ở cấp độ cơ thể thì cũng không có TĐC ở cấp độ tế bào

+ Ngược lại: TĐC ở cấp độ tế bào giúp cho từng tế bào tồn tại và phát triển, trên cơ sở đó cơ thể tồn tại và phát triển.

Sự TĐC ở cấp độ tế bào và TĐC ở cấp độ cơ thể có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ, không thể thiếu 1 trong 2 quá trình trên.

Trả lời:

– Vai trò của hệ tiêu hóa: nhận thức ăn, nước, muối khoáng từ môi trường, xảy ra quá trình biến đổi các chất này thành chất đơn giản cơ thế hấp thụ được, sau đó hấp thụ chất dinh dưỡng rồi thải các chất bã cơ thể không hấp thụ được (phân) ra môi trường ngoài.

– Vai trò hệ hô hấp: lấy ôxi từ môi trường, lọc khí, cung cấp ôxi cho các hoạt động sống của cơ thể sau đó cơ thể tạo ra CO2 sau quá trình sống sẽ do hệ hô hấp thải ra.

– Vai trò của hệ bài tiết: thải các chất bã, chất thải… ra khỏi cơ thể, có thể là vai trò điều hòa thân nhiệt.

Trả lời:

Hệ tuần hoàn vận chuyển chất dinh dưỡng, ôxy, cacbon điôxít, hormon, tế bào máu ra và vào các tế bào trong cơ thể để nuôi dưỡng nó và giúp chống lại bệnh tật, ổn định nhiệt độ cơ thể và độ pH, và để duy trì cân bằng nội môi.

Trả lời:

Cấp độ cơ thể Cấp độ tế bào
– Sự trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hóa, hô hấp, bài tiết với môi trường ngoài. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, ôxi từ môi trường ra thải ra khí cacbônic và chất thải. – Sự trao đổi vật chất giữa tế bào và môi trường trong. Máu cung cấp cho tế bào các chất dinh dưỡng và ôxi. Tế bào thải vào máu khí cacbônic và sản phẩm bài tiết.

– Mối quan hệ : Trao đổi chất ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và O2 cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí CO2 để thải nỉ môi trường. Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cư thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất… Như vậy, hoạt động trao đổi chất ở hai cấp độ gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời.