Những khó khăn trong việc dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non

Dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non: Làm sao để đánh giá hiệu quả?

VTV.vn - Việc đánh giá và kiểm soát chất lượng chương trình làm quen với tiếng Anh cho trẻ mầm non trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn - do thiếu hành lang pháp lý chặt chẽ.

Mỗi tuần hai buổi, mỗi buổi 35 phút, hơn 1/4 trong tổng số gần 600 học sinh của Trường Mầm non Tây Đằng, huyện Ba Vì tham gia lớp làm quen với tiếng Anh.

Lớp làm quen với tiếng Anh của Trường Mầm non Tây Đằng tổ chức được 3 năm. Và cũng giống như 6 trường mầm non khác trên toàn huyện Ba Vì đang có hoạt động này, chương trình làm quen tiếng Anh cho trẻ thực hiện theo hình thức liên kết với trung tâm ngoại ngữ, gồm cả nội dung chương trình dạy và nguồn giáo viên.

Việc đánh giá chất lượng chuyên môn cũng đang được các trường nhờ sự hỗ trợ từ bên ngoài do không có giáo viên ngoại ngữ.

Cô Lê Thị Vân - Hiệu trưởng Trường Mầm non 1.6, Ba Vì, Hà Nội - cho hay: "Lúc tuyển giáo viên thì cũng rất băn khoăn. Sau khi ký hợp đồng thì trung tâm cũng bố trí. Chúng tôi cũng nhờ giáo viên hoặc các bậc phụ huynh của con em ở lại trường bố trí đánh giá buổi học".

Cô Nguyễn Thị Hải Yến - Hiệu trưởng Trường Mầm non Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội - cũng cho biết: "Nhà trường không có chuyên môn tiếng Anh nhưng chúng tôi cũng dự xem cái hình thức tổ chức của lớp học như thế nào".

Việc nhận định hiệu quả chương trình sau quá trình dạy và học cũng chủ yếu dựa vào niềm tin về sự chủ động của thầy cô hay sự hứng thú của trẻ.

Theo đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, khó khăn trong việc đánh giá, quản lý chất lượng chương trình làm quen với tiếng Anh tại các cơ sở mầm non là thực tế sau 7 năm hoạt động này được phép triển khai với khoảng 15% các cơ sở giáo dục mầm non tại 58/63 tỉnh thành đang thực hiện.

Những khó khăn trong việc dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non

Ảnh minh họa. Ảnh: Báo Dân trí.

Cũng theo ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 50 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo có hiệu lực cuối tháng 3 vừa qua sẽ là hành lang pháp lý mới để các cấp quản lý, đảm bảo chất lượng của hoạt động cho trẻ em mẫu giáo làm quen với tiếng Anh.

Thông tư 50 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chương trình làm quen với tiếng Anh cho trẻ em mẫu giáo với những quy định cụ thể, chặt chẽ hơn về việc thực hiện được xem là công cụ pháp lý để đánh giá, kiểm soát chất lượng các chương trình tiếng Anh đang thực hiện trong trường mầm non hiện nay, nhất là khi hiện nay, việc tổ chức các chương trình làm quen với tiếng Anh cho trẻ ở các trường mầm non dù đáp ứng được nhu cầu của phụ huynh - song vẫn vướng không ít khó khăn, hạn chế về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên.

Làm quen tiếng Anh cho trẻ mầm non: Chỉ thực hiện khi đảm bảo chất lượng

Trường Mầm non Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì, phòng thể chất - nghệ thuật đồng thời là phòng học tiếng Anh. Cũng bởi, với 50% học sinh đăng ký, việc học không thể thực hiện ở lớp chung - trong khi điều kiện cơ sở của nhà trường lại chưa đủ để sắp xếp phòng học chức năng riêng biệt.

Việc bố trí phòng học thuận lợi hơn tại trường mà các lớp có gần như 100% học sinh tham gia. Như Trường Mầm non 1.6, buổi học làm quen với tiếng Anh có thể diễn ra ngay tại phòng học sau thời gian hoạt động chính khóa. Một số ít em không đăng ký được nhà trường tạo điều kiện tham gia cùng.

Nguồn giáo viên khi tổ chức chương trình làm quen với tiếng Anh cũng là cái khó chung của nhiều trường mầm non ở địa bàn vùng khó. Như tại huyện Ba Vì, toàn bộ 7/41 trường mầm non của huyện tổ chức chương trình làm quen với tiếng Anh cho trẻ đều ký hợp đồng liên kết với 1 trung tâm tiếng Anh.

Mức kinh phí 70 nghìn/tháng cho 8 buổi học của các trường được xem là phù hợp với thu nhập phụ huynh địa phương - nhưng cũng đặt trung tâm liên kết vào việc chỉ có thể khai thác nguồn giáo viên cộng tác ngay tại địa bàn.

Đại diện Vụ Giáo dục Mầm non cho biết, vấn đề giáo viên cho chương trình làm quen với tiếng Anh của trẻ mầm non sẽ được gỡ khó trong thời gian tới. Tuy nhiên, ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho biết, với những quy định mới hỗ trợ và gỡ khó, không có nghĩa là tạo điều kiện để việc làm quen tiếng Anh tại các cơ sở mầm non phép phát triển ồ ạt mà chỉ được thực hiện khi đáp ứng đủ yêu cầu về chất lượng.

Những khó khăn trong việc dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non
Cấp chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh chuyên biệt cho giáo viên mầm non, tiểu học

VTV.vn - iTD Academy ra mắt chương trình đào tạo Phương pháp giảng dạy tiếng Anh dành riêng cho giáo viên mẫu giáo, mầm non và tiểu học.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

dạy tiếng Anh, trẻ mầm non

Khi trẻ học tiếng Anh lớp 1 là lúc trẻ chưa chưa biết đọc, viết thành thạo. Việc dạy tiếng Anh cho trẻ lớp 1 cũng gặp không ít khó khăn. Vì thế, thầy cô và bố mẹ cần nắm bắt được tâm lý của trẻ, tạo cho các em niềm yêu thích đối với ngoại ngữ này. Đồng thời năm vững một số khó khăn thường gặp để có các giải pháp giải quyết phù hợp.

Xem thêm:

1. Học tiếng Anh lớp 1 liệu có quá sớm?

Học tiếng Anh nếu bắt đầu sớm sẽ có nhiều thuận lợi, song cũng có những khó khăn nhất định cho trẻ. Theo thuyết “giai đoạn vàng” để học ngôn ngữ (Critical Period Hypothesis), độ tuổi tốt nhất để trẻ học tiếng Anh là từ 3 đến 7 tuổi. Ở giai đoạn này, khu vực ngôn ngữ ở bán cầu đại não của trẻ phát triển mạnh nhất nên việc tiếp thu ngôn ngữ là dễ dàng nhất. Đây là lý do vì sao ngày càng nhiều trường mầm non đã đưa vào nội dung giảng dạy các khóa học tiếng Anh mẫu giáo để trẻ sớm làm quen với ngoại ngữ. 

Những khó khăn trong việc dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non
 Học tiếng Anh nếu bắt đầu sớm sẽ có nhiều thuận lợi, song cũng có những khó khăn nhất định cho trẻ

Việc học cùng lúc cả 2 ngôn ngữ sẽ có nhiều thách thức cho trẻ và thầy cô giảng dạy. Trong đó phổ biến là các em sử dụng lẫn lộn giữa tiếng Việt và tiếng Anh. Điều này khiến nhiều phụ huynh tỏ ra lo ngại sợ con bị rối loạn ngôn ngữ. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, đây là hiện tượng bình thường và sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên, bởi ngay cả người lớn khi học tiếng Anh cũng có thể gặp hiện tượng này.

Việc cho trẻ học tiếng Anh cho trẻ lớp 1 sẽ có nhiều lợi thế hơn, các em sẽ dễ dàng học được cách phát âm chuẩn. Ở độ tuổi này, nếu được tiếp xúc với giáo viên bản ngữ, phương pháp và chương trình tiếng Anh hợp lý sẽ giúp trẻ hình thành nền tảng ngôn ngữ vững chắc.

2. Những khó khăn trẻ thường gặp phải khi học tiếng Anh lớp 1

Với việc dạy học tiếng Anh cho trẻ lớp 1, thầy cô và cha mẹ sẽ gặp những khó khăn như:

  • Muốn chơi hơn học: Ở độ tuổi này, trẻ thường hứng thú với các trò chơi vui nhộn. Vì vậy, cần lồng ghép nội dung học vào trong các trò chơi để trẻ hứng thú với tiếng Anh hơn.
  • Không muốn học nhiều lý thuyết: Khi cho trẻ học tiếng Anh lớp 1, thầy cô hoặc cha mẹ phải dạy một cách tự nhiên, không ép buộc, và không nên ghi chép lý thuyết quá nhiều. Hãy áp dụng phương pháp cho trẻ học qua các trò chơi, hình ảnh, bài hát, diễn kịch… Điều này sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
Những khó khăn trong việc dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non
                       Trẻ sẽ nhanh chán nếu học tiếng Anh lớp 1 không khơi gợi hứng thú
  • Nhanh chán: Khi dạy học tiếng anh cho bé lớp 1, nếu thầy cô hoặc cha mẹ quá lệ thuộc vào giáo trình được thiết kế sẵn, trẻ sẽ không còn hứng thú với việc học tiếng Anh, đồng thời hạn chế khả năng sáng tạo của các em.
  • Nhanh bỏ cuộc: Ở độ tuổi ham chơi này, nếu việc học tiếng Anh không làm trẻ cảm thấy thoải mái hoặc trẻ phải ghi chép quá nhiều trẻ sẽ nhanh chán và bỏ cuộc.

3. Giải pháp để trẻ học tiếng Anh lớp 1 hiệu quả

Để giải quyết được những khó khăn trên, trung tâm Anh ngữ YOLA với chương trình tiếng Anh khi trẻ bắt đầu bước vào lớp 1 (Junior Primary) được thiết kế đặc biệt nhằm giúp trẻ có được niềm vui trong suốt quá trình học. Trung tâm Anh ngữ YOLA sẽ giúp trẻ hình thành kỹ năng tiếng Anh, xây dựng cho trẻ kho từ vựng về các đề tài trong cuộc sống thường ngày.

Những khó khăn trong việc dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non
                                           Junior Primary – khóa học tiếng Anh cho trẻ lớp 1

Các bậc cha mẹ cũng sẽ tin tưởng hơn với các kỹ năng trẻ nhận được trong suốt khóa học: tư duy logic, tư duy phản biện để trẻ có thể tiến xa hơn trên con đường học tập.

Ưu điểm của khóa học Junior Primary

Khóa học Junior Primary là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp giảng dạy offline và online hiện đại chuẩn quốc tế, giáo trình điện tử tích hợp với hình ảnh trực quan đa dạng, sinh động để có thể giúp cho trẻ học tiếng Anh lớp 1 tiếp thu kiến thức một cách chủ động mà không nhàm chán.

Việc rèn luyện các kỹ năng tiếng Anh thông qua tư duy phản biện giúp trẻ có thể dễ dàng làm quen với nhiều lĩnh vực, nâng cao kỹ năng đọc để phát triển ngôn ngữ.

Bên cạnh đó, giảng viên tại YOLA có chuyên môn cao, nắm bắt được tâm lý của trẻ nhỏ, giúp cho việc dạy học tiếng Anh cho trẻ lớp 1 trở nên dễ dàng hơn.

Phương pháp giảng dạy của khóa học Junior Primary tại trung tâm Anh ngữ YOLA

  • Story based: Các bài giảng sinh động và tự nhiên thông qua các câu chuyện giúp trẻ hứng khởi hơn trong việc học, qua đó trẻ có thể tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên nhất.
  • Project based: Phương pháp này có thể nâng cao tinh thần trách nhiệm giúp trẻ có thể định hướng được sự nghiêm túc trong học tập thông qua các dự án nhỏ. Nhờ đó trẻ có thể hoàn thiện những kỹ năng của mình một cách tốt nhất
  • CLIL (Content and language integrated based learning): Các kiến thức thực tế, phương pháp giảng dạy đã lồng ghép các kiến thức phân tích nội dung và ngôn ngữ vào nhau để giúp trẻ lớp 1 có thể ứng dụng tiếng Anh một cách phù hợp nhất trong các môi trường thực tiễn.

YOLA tự hào khi được đóng góp một phần nhỏ vào câu chuyện thành công của trẻ nhỏ. Chương trình tiếng Anh thiếu nhi của trung tâm Anh ngữ YOLA sẽ là nền tảng vững chắc giúp các bạn trẻ được vươn cao và vươn xa, chinh phục được mọi thành công trong tương lai.